=voniem;67919]
Vậy tôi chọn cach tu theo Giáo Môn, tức là chỉ tin những gì thực chứng được. Có cái để tu, có quả để chứng. Không thể tin rằng Niết Bàn ở ngay tâm, các căn vốn thanh tịnh. Có pháp để tu, có tâm phải chuyển, có quả phải thành. Nếu rời kinh để hiểu mà không bám vào đó để thấy cái phải tu, phải chuyển thì há tôi tự gạt mình tin vào cái không thể giải thích hay chứng nghiệm được?
Hiện giờ chúng ta còn trong đường mê nên mới thấy có tu có chứng. Đến khi giác ngộ rồi thì không tu không chứng. Nếu còn có thấy mình tu, mình chứng thì đó gọi là còn trước
"ngã nhân chúng sanh thọ giả. Còn ngã nhân chúng sanh thọ giả thì không phải gọi là Bồ Tát" - Kinh Kim Cang.
Ông tu theo giáo môn, nên tìm đọc Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật.
Nếu tôi chọn Giáo Môn mà tu thì theo ý các đạo hữu tôi bám lấy cái hư vọng mà tu sao. Vì có pháp môn tất có pháp đối đãi sinh diệt. Mà bám Pháp đối đãi sinh diệt để tu thì sẽ sinh diệt theo. Vậy càng tu càng xa niết bàn?
Tùy, nếu tu đúng theo tông chỉ của Giáo Môn thì không sai, nếu tu không đúng tông chỉ thì lạc đường.
Như ở Kinh Tứ Niệm Xứ, phải theo tông chỉ của kinh ấy mà tu thiền Tứ Niệm Xứ
Như ở Kinh A Di Đà thì phải theo đúng tông chỉ của kinh ất mà Tín Nguyện Hạnh
Như ở Kinh Pháp Hoa thì phải theo đúng tông chỉ Thiên Thai Tông mà Quán Không, Giả, Trung.
Như ở Kinh Lăng Nghiêm thì phải theo đúng tông chỉ Phản Văn Văn Tự Tánh.
v.v...
Giáo môn có nhiều pháp tu lắm, chứ không phải một pháp tu.
Giáo Môn còn có Kinh Liễu Nghĩa và Kinh Bất Liễu Nghĩa. Không thể nói hết các phương tiện mà Phật mở bài cho nhiều lớp chúng sanh.
Nếu tu thiền thì phải có cái pháp tu, có cái chứng đắc. Thiền mà bặc không nói năng không chứng đắc thì theo có kết quả gì. Thà tu thiền tại tâm, có sở tu, sở đắc. Thiền đến đâu, sở đắc thấy rõ đến đó.
Do ông không hiểu thiền mới không tin. Tôi thuở trước cũng không tin thiền, hễ nghe thiền là gạt bỏ. Sau nhờ học Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang, đọc lời dạy các Tổ sư và được Thiện Tri Thức chỉ bày mới hay mình sai lầm.
Thiền vốn không có pháp tu. Thời xưa các tổ chỉ truyền nhau cái Tâm. Nói vài lời đối thoại người đương cơ liền Ngộ Đạo.
Như Tổ Huệ Khả hỏi Tổ Đạt Ma: "Tâm con không an, xin ngài an tâm cho con."
Tổ Đạt Ma hỏi Tổ Huệ Khả: "Ông đưa tâm đây tôi an cho."
Tổ Huệ Khả tìm tâm chẳng được bèn bạch: "Con tìm tâm không được"
Tổ Đạt Ma nói: "Ta đã an tâm cho con rồi"
Tổ Huệ Khả liền giác ngộ
Như vậy thật là "Trực Chỉ Nhân Tâm Kiến Tánh Thành Phật". Đâu có pháp nào để tu?
Sau thời Tổ Huệ Năng, thì các Tổ dùng các thủ đoạn khác nhau như Đánh, Hét, v.v... thì người đương cơ giác ngộ.
Sau thời đó căn cơ chúng sanh càn lui sụt nên các tổ mở bài phương tiện "Công Án và Thoại Đầu" để cho thiền giả tham.
Chứ kỳ thật không có pháp để tu.
Dù phương tiện "Công án, thoại đầu" có mở bài nhưng pháp đó là không pháp.
Giống như bài kệ của Phật truyền cho tổ Ca Diếp:
Pháp bổn pháp vô pháp
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp
Dịch:
Pháp góc pháp không pháp
Không pháp pháp cũng pháp
Nay đây trao không pháp
Pháp pháp đâu từng pháp
Do vậy phương tiện có khác do căn cơ chúng sanh không đồng, nhưng bản chất xưa nay không thay đổi.
Nhiều người lầm tưởng hễ nghe thiền nói "Không tu không chứng" liền chấp không, cho rằng suốt ngày ngồi không không làm gì. Nghe nói "Vô Tâm" liền chấp thật không có tâm như cây cỏ gỗ đá. Đó là tà kiến vậy.
Thiền vượt ngoài đối đãi có và không.
Tôi chỉ khuyên ông, chỉ học rõ pháp môn mình tu theo đó tu hành. Còn pháp môn khác mình không biết thì không nên đem ra so sánh nầy nọ, vì chưa từng học, chưa từng hành pháp môn khác thì làm sao mà đánh giá được nó! Như cuốn sách chưa từng mở ra xem mà chỉ đánh giá ở bề ngoài bìa. Há có đánh giá trúng được nó sao!