- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,976
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Đây là pháp hội ngắn gọn nhất trong các pháp hội mà Đức Thích Ca thuyết giảng về Cực Lạc Thế Giới và Đức A Di Đà Phật.
Nguyên bản kinh văn: www.niemphat.vn
Trong đó, có đoạn:
Lời bàn của VNBN: Thiện căn và phước đức là cái hậu thuẩn cho một người an ổn tu tập trong chánh Pháp, cũng giống như một người ngồi thiền mà căn lành và phước đức kém thì khó mà ngồi yên ổn được, dễ rơi vào hôn trầm hoặc thân tâm khó an định.
Cũng như vậy, người thiện căn kém cỏi hoặc phước đức mỏng manh thì làm sao có thể chấp trì danh hiệu Phật 1 ngày (24 giờ) mà tâm luôn chuyên nhất?!
Trong đoạn Kinh trên, hành giả chấp trì danh hiệu Phật, tức là cột tâm niệm của mình vào danh hiệu Phật A Di Đà, làm như vậy 1 ngày, hoặc 2 ngày,..., 7 ngày. Đó là sự liên tục trong chấp trì, từ ngày này qua ngày kia mà không bàn tới ăn uống ngủ nghỉ, không được gián đoạn bất kì một thời điểm nào.
Niệm tới chừng nào? Ít nhất là 1 ngày (24 giờ) mà trong suốt 1 ngày đó phải "nhất tâm bất loạn", nhất tâm bất loạn trong suốt quá trình chấp trì danh hiệu Phật chứ không phải niệm để được kết quả nhất tâm bất loạn. Còn như niệm được 2 ngày hay hơn thì công đức lại càng tăng thêm nữa, vãng sanh ở phẩm vị cao hơn.
Nhất tâm bất loạn là thế nào? Là lúc niệm Phật không bị các niệm khác xen vào gây tán loạn mà chỉ có câu Phật hiệu tuôn chảy liên tục, giữ trạng thái đó tối thiểu 1 ngày.
Nhiều người cho rằng "nhất tâm bất loạn" là niệm mà vô niệm, tương đương đắc đạo kiến tánh. Đó là quan niệm riêng của họ chứ không phải theo Kinh điển này. Rõ ràng ở đây là do hành giả "chấp trì danh hiệu Phật" mà có, sử dụng danh tự danh hiệu Phật để cột tâm vào đó mà đạt định tâm như người thiền định thôi, chứ không phải nhất tâm bất loạn do tâm buông ý xả.
Như vậy, trong đoạn dịch trên Hòa Thượng Thích Trí Tịnh không dịch "nhất tâm bất loạn" mà dịch là "một lòng không tạp loạn" là rất chính xác, một lòng hướng về Cực Lạc, cột tâm vào Phật hiệu, thâu nhiếp lục căn Phật hiệu nối tiếp không gián đoạn, cứ làm như vậy tối thiểu 1 ngày, lâm chung được Phật thị hiện theo bổn nguyện .
Tuy nhiên, đã được như vậy chưa chắc vãng sanh?! Vì sao vậy, vì lúc hành giả lâm chung hành giả thấy Phật và Thánh chúng hóa hiện đến mà tâm tín nguyện thay đổi thì tự mình bỏ Cực Lạc không thể vãng sanh. Hành giả tuy niệm Phật không tạp loạn được 1 ngày, 2 ngày,... nhưng kể từ đó đến lúc lâm chung cũng là một khoảng thời gian, có thể có sự thay đổi trong nhận thức của hành giả. Vì cái hành giả công phu đạt được đó là định tâm, chứ chưa phải là chứng Thánh giải thoát nên chưa có sự vững chải nơi tâm mình. Nếu lúc Phật và Thánh chúng hiện ra mà tâm người đó chẳng muốn vãng sanh nữa (do một nguyên nhân nào đó nơi nhận thức của bản thân người đó) thì chính họ đã từ bỏ Cực Lạc nên chẳng thể nào vãng sanh.
Bởi vậy các chư vị đi trước luôn nhắc nhở: Tín - Nguyện cho bền chắc, Hạnh cho nhất tâm, 10 vãng sanh 10 không sót ai cả.
Tu như vậy có khó không? Cái này tùy theo thiện căn và phước đức của mỗi người vậy! Các bạn có để ý rằng trong pháp hội này, đối tượng chính là người xuất gia mà không thấy nhắc tới hàng cư sĩ câu hội. Như vậy, muốn niệm Phật được như vậy thì người xuất gia có điều kiện để có thể thực hiện được, hoặc là cư sĩ nhưng có chí quyết như một người xuất gia và sống tương tự như một người xuất gia thì mới có thể thực hiện được.
Nhưng đây không phải là tiêu chuẩn duy nhất. VNBN sẽ giới thiệu một cách niệm Phật khác nữa mà đối tượng chính là cư sĩ tại gia (dĩ nhiên xuất gia lại càng tốt hơn), đó là niệm Phật tam muội, hiện đời an ổn, 10 niệm lâm chung ở một chủ đề khác sẽ lập sau.
Nguyên bản kinh văn: www.niemphat.vn
Trong đó, có đoạn:
Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó. Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên n
Lời bàn của VNBN: Thiện căn và phước đức là cái hậu thuẩn cho một người an ổn tu tập trong chánh Pháp, cũng giống như một người ngồi thiền mà căn lành và phước đức kém thì khó mà ngồi yên ổn được, dễ rơi vào hôn trầm hoặc thân tâm khó an định.
Cũng như vậy, người thiện căn kém cỏi hoặc phước đức mỏng manh thì làm sao có thể chấp trì danh hiệu Phật 1 ngày (24 giờ) mà tâm luôn chuyên nhất?!
Trong đoạn Kinh trên, hành giả chấp trì danh hiệu Phật, tức là cột tâm niệm của mình vào danh hiệu Phật A Di Đà, làm như vậy 1 ngày, hoặc 2 ngày,..., 7 ngày. Đó là sự liên tục trong chấp trì, từ ngày này qua ngày kia mà không bàn tới ăn uống ngủ nghỉ, không được gián đoạn bất kì một thời điểm nào.
Niệm tới chừng nào? Ít nhất là 1 ngày (24 giờ) mà trong suốt 1 ngày đó phải "nhất tâm bất loạn", nhất tâm bất loạn trong suốt quá trình chấp trì danh hiệu Phật chứ không phải niệm để được kết quả nhất tâm bất loạn. Còn như niệm được 2 ngày hay hơn thì công đức lại càng tăng thêm nữa, vãng sanh ở phẩm vị cao hơn.
Nhất tâm bất loạn là thế nào? Là lúc niệm Phật không bị các niệm khác xen vào gây tán loạn mà chỉ có câu Phật hiệu tuôn chảy liên tục, giữ trạng thái đó tối thiểu 1 ngày.
Nhiều người cho rằng "nhất tâm bất loạn" là niệm mà vô niệm, tương đương đắc đạo kiến tánh. Đó là quan niệm riêng của họ chứ không phải theo Kinh điển này. Rõ ràng ở đây là do hành giả "chấp trì danh hiệu Phật" mà có, sử dụng danh tự danh hiệu Phật để cột tâm vào đó mà đạt định tâm như người thiền định thôi, chứ không phải nhất tâm bất loạn do tâm buông ý xả.
Như vậy, trong đoạn dịch trên Hòa Thượng Thích Trí Tịnh không dịch "nhất tâm bất loạn" mà dịch là "một lòng không tạp loạn" là rất chính xác, một lòng hướng về Cực Lạc, cột tâm vào Phật hiệu, thâu nhiếp lục căn Phật hiệu nối tiếp không gián đoạn, cứ làm như vậy tối thiểu 1 ngày, lâm chung được Phật thị hiện theo bổn nguyện .
Tuy nhiên, đã được như vậy chưa chắc vãng sanh?! Vì sao vậy, vì lúc hành giả lâm chung hành giả thấy Phật và Thánh chúng hóa hiện đến mà tâm tín nguyện thay đổi thì tự mình bỏ Cực Lạc không thể vãng sanh. Hành giả tuy niệm Phật không tạp loạn được 1 ngày, 2 ngày,... nhưng kể từ đó đến lúc lâm chung cũng là một khoảng thời gian, có thể có sự thay đổi trong nhận thức của hành giả. Vì cái hành giả công phu đạt được đó là định tâm, chứ chưa phải là chứng Thánh giải thoát nên chưa có sự vững chải nơi tâm mình. Nếu lúc Phật và Thánh chúng hiện ra mà tâm người đó chẳng muốn vãng sanh nữa (do một nguyên nhân nào đó nơi nhận thức của bản thân người đó) thì chính họ đã từ bỏ Cực Lạc nên chẳng thể nào vãng sanh.
Bởi vậy các chư vị đi trước luôn nhắc nhở: Tín - Nguyện cho bền chắc, Hạnh cho nhất tâm, 10 vãng sanh 10 không sót ai cả.
Tu như vậy có khó không? Cái này tùy theo thiện căn và phước đức của mỗi người vậy! Các bạn có để ý rằng trong pháp hội này, đối tượng chính là người xuất gia mà không thấy nhắc tới hàng cư sĩ câu hội. Như vậy, muốn niệm Phật được như vậy thì người xuất gia có điều kiện để có thể thực hiện được, hoặc là cư sĩ nhưng có chí quyết như một người xuất gia và sống tương tự như một người xuất gia thì mới có thể thực hiện được.
Nhưng đây không phải là tiêu chuẩn duy nhất. VNBN sẽ giới thiệu một cách niệm Phật khác nữa mà đối tượng chính là cư sĩ tại gia (dĩ nhiên xuất gia lại càng tốt hơn), đó là niệm Phật tam muội, hiện đời an ổn, 10 niệm lâm chung ở một chủ đề khác sẽ lập sau.
Sửa lần cuối: