Kiến thức của thế gian là thuộc về pháp thế gian.Pháp thế gian là pháp sinh tử .
Người tu đạo là người cầu giải thoát sinh tử.
Vậy người tu đạo có cần học hỏi và trau dồi kiến thức thế gian?
Xa hơn nữa , người tu có nên đọc sách vở thế gian hay không ?
Lấy tâm suy xét thì : thời xưa hay có quan niệm đã tu theo đạo giải thoát là phải không được xem đọc sách vở thế gian, và không nên gắn bó với kiến thức thế gian , vì như vậy sẽ dẫn đến tâm dính mắc với thế gian . Thế nhưng ngày nay thì khác , với trào lưu tiến hóa không ngừng của khoa học , kỹ thuật , công nghệ , văn hóa ...thì , để có thể thích ứng với đời sống và theo kịp các người khác để độ đời thì người tu vẫn cần phải học đọc sách vở thế gian , trau dồi kiến thức thế gian, nhằm có được sự thích ứng với xã hội. Nhất là đối với người tại gia thì càng cần nắm vững kiến thức để giúp cho việc hành nghề trong xã hội được tốt .
Trong đạo Phật có dạy về năm môn học cần thông triệt cho con người trong xã hội , chắc cũng không ngoài người tu.Đó là Ngũ Minh :
1- Thanh minh : môn học về ngôn ngữ văn học , văn chương , thi ca , văn hóa nhân gian , truyền thống triết lý
2-Công Xảo minh : môn học về công nghệ , kỹ thuật , toán pháp, khoa học.
3-Y phương minh : môn học về y khoa trị liệu bệnh tật
4- Nhân Minh : môn học về đạo đức con người , về thiện/ác, chánh /tà , luận lý logic và triết học thế gian
5- Nội minh : môn học về chuyển hóa nội tâm : giáo lý Phật giáo .
Năm môn học này thì bốn môn đầu là kiến thức thế gian .Và trong bốn môn này là phục vụ nhân sinh , chân thiện mỹ thế gian.Môn thứ năm là Phật pháp .
Kinh nói rằng Bồ tát thường học hỏi trau dồi Ngũ minh để thuận hợp với đời .Xét ra cũng không ngoài ý tưởng : người tu có cần học hỏi trau dồi pháp thế gian nhưng phải là pháp phục vụ chân thiện mỹ và tuy học nhưng tránh không đắm nhiễm.
Ý kiến trình bày là của cá nhân người viết bài.
Đính kèm