- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT là Kinh Phật dạy niệm Phật tam muội dành cho hành giả theo con đường Bồ Đề Đạo.
Nguyên tắc của niệm Phật tam muội được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trình bày như sau:
1. Thứ nhất: Hành giả cần phải biết về Tâm Thể vốn có của chính mình,nó chính là thực thể hay tự tánh của chính mình.
Như vậy,Tâm Thể chính là Bản Tâm vốn có của mỗi cá nhân,có 2 thuộc tính:
2. Thứ hai: bản chất của danh hiệu Phật
Bản chất của danh hiệu là tự tánh vốn có, là tính chất không sanh tử, bất hoại của Tâm thể và đang hiện tiền ở mỗi niệm của một vị Phật.
Bất nhị tánh tướng.
3. Nguyên tắc của niệm Phật tam muội
Nguyên tắc 1: Lấy Tâm Thể duyên vào mãi với Phật hiệu A Di Đà Phật không ngừng nghỉ với tín tâm sâu sắc. (Vô sở đắc).
Có hai nội dung:
-Trước hết là Tâm thể duyên với danh hiệu Phật
Cho nên, nếu chúng sanh nào đem Tâm-thể của mình mà duyên với danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì Tâm-thể của người ấy dần dần trở nên vô cấu nhiễm, dần dần phát sanh vô lượng vô biên đức tướng Như-Lai. Do vậy, tự nhiên thấy mình ở trong thế giới Cực-Lạc trang nghiêm, thù thắng. Cùng một lúc, cái niệm tưởng Nam-mô A-Di-Đà Phật sẽ phát khởi thân lượng, oai nghi, tướng hảo và quang minh của đức A-Di-Đà cùng chư vị Thánh-chúng.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, người ở nơi ý nghĩa ấy phải nên hiểu rõ như thế !
Pháp môn Niệm Phật chính là là chuyển biến cái Tâm-thể của chúng sanh, bằng cách không để cho Tâm-thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v... Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A-Di-Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực-Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh ...
Tâm thể mình là một chất liệu vô tướng tự đã tồn tại nhưng không mang một hình thù nhất định nào: tùy theo nhân duyên là gì mà nó hiện khởi ra hiện tượng tương ứng.
Do tâm thể của mình duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v... mà thành ra thấy có sai biệt, các thứ sở chấp, tâm sở,.... Vì vậy, sanh tử theo nhân duyên đó mà hiện khởi mãi.
Người niệm Phật,không cho tâm thể duyên vào các thứ đó nữa, chỉ duyên vào danh hiệu Phật, nghĩa là mượn danh hiệu Phật, thâu nhiếp tâm mình về với thật tướng của danh hiệu là Tự Tánh vốn có.
- Tín tâm vững chắc vào Đức Phật A Di Đà với 48 đại nguyện đã viên mãn, không dối gạt .
Tại sao niệm danh hiệu Phật A Di Đà trong pháp môn niệm Phật này?
Đó là về mặt phương tiện, Đức Phật A Di Đà có 48 đại nguyện trợ lực cho người niệm Phật.
Vì vậy, niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì nhận được sự trợ lực từ 48 đại nguyện, ngay đó người niệm Phật có những công đức thù thắng mà ở các danh hiệu Phật khác không sánh bằng. (Được thuyết giảng ở phần công đức xưng tán danh hiệu Phật A Di Đà trong kinh Niệm Phật Ba La Mật).
Nguyên tắc 2: Phải phát nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới
Người niệm Phật, dù thâm nhập được cảnh giới tốt lành nhưng nếu không phát nguyện vãng sanh thì không chắc viên thành Phật Quả.
Người niệm Phật, dù đạt cảnh giới tốt lành nhưng sự thanh tịnh tốt lành ấy còn nhờ vào công phu niệm Phật, bỏ công phu ra thì vẫn còn vọng niệm chưa được tự chủ,nên luân hồi sanh tử sẽ trói buộc người đó. Tự mình chưa cứu được chính mình thì sự nghiệp viên thành Phật Quả còn rất xa vời.
Tuy nhiên nếu người đó, phát nguyện vãng sanh và nắm chắc Phật hiệu không bị ngoại duyên lay chuyển thì ắt được vãng sanh.
Và khi đã vãng sanh thì do năng lực của 48 nguyện hộ trì, hành giả sẽ chắc chắn viên thành Phật quả như lời Đức Thích Ca Mau Ni xác quyết:
Nguyên tắc của niệm Phật tam muội được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trình bày như sau:
1. Thứ nhất: Hành giả cần phải biết về Tâm Thể vốn có của chính mình,nó chính là thực thể hay tự tánh của chính mình.
Phật dạy:
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.
Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v...
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.
Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v...
Như vậy,Tâm Thể chính là Bản Tâm vốn có của mỗi cá nhân,có 2 thuộc tính:
- Không sanh tử, bất hoại,không có tướng trạng nhất định nào, không do nhân duyên sanh.
- Hay sản sanh ra tất cả các pháp, khéo làm cho các nhân duyên hiện tướng.
2. Thứ hai: bản chất của danh hiệu Phật
Bản chất của danh hiệu là tự tánh vốn có, là tính chất không sanh tử, bất hoại của Tâm thể và đang hiện tiền ở mỗi niệm của một vị Phật.
Bất nhị tánh tướng.
- Về tánh: là tự tánh.
- Về tướng: sự viên mãn hạnh nguyện của một vị Phật.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là Pháp-thân Viên-mãn Chu-biến Nhất-thiết-xứ, là Phật-tánh thậm thâm có đầy đủ mọi năng lực vô úy bất khả tư nghị, có đầy đủ diệu dụng vô ngại bất tư nghị. Là cứu cánh siêu việt tối thượng, có đầy đủ năng lực bất khả thuyết, bất khả xưng tán, để chuyển hóa vô minh thành ra giác ngộ, sinh tử thành Niết-bàn. Là phương tiện vi diệu bật nhất, thường cải biến hết thảy Sở-y và Sở-hành của mọi chúng sanh, đưa tất cả tướng trạng hữu lậu, trói buộc, trở về với Bản-tánh Vô-lậu, Giải-thoát.
3. Nguyên tắc của niệm Phật tam muội
Nguyên tắc 1: Lấy Tâm Thể duyên vào mãi với Phật hiệu A Di Đà Phật không ngừng nghỉ với tín tâm sâu sắc. (Vô sở đắc).
Có hai nội dung:
-Trước hết là Tâm thể duyên với danh hiệu Phật
Cho nên, nếu chúng sanh nào đem Tâm-thể của mình mà duyên với danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì Tâm-thể của người ấy dần dần trở nên vô cấu nhiễm, dần dần phát sanh vô lượng vô biên đức tướng Như-Lai. Do vậy, tự nhiên thấy mình ở trong thế giới Cực-Lạc trang nghiêm, thù thắng. Cùng một lúc, cái niệm tưởng Nam-mô A-Di-Đà Phật sẽ phát khởi thân lượng, oai nghi, tướng hảo và quang minh của đức A-Di-Đà cùng chư vị Thánh-chúng.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, người ở nơi ý nghĩa ấy phải nên hiểu rõ như thế !
Pháp môn Niệm Phật chính là là chuyển biến cái Tâm-thể của chúng sanh, bằng cách không để cho Tâm-thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v... Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A-Di-Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực-Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh ...
Tâm thể mình là một chất liệu vô tướng tự đã tồn tại nhưng không mang một hình thù nhất định nào: tùy theo nhân duyên là gì mà nó hiện khởi ra hiện tượng tương ứng.
Do tâm thể của mình duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v... mà thành ra thấy có sai biệt, các thứ sở chấp, tâm sở,.... Vì vậy, sanh tử theo nhân duyên đó mà hiện khởi mãi.
Người niệm Phật,không cho tâm thể duyên vào các thứ đó nữa, chỉ duyên vào danh hiệu Phật, nghĩa là mượn danh hiệu Phật, thâu nhiếp tâm mình về với thật tướng của danh hiệu là Tự Tánh vốn có.
- Tín tâm vững chắc vào Đức Phật A Di Đà với 48 đại nguyện đã viên mãn, không dối gạt .
Tại sao niệm danh hiệu Phật A Di Đà trong pháp môn niệm Phật này?
Đó là về mặt phương tiện, Đức Phật A Di Đà có 48 đại nguyện trợ lực cho người niệm Phật.
Vì vậy, niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì nhận được sự trợ lực từ 48 đại nguyện, ngay đó người niệm Phật có những công đức thù thắng mà ở các danh hiệu Phật khác không sánh bằng. (Được thuyết giảng ở phần công đức xưng tán danh hiệu Phật A Di Đà trong kinh Niệm Phật Ba La Mật).
Nguyên tắc 2: Phải phát nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới
Người niệm Phật, dù thâm nhập được cảnh giới tốt lành nhưng nếu không phát nguyện vãng sanh thì không chắc viên thành Phật Quả.
Phật dạy: Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật - nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.
Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.
Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.
Người niệm Phật, dù đạt cảnh giới tốt lành nhưng sự thanh tịnh tốt lành ấy còn nhờ vào công phu niệm Phật, bỏ công phu ra thì vẫn còn vọng niệm chưa được tự chủ,nên luân hồi sanh tử sẽ trói buộc người đó. Tự mình chưa cứu được chính mình thì sự nghiệp viên thành Phật Quả còn rất xa vời.
Tuy nhiên nếu người đó, phát nguyện vãng sanh và nắm chắc Phật hiệu không bị ngoại duyên lay chuyển thì ắt được vãng sanh.
Và khi đã vãng sanh thì do năng lực của 48 nguyện hộ trì, hành giả sẽ chắc chắn viên thành Phật quả như lời Đức Thích Ca Mau Ni xác quyết:
Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỔNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.