Giai đoạn Mật giáo hậu kỳ (tt).
Hệ thống lý luận của Mật giáo cũng dần dần được hình thành, nó được kết tập vào khoàng nửa cuối của thế kỷ thứ bảy, tức là Kinh Đại Nhật, tiếp theo đó là Kinh Kim Cang Đảnh ——tác phẩm lý luận nổi tiếng của Mật giáo xuất hiện.
Kinh Đại Nhật còn gọi là Kinh Đại Tỳ-Lô-Gía-Na Thành Phật Thần Biến Gia trì Kinh (tiếng Phạn: Mahā-vairocanābhisambodhi-vikur-vi-tadhişthāna vaipulya sūtrendra-raja-nāma-dharma-paryāya), hai chữ Đại Nhật (Mahāvairocana) có nghĩa là ánh sáng lớn, là một trong tướng tốt của đức Phật, có lúc lý giải thành ánh sáng vĩ đại của mặt trời. Truyền thuyết kể rằng, kinh Đại Nhật là do đức Đại Nhật Như Lai giảng thuyết, Mật giáo là đối lại với hiển giáo, là sự phái biệt của Phật giáo Đại thừa. Hiển giáo là do đức Như Lai tùy cơ mà ứng thân cứu độ chúng sanh mà thuyết ra, Mật giáo là pháp do Báo thân tự thọ dụng, nội chứng thánh trí của đức Phật, và thánh trí Tha thọ dụng báo thân của đức Đại Hạnh Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa, hiện đời gặp Mạn-đà-la A-xà-lê, cho đến danh hiệu Quán đảnh thọ Kim cang, do đó mà chứng được pháp sâu xa không thể nghĩ bàn, siêu vượt lên cả hàng nhị thừa và Bồ tát thập địa, tức thân thành Phật. Nói rõ những gì đức Đại Nhật Như Lai nói ra là có y cứ lý luận sâu xa, đồng thời kinh Đại Nhật trở thành bộ kinh điển lý luận của Mật giáo, là đại pháp tối cao, và là pháp đốn ngộ, pháp dễ hành dễ chứng. Ưu điểm đáng luận bàn là sự trùng lặp giữa việc cầu sanh Tây phương tịnh độ của Mật giáo và sự hợp nhất với Phạm Thiên của Ấn độ giáo, trên lịch trình tu chứng thì gọi là Pháp nhanh, mục đích thì là cứu cánh. Sự hình thành của tư tưởng này chính là việc kết tập kinh Đại Nhật. Do đó, với mức độ nào đó có thể nói rằng, do sự kết tập Kinh Đại Nhật mà hình thành được hệ thống lý luận của Mật giáo, từ đó thu hút được mọi người ào ạt cùng hát lên khúc ca tuyệt diệu, đó là khúc ca “tức thân thành Phật”.
Tư tưởng trọng tâm của kinh Đại Nhật là “tức sự nhi chơn”, trên thực tế tư tưởng này bắt nguồn từ tư tưởng “sự sự vô ngại” của kinh Hoa nghiêm, đồng thời tham chiếu qua tư tưởng “Phạm ngã nhất trí” của Ấn độ giáo, từ đó mới đề ra giáo lý “tức thân thành Phật”. Bởi nguồn gốc của Kinh Đại Nhật là từ kinh Hoa Nghiêm, lại đặc biệt xem trộng Bồ đề tâm, cho rằng thông qua việc thấy rõ tâm mình như thật, đồng thời tự tâm mình cầu được nhất thiết trí thì sẽ đạt được tâm bồ đề. Trong kinh tuy giảng đức Đại Nhật Như Lai thuyết pháp nhiếp chúng sanh, mượn chân ngôn và Mandala để hiển hiện ra vô số thân Phật. Quan niệm này đối kháng lại với tư tưởng Đại thừa, nhưng nó trở thành cơ sở lý luận của Mật giáo.
Cụ thể mà nói, trong Kinh Đại Nhật, đức Phật Thích Ca Mâu Ni trở thành đức Đại Tỳ-lô Gía-na Phật, theo bên ngài có đức Phổ Hiền Bồ tát và hai vị Kim Cang, và cả những vị Kim Cang thủ môn. Toàn thể vũ trụ dường như được ánh sáng của đức Phật phổ chiếu khắp. Tất cả chúng hữu tình đều phải nương vào tự tâm mình để đạt được ngôi vị chánh giác, nói một cách rốt ráo thì tự tâm vốn thanh tịnh, người tu tập phải thông qua thiền định của ngài để rồi trở thành Phật Tỳ Lô Gía Na. Ngài dùng Mạn-đa-la (Madala) để nhận rõ tâm niệm chúng sanh, bởi Mandala cũng là tâm của Phật, là tâm Bồ đề. Phương pháp cảm thông này bao hàm cả trì niệm Chân ngôn, tham gia các nghi thức như quán Mandala, tay kiết ấn và thực hiện nghi thức Du già. Bước thứ nhất là cử hành nghi thức quán đảnh cho đệ tử, việc đầu tiên là chọn lựa một cách cẩn thận những người đệ tử thuần khiết, biết khắc kỷ, có tâm thành khẩn và trung thành với người thầy v.v.., đồng thời người đệ tử ấy phải biết ham thích học tập Phật pháp, biết hi sinh thân mạng để bảo vệ Phật pháp, sau đó mới bắt đầu cữ hành nghi thức trọng yếu, và các việc rải hoa cúng dường v.v.. Song, hình thức nghi lễ này được gọi là bước đầu huấn luyện, với mục tiêu là hấp dẫn chúng sang thấy được Mandala. Nhưng Mandala chân thực và tối cao chỉ có xuất sanh trong tâm của người đệ tử, sau khi đã trải qua bước đầu huấn luyện rồi thì việc quan trọng là bắt buộc mỗi hành giả phải quán tưởng Mandala ở trong thân thể của mình, và cuối cùng Mandala ấy chỉ có tồn tại trong tâm mình[12]. Công phu thiền định và trì tụng mật chú là bộ phận quan trọng trong pháp môn tu tập của Mật giáo, đặc biệt là thiền định của Mật giáo đã trở thành một con đường, một pháp môn tu tập chính yếu của tông phái này, chỉ có trong thiền định mới chính mắt thấy được Phật, thông qua năng lượng của Phật mới đạt đến quả vị cứu cánh Niết-bàn (Nirvāṇa). Tóm lại, Kinh Đại Nhật xuất hiện tương đối sớm, được kết tập trong Tập Bộ, là một bộ kinh rất quan trọng đối với giáo lý Mật giáo.