Đó là một buổi sáng mùa hè, đầu hè thì đúng hơn, nó, thằng bé 5 tuổi, đứng chơi cạnh cây quất hồng bì, với bà trong khi bà nó đang quét dọn cái sân trước bếp. Nó ngó lên, bảo bà vặt quất cho nó, bà không thèm nhìn, bảo quất chưa chín, chua lắm. Nó không chịu thua, nhặt đá ném nhưng chẳng tới được. Lúc sau, khi bà đang mải ra trái bếp lấy cái nồi cám và rổ rau lang để băm quấy cám lợn, thì nó đã vạch quần tè vào cái bể nước. Bà nhìn thấy, chửi té tát một trận, nó không vừa, còn vung chym vẩy vẩy thêm vào bể, lè lưỡi trêu ngươi, rồi chạy đi. Bà cầm gậy đuổi theo nhưng không đuổi được, nó đứng lêu lêu bà, bố nó ở nhà dưới nghe thấy, chạy ra đuổi nó. Nó hốt hoảng chạy nhưng rồi cũng bị tóm. Bố bảo xin lỗi bà, nó rất sợ bố nên lí nhí xin lỗi nhưng vẫn bị phát cho mấy roi vào mông toét cả đít, khóc lóc thảm thiết, rồi bà lại ra xin cho, dỗ dành ngọt ngào bảo xin lỗi bố. Nó làm theo lời bà nhưng chưa xong thì bà đã lôi tuột nó đi chỗ khác, xa khỏi bố nó rồi, chứ không có khi vẫn thêm một vài roi nữa khi mà bố nó răng vẫn nghiến môi.
Chiều nó gặp cậu, cậu về thăm bà cuối tuần vừa rồi, bà gửi cho ít quất hồng bì. Nó lại nghĩ đến những chuyện của ngày trước, nó thấy mình hồi nhỏ nghịch, láo và cũng bất trị quá, vừa cười mỉm xong thì nó cũng thấy nhớ và thương bà quá. Ấy vậy mà đã gần ba chục năm rồi, nó mỉm cười. Có lẽ vài tuần nữa cũng về nhà thăm bà thui.
Nó nhớ lần nào về nhà mấy thằng bạn thân cũng tới chơi. Trước đây bọn nó mà tới là bỏ bê việc đang làm dở để đi chơi hoặc café, rượu chè đấy. Nhưng lần tới về nó sẽ không đi chơi tối nữa, thằng nào có qua cũng bố trí nghỉ, để lúc khác, mà bọn nó tới biết mình ngồi thiền chắc thấy lạ lắm. Thui kệ bọn mày. Nó nghĩ vậy.
Bỗng nhiên nó nhớ ra là đang ngồi thiền, mà sao nghĩ linh tinh nhiều quá, chuyện nọ xuyên chuyện kia. Nó tập trung đếm hơi thở, một … hai … ba … bốn … năm … sáu … bảy … tám … chín … mười … một … hai … ba … bốn … năm … sáu … bảy … tám … chín … mười … Nó cảm nhận hơi thở ra vào ở đầu mũi, vào sâu bên trong phổi, tới các cơ quan rồi lại trở ra theo hơi thở.
Rồi nó bước vào một không gian trong vắt dù rất tối, mà cũng chủ yếu là màu đen của bóng tối, nhưng không phải là không thấy gì cả. Bởi nó dường như nhìn được thấy những cảnh ngày trước, hôm nay, và tưởng tượng hiện ra như thật, như là con người thường ngày của nó, của người thân, của bạn, thậm chí cả những người không quen biết mà nó vô tình gặp. Tuy vậy, thay vì là người có mặt và tham gia trực tiếp trong những hình ảnh ấy thì nó lại như đang quan sát một cách khách quan, như đang xem cuốn phim vậy. Và rồi nó có dịp để nhìn nhận lại vấn đề, sự việc, hành động. Nó thấy mình đúng là láo được, nhưng là láo ở góc độ của đứa trẻ chưa biết gì, bị nhiễm thói xấu, như cái áo bị dính mực vậy. Nó cũng hiểu được bà và mẹ nó tính giống nhau, nghiêm khắc đến dữ dằn nhưng lại hết sức thương yêu con cháu, chỉ là không thể hiện ra thành lời như người khác thôi, mà đó là cái nó rất thèm hồi nhỏ. Thậm chí bị mẹ đánh nhiều quá có lúc nó từng mộng tưởng ra tình huống nó là con của người mẹ khác (may mà không bị hoang tưởng, ha ha). Thế nên đôi khi những hình ảnh trong kí ức này được trình chiếu chậm lại giúp nó có thể nhìn ra những điều khác, trong đó có những điều ý nghĩa như tình thương của bà và mẹ nó. Và khi những hình sắc ấy biến mất, trong thế giới của không gian bóng tối không có giới hạn, nó cũng cảm nhận được vô số âm thanh của hiện tại lọt vào. Nào là tiếng chuông điện thoại, tiếng người nói chuyện, tiếng nước chảy, tiếng kim đồng hồ chạy. Và nó cảm giác rằng chính những âm thanh ấy là một phần của sự im lặng bên trong nó, dù có hay không có những âm thanh ấy thì sự tĩnh lặng vẫn bao trùm bên trong nó, bên trong ngôi đền tâm tưởng ấy. Rồi nó mở mắt và đã bước ra.
Nó chính là tui, Zen của các bạn đó. Vừa rùi Zen đã thuật lại một bữa ngồi thiền của mình. Các bạn thấy không, mọi thứ luôn lộn tùng phèo cả lên, chỉ có chốc lát thôi nhưng khi đã nhắm mắt vào là đủ thứ hiện lên trong đầu, từ hiện tại vòng về quá khứ rồi vắt tới tương lai. Dù vậy, khi đã bớt suy nghĩ luynh tuynh, khi vọng tưởng đã biến mất 1 cách tươm tươm, thì mình mới lắng lại và tự nghe thấy những âm thanh bên ngoài vọng vào bên trong mình ra sao. Kể ra cũng hay ho phết!!!
Và rõ ràng là ai cũng có một ngôi đền như vậy các bạn ạ, chỉ là bạn có muốn trở về, muốn bước vào đó hay không thôi. Nếu ngôi đền thực bên ngoài các bạn thấy nó đường bệ, nguy nga và đầy màu sắc, âm thanh thì ngôi đền tĩnh lặng trong mình không có hình tướng, hình dáng, màu sắc, âm thanh, chỉ là một không gian tối om, đen ngòm không có biên giới, nhưng cũng lại rất sáng sủa và màu nhiệm. Chỉ cần bạn nghĩ tới gì là hình ảnh đó hiện ra, sống động, rõ nét, chân thực, thậm chí muốn nó tiêu biến đi cũng khó, nếu không muốn nói là khổ sở, ngăn những hình ảnh đó hiện lên còn khó khăn hơn nhiều việc cho nó biến mất đi. Vì thế, chỉ có cách dễ dàng hơn cả là nghĩ hay tưởng tượng tới việc khác và làm cho hình ảnh khác ấy xuất hiện, chèn lên hình ảnh cũ. Tuy nhiên, những hình ảnh và cả âm thanh dù không biến mất thì cũng không còn tác động đến suy nghĩ của chúng ta khi sự tĩnh lặng thực sự bao trùm lấy ngôi đền này. Bạn có nhận thấy thế không?
Ngày thường, bạn dường như vô tình hoặc cố tình quên mất ngôi đền của mình bằng những hoạt động sôi nổi, bằng công việc, bằng cơm áo gạo tiền, bằng áp lực của cuộc sống. Nếu có hở ra chút rảnh nào thì bạn đã có thể lên lịch cho những chuyến đi chơi, du lịch, hẹn hò nhậu nhẹt, café, cho việc đi thăm người ốm, người mới sinh, cho việc thăm gia đình, họ hàng, cho việc đưa con đi chơi, chơi với nó, cho việc sờ đến máy tính, điện thoại, game, xem film… Ôi, cơ man nào là hoạt động!!!
Zen đã từng rất thích một câu trong cuốn Yoga dành cho nam: “Thể xác là ngôi đền thiêng liêng của bạn. Hãy giữ nó trong sạch và tinh khiết để linh hồn trú ngụ”. Và đây, nó chính là một phần cho ngôi đền của sự tĩnh lặng mà bạn có. Thể xác chính là ngôi đền vật chất của bạn, bạn cần dọn dẹp cho nó sạch sẽ tinh tươm. Chẳng cần xông tẩm ướp hương hoa, tinh dầu gì cho cầu kì, bạn chỉ cần tắm gội, ăn uống vệ sinh, sống lành mạnh, chơi thể thao hoặc tập yoga là nó có thể trở thành điều kiện tốt cho linh hồn bạn an lành trú ngụ. Và khi ngôi đền thể xác đã sạch, linh hồn đã an lành trú ngụ thì bạn hãy để cho cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, sự tĩnh lặng ấy sẽ đến với bạn, cửa ngôi đền sẽ mở để bạn bước vào và tận hưởng sự tĩnh lặng quý giá ấy.
Tui chả bít sự tĩnh lặng này là giai đoạn nào của thiền, chỉ thấy khi bạn vượt qua những hình ảnh mơ hồ, hoang dại, xao động và đầy vui khổ kia, bạn sẽ tự đứng tránh ra một bên để quan sát nó thay vì là người tham gia trực tiếp, và ở đó, bạn sẽ thấy mình hoặc người là như thế nào. Để rồi cũng từ đó, bạn sẽ cảm nhận được sự đông đặc của âm thanh, nó ở bên trong bạn, những âm thanh bên ngoài bạn nghe thấy rất rõ ràng, cho dù là nhỏ nhất, nhưng nó lại không khiến bạn thấy ồn ào, khiến bạn phải bận tâm suy nghĩ hay nhận xét gì cả, kể cả những hình ảnh mà bạn thấy vui tươi hay khổ đau, hoặc không vui tươi cũng không khổ đau … khi ấy, là bạn đã an ổn và tĩnh tại trong ngôi đền của mình. Vì lí do ấy, bạn hãy trở về thường xuyên với ngôi đền của mình, nó sẽ giúp bạn cởi bỏ những lo toan, quên đi những muộn phiền, tha thứ cho những lỗi lầm, yêu thương mọi người và vun đắp cho hiện tại với nụ cười nơ trên khóe miệng khi bước ra từ ngôi đền ấy. Bạn hãy thử đi! Bạn có thường xuyên hay không, chỉ cần nhìn nụ cười của bạn là tui bít ngay, hi hi.
Link gốc: hoitho.vn
Xem thêm các bài chia sẻ về thiền tại: hoitho.vn
Chiều nó gặp cậu, cậu về thăm bà cuối tuần vừa rồi, bà gửi cho ít quất hồng bì. Nó lại nghĩ đến những chuyện của ngày trước, nó thấy mình hồi nhỏ nghịch, láo và cũng bất trị quá, vừa cười mỉm xong thì nó cũng thấy nhớ và thương bà quá. Ấy vậy mà đã gần ba chục năm rồi, nó mỉm cười. Có lẽ vài tuần nữa cũng về nhà thăm bà thui.
Nó nhớ lần nào về nhà mấy thằng bạn thân cũng tới chơi. Trước đây bọn nó mà tới là bỏ bê việc đang làm dở để đi chơi hoặc café, rượu chè đấy. Nhưng lần tới về nó sẽ không đi chơi tối nữa, thằng nào có qua cũng bố trí nghỉ, để lúc khác, mà bọn nó tới biết mình ngồi thiền chắc thấy lạ lắm. Thui kệ bọn mày. Nó nghĩ vậy.
Bỗng nhiên nó nhớ ra là đang ngồi thiền, mà sao nghĩ linh tinh nhiều quá, chuyện nọ xuyên chuyện kia. Nó tập trung đếm hơi thở, một … hai … ba … bốn … năm … sáu … bảy … tám … chín … mười … một … hai … ba … bốn … năm … sáu … bảy … tám … chín … mười … Nó cảm nhận hơi thở ra vào ở đầu mũi, vào sâu bên trong phổi, tới các cơ quan rồi lại trở ra theo hơi thở.
Rồi nó bước vào một không gian trong vắt dù rất tối, mà cũng chủ yếu là màu đen của bóng tối, nhưng không phải là không thấy gì cả. Bởi nó dường như nhìn được thấy những cảnh ngày trước, hôm nay, và tưởng tượng hiện ra như thật, như là con người thường ngày của nó, của người thân, của bạn, thậm chí cả những người không quen biết mà nó vô tình gặp. Tuy vậy, thay vì là người có mặt và tham gia trực tiếp trong những hình ảnh ấy thì nó lại như đang quan sát một cách khách quan, như đang xem cuốn phim vậy. Và rồi nó có dịp để nhìn nhận lại vấn đề, sự việc, hành động. Nó thấy mình đúng là láo được, nhưng là láo ở góc độ của đứa trẻ chưa biết gì, bị nhiễm thói xấu, như cái áo bị dính mực vậy. Nó cũng hiểu được bà và mẹ nó tính giống nhau, nghiêm khắc đến dữ dằn nhưng lại hết sức thương yêu con cháu, chỉ là không thể hiện ra thành lời như người khác thôi, mà đó là cái nó rất thèm hồi nhỏ. Thậm chí bị mẹ đánh nhiều quá có lúc nó từng mộng tưởng ra tình huống nó là con của người mẹ khác (may mà không bị hoang tưởng, ha ha). Thế nên đôi khi những hình ảnh trong kí ức này được trình chiếu chậm lại giúp nó có thể nhìn ra những điều khác, trong đó có những điều ý nghĩa như tình thương của bà và mẹ nó. Và khi những hình sắc ấy biến mất, trong thế giới của không gian bóng tối không có giới hạn, nó cũng cảm nhận được vô số âm thanh của hiện tại lọt vào. Nào là tiếng chuông điện thoại, tiếng người nói chuyện, tiếng nước chảy, tiếng kim đồng hồ chạy. Và nó cảm giác rằng chính những âm thanh ấy là một phần của sự im lặng bên trong nó, dù có hay không có những âm thanh ấy thì sự tĩnh lặng vẫn bao trùm bên trong nó, bên trong ngôi đền tâm tưởng ấy. Rồi nó mở mắt và đã bước ra.
Nó chính là tui, Zen của các bạn đó. Vừa rùi Zen đã thuật lại một bữa ngồi thiền của mình. Các bạn thấy không, mọi thứ luôn lộn tùng phèo cả lên, chỉ có chốc lát thôi nhưng khi đã nhắm mắt vào là đủ thứ hiện lên trong đầu, từ hiện tại vòng về quá khứ rồi vắt tới tương lai. Dù vậy, khi đã bớt suy nghĩ luynh tuynh, khi vọng tưởng đã biến mất 1 cách tươm tươm, thì mình mới lắng lại và tự nghe thấy những âm thanh bên ngoài vọng vào bên trong mình ra sao. Kể ra cũng hay ho phết!!!
Và rõ ràng là ai cũng có một ngôi đền như vậy các bạn ạ, chỉ là bạn có muốn trở về, muốn bước vào đó hay không thôi. Nếu ngôi đền thực bên ngoài các bạn thấy nó đường bệ, nguy nga và đầy màu sắc, âm thanh thì ngôi đền tĩnh lặng trong mình không có hình tướng, hình dáng, màu sắc, âm thanh, chỉ là một không gian tối om, đen ngòm không có biên giới, nhưng cũng lại rất sáng sủa và màu nhiệm. Chỉ cần bạn nghĩ tới gì là hình ảnh đó hiện ra, sống động, rõ nét, chân thực, thậm chí muốn nó tiêu biến đi cũng khó, nếu không muốn nói là khổ sở, ngăn những hình ảnh đó hiện lên còn khó khăn hơn nhiều việc cho nó biến mất đi. Vì thế, chỉ có cách dễ dàng hơn cả là nghĩ hay tưởng tượng tới việc khác và làm cho hình ảnh khác ấy xuất hiện, chèn lên hình ảnh cũ. Tuy nhiên, những hình ảnh và cả âm thanh dù không biến mất thì cũng không còn tác động đến suy nghĩ của chúng ta khi sự tĩnh lặng thực sự bao trùm lấy ngôi đền này. Bạn có nhận thấy thế không?
Ngày thường, bạn dường như vô tình hoặc cố tình quên mất ngôi đền của mình bằng những hoạt động sôi nổi, bằng công việc, bằng cơm áo gạo tiền, bằng áp lực của cuộc sống. Nếu có hở ra chút rảnh nào thì bạn đã có thể lên lịch cho những chuyến đi chơi, du lịch, hẹn hò nhậu nhẹt, café, cho việc đi thăm người ốm, người mới sinh, cho việc thăm gia đình, họ hàng, cho việc đưa con đi chơi, chơi với nó, cho việc sờ đến máy tính, điện thoại, game, xem film… Ôi, cơ man nào là hoạt động!!!
Zen đã từng rất thích một câu trong cuốn Yoga dành cho nam: “Thể xác là ngôi đền thiêng liêng của bạn. Hãy giữ nó trong sạch và tinh khiết để linh hồn trú ngụ”. Và đây, nó chính là một phần cho ngôi đền của sự tĩnh lặng mà bạn có. Thể xác chính là ngôi đền vật chất của bạn, bạn cần dọn dẹp cho nó sạch sẽ tinh tươm. Chẳng cần xông tẩm ướp hương hoa, tinh dầu gì cho cầu kì, bạn chỉ cần tắm gội, ăn uống vệ sinh, sống lành mạnh, chơi thể thao hoặc tập yoga là nó có thể trở thành điều kiện tốt cho linh hồn bạn an lành trú ngụ. Và khi ngôi đền thể xác đã sạch, linh hồn đã an lành trú ngụ thì bạn hãy để cho cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, sự tĩnh lặng ấy sẽ đến với bạn, cửa ngôi đền sẽ mở để bạn bước vào và tận hưởng sự tĩnh lặng quý giá ấy.
Tui chả bít sự tĩnh lặng này là giai đoạn nào của thiền, chỉ thấy khi bạn vượt qua những hình ảnh mơ hồ, hoang dại, xao động và đầy vui khổ kia, bạn sẽ tự đứng tránh ra một bên để quan sát nó thay vì là người tham gia trực tiếp, và ở đó, bạn sẽ thấy mình hoặc người là như thế nào. Để rồi cũng từ đó, bạn sẽ cảm nhận được sự đông đặc của âm thanh, nó ở bên trong bạn, những âm thanh bên ngoài bạn nghe thấy rất rõ ràng, cho dù là nhỏ nhất, nhưng nó lại không khiến bạn thấy ồn ào, khiến bạn phải bận tâm suy nghĩ hay nhận xét gì cả, kể cả những hình ảnh mà bạn thấy vui tươi hay khổ đau, hoặc không vui tươi cũng không khổ đau … khi ấy, là bạn đã an ổn và tĩnh tại trong ngôi đền của mình. Vì lí do ấy, bạn hãy trở về thường xuyên với ngôi đền của mình, nó sẽ giúp bạn cởi bỏ những lo toan, quên đi những muộn phiền, tha thứ cho những lỗi lầm, yêu thương mọi người và vun đắp cho hiện tại với nụ cười nơ trên khóe miệng khi bước ra từ ngôi đền ấy. Bạn hãy thử đi! Bạn có thường xuyên hay không, chỉ cần nhìn nụ cười của bạn là tui bít ngay, hi hi.
ZenLink gốc: hoitho.vn
Xem thêm các bài chia sẻ về thiền tại: hoitho.vn