- Tham gia
- 28/7/16
- Bài viết
- 1,837
- Điểm tương tác
- 904
- Điểm
- 113
Trung Bộ - Kinh Hữu Học. nói:Chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh
đều do hạnh nghiệp của họ.
Kinh Hữu Học. nói:Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến.
Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến.
Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này.
Người có Trí thì không lầm nhân quả, vì không lầm nhân quả nên không gieo nhân Khổ, vì không gieo nhân Khổ nên không gặt quả Khổ !
Nếu tự nhận mình là kẻ Trí thì đối với Nhân Quả của mọi sự tuyệt nhiên đều phải rõ ràng, nếu chưa biết rõ ràng thì chưa phải là người Trí vậy.
Người học Phật, cũng như người thế tục, đều mang thân ngũ uẩn nên cần phải kiếm ăn, làm việc để duy trì cuộc sống; nhờ vậy mới có thể kéo dài sự học tu khiến cho đạt được nhiều lợi ích.
Người chưa ngộ nhập Phật Tri Kiến, thì khi làm việc sẽ phải phân biệt tư duy mới có thể ra quyết định hành động, việc làm mới tránh khỏi sai lầm ( tức là không đưa đến sự "cầu không được khổ", tức là gieo nhân đúng cái quả mình muốn gặt ).
Có một bà cụ từng nói với Ba Tuần thế này: " Làm mà không tính thì ở lính suốt đời", ngày này có thể thay danh từ "lính" này là "nhân viên", "kẻ làm công nhận lương", "người vô sản"...
- "Tính" ở đây chính là tư duy vậy. Là suy nghĩ trước khi hành động, là sắp xếp lên kế hoạch trước khi khởi hành, là phân biệt nhân quả của sự việc...
Có rất nhiều người làm việc theo thói quen ( những gì làm đi làm lại nhiều lần), mà không cần để ý xem việc làm ấy (tức gieo nhân) có mang lại kết quả như mình mong muốn hay không ? Thậm chí, còn chẳng biết mình muốn gì, để rồi làm việc như thế; cho tới khi việc làm ấy dẫn tới kết quả bất như ý, thì mới chợt nhận ra rằng mình đã làm sai rồi vậy !
Đây là vì làm mà không biết mình muốn cái gì ! (Gieo NHÂN mà không biết cái QUẢ mình muốn; Gieo NHÂN mà không biết sẽ đưa đến QUẢ gì ! )
Làm mà không tư duy suy nghĩ trước khi làm.
Muốn tư duy đúng đắn, đưa ra quyết định mang lại kết quả như ý thì phải có phương pháp tư duy đúng đắn.
Đây là điều quan trọng cần quan tâm, khi còn là một kẻ phàm phu vô minh, nương theo đời sống vật chất, mà tâm vẫn hướng về Đạo vậy !
Kính mời mọi người cùng chia sẻ phương pháp tư duy và ra quyết định trong cuộc sống hiện tại của bản thân !
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
René Descartes: Tôi tư duy, nên tôi tồn tại !
Adam Khoo: Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh !
Stephen R. Covey:
Gieo một tư tưởng, gặt một hành động.
Gieo một hành động, gặt một thói quen.
Gieo một thói quen, gặt một tính cách.
Gieo một tính cách, gặt một vận mệnh.
Adam Khoo: Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh !
Stephen R. Covey:
Gieo một tư tưởng, gặt một hành động.
Gieo một hành động, gặt một thói quen.
Gieo một thói quen, gặt một tính cách.
Gieo một tính cách, gặt một vận mệnh.