- Tham gia
- 15/4/15
- Bài viết
- 1,256
- Điểm tương tác
- 410
- Điểm
- 83
Bất kì một bậc giác ngộ tỉnh thức nào cũng phải trải qua 4 bước sau:
1 - Sống giữa đời thường: Người đó sinh ra, lớn lên và sống trong xã hội loài người. Là người có ít nhiều sự hiểu biết, thuộc dạng người nhạy cảm với những khổ đau trong cuộc sống. Có thể là người đó trực nhận nếm trải hoặc là người đó nhìn người khác khổ đau và có sự đồng cảm sâu sắc. Ý nghĩ thoát khổ được nuôi lớn dần.
2 - Tu tập, hành trì tìm sự giải thoát hoàn toàn: Ban đầu là chí hướng muốn thoát ly, xa rời sự khổ, ra khỏi luân hồi người đó lên đường tìm đạo. Mục tiêu đầu tiên là giải thoát cho chính mình. Qua học hỏi, hành trì tìm đạo người đó từng bước đạt được những sự tỏ ngộ cần thiết, trí tuệ dần dần khai mở. Sau cùng, người đó đạt được sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn - Đạt quả vị A la hán. Mặc dù cùng là giải thoát hoàn toàn nhưng sự giác ngộ của các bậc Tỉnh thức là có sai khác. Điều này tùy thuộc vào sự hiểu biết, trình độ, căn cơ nhận thức,… Cả sự lao nhọc trên con đường tìm đạo và bi nguyện của mỗi người.
3 - Lập hạnh Bồ tát: Khi nhận biết tánh không của vạn pháp, sống được với chân tâm. Người đó đạt được sự tự tại, giải thoát. Nhìn lại hành trình tìm đạo, nhận thấy người thân và chúng sinh 3 cõi bị khổ não hành hạ. Xót thương khởi tâm từ bi không dính mắc, nhập thế tùy thuận thuyết pháp cứu khổ, độ sinh cho mọi người và mọi loài - Hành Bồ tát đạo.
4 - Thành tựu Pháp vô sanh: Ở bước 2 và 3, người đó đã đạt được thể của tâm - Là sự như như bất động. Riêng ở bước 3 vì còn tấm thân xác thịt người đó khởi dụng của tâm - Làm việc tùy thuận, đối cảnh vô tâm. Cho đến khi tấm thân máu thịt hư hoại, người đó tùy thuận thoát ra khỏi luân hồi. Gieo nhân Phật, gặt quả vị Phật - Phật cũng không lập.
Trên đây là những bước đi chân thật của một người giác ngộ đã phải đi trên con đường giải thoát hoàn toàn.
1 - Sống giữa đời thường: Người đó sinh ra, lớn lên và sống trong xã hội loài người. Là người có ít nhiều sự hiểu biết, thuộc dạng người nhạy cảm với những khổ đau trong cuộc sống. Có thể là người đó trực nhận nếm trải hoặc là người đó nhìn người khác khổ đau và có sự đồng cảm sâu sắc. Ý nghĩ thoát khổ được nuôi lớn dần.
2 - Tu tập, hành trì tìm sự giải thoát hoàn toàn: Ban đầu là chí hướng muốn thoát ly, xa rời sự khổ, ra khỏi luân hồi người đó lên đường tìm đạo. Mục tiêu đầu tiên là giải thoát cho chính mình. Qua học hỏi, hành trì tìm đạo người đó từng bước đạt được những sự tỏ ngộ cần thiết, trí tuệ dần dần khai mở. Sau cùng, người đó đạt được sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn - Đạt quả vị A la hán. Mặc dù cùng là giải thoát hoàn toàn nhưng sự giác ngộ của các bậc Tỉnh thức là có sai khác. Điều này tùy thuộc vào sự hiểu biết, trình độ, căn cơ nhận thức,… Cả sự lao nhọc trên con đường tìm đạo và bi nguyện của mỗi người.
3 - Lập hạnh Bồ tát: Khi nhận biết tánh không của vạn pháp, sống được với chân tâm. Người đó đạt được sự tự tại, giải thoát. Nhìn lại hành trình tìm đạo, nhận thấy người thân và chúng sinh 3 cõi bị khổ não hành hạ. Xót thương khởi tâm từ bi không dính mắc, nhập thế tùy thuận thuyết pháp cứu khổ, độ sinh cho mọi người và mọi loài - Hành Bồ tát đạo.
4 - Thành tựu Pháp vô sanh: Ở bước 2 và 3, người đó đã đạt được thể của tâm - Là sự như như bất động. Riêng ở bước 3 vì còn tấm thân xác thịt người đó khởi dụng của tâm - Làm việc tùy thuận, đối cảnh vô tâm. Cho đến khi tấm thân máu thịt hư hoại, người đó tùy thuận thoát ra khỏi luân hồi. Gieo nhân Phật, gặt quả vị Phật - Phật cũng không lập.
Trên đây là những bước đi chân thật của một người giác ngộ đã phải đi trên con đường giải thoát hoàn toàn.