Bạch Vân Nhi

Nhà Phật không phê phán tình dục đồng tính

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/5/09
Bài viết
2,516
Điểm tương tác
887
Điểm
113
Nơi ở
CANADA
Nhà Phật không phê phán tình dục đồng tính

kienthuc_logo.png
- Hiện nay, người đồng tính luôn bị xã hội nhìn dưới đôi mắt kỳ thị, thiếu thiện cảm, khiến họ phải sống nép mình và chịu nhiều khổ đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Vậy nhà Phật quan niệm và nhìn họ với thái độ như thế nào?


<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="500"> <tbody> <tr> <td>
images937905_anh.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Không có một giới luật nào của đức Phật đưa ra cấm người phật tử tại gia quan hệ tình dục đồng tính (hình ảnh minh họa)</td> </tr> </tbody> </table>
Chỉ nên giữ gìn giới tà dâm
Giáo lý nhà Phật cho rằng ái dục là một trong mười hai mắt xích nhân duyên quan trọng trói buộc chúng sinh trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi.
"Vì vậy, đối với người xuất gia tầm cầu sự giải thoát, giới luật nhà Phật hoàn toàn cấm các tu sỹ quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả quan hệ tình dục đồng tính. Nếu vị xuất gia nào phạm giới dâm dục thì bị trục xuất khỏi tăng đoàn nhà Phật.", Đại đức Thích Minh Trí, trụ trì chùa Phúc Lâm (Biên Hòa, Đồng Nai), chia sẻ.

Tuy nhiên, giới luật nhà Phật không hề cấm người tại gia quan hệ tình dục. Nhà Phật chỉ khuyên răn họ nên giữ gìn giới tà dâm (không quan hệ chăn gối với người không phải là vợ hay chồng của mình, không quan hệ tình dục với trẻ em vị thành niên, không cưỡng dâm, không quan hệ với người cùng huyết thống và không loạn luân - PV), một trong năm giới dành cho người phật tử tại gia, để đảm bảo hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.

<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="500"> <tbody> <tr> <td>
images937481_quy_y_dot2_13.JPG
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Đối với tất cả mọi người dù đồng tính hay dị tính trong quan hệ tình dục đều có thể quy y làm đệ tử Phật (ảnh minh họa)</td> </tr> </tbody> </table>
Đại đức Thích Minh Trí cũng khẳng định, không có một giới luật nào của nhà Phật cấm người phật tử tại gia quan hệ tình dục đồng tính. Dù là người đồng tính luyến ái hay dị tính luyến ái, khi phát tâm muốn làm đệ tử của nhà Phật, họ đều được Chư Tôn Đức quy y (thọ Tam quy và Ngũ giới – PV) làm đệ tử nhà Phật.
Ngay thời tại thế, đức Phật cũng đã từng vạch ra ranh giới giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, tuy nhiên Ngài không hề đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính. Đức Phật chỉ chú trọng nhiều đến khía cạnh luân thường đạo lý trong quan hệ tình dục hơn là vấn đề giới tính.
Hơn nữa, nhà Phật cũng không cho phép tu sỹ cùng giới tính ngủ chung một giường quá ba đêm. Rõ ràng vào thời của Đức Phật không phải không có những người đồng tính.

Thế nhưng, xuyên suốt những lời giảng dạy của Đức Phật trong kinh điển, vẫn không hề có việc Ngài phê phán về phương diện đạo đức đối với người có hành động tình dục đồng tính.

Đồng tính không phải bây giờ mới có
Dưới góc nhìn của nhà Phật, giới tính có thể thay đổi từ đời này sang đời khác theo thuyết luân hồi. Một số Phật tử quan niệm rằng đồng tính là kết quả của giới tính kiếp trước thể hiện trong đời sống hiện tại và vì nghiệp báo mà người nam trở thành người nữ và ngược lại…;
Những sự biến đổi như thế không ảnh hưởng đến việc người đồng tính rèn luyện về nhân cách sống để hướng đến các giá trị chân-thiện-mỹ.
Theo thầy Minh Trí, dù là người đồng tính luyến ái hay dị tính luyến ái nếu phạm giới tà dâm thì đều nhận hậu quả bất hạnh như nhau. Do đó, người đồng tính luyến ái cần phải sống một đời sống tiết hạnh giống như người dị tính luyến ái mặc dù luật pháp Việt Nam hiện vẫn chưa có điều khoản nào cho phép người đồng tính kết hôn.

<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="500"> <tbody> <tr> <td></td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Nên chia sẻ, cảm thông với người đồng tính nhằm tránh cho họ những khổ đau, sợ hãi và thất vọng trước cái nhìn thiếu thiện cảm của xã hội</td> </tr> </tbody> </table>
Nếu người đồng tính là một phật tử, họ nên gìn giữ Ngũ giới, vì đối với Phật giáo, Năm giới là nền tảng của hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc của gia đình và của xã hội, là những nguyên tắc căn bản dẫn mọi người về hướng an lạc, giải thoát, và giác ngộ.
Thực hành theo Năm giới, người đồng tính có thể tránh được lỗi lầm, khổ đau, sợ hãi và thất vọng cũng như tránh được cái nhìn thiếu thiện cảm của không ít người, thầy Minh Trí nhấn mạnh.
Trong quan hệ với gia đình, thân bằng quyến thuộc và xã hội, người đồng tính cũng cần hành xử theo tinh thần Đức Phật đã dạy trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singalovada Suttanta), như tôn kính cha mẹ, thầy dạy, vợ/chồng con, bạn bè, quyến thuộc, láng giềng, thợ thuyền, tu sĩ và đạo sư.
"Ngoài ra chúng ta cần hiểu đồng tính luyến ái không phải là bệnh thì làm sao chữa khỏi? Là nghiệp lực của mỗi người thì chỉ có người đồng tính mới có thể cải nghiệp của họ. Không ai có thể thay đổi được bản chất quan hệ đồng giới của họ được.
Do đó, các phụ huynh cần bình tĩnh sáng suốt nhìn nhận vấn đề đồng tính luyến ái của con cháu mình là hiện tượng bình thường. Nên chia sẻ, cảm thông với hoàn cảnh con cháu mình đang mắc phải. Đừng vì sĩ diện gia đình và các định kiến xã hội, vô tình đẩy họ vào chỗ đáng tiếc, không có lối thoát.", thầy Thích Minh Trí chia sẻ.
Quần Anh - Hoài Lương
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered

Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Đạo Phật lấy tình thương làm nền tản trong tu học. Tình thương giúp con người đối xử tốt với nhau, nâng đỡ nhau.

Bất cứ quan niệm nào, dù là đại diện cho luân lý hay đạo đức, thậm chí đại diện cho một tôn giáo, mà làm cho con người phải khổ đau, thì xét cho cùng cũng chỉ là những quan niệm núp dưới bóng đạo đức để làm khổ con người.




 

kimcang

Registered

Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Người Xuất Gia ít nói đến vì là ngại chứ Kinh Phật nói rất rõ ràngvề việc hành dâm của người tại gia là chỉ ở trong phạm vi vợ chồng và là chỉ ở nơi nam nữ căn còn ngoài ra đều gọi là Tà Dâm.

Quý Tăng Ni trong này chắc ngại không muốn nói chứ trong Kinh Phật có nói rất rõ.

Nói như vậy thì quý DH cũng phải hiểu rồi.

Không Phải Không Chấp Nhận là Ghét.


Như thấy người ghiền rượu thì phải khuyên bỏ rượu vì có hại chứ không phải là ghét người uống rượu.


 

Tấn Hạnh

Registered

Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Đức Phật không nói đến, hay đúng hơn là trong các Kinh ta không thấy Đức Phật đề cập đến vấn đề đồng tính. Giới tà dâm được Đức Phật khuyên các vị tu tại gia giữ gìn là để có được thân tâm yên ổn mà tu học.

Vì sao phải giữ gìn giới tà dâm? Thế nào là tà dâm?


Quan hệ yêu đương bất chính với vợ/ chồng của người khác hay bản thân đã có chồng/ vợ mà còn quan hệ yêu đương bất chánh với người khác thì gọi là tà dâm, vì hậu quả của nó là phá vở hạnh phúc gia đình người khác hay của bản thân, gây đau khổ cho người khác và cho chính chồng/ vợ của mình.


Ngay khi quan hệ bất chính ngoài hôn nhân xảy ra, dù chưa bị phát hiện, thân tâm của người trong cuộc không lúc nào yên ổn. Nếu là người tu học Phật pháp thì làm thế nào an ổn tu nếu làm nên những việc như thế. Rồi khi việc bất chính bị vở lẽ ra, gia đình tan nát, dính đến pháp luật thì càn đau khổ.


Vì thế Đức Phật khuyên người tu tại gia phải giữ gìn giới tà dâm, đừng để phạm lấy.


Đức Phật dạy bảo cụ thể như thế về giới tà dâm, không đụng gì đến cái mà người bây giờ gọi là quan hệ đồng tính. Chúng ta không thể
nói " chỉ ở nơi nam nữ căn còn ngoài ra đều gọi là Tà Dâm. " Điều này không đúng với tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật.

Chúng sanh nghiệp ái muôn hình, muôn vẻ. Cái ái biểu hiện ở khắp nơi, vì ái là nguồn cội sanh tử của chúng sanh. Nếu chúng ta bảo ái như thế này không được, ái thế kia mới hợp lẽ, thì lấy gì làm chuẩn mực hay đông đo được cái ái nào là đúng, là sai?

Nếu họa chăng không khéo lại dính vào cái tư duy luân lý của Khổng Giáo mà không hay biết!

Đạo thường và luân lý của Khổng Giáo đã làm khổ con người rất nhiều từ bao thế hệ nay. Cái đạo lý bắt con người quy phục hay ép buộc con người không thể tồn tại với những người có trí tuệ. Cái âm dương hợp lẽ trời đất từ đâu mà có? phải chăng cũng từ Khổng Giáo?

Không nói rỏ vấn đề thì là tránh né, không đúng với tinh thần từ bi mà nhà Phật bao năm qua dẵn dắt người tu học. Và càng làm cho những quan niệm khắc nghiệt của con người thêm tăng trưởng. Biển khổ của chúng sanh đã quá mênh mông, nước mắt đã quá nhiều. Chúng ta những người tu học theo Phật, có được chút trí tuệ, phải có bổn phận giúp mọi người thoát khỏi những đau khổ đang vây kín.

Nến tản của giới luật trong nhà Phật là để gìn giữ cho thân tâm người tu học xuất gia lẫn tại gia được yên ổn mà tu, không có hậu quả đau khổ xảy ra, hay quả báo không tốt về sau. Xuất phát từ trí tuệ, không làm những tác nhân xấu gây đau khổ cho mình và cho người.

Dù có những điều mà ngày nay hay về sau mà giới luật của Đức Phật chưa đề cập đến, nhưng bản chất những điều đó gây đau khổ cho mình và cho người thì chúng ta cũng phải giữ gìn không phạm đến.

Nền tản của hai chữ " tội lỗi " chính là ở bản chất gây nên đau khổ cho bản thân và cho chúng sanh khác. Không thể quy kết hai chữ tội lỗi cho bất cứ điều gì mà chúng ta cho là không hợp với lẽ tự nhiên.

Đạo Phật đến với chúng sanh bằng tinh thần Từ bi Bác ái, dẫn dắt chúng sanh tu học, thoát khỏi mọi ràng buộc của ái dục.

Phật giáo du nhập vào nước ta phần lớn từ Phật giáo Trung Hoa. Mà vốn dĩ khi Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Hoa đã bị tư tưởng Khổng Giáo bao đời nơi đây hòa vào không thương tiếc.

Nếu chúng ta không khéo nhận ra, sẽ vô tình nhận lấy những tư tưởng của ngoại đạo mà không hay biết. Và cho rằng những tư tưởng đó là của đạo Phật.

Lành thay!


 

kimcang

Registered

Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Đức Phật dạy bảo cụ thể như thế về giới tà dâm, không đụng gì đến cái mà người bây giờ gọi là quan hệ đồng tính. Chúng ta không thể nói " chỉ ở nơi nam nữ căn còn ngoài ra đều gọi là Tà Dâm. " Điều này không đúng với tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật.


Kinh Luận có nói rất rõ ràng chứ không phải không nói.

KC chắc phải trích dẫn Kinh Luận rồi nếu không sẽ bị nói là tự ý nói càn.

Thời Phật đã có đồng tính luyến ái cho nên trong Kinh Luận đã từng nói rất rõ ràng.

Từ Bi trong Đạo Phật không phải là Chấp Nhận tất cả.

Người Ta hay lầm lẫn là Từ Bi nghĩa là Chấp Nhận.

Người giết cha mẹ thì Phật cũng từ bi thương người đó nhưng không phải là Phật Chấp Nhận Việc Giết Cha Mẹ của người đó.

Phải hiểu cho đúng là Đạo Phật chấp nhận người
đồng tính luyến ái nhưng không chấp nhận sự hành dâm của người đồng tính luyến ái.

Đừng nghĩ là Ngoại Đạo không biết Kinh Luật Luận của Phật dạy.

Nói Phật Pháp mà nói không đúng để Ngoại Đạo dẫn ra
Kinh Luật Luận rồi bắt bẻ chê cười phỉ báng thì sẽ làm mất tín tâm của chúng sanh.


 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn

Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83


Đức Phật dạy bảo cụ thể như thế về giới tà dâm, không đụng gì đến cái mà người bây giờ gọi là quan hệ đồng tính. Chúng ta không thể nói "chỉ ở nơi nam nữ căn còn ngoài ra đều gọi là Tà Dâm." Điều này không đúng với tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật.

[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính Thầy Tấn Hạnh !

Xin Thầy cho phép H/Trí nói theo như h/t nghĩ :

_
"chỉ ở nơi nam nữ căn còn ngoài ra đều gọi là Tà Dâm." Có lẻ Thầy Tấn Hạnh không hiểu rõ câu này bằng Thầy Kim Cang. Trí xin phép diễn dịch lại như vầy cho Thầy Tấn Hạnh dễ hiểu hơn :
_ "hành dâm phi đạo" gọi là Tà Dâm.

(còn "hành dâm phi đạo" là gì, xin Thầy Tấn Hạnh hỏi riêng Thầy Kim Cang).



[/NEN]
__________

Kim cang nói:

Kinh Luận có nói rất rõ ràng chứ không phải không nói.
KC chắc phải trích dẫn Kinh Luận rồi nếu không sẽ bị nói là tự ý nói càn.
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính lễ Thầy Kim Cang !
Theo H/Trí có đôi khi nói y như Kinh vẫn sai, ví dụ :


[/NEN]
ƯU BA LY (37)

Phật bảo Ưu Ba Ly:
- Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
Ưu Ba Ly bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? - Con nhớ lại ngày trước có hai vị Tỳ Kheo phạm luật hạnh, lấy làm hổ thẹn, không dám hỏi Phật, đến hỏi con rằng: "Dạ thưa Ngài Ưu Ba Ly! Chúng tôi phạm luật thật lấy làm hổ thẹn, không dám hỏi Phật, mong nhờ Ngài giải rõ chỗ nghi hối cho chúng tôi được khỏi tội ấy". Con liền y theo pháp, giải nói cho hai vị.
Bấy giờ ông Duy Ma Cật đến nói với con: "Thưa Ngài Ưu Ba Ly, Ngài chớ kết thêm tội cho hai vị Tỳ Kheo này, phải trừ dứt ngay, chớ làm rối loạn lòng họ. Vì sao? - Vì tội tánh kia không ở trong, không ở ngoài, không ở khoảng giữa. Như lời Phật nói: "Tâm nhơ nên chúng sanh nhơ, tâm sạch nên chúng sanh sạch. Tâm cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở khoảng giữa. Tâm kia như thế nào, tội cấu cũng như thế ấy. Các Pháp cũng thế không ra ngoài chơn như. Như Ngài Ưu Ba Ly, khi tâm tướng được giải thoát thì có tội cấu chăng?" Con đáp : "Không". Ông Duy Ma Cật nói: "Tất cả chúng sanh tâm tướng không nhơ cũng như thế! Thưa Ngài Ưu Ba Ly! Vọng tưởng là nhơ, không vọng tưởng là sạch; điên đảo là nhơ, không điên đảo là sạch; chấp ngã là nhơ, không chấp ngã là sạch. Ngài Ưu Ba Ly! Tất cả pháp sanh diệt không dừng, như huyễn, như chớp; các Pháp không chờ nhau cho đến một niệm không dừng; các Pháp đều là vọng kiến, như chiêm bao, như nắng dợn, như trăng dưới nước, như bóng trong gương, do vọng tưởng sanh ra. Người nào biết nghĩa này gọi là giữ luật, người nào rõ nghĩa này gọi là khéo hiểu".

http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung3.htm
 

kimcang

Registered

Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
DH HT dẫn Kinh Duy Ma Cật là Kinh Đại Thừa nói cảnh giới Bồ Tát nên nói Lý Sự Tánh Tướng của Bồ Tát.

Còn KC nói là Sự Tướng Thế Gian.

Hàng tại Gia Hành Dâm Phi Đạo, Phi Thời, Phi Xứ thì trong Kinh Luận nói rất rõ.

Phi Đạo là chẳng phải nơi Nam Nữ Căn.

Phi Thời là lúc thọ giới quan trai, lúc tịnh tu, ngày vía (thí dụ như là Phật Đản)

Phi Xứ là nơi chùa, thất, tịnh xá, điện thờ...

Thời cổ bên Trung Hoa đời nhà Châu trong cổ lễ mà còn cấm việc
Hành Dâm Phi Đạo, Phi Thời huống chi là trong Phật Pháp.

Phật là Bậc Nhất Thiết Trí nên điều gì Ngài cũng nói qua hết chỉ là vì mình không đọc Kinh Luận nên không biết.

Sở dĩ Tăng Ni Việt Nam ngại không nói đó là vì do ảnh hưởng của Nho Giáo đó là không nói việc nam nữ ân ái.

Trong thuyền thống Phật Giáo Tây Tạng thì giảng rõ ràng không có gì e ngại.

Có lần có người hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma như vầy:

Tăng Ni không có vợ con thì làm sao biết việc tình dục nam nữ là không sung sướng


Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời như vầy
'Da lở làm ghẻ rồi gãi thì thấy sướng nhưng còn như da thịt lành lặn không có ghẻ để gãi thì cái nào sướng hơn'


Trong Giới Luật cấm không cho người Tàn Tật, Không Căn, Hai Căn, Đồng Tính xuất gia.

Không phải là Đức Phật không Từ Bi nhưng làm thầy cho người thì phải đầy đủ căn để chúng sanh không phỉ báng khinh chê mà mắc tội.

Cho nên hiểu Nghĩa Từ Bi mà hiểu không đúng thì sẽ bị ngoại đạo bắt bẻ khinh chê làm cho Phật Tử mất tín tâm.

Thầy TH nói về Lý KC nói về Sự.

Đạo Phật từ bi với tất cả chúng sanh nhưng không phải là chấp nhận tất cả mọi việc làm của chúng sanh.

Cái tựa đề tài là
Nhà Phật không phê phán tình dục đồng tính là nói về Tình Dục.

Tình Dục và Tình Ái là hai cái khác biệt.

KC nói là nói cái Tình Dục trong cái tựa đề tài.

Vua A Xà Thế là một đại thí chủ thời Phật.
Vua A Xà Thế giết cha, giam mẹ thì Đức Phật vẫn độ Vua A Xà Thế nhưng không có nghĩa là Đức Phật chấp nhận việc vua A Xà Thế giết cha, giam mẹ.
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn

Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83


DH dẫn Kinh Duy Ma Cật là Kinh Đại Thừa nói cảnh giới Bồ Tát nên nói Lý Sự Tánh Tướng của Bồ Tát.

Còn KC nói là Sự Tướng Thế Gian.

[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính Thầy Kim Cang !

Sao chúng ta không nói :

"_ Kinh Duy Ma Cật là nói NGHĨA RẤT THẬT _ NGHĨA TUYỆT ĐỐI.

Còn KC nói là nói thuận theo nghĩa Phương tiện _ nghĩa Tương đối."

Hì ...hì... thích nghe điều RẤT THẬT hay điều PHƯƠNG TIỆN là tùy sở thích căn cơ của mỗi một (Một bé trai 2 tuổi thì không thích quả banh da _ football _ mà chỉ thích quả bóng cao su thôi)

Kính !



[/NEN]
 

kimcang

Registered

Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Trong Kinh Duy Ma Cật thì các Ngài Xá Lợi Phất, Ca Diếp..v..v.. là bậc A La Hán mà còn không thể chứng biết cảnh giới của Ngài Duy Ma Cật nói thì làm sao mà KC hiểu được.

DH lấy Kinh Bất Tư Nghì Cảnh Giới nói với KC thì có khác gì là đem thuyết vật lý lượng tử giảng cho em bé lớp mẫu giáo.

nghe điều RẤT THẬT hay điều PHƯƠNG TIỆN là tùy sở thích căn cơ của mỗi một (Một bé trai 2 tuổi thì không thích quả banh da _ football _ mà chỉ thích quả bóng cao su thôi)
DH HT nói đúng.

KC thì căn cơ thấp nên Kinh Bất Tư Nghì Cảnh Giới thì KC nghe không hiểu.




 

Phithuydu

Registered

Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
KÍNH LỄ THẦY TẤN HẠNH

Thầy TH :
Ngay khi quan hệ bất chính ngoài hôn nhân xảy ra, dù chưa bị phát hiện, thân tâm của người trong cuộc không lúc nào yên ổn. Nếu là người tu học Phật pháp thì làm thế nào an ổn tu nếu làm nên những việc như thế. Rồi khi việc bất chính bị vở lẽ ra, gia đình tan nát, dính đến pháp luật thì càn đau khổ.


Kính xin phép Thầy TH cho con được hỏi : Theo như Thầy nói "tà dâm " là quan hệ ngoài hôn nhân . Vậy thì nếu chỉ quan hệ trong vòng hôn nhân , thì không phải tà dâm . Nhưng vì con thấy hình như trong Kinh Phật không có nói đến vấn đề như sau : trong một quốc gia mà luật pháp cho phép người nam giới có nhiều vợ ( chẳng hạn như các nước theo Hồi Giáo , các nước Trung Đông , Trung Hoa cổ , xã hội VN cổ và đôi khi hiện tại ...) thì người nam giới có quyền có hai hay nhiều hơn thế số người vợ (trong hôn nhân , được chấp nhận bởi xã hội ) thì người nam giới ấy có gọi là "tà dâm " hay không phải là tà dâm , theo cái nhìn của đạo Phật ?
Kính xin Thầy vì lòng từ bi diễn giải cho con được thông suốt lẽ này
KÍNH
 

Tấn Hạnh

Registered

Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Chào PTD, nếu Đạo Hữu đã hỏi thì TH xin trả lời. Nếu có sai xót xin góp ý cùng chia sẽ với TH.


Ngày thời Đức Phật còn tại tiền, không phải không có hiện tượng một chồng nhiều vợ. Đơn cử là các ông vua thời ấy, có rất nhiều vợ. Vì sao Đức Phật không bảo việc như thế là phạm tà dâm? Đức Phật biết rất rõ, vì chính Đức Phật khi còn là thái tử quá hiểu điều đó. Nhưng Đức Phật không nói đến, và không bảo việc đó là tà dâm.

Thật sự đối với một người tại gia, cái gọi là tà dâm hay không hợp với lẽ đạo còn phụ thuộc vào văn hóa phong tục của quốc gia hay cộng đồng đó. Một vị vua có thể có nhiều vợ, nhưng người dân thường thì không. Dân thường như thế thì phạm tội.

Ở những quốc gia phong kiến ngày trước, rỏ nhất là Trung Hoa, và cho đến một số quốc gia hồi giáo ngày nay, vẫn cho phép một chồng nhiều vợ. Vẫn cho là hợp với lẽ đạo.

Vậy thì lẽ đạo này từ đâu mà có? Có phải từ quan niệm của con người, hay đúng hơn là của một cộng đồng người đặt ra. Sao cho hợp với sinh hoạt, quan niệm và hoàn cảnh của cộng đồng đó.

Nếu áp dụng một cách máy móc, cái mà gọi là đạo lý của nơi này vào nơi kia thì thử hỏi có thể chăng, hòa hợp chăng?

Thật ra, đạo lý nằm ở trong tình thương của chúng sanh. Điều gì giúp cho chúng sanh tiến hóa, yêu thương, hòa thuận thì đó chính là đạo lý chân thật. Không thể đem bất cứ luận điểm nào, cho dù xuất phát từ đâu ( mà có chắc rằng sự xuất phát từ đó là đúng, không bị biến đổi có chủ ý theo thời gian cho hợp lẽ? ) để kết luận một vấn đề là hợp với lẽ đạo hay không hợp với lẽ đạo.

Sự đấu tranh của phụ nữ cho điều mà họ gọi là bất công tồn tại bao lâu nay, chính là quyền bình đẳng. Vì sao đạo lý bắt buộc người phụ nữ phải gìn giữ quá nhiều thứ, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng cho cái gọi là hợp lẽ đạo. Nếu họ phạm phải thì xem như không còn giá trị dưới con mắt của mọi người, của cộng đồng hay của xã hội. Họ bị mất tất cả và bị kết tội.

Hai chữ đạo lý mà con người bảo hợp với lẽ đạo, từ đâu mà có?

Đạo lý muôn thuở bất sanh bất diệt, nào có áp đặt lên chúng sanh cái gọi là hợp hay không hợp với đạo. Con người giác ngộ đạo lý qua tình thương và trí tuệ. Không thể giác ngộ đạo lý qua những điều mà con người áp đặt nên.


Ở phạm vi chuyên đề này, thầy Thích Minh Trí đang nói đến cái nhìn của đạo Phật với vấn đề đồng tính ở người phật tử tại gia. Bất cứ người tại gia nào, dù là người đồng tính, có quan hệ đồng tính, có hôn nhân đồng tính, đều có đủ tư cách quy y Tam Bảo và thọ 5 giới cấm đối với người tu tại gia của nhà Phật.

Người đã xuất gia tu học, đến tư tưởng dâm dục còn không cho phép. Nếu phạm tội dâm dục thì có trọng tội không thể thứ. Nên không cần bàn đến ở đây nữa.

Nếu đem áp dụng cái mà các quý Thầy, quý Cô cho rằng quan hệ đồng tính không hợp lẽ đạo, đem dạy bảo cho người tu học ở những quốc gia mở rộng và công nhận hợp pháp, thì thử hỏi có thể dạy bảo được chăng? Hay tự mình ôm lấy những quan niệm ( cho là của Đức Phật !!! ) rồi bắt mọi người nghe theo. Họ có chịu nghe theo không? Hay tự mình làm cách mạng, đem đạo lý đã được học và được biết ra rao dạy?.

Để dẫn chứng thêm, TH trích lại phần mà thầy KC đã trích :

" Hàng tại Gia Hành Dâm Phi Đạo, Phi Thời, Phi Xứ thì trong Kinh Luận nói rất rõ.

Phi Đạo là chẳng phải nơi Nam Nữ Căn.


Phi Thời là lúc thọ giới quan trai, lúc tịnh tu, ngày vía (thí dụ như là Phật Đản)


Phi Xứ là nơi chùa, thất, tịnh xá, điện thờ...


Thời cổ bên Trung Hoa đời nhà Châu trong cổ lễ mà còn cấm việc
Hành Dâm Phi Đạo, Phi Thời huống chi là trong Phật Pháp. "

Thọ quan trai, ngày vía....từ đâu mà có? Có phải sau thời Đức Phật diệt độ đã lâu mới có không? Hay đúng hơn là của Phật giáo Trung hoa không?

Vậy thì nội dung trong Phi Thời này đâu phải là lời dạy chính gốc của Đức Phật? Sao có thể gọi là lời Phật nói? Vậy độ chính xác nằm ở đâu? Hay cũng từ " hợp lẽ đạo " mà sanh ra.

Kinh Luận nhà Phật chúng ta tu học ngày nay, đậm màu Phật giáo Trung Hoa, chứa trong nó không ít tư tưởng của Khổng Giáo bị người Trung Hoa trộn vào trong đó, ngay từ những ngày Phật giáo được in dấu lên xứ sở ấy. Từ thuở ban đầu, qua bao thời gian biến đổi dịch thuật, ảnh hưởng xâu sắc văn hóa Đạo Giáo. Đến nay không ai dám đảm bảo một điều là nó chính xác 100% lời Đức Phật dạy.

Thêm nữa, Thầy KC viết "
Trong Giới Luật cấm không cho người Tàn Tật, Không Căn, Hai Căn, Đồng Tính xuất gia."

Nhà Phật không cấm người đồng tính xuất gia, Đức Phật chưa bao giờ đưa ra luật cấm đó. Các Hòa thượng tôn sư sau này, vẫn cho người đồng tính xuất gia tu học, nhưng tránh duyên không cho ở chung với chúng, mà cho ở riêng thất tu học. Tạo duyên cho xuất gia và tu học, cho đến khi nào thân tâm được thanh tịnh và đạo lực khả dụng, thì sẽ cho hòa với chúng, sống với chúng như một vị tu sĩ bình thường.

Chúng ta, những người tu học, phải lấy trí tuệ làm đầu, phá vở mọi kiến chấp sai lầm đã làm chúng sanh đau khổ. Phải biết con đường chúng ta mang đến cho người tu học là xuất phát từ trí tuệ, không phải từ những gì chúng ta học được từng chữ rồi cho là đúng hay sai. Những chữ viết kia, sao thoát khỏi sự biến đổi theo thời gian, cái mà người ta thường nói " tam sao, thất bản ".

DUY TUỆ THỊ NGHIỆP mãi vẫn là con đường rỏ ràng nhất mà nhà Phật đã dạy. Chúng sanh muôn nghiệp vì ái, chúng sanh không có lỗi, chỉ vì mê mà chúng sanh tạo nghiệp. Đạo Phật đến với tình thương, dìu dắt chúng sanh hướng theo ánh sáng trí tuệ mà từ từ thoát khỏi trầm luân. Tình thương nhà Phật không phân biệt bất cứ chúng sanh nào, luôn luôn giang tay nâng lấy và dìu dắt đến với trí tuệ giải thoát. Vì mục đích đó mà đạo Phật có mặt trên thế gian.

Vì sao dạy chúng sanh hiểu sự tướng? Vì sao dạy chúng sanh biết lý tánh?
Sự tướng để chúng sanh biết nghiệp quả mà tu học. Lý tánh để dìu dắt chúng sanh trở về Chân nguyên. Nhưng cái tối thượng luôn luôn sáng mãi trong nhà Phật mà chúng sanh luôn yêu thương gắn bó nương theo tu học, chính là Lý tánh với tình thương bao la không phân biệt.

Đạo Phật hòa vào chúng sanh duy nhất một con đường trung đạo, không phân biệt, bình đẳng tuyệt đối với mọi chúng sanh. Vì thế mà Ngài Duy Ma Cật xuất hiện rực rở, đem đến ánh sáng xóa tan bao mê lầm kiến chấp. Tình thương toát ra từ trí tuệ của Ngài Duy Ma Cật che chở cho biết bao chúng sanh từ xưa đến nay thoát khỏi những đau khổ dù cho là nặng nề nhất của con người. Vì thế mà đạo Phật trường tồn, và hợp với lẽ của Chân lý xưa nay. Vì Đạo Phật là chân lý.



 

kimcang

Registered

Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Kinh Luận nhà Phật chúng ta tu học ngày nay, đậm màu Phật giáo Trung Hoa, chứa trong nó không ít tư tưởng của Khổng Giáo bị người Trung Hoa trộn vào trong đó, ngay từ những ngày Phật giáo được in dấu lên xứ sở ấy. Thuở ban đầu Kinh Luận chỉ toàn là tiếng Hán, qua bao thời gian biến đổi dịch thuật, ảnh hưởng xâu sắc văn hóa Trung Hoa trong từng bản dịch Kinh. Đến nay không ai dám đảm bảo một điều là nó chính xác 100% lời Đức Phật dạy.
KC không nói Kinh Luận Hán Văn mà là Kinh Luận của Tây Tạng.

Kinh Luận bằng tiếng Tây Tạng dịch thẳng từ Chử Phạn chử không phải được dịch ra từ Hán Văn như Kinh Luận Việt Nam.

Tây Tạng không bị ảnh hưởng của Nho Giáo như Việt Nam.

Đến nay không ai dám đảm bảo một điều là nó chính xác 100% lời Đức Phật dạy.


Như Thầy TH nói vậy thì Kinh Luật Luận Hánh Văn có điều đáng nghi ngờ.

Xin Hỏi Thầy TH
Kinh Luật Luận Hánh Văn là phần nào là Phật nói phần nào là không phải Phật nói?

Phần không phải Phật nói tức là không phải Kinh Phật thì phải bỏ ra.



 

Phithuydu

Registered

Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
KÍNH LỄ THẦY KIM CANG

kim cang nói:
Đạo Phật từ bi với tất cả chúng sanh nhưng không phải là chấp nhận tất cả mọi việc làm của chúng sanh.

Cái tựa đề tài là Nhà Phật không phê phán tình dục đồng tính là nói về Tình Dục.

Tình Dục và Tình Ái là hai cái khác biệt.

Kính thưa Thầy KC
Phật Tử đồng ý với Thầy KC về : "đạo Phật là đạo từ bi , nhưng không phải là chấp nhận tất cả mọi việc làm của chúng sanh".
Chúng sinh nào càng gây nhiều tội thì Phật càng thương chúng sinh đó , về mặt này thì "từ bi" có nghĩa là thương hại hay tội nghiệp và muốn tìm cách giúp đỡ . Một nghĩa khác là , chư Phật dạy chúng ta về cách thể hiện " từ bi " , là từ bi phải có trí tuệ đi kèm , thì lòng từ bi ấy mới dẫn đến tốt đẹp , an lạc cho chúng sinh .
Còn về "tình ái ", thì Phật tử thấy trong kinh Tạp A Hàm có nói đến ba loại Ái : Dục Ái - Sắc Ái _ Vô Sắc Ái .Nhưng không biết có phải
_ Dục Ái là Tình Ái ở cõi Dục
_ Sắc Ái là ái ở cõi Sắc
_ Vô Sắc Ái , ái ở cõi Vô Sắc
Ái ở cõi Dục theo Pt đối với chúng ta có vẻ dễ hiểu
Còn Ái ở cõi Sắc và Vô Sắc thì đối với chúng ta có thể là chưa hiểu
Chỉ kính xin phép Thầy KC cho Pt được hỏi , ÁI và Từ Bi có điểm gì giống nhau không, và có điểm gì khác nhau.
Kính xin Thầy vì lòng từ bi mà diễn giải cho Pt được hiểu
KÍNH
 

kimcang

Registered

Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
_ Dục Ái là Tình Ái ở cõi Dục
_ Sắc Ái là ái ở cõi Sắc
_ Vô Sắc Ái , ái ở cõi Vô Sắc
Ái ở đây không phải là nghĩa yêu ham muốn mà là Chấp.

Dục Ái là Chấp 5 Dục:

5 Dục thì Sắc Dục là một trong đó.

Sắc Ái là do còn chấp nơi hình sắc vi tế.

Chư Thiên cõi Sắc Xả 5 Dục cõi Dục mà vẫn còn chấp nơi hình sắc.

Người tu Tứ Thiền phát sanh ra Hỷ Lạc thì trụ tâm vào trong Hỷ Lạc của Định cho nên gọi là Ái.

Khi tâm được lặng không dính mắc 5 dục thì phát sanh hỷ lạc lúc đó cứ muốn trụ mãi trong hỷ lạc.

Vô Sắc Ái là chấp nơi Thức.

Người tu Tứ Không Định được tâm rỗng lặng không niệm thì Trụ vào nơi Không Lặng cho nên gọi là Ái.

Cái này ai tu Thiền thì biết liền.

Như bình thường dấy vọng tưởng khi không vọng tưởng được lặng lẽ thì cứ trụ mãi trong cái không lặng lẽ đó.

Đây là sự khác biệt của Thiền Định Phật Giáo và Ngoại Đạo.

Tâm vốn vô niệm không tướng sanh diệt đối đãi cho nên nếu còn trụ nơi Hỷ Lạc hay là nơi Không Lặng thì vẫn là Chấp vì vậy mà nói là Sắc Ái, Vô Sắc Ái.

 

Phithuydu

Registered

Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Kính Thầy Kim Cang

Như thầy nói thì Pt hiểu như sau
Vô Sắc Ái là Chấp vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định
Sắc Ái là chấp vào Hỷ Lạc của Tứ Thiền
Còn Dục Ái là Chấp vào Sắc Dục của năm Dục . Sắc là tình yêu và tình dục. Tình yêu này là tình yêu chiếm hữu ( ái tình )
(Vậy chấp này của cõi dục cũng gọi là chấp tình ái )
Tình ái (đối với người Phật tử tại gia ) không phải cấm
Không chấp là được .
Còn tình yêu (Ái )của Bồ Tát là tình yêu( Ái ) không chiếm hữu , và trên nữa là không dục lậu ,gọi là Từ bi .
Giữa Vô Sắc Ái và Sắc Ái có điểm không tương đồng lớn, tuy cùng là chấp tâm.
Kính


Chào Bạn trẻ Hoàng Trí
Vì trên bạn trẻ đã nói đến hai chữ " phi đạo "
Còn Phật tử này thì biết về "phi đạo" :phật dạy cầu tài có sáu món phi đạo
1- Đánh bạc cầu tài lợi là phi đạo
2-Phi thời cầu tài lợi là phi đạo
3- Uống rượu buông lung cầu tài lợi là phi đạo
4-Gần gũi với bạn ác mà cầu tài lợi là phi đạo
5-Vì vui đàn hát cầu tài lợi là phi đạo
6- Biếng nhác cầu tài lợi là phi đạo
( Kinh Trung A Hàm )
Thân
 

kimcang

Registered

Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Người tu thiền khi Vọng Tưởng Lặng rồi :

1-Vọng Tưởng Lặng thì được sự Hỷ Lạc (Hỷ Thô Lạc Tế) nếu Chấp
vào Hỷ Lạc thì lạc vào Sắc Giới Định.

2-Vọng Tưởng Lặng, Hỷ Lạc Cũng Lặng được Rỗng Không Lặng Lẽ nếu Chấp
Rỗng Không Lặng thì lạc vào Vô Sắc Giới Định.

Bồ Tát tu Tâm Từ chứ không Ái.


Từ và Ái khác nhau.


 

Phithuydu

Registered

Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Người tu thiền khi Vọng Tưởng Lặng rồi :

1-Vọng Tưởng Lặng thì được sự Hỷ Lạc (Hỷ Thô Lạc Tế) nếu Chấp vào Hỷ Lạc thì lạc vào Sắc Giới Định.

2-Vọng Tưởng Lặng, Hỷ Lạc Cũng Lặng được Rỗng Không Lặng Lẽ nếu Chấp Rỗng Không Lặng thì lạc vào Vô Sắc Giới Định.

Bồ Tát tu Tâm Từ chứ không Ái.

Từ và Ái khác nhau.

Kính chào thầy KC
Chắc có lẽ vì Pt nói thiếu lời nên thầy KC hiểu lầm
Từ bi gồm Từ và Bi cộng lại
Nghĩa căn bản của Từ Bi
Từ : tâm ban vui cho người vì khắp tất cả chúng sinh
Bi : tâm bạt khổ cho người vì khắp tất cả chúng sinh
Từ bi là tâm bạt khổ ban vui cho khắp tất cả chúng sinh
Đây là tâm của Bồ Tát
Người tu Phật Đạo cũng phải có tâm này từ buổi sơ cơ .
Còn ÁI là yêu thương , chúng ta đang ở cõi Dục nên ở đây xin chỉ bàn về yêu thương của cõi Dục
Yêu thương không phải chỉ có tình yêu luyến ái giữa nam và nữ, hay yêu tiền , yêu tiếng , yêu ăn ngon mặc đẹp , yêu chức tước địa vị
Yêu thương gồm nhiều nghĩa : cha mẹ yêu con , con cái yêu cha mẹ , người dân yêu tổ quốc , công dân yêu đồng bào đồng hương của mình , bạn bè yêu thương nhau, người nhân đức yêu thương người trong cảnh khổ ., hành giả yêu đạo , người tu yêu chánh pháp …
Nhưng tình yêu này đều là thấy có mình ( người đi yêu thương ) và người hay cái mà ta yêu tức cái ta và cái của ta .Nên gọi tình yêu này là tình yêu chiếm hữu .Vì sao ta yêu cô này mà không yêu cô khác, vì sao ta chỉ có thể yêu thương cha mẹ ta , con cái ta ,tổ quốc ta , đồng hương của ta …. Mà không yêu hay yêu kém cha mẹ , tổ quốc, quê hương của kẻ khác .
Và tình yêu này là tình yêu mang chứa dục lậu

Bồ Tát thì yêu thương khắp tất cả chúng sinh như nhau , không vì chiếm hữu , không vì tâm ham muốn phiền não ,mà bằng tâm từ bi ban rải
Do đó tình yêu thương của Bồ Tát đối với chúng sinh khác với tình yêu thương của chúng sinh
Chúng ta thường nghe nói đến tình yêu nhân loại trong thế gian. Nhưng tình yêu này cũng là có người yêu thương và nhân loại được yêu thương và không có phương cách giúp cho người thoát khổ thật sự.Bồ tát thì không thấy có nhân loại chúng sinh khổ và có Bồ Tát từ bi cứu khổ ban vui, (mà vẫn vì tâm từ bi cứu khổ ban vui )
Pt thì hiểu như vậy .
Không biết lần này Thầy KC chấp nhận chưa

1-Vọng Tưởng Lặng thì được sự Hỷ Lạc (Hỷ Thô Lạc Tế) nếu Chấp vào Hỷ Lạc thì lạc vào Sắc Giới Định.

2-Vọng Tưởng Lặng, Hỷ Lạc Cũng Lặng được Rỗng Không Lặng Lẽ nếu Chấp Rỗng Không Lặng thì lạc vào Vô Sắc Giới Định.

Vậy nếu không chấp vào sự Hỷ Lạc , cũng không chấp vào Rỗng Không Lặng Lẽ , thì có gọi là Tứ Thiền , Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiền không

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com<img src=" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 

kimcang

Registered

Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Vậy nếu không chấp vào sự Hỷ Lạc , cũng không chấp vào Rỗng Không Lặng Lẽ , thì có gọi là Tứ Thiền , Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiền không
Không Chấp Hỷ Lạc thì
vượt khỏi Sắc Giới (Tứ Thiền), Không Chấp Rỗng Lặng (Tứ Không Định) thì vượt khỏi Vô Sắc Giới.

Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định là định cao nhất của Tứ Không Định của Vô Sắc Giới.

Điều này phải do thực hành nói trên văn từ không đến.

Bồ Tát tu Tâm Từ Bi là kết hợp với Quán Tánh Không.

Sự khác biệt của Phàm Phu tu
Tâm Từ Bi Bồ Tát tu Tâm Từ Bi là:

Phàm Phu thấy Chấp Thấy Thật Có đối tượng để khởi
Tâm Từ Bi còn Bồ Tát thì quán đối tượng là Không Có Tự Tánh.

Cho nên khi mình nói
tu Tâm Từ Bi mà chưa kết hợp với Quán Tánh Không đó là mình tu theo Phàm Phu.

 

Phithuydu

Registered

Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Không Chấp Hỷ Lạc thì vượt khỏi Sắc Giới (Tứ Thiền), Không Chấp Rỗng Lặng (Tứ Không Định) thì vượt khỏi Vô Sắc Giới.
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định là định cao nhất của Tứ Không Định của Vô Sắc Giới.

Điều này phải do thực hành nói trên văn từ không đến.



Kính thầy KC
Kính các Đạo Hữu
Đây là sự hành trì , không phải là hý luận.
Nhưng vì Pt muốn xác định nghĩa của danh từ trong đạo , để khi bàn bạc không nhầm lẫn.
Vì thầy KC nói "vượt khỏi " Sắc Giới , Vô Sắc Giới .
Nếu nói "vượt khỏi " , là từ ở định này vượt khỏi
Từ ở Định của Sắc giới hay Vô sắc giới mà vượt khỏi định này
Và hết sức Thiền phải ngưng trụ ở cõi này , là hai sự tướng khác nhau , đúng không .
Từ Sắc Giới có thể vượt khỏi để chứng đắc
Từ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định có thể từ sức định vượt khỏi định này không .



Cho nên khi mình nói tu Tâm Từ Bi mà chưa kết hợp với Quán Tánh Không đó là mình tu theo Phàm Phu.



Nhưng từ địa vị của Phàm Phu , tu từ bi là điều cần trong đạo Phật
Nếu nói tâm từ bi của phàm phu chỉ là tâm phan duyên không có giá trị gì (cho giải thoát ), thiết tưởng không đúng lắm .( không đúng hoàn toàn )
Từ tu từ bi này của phàm phu mới có từ bi của BỒ TÁT
Muốn hành từ bi phải có đủ phúc báo tự thân , như người đang khổ tâm buồn chán trong cảnh ngộ sống thì không thể giúp cho người đau khổ khác được hạnh phúc , thậm chí không thể an ủi người ấy cho bớt buồn .Hay như người thấy người nghèo thiếu muốn giúp mà không có tiền giúp
Pt có quan niệm như vậy

KÍNH
 

kimcang

Registered

Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Đã nói là Bồ Tát thì đâu có tu theo cách Phàm Phu vì như vậy đâu có gọi là Bồ Tát được.

Bồ Tát là Giác Hữu Tình mà nếu thực hành cách Phàm Phu thì đâu gọi là
Giác Hữu Tình.

Có Phần Giác mới gọi là Bồ Tát.

Chưa Có Phần Giác thì không gọi là Bồ Tát.

Giác cạn nhỏ là Bồ Tát Thấp

Giác sâu rộng là Bồ Tát Lớn.

Như là sáng thì phải có thể soi vật tỏ hay mờ thì còn tùy sức sáng.

Bồ Tát tu Tâm Từ thì luôn luôn kết hợp với Trí Tuệ Tánh không nếu không thành Si Ái của Phàm Phu.

Bồ Tát tu Tâm Từ không phải thương chúng sanh nghèo đói, bịnh tật...mà là thương chúng sanh bị si mê khiến chìm đắm trong khổ trong sanh tử luân hồi.

Phàm Phu tu Tâm Từ nhưng Chấp cho nên có Cái Tham Sân Si ẩn ở trong thí dụ thấy người đói khổ thì thương bố thí tiền bạc giúp đỡ cho họ rồi sau họ no đủ thành đạt lại chẳng biết ơn thì sau đó lại khởi Sân.








 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top