Tâm thức chư Như Lai, chư tổ
thiền tông luôn như thế.
Đạo không dụng tu, chỉ đừng ô nhiễm.
Này A-nan-đà, Ta luôn an trú trong tánh không, và đang trong lúc này thì Ta lại càng an trú sâu xa hơn nữa'.
Bạch Thế Tôn, tôi nghĩ rằng tôi đã nghe đúng như thế, và hiểu đúng như thế"
Đấng Thế Tôn đáp lại như sau:
- "Quả đúng như thế, này A-nan-đà, những gì người đã được nghe thấy đúng là như thế; những gì người hiểu được cũng đúng là như thế.
Nếu có những người đến viếng thăm hỏi Như Lai, thì dù họ là các tỳ-kheo hay tỳ-kheo-ni, là người thế tục, là đàn ông hay đàn bà, là vua chúa, là quan lại chốn triều đình, là các vị lãnh đạo giáo phái và các môn đệ của họ, thì tâm thức của Như Lai lúc nào cũng hướng vào sự đơn độc, mở rộng vào sự đơn độc, tiếp nhận sự đơn độc, nhìn vào sự đơn độc, tận hưởng sự từ bỏ (nếp sống của người xuất gia), và sau khi đã loại bỏ được các phẩm năng cơ bản (basic qualities) làm dấy lên các sự xao động tâm thần, thì:
Như Lai chỉ đàm đạo với họ về những gì thật cần thiết và để tự họ cáo từ.
Trong tâm thức chư Phật, chư Tổ không có chủ thể, không có đối tượng. Đó là tâm thức bất nhị.
Tâm thức không còn bị nhiễm ô bởi nhị nguyên trên đây được hiển thị rõ ràng qua bài kệ của vua Trần Nhân Tông và cũng là Tổ sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.