- Tham gia
- 27/10/06
- Bài viết
- 1,775
- Điểm tương tác
- 90
- Điểm
- 48
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO NHẤT TÔNG ĐỜI TRẦN
<DIV align=center>THÍCH PHƯỚC ĐẠT<B><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
Khi nhà Lý không còn thế đứng trên vũ đài chính trị nữa, thì việc vua Trần Thái Tông lên ngôi báu, khai sáng ra triều đại nhà Trần là đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đất nước bấy giờ. Một là thâu giang sơn về một mối, thống nhất từ trong ý chí và hành động. Hai là trên dưới đồng lòng, cùng nhau xây dựng phát triển đất nước thịnh vượng và bảo vệ vững chắc các thành quả đạt được trước bất cứ thế lực nào. Ngoài việc thực hiện trọn hai mục tiêu đề ra, Trần Thái Tông còn đặt cho mình một nhiệm vụ hết sức trọng đại cần phải được đề cập là ngài chủ trương đặt nền móng thống nhất các thiền phái hiện có như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, tiến đến sát nhập và hình thành dòng thiền Trúc Lâm duy nhất đời Trần. <o
></o
>
Hay nói một cách chính xác và cụ thể, người khai sáng ra Thiền phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông làm Đệ Nhất tổ, nhưng người có công đặt nền móng thiết lập cho Thiền phái phát triển và truyền thừa từ mô hình tổ chức cho đến nội dung tu tập hành trì, thể hiện bản sắc dân tộc là Trần Thái Tông. Sự kiện ra đời dòng Thiền này có ý nghĩa rất lớn, nó đáp ứng nhu cầu lịch sử của dân tộc là xây dựng một đất nước Đại Việt độc lập tự chủ không chỉ được xác định trên cương thổ biên giới về địa lý mà còn độc lập tự chủ trên mọi phương diện lĩnh vực chính trị kinh tế, văn hóa và ngay cả tôn giáo. Thế nên, dù trong cương vị là vị hoàng đế, hay Thái thượng hoàng, Thiền sư, Trần Thái Tông luôn khát khao thiết lập dòng thiền mới mang tính cách Đại Việt. Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn không chỉ trong tổ chức chính trị nước nhà mà còn là lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đã thiết lập được mô hình tổ chức Phật giáo Nhất tông vào đời Trần, tức là “thời đại của một tông phái Phật giáo duy nhất” 1 , với tôn chỉ hoạt động là thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động phục vụ cho Đạo pháp - Dân tộc.
Theo Nguyễn Duy Hinh, mô hình tổ chức Phật giáo Nhất tông này ra đời dựa trên hai tiền đề xã hội và tôn giáo hình thành trong hoàn cảnh lịch sử của nước nhà. Về mặt xã hội, nhà Trần trong buổi đầu mới thành lập, công việc cấp bách thiết thực nhất đặt ra trước mắt các nhà lãnh đạo tối cao là xây dựng một ý thức hệ độc lập thống nhất gồm 4 mục đích chính: <o
1. Thoát khỏi sự lệ thuộc chặt chẽ về ý thức hệ với nước ngoài để thanh toán hoàn toàn mọi cơ sở của nước xâm lược.<o
2. Làm cơ sở tư tưởng để thống nhất ý thức dân tộc về mặt chính trị nhằm củng cố sự thống nhất dân tộc thêm một bước nữa. <o
3. Làm công cụ thống nhất quyền lực vào chính quyền Trung ương, tức quy tụ vào họ Lý, họ Trần. <o
4. Làm phương tiện giải quyết các mâu thuẫn nội bộ dân tộc chủ yếu là giai cấp lãnh đạo và đông đảo quần chúng nhân dân nhằm duy trì một trật tự xã hội và cũng tức là duy trì ngai vàng của dòng họ. <o
Về mặt tôn giáo, nhà Trần phải lựa chọn Thiền tông làm ý thức hệ tiêu biểu, nhưng cần phải thay đổi nội dung của các Thiền phái để đáp ứng các yêu cầu căn bản như đã nói trên. Vì thế, nhà Trần chủ trương lập ra một Thiền phái có nội dung tư tưởng độc lập, thể hiện đúng tinh thần bản sắc dân tộc hơn, hướng đến các mục tiêu sau: 1. Tự mình phân biệt với Thiền tông ở Trung Quốc biểu lộ tính độc lập. 2. Thay đổi một phần nội dung tiêu cực và thân ngoại quốc của các phái Thiền tông trong nước. 3. Vượt lên trên sự khác biệt của tất cả các tông phái Phật giáo cũng như các tín ngưỡng phi Phật giáo để nhằm thống nhất ý thức hệ. Không chịu trách nhiệm về sự khác biệt và đụng độ đã xảy ra trong lịch sử giữa các phái Thiền tông với nhau cũng như Thiền tông với các tín ngưỡng khác, do đó thu hút các tín ngưỡng khác. 4. Tự khoác cho mình chiếc áo một tôn giáo mới - tuy rằng thực tế chỉ là một phái, với đầy đủ các yếu tố để thu phục quần chúng 2. <o
Thực tế, tư tưởng lập Thiền phái Trúc Lâm được manh nha từ khi Phật giáo chủ trương mới, nhập thế, tùy tục, tùy duyên nhưng bất biến để đáp ứng các yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra của một đất nước vừa độc lập và đang thực hiện thống nhất trên mọi phương diện.Dưới ảnh hưởng và uy tín của nhà vua, vào thế kỷ thứ XIII, ba Thiền phái trên dần dần sát nhập thành Thiền phái Trúc Lâm duy nhất đời Trần. Và như thế mô hình Phật giáo Nhất Tông được thiết kế từ khi Trần Thái Tông lên ngôi, và phải đến thời Trần Nhân Tông thì mới đi vào hoạt động thực tiễn một cách mạnh mẽ. Mô hình tổ chức Giáo hội này hoạt động như một tôn giáo mới ra đời mà theo các nhà nghiên cứu cho rằng một tôn giáo, đạo giáo hình thành phải đầy đủ các thành tố: Giáo chủ, tôn chỉ, hệ thống giáo lý, tín đồ - hình thức nghi lễ. Vấn đề là các thành tố đó vận hành như thế nào để có một lịch sử kế thừa lâu dài.<o