- Tham gia
- 25/3/15
- Bài viết
- 151
- Điểm tương tác
- 45
- Điểm
- 28
Kính mời các Bạn tham gia thảo luận chủ đề này ạ:
Hỏi: Phật là gì ?
Đáp: Phật có nhiều nghĩa, Mỗi nghĩa nói lên một đức tánh...
Hỏi: Theo tôi Phật là ánh sáng dẫn mình đến thiện lương...
Đáp: Vâng ! Đúng nhưng chưa đủ.
Hỏi: Nghĩa nào là Chính ?
Ở đây xin nêu 2 ý CẦN và ĐỦ để xác minh trong đó là vị Phật. Đó là:
1/. Phật là Tâm: Nghĩa là những lòai có TÂM thì có PHẬT TÁNH và có khả năng thành Phật.
2/. Phật là Giác: Nghĩa là cái ? TÂM nào được Giác Ngộ, thì TÂM đó chính là Phật.
* Hệ Luận 1: Tất cả các loài, trùng, dế, mèo, chó, người, quỷ, ma, thần v.v...cho đến các loài Trời đều có Tâm nên đều có Phật Tánh, đều có khả năng thành Phật. Hay nói cách khác: Vạn loài Hữu Tình đều là có TÂM nên đều là hạt giống Phật.
ĐH VNBN thảo luận:
Phật chính là giác, là toàn giác, là giác ngộ thấy biết rõ ràng chính mình và vũ trụ.
Ý 1 và hệ luận 1 dễ khiến người học chấp vào hữu tình pháp, theo đó mà học sẽ dính mắc mắc Tâm và Phật Tánh nơi hữu tình pháp. Bốn tướng nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả còn đủ.
Cần quán sát thật rõ ràng cái gọi là hữu tình thì chỉ là tạm bợ, nơi chúng rốt ráo chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Tâm, chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Phật Tánh.
Cái gọi là Tâm ấy, Phật ấy, thật sự siêu vượt hết thảy các thức của loài hữu tình. Dựa vào tướng hữu tình mà học về Tâm, về Phật Tánh thì là còn nương trên thức, còn ở phạm vi của thức.
Chúng ta nghiên cứu thật kỹ câu "hữu tình vô tình trọn thành Phật Đạo". Từ đó, thấu rõ tâm mình vốn chẳng ở nơi vô tình hay hữu tình mà sẵn sàng hiển bày tất cả các pháp hữu-vô.
2/. Phật là Giác:
Như trên chúng ta biết: Phật là TÂM.
Vậy TÂM là gì ?
Đáp: Trong con người có 2 phần: 1. Vật chất (Vô tình) và Phi vật chất (Hữu Tình).
+ Phần vật chất trong con người thể hiện ra SẮC ẤM tức là thân thể, tứ chi ,ngũ quan của con người.
+ Phần Phi vật chất tức Hữu Tình trong con người. Nói cách khác.
- Khi Giác Tánh tác dụng qua mắt là Thấy, qua tai là nghe v.v... hình thành THỨC ẤM.( gồm 6 Thức gọi là Tâm Vương).
- Khi 6 Thức Tâm Vương tiếp Xúc 6 Trần Cảnh liền sanh ra Thất Tình, Lục dục. và các Thọ, Tưởng, Hành. (gọp chung là 5 Uẩn).
* Tất cả các thuộc Tánh của Giác Tánh. Gồm 5 Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, hành, Thức đều gần giống TÂM mà chưa phải TÂM GIÁC, nên gọi là "Vọng Tâm".
Hệ Luận 2: Vọng Tâm là Chúng Sanh (chưa phải là Phật). GIÁC TÁNH mới là Chơn Tâm, là Phật Tánh, là Phật.
Do vậy đoạn 1 và 2 ĐH VNBN nói:
BATKHONG1985 đã viết:
Đoạn 1:
Cần quán sát thật rõ ràng cái gọi là hữu tình thì chỉ là tạm bợ, nơi chúng rốt ráo chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Tâm, chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Phật Tánh.
Đoạn 2:
Cái gọi là Tâm ấy, Phật ấy, thật sự siêu vượt hết thảy các thức của loài hữu tình. Dựa vào tướng hữu tình mà học về Tâm, về Phật Tánh thì là còn nương trên thức, còn ở phạm vi của thức.
là Chấp nhận được bán phần( Nghĩa là chấp nhận được phân nữa)
Ý kiến Bạn VNBN:
Phật là giác, là trạng thái của tâm chứ không phải là Tâm. Thí dụ như mặt trời tự phát sáng thì mặt trời là tâm, ánh sáng soi rọi không ngăn ngại là giác. Thí dụ như bóng đèn phát sáng, nếu lấy vật bao quanh lại thì bên ngoài sẽ tối đen, còn như không có vật che thì ánh sáng chiếu rọi vô tư, bóng đèn chính là tâm, ánh sáng phát ra khi không có vật ngăn che chính là giác, là Phật.
Chúng ta thường nghe nói "Phật tại tâm", nghĩa là tùy theo trạng thái của tâm mà gọi là Phật hay là chúng sanh, tâm với màn đen u mê bao phủ thì là chúng sanh, tâm với sự tỉnh thức thì là Phật.
TÂM là gì?
TÂM ta vốn vắng lặng, không thể hư hoại, do duyên với các TÂM khác mà phát sanh vạn pháp. Từ vô minh cho đến giác ngộ đều do duyên với các tâm khác mà phát sanh nên.
TÂM vốn không là cái gì cả, tự vốn là nó, quy định đây mới thật là ta chứ không là ai khác nhưng TÂM này không cô lập với TÂM khác, TÂM - TÂM giao tiếp mà phát khởi tất cả pháp.
Tâm như chất nước vậy, vốn chẳng có hình dáng tướng trạng gì cả, tùy theo vật ngoài chứa đựng mà có hình tướng, nước trong ly thì theo hình cái ly, nước ở hồ thì hình theo cái hồ,..., nếu không vật gì chưa đựng thì tràn ra vô tận khắp mười phương. Trạng thái không vật che đựng rồi tràn ra khắp mười phương đó là Phật, trạng thái bị che đựng thì là sanh tử, vô thường. Suốt quá trình như vậy nước vẫn là nước vậy.
TÂM cũng như nước đó vậy, vô tướng, không hề bị hư hoại đổi khác nhưng không thể tồn tại cô lập, bắt buộc, hoặc là bị ngăn che (chúng sanh), hoặc là không còn sự ngăn che (Phật).
Cho nên chúng ta học Phật, luôn nhớ rằng: "ngoài mắt tai mũi lưỡi thân ý mà tìm tâm liền vô vọng nhưng nương nơi mắt, tai , mũi , lưỡi, thân, ý để tìm tâm cũng chỉ là lầm". Hai nẻo sai lầm đó, không mắc phải thì tự khắc hiểu được.
(hết trích)
VQ Đáp:
Kính ĐH.
3 điều Bạn nhận thức nêu trên, là có nghiêng cứu và sâu sắc. VQ xin tán thán.
Nhân 3 điều Bạn đã nghiêng cứu VQ nảy sinh các tư duy phụ trợ như sau:
Theo VQ :
1a). Phật là Giác, mà Phật cũng là Mê. Kinh Kim Cang Bát Nhã có câu: "Tâm, Phật, Chúng sanh tam vô sai biệt. Nghĩa là TÂM, PHẬT (giác), CHÚNG SANH (mê) cả 3 không sai khác nhau.-
Vì:
+ Một TÂM nào cũng có sẵn Phật, sẵn Chúng Sanh.
+ Một CHÚNG SANH nào cũng sẵn Tâm, Sẵn Phật.
+ Một PHẬT nào cũng sẵn Tâm, sẵn Chúng Sanh.
* Khi Giác là Như Lai xuất triền.
* Khi Mê là Như Lai tại triền.
1b). Giác (Phật) & Mê (chúng sanh) , là 2 trạng thái TÂM.- Mà Trạng thái của tâm cũng chính là Tâm. (Tam vô sai biệt)
- Cho Nên phiền não tức Bồ Đề. Chúng Sanh tức là Phật.-
- Cho nên thấy rỏ toàn sóng đều là Nước, toàn vọng tức là Chân. Bò vọng tìm Chân không thể có, Như bài kệ:
Thế gian ơi ! đời vẫn là cuộc lữ,
Nẽo: đi- về . Như huyễn cũng Như chân.
Thấy Niết Bàn trong sanh tử phù vân,
Ai ngờ được bờ mê là bến Giác.
(TS Viên Minh)
Hỏi: Phật là gì ?
Đáp: Phật có nhiều nghĩa, Mỗi nghĩa nói lên một đức tánh...
Hỏi: Theo tôi Phật là ánh sáng dẫn mình đến thiện lương...
Đáp: Vâng ! Đúng nhưng chưa đủ.
Hỏi: Nghĩa nào là Chính ?
Ở đây xin nêu 2 ý CẦN và ĐỦ để xác minh trong đó là vị Phật. Đó là:
1/. Phật là Tâm: Nghĩa là những lòai có TÂM thì có PHẬT TÁNH và có khả năng thành Phật.
2/. Phật là Giác: Nghĩa là cái ? TÂM nào được Giác Ngộ, thì TÂM đó chính là Phật.
* Hệ Luận 1: Tất cả các loài, trùng, dế, mèo, chó, người, quỷ, ma, thần v.v...cho đến các loài Trời đều có Tâm nên đều có Phật Tánh, đều có khả năng thành Phật. Hay nói cách khác: Vạn loài Hữu Tình đều là có TÂM nên đều là hạt giống Phật.
ĐH VNBN thảo luận:
Phật chính là giác, là toàn giác, là giác ngộ thấy biết rõ ràng chính mình và vũ trụ.
Ý 1 và hệ luận 1 dễ khiến người học chấp vào hữu tình pháp, theo đó mà học sẽ dính mắc mắc Tâm và Phật Tánh nơi hữu tình pháp. Bốn tướng nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả còn đủ.
Cần quán sát thật rõ ràng cái gọi là hữu tình thì chỉ là tạm bợ, nơi chúng rốt ráo chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Tâm, chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Phật Tánh.
Cái gọi là Tâm ấy, Phật ấy, thật sự siêu vượt hết thảy các thức của loài hữu tình. Dựa vào tướng hữu tình mà học về Tâm, về Phật Tánh thì là còn nương trên thức, còn ở phạm vi của thức.
Chúng ta nghiên cứu thật kỹ câu "hữu tình vô tình trọn thành Phật Đạo". Từ đó, thấu rõ tâm mình vốn chẳng ở nơi vô tình hay hữu tình mà sẵn sàng hiển bày tất cả các pháp hữu-vô.
2/. Phật là Giác:
Như trên chúng ta biết: Phật là TÂM.
Vậy TÂM là gì ?
Đáp: Trong con người có 2 phần: 1. Vật chất (Vô tình) và Phi vật chất (Hữu Tình).
+ Phần vật chất trong con người thể hiện ra SẮC ẤM tức là thân thể, tứ chi ,ngũ quan của con người.
+ Phần Phi vật chất tức Hữu Tình trong con người. Nói cách khác.
- Khi Giác Tánh tác dụng qua mắt là Thấy, qua tai là nghe v.v... hình thành THỨC ẤM.( gồm 6 Thức gọi là Tâm Vương).
- Khi 6 Thức Tâm Vương tiếp Xúc 6 Trần Cảnh liền sanh ra Thất Tình, Lục dục. và các Thọ, Tưởng, Hành. (gọp chung là 5 Uẩn).
* Tất cả các thuộc Tánh của Giác Tánh. Gồm 5 Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, hành, Thức đều gần giống TÂM mà chưa phải TÂM GIÁC, nên gọi là "Vọng Tâm".
Hệ Luận 2: Vọng Tâm là Chúng Sanh (chưa phải là Phật). GIÁC TÁNH mới là Chơn Tâm, là Phật Tánh, là Phật.
Do vậy đoạn 1 và 2 ĐH VNBN nói:
BATKHONG1985 đã viết:
Đoạn 1:
Cần quán sát thật rõ ràng cái gọi là hữu tình thì chỉ là tạm bợ, nơi chúng rốt ráo chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Tâm, chẳng lấy đâu ra một thứ gọi là Phật Tánh.
Đoạn 2:
Cái gọi là Tâm ấy, Phật ấy, thật sự siêu vượt hết thảy các thức của loài hữu tình. Dựa vào tướng hữu tình mà học về Tâm, về Phật Tánh thì là còn nương trên thức, còn ở phạm vi của thức.
là Chấp nhận được bán phần( Nghĩa là chấp nhận được phân nữa)
Ý kiến Bạn VNBN:
Phật là giác, là trạng thái của tâm chứ không phải là Tâm. Thí dụ như mặt trời tự phát sáng thì mặt trời là tâm, ánh sáng soi rọi không ngăn ngại là giác. Thí dụ như bóng đèn phát sáng, nếu lấy vật bao quanh lại thì bên ngoài sẽ tối đen, còn như không có vật che thì ánh sáng chiếu rọi vô tư, bóng đèn chính là tâm, ánh sáng phát ra khi không có vật ngăn che chính là giác, là Phật.
Chúng ta thường nghe nói "Phật tại tâm", nghĩa là tùy theo trạng thái của tâm mà gọi là Phật hay là chúng sanh, tâm với màn đen u mê bao phủ thì là chúng sanh, tâm với sự tỉnh thức thì là Phật.
TÂM là gì?
TÂM ta vốn vắng lặng, không thể hư hoại, do duyên với các TÂM khác mà phát sanh vạn pháp. Từ vô minh cho đến giác ngộ đều do duyên với các tâm khác mà phát sanh nên.
TÂM vốn không là cái gì cả, tự vốn là nó, quy định đây mới thật là ta chứ không là ai khác nhưng TÂM này không cô lập với TÂM khác, TÂM - TÂM giao tiếp mà phát khởi tất cả pháp.
Tâm như chất nước vậy, vốn chẳng có hình dáng tướng trạng gì cả, tùy theo vật ngoài chứa đựng mà có hình tướng, nước trong ly thì theo hình cái ly, nước ở hồ thì hình theo cái hồ,..., nếu không vật gì chưa đựng thì tràn ra vô tận khắp mười phương. Trạng thái không vật che đựng rồi tràn ra khắp mười phương đó là Phật, trạng thái bị che đựng thì là sanh tử, vô thường. Suốt quá trình như vậy nước vẫn là nước vậy.
TÂM cũng như nước đó vậy, vô tướng, không hề bị hư hoại đổi khác nhưng không thể tồn tại cô lập, bắt buộc, hoặc là bị ngăn che (chúng sanh), hoặc là không còn sự ngăn che (Phật).
Cho nên chúng ta học Phật, luôn nhớ rằng: "ngoài mắt tai mũi lưỡi thân ý mà tìm tâm liền vô vọng nhưng nương nơi mắt, tai , mũi , lưỡi, thân, ý để tìm tâm cũng chỉ là lầm". Hai nẻo sai lầm đó, không mắc phải thì tự khắc hiểu được.
(hết trích)
VQ Đáp:
Kính ĐH.
3 điều Bạn nhận thức nêu trên, là có nghiêng cứu và sâu sắc. VQ xin tán thán.
Nhân 3 điều Bạn đã nghiêng cứu VQ nảy sinh các tư duy phụ trợ như sau:
Theo VQ :
1a). Phật là Giác, mà Phật cũng là Mê. Kinh Kim Cang Bát Nhã có câu: "Tâm, Phật, Chúng sanh tam vô sai biệt. Nghĩa là TÂM, PHẬT (giác), CHÚNG SANH (mê) cả 3 không sai khác nhau.-
Vì:
+ Một TÂM nào cũng có sẵn Phật, sẵn Chúng Sanh.
+ Một CHÚNG SANH nào cũng sẵn Tâm, Sẵn Phật.
+ Một PHẬT nào cũng sẵn Tâm, sẵn Chúng Sanh.
* Khi Giác là Như Lai xuất triền.
* Khi Mê là Như Lai tại triền.
1b). Giác (Phật) & Mê (chúng sanh) , là 2 trạng thái TÂM.- Mà Trạng thái của tâm cũng chính là Tâm. (Tam vô sai biệt)
- Cho Nên phiền não tức Bồ Đề. Chúng Sanh tức là Phật.-
- Cho nên thấy rỏ toàn sóng đều là Nước, toàn vọng tức là Chân. Bò vọng tìm Chân không thể có, Như bài kệ:
Thế gian ơi ! đời vẫn là cuộc lữ,
Nẽo: đi- về . Như huyễn cũng Như chân.
Thấy Niết Bàn trong sanh tử phù vân,
Ai ngờ được bờ mê là bến Giác.
(TS Viên Minh)
Sửa lần cuối: