- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>
<BR>Đời Đường, Thiện Đạo Hòa Thượng tập ký
Hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch kinh văn
Thích Pháp Chánh dịch sớ văn
<BR><B>QUÁN KINH
TỨ THIẾP SỚ</B>
<BR>Tường Quang Tùng Thư số 9
Phật Lịch 2553, TL 2009
<BR>Quyển Một
<B>QUÁN KINH HUYỀN NGHĨA</B></CENTER>
<p style="padding-left: 56px;"><B>I. KỆ QUY Y TAM BẢO</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước tiên khuyến khích đại chúng phát nguyện quy y Tam bảo.
<CENTER><TABLE BORDER CELLSPACING=2 BORDERCOLOR="#FF0000" <CELLPADDING=12 WIDTH=600>
<TD WIDTH=100 HEIGHT=220>
Nên phát lòng Vô thượng
Phần đông mê sanh tử
Ít kẻ mong Niết bàn
Hãy phát ý kiên cố
Vượt khỏi dòng sanh tử
Nguyện về cõi Di Đà
Kính lễ cầu quy y:
Thế Tôn! Con một lòng
Quy mạng khắp mười phương
Biển pháp tánh chân như
Báo Phật và Hóa Phật
Tất cả chư Bồ tát
Cùng vô lượng quyến thuộc
Trang nghiêm và biến hóa
Biển Thập Địa, Tam Hiền
Thời kiếp mãn, chưa mãn
Trí hạnh viên, chưa viên
Phiền não tận, chưa tận
Tập khí trừ, chưa trừ
Công dụng, vô công dụng
Chứng quả, chưa chứng quả
Diệu giác và Đẳng giác
Bậc thọ Kim cương tâm
Sau một niệm tương ưng
Chứng quả đức Niết bàn
Chúng con xin quy mạng
Pháp, Báo và Hóa Phật</TD>
<TD WIDTH=100 HEIGHT=220>
Xin nguyện nhiếp thọ con
Chúng con xin quy mạng
Các Hiền Thánh ba Thừa
Bậc học tâm Đại bi
Lâu dài không thoái chuyển
Nguyện các ngài gia bị
Cho con thường thấy Phật
Chúng con, kẻ ngu si
Luân hồi từ vô thỉ
Nay trong đời mạt pháp
Của đức Phật Thích Ca
Gặp pháp môn Cực Lạc
Bổn nguyện A Di Đà
Hồi hướng cầu vãng sinh
Mau chứng Vô sanh nhẫn
Con nương Bồ Tát Tạng
Biển Nhất thừa đốn giáo
Nói kệ quy Tam Bảo
Tương ưng với Phật tâm
Mười phương hằng sa Phật
Lục thông soi xét con
Nay tuân lời hai Phật
Mở rộng môn Tịnh Độ
Nguyện đem công đức này
Bình đẳng thí tất cả
Đều phát Bồ Đề Tâm
Vãng sanh cõi Cực Lạc.</B></TD></TABLE></CENTER>
<p style="padding-left: 56px;"><B>II. BẢY MÔN BIỆN BIỆT</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong bộ <U>Quán Kinh Sớ</U> này, trước tiên chia làm bảy môn liệu giản, sau đó sẽ giải thích nghĩa lý.
<p style="padding-left: 56px;">1. Nêu rõ tựa đề;
2. Giải thích đề kinh;
3. Y vào kinh văn giải nghĩa và biện minh tông chỉ không đồng, giáo pháp Đại Tiểu;
4. Nêu rõ sự sai biệt giữa những người giảng pháp;
5. Biện minh sự khác biệt của hai môn định thiện và tán thiện;
6. Dung hòa sự mâu thuẫn giữa kinh và luận, nêu rõ vấn đáp, giải thích nghi vấn;
7. Biện biệt về sự thu hoạch lợi ích của bà Vi Đề Hy sau khi nghe đức Phật thuyết pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. <B>NÊU RÕ TỰA ĐỀ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiết nghĩ: Chân như rộng lớn, năm Thừa không rõ ngằn mé; pháp tánh cao sâu, mười Thánh khó cùng biên tế. Nói về thể và lượng, thì lượng tánh của chân như, không vượt ngoài tâm của chúng sanh. Pháp tánh tuy vô biên, nhưng biên thể vốn xưa nay bất động. Trong pháp giới thanh tịnh, phàm thánh đều bình đẳng. Hai loại chân như<SUP><B>(1)</B></SUP>, bao hàm tất cả chúng sanh. Hằng sa công đức, thể tánh và công dụng đều trong sáng, thế nhưng, do vì phiền não sâu nặng, cho nên tịnh thể không thể chiếu rọi. Bởi thế, đức Đại Bi thị hiện ở Ấn Độ, vội xông vào nhà lửa, rưới Cam lộ cứu mê muội quần sanh, thắp đuốc tuệ soi đêm dài sanh tử. Ngài đầy đủ ba loại bố thí, dùng pháp tứ nhiếp thu phục tất cả chúng sanh, chỉ rõ nguyên nhân của sự khổ, giúp cho tất cả vĩnh viễn chứng nhập quả vị an lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài không ngại chúng sanh mê muội, căn tánh khác biệt. Tuy không có người căn tánh thượng thừa, Ngài cũng đem năm Thừa ra giáo hóa. Đem mây Đại Từ phủ trùm ba cõi, dùng mưa Đại Bi rưới khắp quần sanh. Làm lợi ích cho tất cả, kể cả những người chưa được thấy nghe Chánh Pháp. Hạt giống Chánh Giác nhờ đó sanh sôi, mầm non Bồ Đề nhân đây nảy nở. Y vào tâm mà tu thắng hạnh, có hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn, tùy căn cơ mà có pháp đốn (mau chứng đắc) và pháp tiệm (từ từ chứng đắc). Tất cả tùy theo nhân duyên đều được giải thoát. Thế nhưng, chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng, những người căn cơ hạn hẹp khó hiểu thấu được. Tuy có thể dùng nhiều pháp môn làm lợi ích chúng sanh, thế nhưng những kẻ phàm phu nghiệp nặng không thể nào học hết được. Hiện nay, nhân vì bà Vi Đề Hy thỉnh Phật: <I>"Con nay mong được vãng sanh cõi nước An Lạc. Xin nguyện dạy con tư duy, dạy con chánh thọ"</I>. Đức Giáo Chủ Ta Bà, nhân sự thỉnh cầu đó, đã rộng bày yếu môn của pháp Tịnh Độ, và đức A Di Đà cũng nhờ nhân duyên này, mới hiển lộ được những hoằng nguyện kỳ đặc của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Yếu môn" của pháp tu trong <U>Quán Kinh</U>, tức là hai môn <I>"định thiện"</I> và <I>"tán thiện"</I>. Định, tức là ngừng nghỉ vọng niệm, làm tâm an định; tán, là bỏ ác làm thiện. Đem hai hạnh này hồi hướng cầu vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Hoằng nguyện"</I>, nghĩa là như Vô Lượng Thọ Kinh nói: <I>"Tất cả phàm phu thiện ác đều được vãng sanh, không ai là không nương vào đại nguyện của đức A Di Đà làm tăng thượng duyên".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa, mật ý của Phật rộng lớn sâu xa, giáo lý khó dò, cho nên ngay các bậc Tam Hiền, Thập Thánh cũng chưa hoàn toàn thấu hiểu, huống chi chúng ta là những kẻ ngoại phàm, phước tuệ mỏng ít mà có thể hiểu rõ thâm ý của Phật hay sao?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngưỡng nguyện đức Phật Thích Ca đưa đường chỉ lối, đức A Di Đà tiếp dẫn vãng sanh. Chỉ cần chúng ta siêng năng trọn cả cuộc đời, y giáo phụng hành, một khi xả bỏ thân ở cõi này, ắt sẽ chứng được pháp tánh thường lạc ở cõi kia.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Hai loại chân như: <i>Tức là thể và lượng.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. <B>GIẢI THÍCH ĐỀ KINH</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kinh đề: Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Quán Kinh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Phật</I> (Buddha) là âm Ấn Độ, tiếng Hán dịch là Giác (giác ngộ). Đạt đến <I>"tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn"</I> thì gọi là Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói <I>"tự giác"</I> để phân biệt với phàm phu. Đây là do Thanh văn chỉ biết tự lợi, thiếu tâm đại bi, không nghĩ việc lợi ích chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói <I>"giác tha"</I> để phân biệt với Nhị thừa. Đây là do Bồ tát có trí tuệ nên có thể tự lợi, có đại bi nên có thể lợi tha. Thường có thể vận dụng từ bi trí tuệ, không chấp vào một bên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói <I>"giác hạnh viên mãn"</I> để phân biệt với Bồ tát. Đây là do trí tuệ, công hạnh của Phật đã đến chỗ rốt ráo cùng cực, siêu vượt giai vị Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát, nên gọi là Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói <I>"thuyết"</I>, nghĩa là dùng âm thanh để giải bày. Lại nữa, đức Như Lai tùy theo căn cơ mà nói pháp môn không đồng, hoặc nói đốn giáo, hoặc nói tiệm giáo. Hoặc là sáu căn của Phật đều nói pháp, hoặc là các tướng (32 tướng), các hảo (80 hảo) của Phật đều nói pháp.Tùy theo duyên với chúng sanh mà Ngài hiện thân nói pháp cho họ, làm cho tất cả đều được lợi ích.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói <I>"Vô Lượng Thọ"</I>, đây là âm Hán, còn nói: <I>"Nam mô A Di Đà Phật"</I>, đây là âm Ấn Độ (Phạn). Hơn nữa, "Nam" tức là quy (quy y), "Mô" là mạng, "A" là Vô, "Di" là Lượng, "Đà" là Thọ, còn "Phật" là Giác, hợp lại đọc là "Quy Mạng Vô Lượng Thọ Giác". Đây là so sánh hai âm Phạn, Hán mà suy ra như vậy. Hiện nay, "Vô Lượng Thọ" là pháp, còn "Giác" là nhân (người), "nhân, pháp" đều được nêu lên, cho nên gọi là "A Di Đà Phật". Lại nữa, "nhân, pháp" là cảnh sở quán (đối tượng), có hai phần: một là y báo, hai là chánh báo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Y báo có ba phần:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Sự trang nghiêm dưới mặt đất, tức là quang minh của tất cả bảo tràng chiếu rọi nhau,
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Sự trang nghiêm trên mặt đất, tức là tất cả bảo địa (đất báu), ao, rừng cây, lầu báu (bảo lầu), cung điện báu, v.v...
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Sự trang nghiêm trong hư không, tức là tất cả biến hóa cung điện báu, lưới báu, mây báu, chim báu, gió, ánh sáng chuyển động phát ra âm nhạc, v.v... Tuy có ba phần khác biệt, tất cả đều là biến tướng của công đức thù thắng của cõi Tịnh độ A Di Đà. Đây là tổng kết sự trang nghiêm của y báo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong phần "Y báo", từ pháp quán "Mặt trời lặn" đến pháp quán "Hoa tòa", là nói rõ tổng quát về y báo. Trong phần này, có thông (chung) có biệt (riêng). Biệt, tức là pháp quán "Hoa tòa" là một y báo riêng biệt, chỉ dành cho đức A Di Đà, còn sáu pháp quán đầu là thông (chung), tức là chung cho tất cả phàm phu. Chỉ cần được vãng sanh là có thể cùng chung hưởng dụng. Trong sáu pháp quán này, lại có chân (thật) có giả. Giả, tức là pháp quán "Mặt trời lặn", quán "Nước", quán "Băng", v.v... Còn chân (thật) y báo, tức là từ pháp quán "Mặt đất bằng lưu ly", cho đến "Lầu báu". Gọi là "chân", vì do công đức vô lậu chân thật của cõi nước Cực Lạc mà thấy được cảnh tướng như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phần "Chánh báo" cũng chia làm hai phần:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) "Chủ trang nghiêm", tức là Phật A Di Đà,
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) "Thánh chúng trang nghiêm", tức là chư thánh chúng cõi Cực Lạc, cùng với tất cả chúng sanh ở mười phương đang và sẽ sanh về cõi ấy. Trong phần Chánh báo lại cũng phân làm hai phần "thông" và "biệt".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">* Biệt (chánh báo), tức là đức Phật A Di Đà. Trong đây lại có chân và giả.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- "Giả chánh báo", tức là pháp quán "Tượng đức A Di Đà" thứ tám. Quán "Tượng đức Quán Âm" và "Tượng đức Đại Thế Chí" cũng vậy. Đây là vì chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng, tâm thức ô nhiễm, đức Bổn Sư e rằng họ không thể quán tưởng được tướng chân thật của đức A Di Đà làm cho hiển hiện, bởi vậy, Ngài mới bảo họ dùng tượng Phật A Di Đà để an trụ tâm, quán tưởng tượng Phật giống như thân thật của Ngài, cho nên mới gọi là "giả chánh báo".
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- "Chân chánh báo", tức là pháp quán "Chân thân" thứ chín. Đây là do tu pháp quán thứ tám (giả chánh báo), từ từ làm cho vọng tưởng ngừng bặt, khai mở tâm nhãn, nhìn được cảnh trang nghiêm của y báo và chánh báo của cõi Cực Lạc. Dùng phương pháp này để trừ hoặc chướng, cho nên thấy được cảnh tướng chân thật của Cực Lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">* Thông (chánh báo), tức là các pháp quán phần dưới (Quán Âm, Thế Chí, v.v...).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phần trên nói về thông biệt, chân giả, là nói rõ chánh thức về hai phần y báo và chánh báo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Quán", tức là quán chiếu. Thường dùng lòng tin thắp sáng trí tuệ, soi chiếu y báo chánh báo của cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Kinh", kinh có thể duy trì giáo pháp, sự lý tương ưng, tùy theo căn cơ mà tu "định thiện", "tán thiện", không làm phân tán nghĩa lý, có thể làm cho hành giả nương vào nhân duyên học giáo tu hành, thừa nguyện vãng sanh, chứng được vô vi pháp lạc. Sanh về cõi ấy rồi, không còn sợ hãi gì nữa. Tiếp tục tu tập lâu dài, cho đến khi chứng được quả Phật, chứng được Pháp thân thường trụ, rộng lớn như hư không. Có thể đem đến sự lợi ích như vậy, nên gọi là Kinh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. <B>BIỆN BIỆT TÔNG CHỈ, GIÁO PHÁP ĐẠI, TIỂU</B>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Tông chỉ không đồng</B>. Như <U>Kinh Duy Ma</U> lấy "Giải thoát bất tư nghì" làm tông, <U>Kinh Đại Phẩm Bát Nhã</U> lấy "Không tuệ" làm tông, hiện nay, quyển <U>Quán Kinh</U> này lấy "Quán Phật Tam Muội" làm tông, cũng lấy "Niệm Phật Tam Muội" làm tông, đồng thời lấy "Nhất Tâm Hồi Hướng Nguyện Vãng Sanh Tịnh Độ" làm thể.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Giáo pháp Đại thừa, Tiểu thừa</B>. Hỏi: Trong hai tạng Đại thừa, Tiểu thừa, kinh này thuộc về tạng nào? Trong hai giáo pháp, kinh này được thâu vào giáo pháp nào? Đáp: Quyển <U>Quán Kinh</U> này thuộc về Đại thừa Bồ tát tạng, và thuộc vào pháp "đốn giáo".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">4. <B>NÊU LÊN SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI GIẢNG PHÁP</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người giảng pháp, trong các kinh, được chia làm năm loại:
<p style="padding-left: 56px;">(1) Phật.
(2) Đệ tử Phật.
(3) Trời hoặc tiên.
(4) Quỷ thần.
(5) Biến hóa nhân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hiện nay, quyển kinh này là do chính đức Phật nói. Hỏi: Phật giảng kinh này ở đâu? Giảng cho ai nghe? Đáp: Phật tại vương cung (của vua Tần Bà Sa La), giảng cho hoàng hậu Vi Đề Hy nghe.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">5. <B>BIỆN BIỆT HAI MÔN ĐỊNH THIỆN, TÁN THIỆN</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có sáu phần:
<p style="padding-left: 56px;">(1) Người khải thỉnh là bà Vi Đề Hy.
(2) Người được thỉnh là đức Phật.
(3) Người giảng pháp cũng là đức Phật.
(4) Pháp được giảng là hai môn định thiện, tán thiện, cùng mười sáu pháp quán.
(5) Người chủ động là đức Như Lai.
(6) Người được lợi ích là bà Vi Đề Hy và đại chúng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi: Hai môn định thiện, tán thiện là do ai thỉnh?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: Môn định thiện là do bà Vi Đề Hy thỉnh, còn môn tán thiện là do đức Phật tự nói.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi: Không biết tên "định thiện", "tán thiện" xuất phát từ đoạn văn nào? Hiện nay, giáo lý chân thật này, hàng chúng sanh (căn cơ) nào được thọ trì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: Có hai nghĩa.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">a. Những người báng pháp, hoặc không có lòng tin, hoặc sanh vào bát nạn, hoặc sanh vào loài phi nhân đều không thể thọ trì kinh này. Những loại chúng này giống như củi mục, gạch đá, không còn hy vọng nảy sanh, tăng trưởng, những loại như vậy không thể nào tín thọ, hoặc giáo hóa họ. Trừ những hạng này ra, những người một lòng tin ưa, cầu nguyện vãng sanh, hoặc hành trì trọn đời, hoặc chỉ niệm mười niệm, nhờ nguyện lực của Phật, đều được vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">b. Xuất phát từ đoạn văn nào? Có hai phần thông và biệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">* Phần "thông", có ba nghĩa khác nhau:
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(a) Từ <I>"Vi Đề Hy bạch Phật: Cúi xin đức Thế Tôn vì con giảng giải rộng về những cõi không còn lo buồn khổ lụy"</I>, đây là nêu ý thỉnh cầu một cách tổng quát.
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(b) Từ <i>"Nguyện đấng Đại Từ soi sáng huệ nhật, chỉ dạy cho con pháp quán để sanh về chỗ nghiệp lành thanh tịnh"</I>, tức là Vi Đề Hy thỉnh cầu đức Phật dạy pháp tu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(c) Từ <I>"Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn từ nơi tướng bạch hào ..."</I>, tức là đức Phật đáp ứng lời thỉnh cầu của bà Vi Đề Hy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">* Phần "biệt", cũng có hai nghĩa:
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(a) Từ <I>"Bà Vi Đề Hy quán sát kỹ các Phật quốc rồi thưa rằng"</I>, tức là bà Vi Đề Hy tự mình chọn lựa cõi Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(b) Từ <I>"Cúi xin đức Thế Tôn dạy con pháp tư duy ..."</I>, tức là bà Vi Đề Hy thỉnh cầu đức Phật chỉ dạy pháp tu để vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phần kế là giải đáp ý nghĩa về hai môn định thiện và tán thiện
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi: Thế nào gọi là định thiện? Thế nào gọi là tán thiện?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: Từ pháp quán thứ nhất (quán Mặt trời) đến pháp quán thứ mười ba (quán xen Phật và Bồ tát) gọi là định thiện, còn phần ba phước, chín phẩm gọi là tán thiện.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi: Hai pháp định thiện, tán thiện có gì khác biệt, xuất từ đoạn văn nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Xuất từ đoạn văn nào</B>: Đoạn "<I>Dạy con pháp tư duy và chánh thọ"</I> chính là đoạn văn muốn đề cập đến.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Sự khác biệt</B>: Có hai nghĩa:
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">a. <I>Tư duy</I>: đây là tiền phương tiện của sự tu quán. Tư duy về tổng tướng và biệt tướng của y báo và chánh báo của cõi Cực Lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">b. <I>Chánh thọ</I>: Như trong kinh, phần quán tưởng Đất có nói: "Nếu được tam muội, hành giả sẽ thấy rõ ràng cảnh tướng của đất cõi kia, không thể kể xiết". Đây là phù hợp với câu trên "dạy con pháp tư duy và chánh thọ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa, sự giải thích ở đây, không giống sự giải thích của các nhà sớ giải khác. Các vị ấy đem câu "tư duy” liên kết với "ba phước, chín phẩm", và cho là tán thiện. Lại đem câu "chánh thọ" liên kết với mười sáu pháp quán, và cho là định thiện. Nếu giải thích như vậy, không hoàn toàn hợp lý. Vì sao? Như Hoa Nghiêm Kinh nói: "Tư duy, chánh thọ, chỉ là hai tên khác nhau của tam muội". Đoạn văn này tương tự với đoạn văn trong phần quán tưởng Đất. Như vậy, đâu có thể dùng chữ "tư duy" để chỉ cho tán thiện.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hơn nữa, lúc đầu, Vi Đề Hy thỉnh Phật chỉ nói: <I>"Dạy cho con pháp quán để sanh về chỗ nghiệp lành thanh tịnh"</I>. Kế đến, bà lại thỉnh Phật: <I>"Dạy cho con pháp tư duy và chánh thọ"</I>. Tuy thỉnh Phật hai lần, nhưng đều là định thiện. Còn phần tán thiện, không thấy thưa thỉnh, chỉ là do đức Phật tự nói ra. Kế đến, phần Tán thiện nói: <I>"Cũng làm cho tất cả phàm phu trong đời vị lai..."</I>, tức là đoạn văn đức Phật nói về tán thiện.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">6. <B>HỘI THÔNG KINH LUẬN</B>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Nêu lên kiến giải của các nhà chú giải</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước tiên, nêu lên ba bậc của thượng phẩm vãng sanh. Có người nói bậc thượng phẩm thượng sanh là các Bồ tát từ Tứ địa đến Thất địa. Vì sao biết như vậy? Vì sanh về đó liền chứng được Vô sanh pháp nhẫn. Bậc thượng phẩm trung sanh là các Bồ tát từ Sơ địa đến Tứ địa. Vì sao biết như vậy? Vì về đến Cực Lạc, trải qua một tiểu kiếp thì chứng được Vô sanh pháp nhẫn. Bậc vãng sanh thượng phẩm hạ sanh là các Bồ tát chủng tánh đến Sơ địa. Vì sao biết như vậy? Vì sanh về cõi đó, trải qua ba tiểu kiếp được chứng Sơ địa. Ba phẩm vị này đều là bậc Đại thừa Bồ tát vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kế đến, ba bậc của trung phẩm vãng sanh. Các nhà sớ giải nói: "Trung phẩm thượng sanh là bậc Tam quả (A na hàm)". Vì sao biết như vậy? Vì sanh về cõi đó liền chứng quả A la hán. Trung phẩm trung sanh là bậc nội phàm. Vì sao biết như vậy? Vì sanh về cõi đó liền chứng quả Tu đà hoàn. Còn trung phẩm hạ sanh là những người phàm tu thiện, sợ khổ cầu vãng sanh. Vì sao biết như vậy? Vì sanh về cõi đó, trải qua một tiểu kiếp chứng quả A la hán. Ba phẩm vị này chỉ là những bậc thánh giả Tiểu thừa vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cuối cùng, ba bậc của hạ phẩm vãng sanh đều là các phàm phu sơ học Đại thừa, tùy theo nghiệp ác nặng nhẹ mà được chia làm ba phẩm.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Dùng lý luận đả phá</B>
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">a. <B>Thượng phẩm thượng sanh</B>: Phần trên nói Bồ tát Sơ địa đến Thất địa. Như kinh Hoa Nghiêm nói: "Các Bồ tát từ Sơ địa đến Thất địa là pháp tánh sanh thân, biến dịch sanh thân, không còn bị khổ vì phần đoạn sanh tử. Về mặt công dụng, các ngài đã tu tập phước trí trải qua hai đại a tăng kỳ kiếp, đã chứng nhân không và pháp không, đến trình độ không thể nghĩ bàn, thần thông tự tại, diệu dụng vô cùng. Các ngài thường cư trụ tại báo độ, thường được nghe Báo Thân Phật thuyết pháp, dùng lòng từ bi hóa độ chúng sanh khắp mười phương, trong chốc lát có thể hiện thân cùng khắp". Có việc gì để lo lắng mà phải nhờ đến Phu nhân Vi Đề Hy cầu vãng sanh Cực Lạc? Đoạn văn trên đã chứng minh rằng lập luận của các nhà sớ giải là sai lầm.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">b. <B>Thượng phẩm trung sanh</B>: Các nhà sớ giải cho rằng bậc trung phẩm thượng sanh là bậc Tam quả (A na hàm), thế nhưng, những bậc ở giai vị này đã không còn bị đọa ba đường, sanh vào bốn nẻo. Hiện tại, tuy cũng còn tạo nghiệp, nhưng chắc chắn không còn chiêu cảm quả báo đời sau. Đức Phật từng nói: "Bốn bậc thánh (Tiểu thừa) này, cùng ngồi chung với ta trên giường giải thoát". Nếu đã có công đức như vậy, còn gì phải lo lắng mà phải nhờ đến Phu nhân Vi Đề Hy thưa thỉnh, cầu nguyện vãng sanh? Vả lại, chư Phật đầy lòng đại bi, thương xót những kẻ khổ đau, thường lân mẫn những người đang bị ngập chìm trong biển khổ, do đó mà khuyến tấn bọn họ vãng sanh Tịnh độ. Giống như đối với những người đang bị chết chìm, thì phải nên cứu họ trước, còn những kẻ đang ở trên bờ thì cần gì phải kéo họ lên. Dùng đoạn văn này để chứng tỏ rằng sự phán đoán của các nhà sớ giải cũng sai lầm như phần trước.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">c. <B>Thượng phẩm hạ sanh</B>: Phần trên cho rằng bậc vãng sanh này là các Bồ tát từ chủng tánh đến Sơ địa. Không hẳn là như vậy! Như trong <U>Kinh Hoa Nghiêm</U> nói: "Các vị Bồ tát này gọi là bậc Bất thoái chuyển. Tuy ở trong sanh tử nhưng không còn bị đắm nhiễm, giống như loài thiên nga tuy ở trong nước mà lông không bị ướt". Lại như <U>Kinh Đại Phẩm Bát Nhã</U> nói: "Các Bồ tát ở giai vị này, do vì được hai loại thiện tri thức thủ hộ, cho nên không bị thoái chuyển. Đó là:
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(a) Mười phương chư Phật,
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(b) Mười phương chư Đại Bồ tát. Thường giữ ba nghiệp thanh tịnh, không thoái chuyển trong việc tu hành thiện pháp, cho nên gọi là Bồ tát bất thoái. Các vị Bồ tát này có năng lực thị hiện tám tướng thành đạo, giáo hóa chúng sanh. Về công hạnh tu tập, đã trải qua một đại a tăng kỳ kiếp tu tập phước trí, v.v... Nếu đã có những công đức thù thắng như vậy, còn gì để lo lắng mà phải nhờ đến Phu nhân Vi Đề Hy cầu thỉnh vãng sanh Cực Lạc? Do đây biết rằng lập luận của các nhà sớ giải là sai lầm.</P>
</span></span>
<CENTER>

<BR>Đời Đường, Thiện Đạo Hòa Thượng tập ký
Hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch kinh văn
Thích Pháp Chánh dịch sớ văn
<BR><B>QUÁN KINH
TỨ THIẾP SỚ</B>
<BR>Tường Quang Tùng Thư số 9
Phật Lịch 2553, TL 2009
<BR>Quyển Một
<B>QUÁN KINH HUYỀN NGHĨA</B></CENTER>
<p style="padding-left: 56px;"><B>I. KỆ QUY Y TAM BẢO</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước tiên khuyến khích đại chúng phát nguyện quy y Tam bảo.
<CENTER><TABLE BORDER CELLSPACING=2 BORDERCOLOR="#FF0000" <CELLPADDING=12 WIDTH=600>
<TD WIDTH=100 HEIGHT=220>
<B>1</B>
<P align="justify">Người xuất gia, tại giaNên phát lòng Vô thượng
Phần đông mê sanh tử
Ít kẻ mong Niết bàn
Hãy phát ý kiên cố
Vượt khỏi dòng sanh tử
Nguyện về cõi Di Đà
Kính lễ cầu quy y:
Thế Tôn! Con một lòng
Quy mạng khắp mười phương
Biển pháp tánh chân như
Báo Phật và Hóa Phật
Tất cả chư Bồ tát
Cùng vô lượng quyến thuộc
Trang nghiêm và biến hóa
Biển Thập Địa, Tam Hiền
Thời kiếp mãn, chưa mãn
Trí hạnh viên, chưa viên
Phiền não tận, chưa tận
Tập khí trừ, chưa trừ
Công dụng, vô công dụng
Chứng quả, chưa chứng quả
Diệu giác và Đẳng giác
Bậc thọ Kim cương tâm
Sau một niệm tương ưng
Chứng quả đức Niết bàn
Chúng con xin quy mạng
Pháp, Báo và Hóa Phật</TD>
<TD WIDTH=100 HEIGHT=220>
<B>2</B>
<P align="justify">Thần thông lực vô ngạiXin nguyện nhiếp thọ con
Chúng con xin quy mạng
Các Hiền Thánh ba Thừa
Bậc học tâm Đại bi
Lâu dài không thoái chuyển
Nguyện các ngài gia bị
Cho con thường thấy Phật
Chúng con, kẻ ngu si
Luân hồi từ vô thỉ
Nay trong đời mạt pháp
Của đức Phật Thích Ca
Gặp pháp môn Cực Lạc
Bổn nguyện A Di Đà
Hồi hướng cầu vãng sinh
Mau chứng Vô sanh nhẫn
Con nương Bồ Tát Tạng
Biển Nhất thừa đốn giáo
Nói kệ quy Tam Bảo
Tương ưng với Phật tâm
Mười phương hằng sa Phật
Lục thông soi xét con
Nay tuân lời hai Phật
Mở rộng môn Tịnh Độ
Nguyện đem công đức này
Bình đẳng thí tất cả
Đều phát Bồ Đề Tâm
Vãng sanh cõi Cực Lạc.</B></TD></TABLE></CENTER>
<p style="padding-left: 56px;"><B>II. BẢY MÔN BIỆN BIỆT</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong bộ <U>Quán Kinh Sớ</U> này, trước tiên chia làm bảy môn liệu giản, sau đó sẽ giải thích nghĩa lý.
<p style="padding-left: 56px;">1. Nêu rõ tựa đề;
2. Giải thích đề kinh;
3. Y vào kinh văn giải nghĩa và biện minh tông chỉ không đồng, giáo pháp Đại Tiểu;
4. Nêu rõ sự sai biệt giữa những người giảng pháp;
5. Biện minh sự khác biệt của hai môn định thiện và tán thiện;
6. Dung hòa sự mâu thuẫn giữa kinh và luận, nêu rõ vấn đáp, giải thích nghi vấn;
7. Biện biệt về sự thu hoạch lợi ích của bà Vi Đề Hy sau khi nghe đức Phật thuyết pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. <B>NÊU RÕ TỰA ĐỀ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiết nghĩ: Chân như rộng lớn, năm Thừa không rõ ngằn mé; pháp tánh cao sâu, mười Thánh khó cùng biên tế. Nói về thể và lượng, thì lượng tánh của chân như, không vượt ngoài tâm của chúng sanh. Pháp tánh tuy vô biên, nhưng biên thể vốn xưa nay bất động. Trong pháp giới thanh tịnh, phàm thánh đều bình đẳng. Hai loại chân như<SUP><B>(1)</B></SUP>, bao hàm tất cả chúng sanh. Hằng sa công đức, thể tánh và công dụng đều trong sáng, thế nhưng, do vì phiền não sâu nặng, cho nên tịnh thể không thể chiếu rọi. Bởi thế, đức Đại Bi thị hiện ở Ấn Độ, vội xông vào nhà lửa, rưới Cam lộ cứu mê muội quần sanh, thắp đuốc tuệ soi đêm dài sanh tử. Ngài đầy đủ ba loại bố thí, dùng pháp tứ nhiếp thu phục tất cả chúng sanh, chỉ rõ nguyên nhân của sự khổ, giúp cho tất cả vĩnh viễn chứng nhập quả vị an lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài không ngại chúng sanh mê muội, căn tánh khác biệt. Tuy không có người căn tánh thượng thừa, Ngài cũng đem năm Thừa ra giáo hóa. Đem mây Đại Từ phủ trùm ba cõi, dùng mưa Đại Bi rưới khắp quần sanh. Làm lợi ích cho tất cả, kể cả những người chưa được thấy nghe Chánh Pháp. Hạt giống Chánh Giác nhờ đó sanh sôi, mầm non Bồ Đề nhân đây nảy nở. Y vào tâm mà tu thắng hạnh, có hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn, tùy căn cơ mà có pháp đốn (mau chứng đắc) và pháp tiệm (từ từ chứng đắc). Tất cả tùy theo nhân duyên đều được giải thoát. Thế nhưng, chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng, những người căn cơ hạn hẹp khó hiểu thấu được. Tuy có thể dùng nhiều pháp môn làm lợi ích chúng sanh, thế nhưng những kẻ phàm phu nghiệp nặng không thể nào học hết được. Hiện nay, nhân vì bà Vi Đề Hy thỉnh Phật: <I>"Con nay mong được vãng sanh cõi nước An Lạc. Xin nguyện dạy con tư duy, dạy con chánh thọ"</I>. Đức Giáo Chủ Ta Bà, nhân sự thỉnh cầu đó, đã rộng bày yếu môn của pháp Tịnh Độ, và đức A Di Đà cũng nhờ nhân duyên này, mới hiển lộ được những hoằng nguyện kỳ đặc của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Yếu môn" của pháp tu trong <U>Quán Kinh</U>, tức là hai môn <I>"định thiện"</I> và <I>"tán thiện"</I>. Định, tức là ngừng nghỉ vọng niệm, làm tâm an định; tán, là bỏ ác làm thiện. Đem hai hạnh này hồi hướng cầu vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Hoằng nguyện"</I>, nghĩa là như Vô Lượng Thọ Kinh nói: <I>"Tất cả phàm phu thiện ác đều được vãng sanh, không ai là không nương vào đại nguyện của đức A Di Đà làm tăng thượng duyên".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa, mật ý của Phật rộng lớn sâu xa, giáo lý khó dò, cho nên ngay các bậc Tam Hiền, Thập Thánh cũng chưa hoàn toàn thấu hiểu, huống chi chúng ta là những kẻ ngoại phàm, phước tuệ mỏng ít mà có thể hiểu rõ thâm ý của Phật hay sao?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngưỡng nguyện đức Phật Thích Ca đưa đường chỉ lối, đức A Di Đà tiếp dẫn vãng sanh. Chỉ cần chúng ta siêng năng trọn cả cuộc đời, y giáo phụng hành, một khi xả bỏ thân ở cõi này, ắt sẽ chứng được pháp tánh thường lạc ở cõi kia.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Hai loại chân như: <i>Tức là thể và lượng.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. <B>GIẢI THÍCH ĐỀ KINH</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kinh đề: Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Quán Kinh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Phật</I> (Buddha) là âm Ấn Độ, tiếng Hán dịch là Giác (giác ngộ). Đạt đến <I>"tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn"</I> thì gọi là Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói <I>"tự giác"</I> để phân biệt với phàm phu. Đây là do Thanh văn chỉ biết tự lợi, thiếu tâm đại bi, không nghĩ việc lợi ích chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói <I>"giác tha"</I> để phân biệt với Nhị thừa. Đây là do Bồ tát có trí tuệ nên có thể tự lợi, có đại bi nên có thể lợi tha. Thường có thể vận dụng từ bi trí tuệ, không chấp vào một bên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói <I>"giác hạnh viên mãn"</I> để phân biệt với Bồ tát. Đây là do trí tuệ, công hạnh của Phật đã đến chỗ rốt ráo cùng cực, siêu vượt giai vị Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát, nên gọi là Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói <I>"thuyết"</I>, nghĩa là dùng âm thanh để giải bày. Lại nữa, đức Như Lai tùy theo căn cơ mà nói pháp môn không đồng, hoặc nói đốn giáo, hoặc nói tiệm giáo. Hoặc là sáu căn của Phật đều nói pháp, hoặc là các tướng (32 tướng), các hảo (80 hảo) của Phật đều nói pháp.Tùy theo duyên với chúng sanh mà Ngài hiện thân nói pháp cho họ, làm cho tất cả đều được lợi ích.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói <I>"Vô Lượng Thọ"</I>, đây là âm Hán, còn nói: <I>"Nam mô A Di Đà Phật"</I>, đây là âm Ấn Độ (Phạn). Hơn nữa, "Nam" tức là quy (quy y), "Mô" là mạng, "A" là Vô, "Di" là Lượng, "Đà" là Thọ, còn "Phật" là Giác, hợp lại đọc là "Quy Mạng Vô Lượng Thọ Giác". Đây là so sánh hai âm Phạn, Hán mà suy ra như vậy. Hiện nay, "Vô Lượng Thọ" là pháp, còn "Giác" là nhân (người), "nhân, pháp" đều được nêu lên, cho nên gọi là "A Di Đà Phật". Lại nữa, "nhân, pháp" là cảnh sở quán (đối tượng), có hai phần: một là y báo, hai là chánh báo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Y báo có ba phần:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Sự trang nghiêm dưới mặt đất, tức là quang minh của tất cả bảo tràng chiếu rọi nhau,
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Sự trang nghiêm trên mặt đất, tức là tất cả bảo địa (đất báu), ao, rừng cây, lầu báu (bảo lầu), cung điện báu, v.v...
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) Sự trang nghiêm trong hư không, tức là tất cả biến hóa cung điện báu, lưới báu, mây báu, chim báu, gió, ánh sáng chuyển động phát ra âm nhạc, v.v... Tuy có ba phần khác biệt, tất cả đều là biến tướng của công đức thù thắng của cõi Tịnh độ A Di Đà. Đây là tổng kết sự trang nghiêm của y báo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong phần "Y báo", từ pháp quán "Mặt trời lặn" đến pháp quán "Hoa tòa", là nói rõ tổng quát về y báo. Trong phần này, có thông (chung) có biệt (riêng). Biệt, tức là pháp quán "Hoa tòa" là một y báo riêng biệt, chỉ dành cho đức A Di Đà, còn sáu pháp quán đầu là thông (chung), tức là chung cho tất cả phàm phu. Chỉ cần được vãng sanh là có thể cùng chung hưởng dụng. Trong sáu pháp quán này, lại có chân (thật) có giả. Giả, tức là pháp quán "Mặt trời lặn", quán "Nước", quán "Băng", v.v... Còn chân (thật) y báo, tức là từ pháp quán "Mặt đất bằng lưu ly", cho đến "Lầu báu". Gọi là "chân", vì do công đức vô lậu chân thật của cõi nước Cực Lạc mà thấy được cảnh tướng như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phần "Chánh báo" cũng chia làm hai phần:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) "Chủ trang nghiêm", tức là Phật A Di Đà,
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) "Thánh chúng trang nghiêm", tức là chư thánh chúng cõi Cực Lạc, cùng với tất cả chúng sanh ở mười phương đang và sẽ sanh về cõi ấy. Trong phần Chánh báo lại cũng phân làm hai phần "thông" và "biệt".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">* Biệt (chánh báo), tức là đức Phật A Di Đà. Trong đây lại có chân và giả.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- "Giả chánh báo", tức là pháp quán "Tượng đức A Di Đà" thứ tám. Quán "Tượng đức Quán Âm" và "Tượng đức Đại Thế Chí" cũng vậy. Đây là vì chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng, tâm thức ô nhiễm, đức Bổn Sư e rằng họ không thể quán tưởng được tướng chân thật của đức A Di Đà làm cho hiển hiện, bởi vậy, Ngài mới bảo họ dùng tượng Phật A Di Đà để an trụ tâm, quán tưởng tượng Phật giống như thân thật của Ngài, cho nên mới gọi là "giả chánh báo".
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- "Chân chánh báo", tức là pháp quán "Chân thân" thứ chín. Đây là do tu pháp quán thứ tám (giả chánh báo), từ từ làm cho vọng tưởng ngừng bặt, khai mở tâm nhãn, nhìn được cảnh trang nghiêm của y báo và chánh báo của cõi Cực Lạc. Dùng phương pháp này để trừ hoặc chướng, cho nên thấy được cảnh tướng chân thật của Cực Lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">* Thông (chánh báo), tức là các pháp quán phần dưới (Quán Âm, Thế Chí, v.v...).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phần trên nói về thông biệt, chân giả, là nói rõ chánh thức về hai phần y báo và chánh báo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Quán", tức là quán chiếu. Thường dùng lòng tin thắp sáng trí tuệ, soi chiếu y báo chánh báo của cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Kinh", kinh có thể duy trì giáo pháp, sự lý tương ưng, tùy theo căn cơ mà tu "định thiện", "tán thiện", không làm phân tán nghĩa lý, có thể làm cho hành giả nương vào nhân duyên học giáo tu hành, thừa nguyện vãng sanh, chứng được vô vi pháp lạc. Sanh về cõi ấy rồi, không còn sợ hãi gì nữa. Tiếp tục tu tập lâu dài, cho đến khi chứng được quả Phật, chứng được Pháp thân thường trụ, rộng lớn như hư không. Có thể đem đến sự lợi ích như vậy, nên gọi là Kinh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. <B>BIỆN BIỆT TÔNG CHỈ, GIÁO PHÁP ĐẠI, TIỂU</B>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Tông chỉ không đồng</B>. Như <U>Kinh Duy Ma</U> lấy "Giải thoát bất tư nghì" làm tông, <U>Kinh Đại Phẩm Bát Nhã</U> lấy "Không tuệ" làm tông, hiện nay, quyển <U>Quán Kinh</U> này lấy "Quán Phật Tam Muội" làm tông, cũng lấy "Niệm Phật Tam Muội" làm tông, đồng thời lấy "Nhất Tâm Hồi Hướng Nguyện Vãng Sanh Tịnh Độ" làm thể.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Giáo pháp Đại thừa, Tiểu thừa</B>. Hỏi: Trong hai tạng Đại thừa, Tiểu thừa, kinh này thuộc về tạng nào? Trong hai giáo pháp, kinh này được thâu vào giáo pháp nào? Đáp: Quyển <U>Quán Kinh</U> này thuộc về Đại thừa Bồ tát tạng, và thuộc vào pháp "đốn giáo".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">4. <B>NÊU LÊN SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI GIẢNG PHÁP</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người giảng pháp, trong các kinh, được chia làm năm loại:
<p style="padding-left: 56px;">(1) Phật.
(2) Đệ tử Phật.
(3) Trời hoặc tiên.
(4) Quỷ thần.
(5) Biến hóa nhân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hiện nay, quyển kinh này là do chính đức Phật nói. Hỏi: Phật giảng kinh này ở đâu? Giảng cho ai nghe? Đáp: Phật tại vương cung (của vua Tần Bà Sa La), giảng cho hoàng hậu Vi Đề Hy nghe.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">5. <B>BIỆN BIỆT HAI MÔN ĐỊNH THIỆN, TÁN THIỆN</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có sáu phần:
<p style="padding-left: 56px;">(1) Người khải thỉnh là bà Vi Đề Hy.
(2) Người được thỉnh là đức Phật.
(3) Người giảng pháp cũng là đức Phật.
(4) Pháp được giảng là hai môn định thiện, tán thiện, cùng mười sáu pháp quán.
(5) Người chủ động là đức Như Lai.
(6) Người được lợi ích là bà Vi Đề Hy và đại chúng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi: Hai môn định thiện, tán thiện là do ai thỉnh?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: Môn định thiện là do bà Vi Đề Hy thỉnh, còn môn tán thiện là do đức Phật tự nói.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi: Không biết tên "định thiện", "tán thiện" xuất phát từ đoạn văn nào? Hiện nay, giáo lý chân thật này, hàng chúng sanh (căn cơ) nào được thọ trì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: Có hai nghĩa.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">a. Những người báng pháp, hoặc không có lòng tin, hoặc sanh vào bát nạn, hoặc sanh vào loài phi nhân đều không thể thọ trì kinh này. Những loại chúng này giống như củi mục, gạch đá, không còn hy vọng nảy sanh, tăng trưởng, những loại như vậy không thể nào tín thọ, hoặc giáo hóa họ. Trừ những hạng này ra, những người một lòng tin ưa, cầu nguyện vãng sanh, hoặc hành trì trọn đời, hoặc chỉ niệm mười niệm, nhờ nguyện lực của Phật, đều được vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">b. Xuất phát từ đoạn văn nào? Có hai phần thông và biệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">* Phần "thông", có ba nghĩa khác nhau:
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(a) Từ <I>"Vi Đề Hy bạch Phật: Cúi xin đức Thế Tôn vì con giảng giải rộng về những cõi không còn lo buồn khổ lụy"</I>, đây là nêu ý thỉnh cầu một cách tổng quát.
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(b) Từ <i>"Nguyện đấng Đại Từ soi sáng huệ nhật, chỉ dạy cho con pháp quán để sanh về chỗ nghiệp lành thanh tịnh"</I>, tức là Vi Đề Hy thỉnh cầu đức Phật dạy pháp tu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(c) Từ <I>"Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn từ nơi tướng bạch hào ..."</I>, tức là đức Phật đáp ứng lời thỉnh cầu của bà Vi Đề Hy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">* Phần "biệt", cũng có hai nghĩa:
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(a) Từ <I>"Bà Vi Đề Hy quán sát kỹ các Phật quốc rồi thưa rằng"</I>, tức là bà Vi Đề Hy tự mình chọn lựa cõi Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(b) Từ <I>"Cúi xin đức Thế Tôn dạy con pháp tư duy ..."</I>, tức là bà Vi Đề Hy thỉnh cầu đức Phật chỉ dạy pháp tu để vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phần kế là giải đáp ý nghĩa về hai môn định thiện và tán thiện
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi: Thế nào gọi là định thiện? Thế nào gọi là tán thiện?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: Từ pháp quán thứ nhất (quán Mặt trời) đến pháp quán thứ mười ba (quán xen Phật và Bồ tát) gọi là định thiện, còn phần ba phước, chín phẩm gọi là tán thiện.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi: Hai pháp định thiện, tán thiện có gì khác biệt, xuất từ đoạn văn nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Xuất từ đoạn văn nào</B>: Đoạn "<I>Dạy con pháp tư duy và chánh thọ"</I> chính là đoạn văn muốn đề cập đến.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Sự khác biệt</B>: Có hai nghĩa:
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">a. <I>Tư duy</I>: đây là tiền phương tiện của sự tu quán. Tư duy về tổng tướng và biệt tướng của y báo và chánh báo của cõi Cực Lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">b. <I>Chánh thọ</I>: Như trong kinh, phần quán tưởng Đất có nói: "Nếu được tam muội, hành giả sẽ thấy rõ ràng cảnh tướng của đất cõi kia, không thể kể xiết". Đây là phù hợp với câu trên "dạy con pháp tư duy và chánh thọ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa, sự giải thích ở đây, không giống sự giải thích của các nhà sớ giải khác. Các vị ấy đem câu "tư duy” liên kết với "ba phước, chín phẩm", và cho là tán thiện. Lại đem câu "chánh thọ" liên kết với mười sáu pháp quán, và cho là định thiện. Nếu giải thích như vậy, không hoàn toàn hợp lý. Vì sao? Như Hoa Nghiêm Kinh nói: "Tư duy, chánh thọ, chỉ là hai tên khác nhau của tam muội". Đoạn văn này tương tự với đoạn văn trong phần quán tưởng Đất. Như vậy, đâu có thể dùng chữ "tư duy" để chỉ cho tán thiện.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hơn nữa, lúc đầu, Vi Đề Hy thỉnh Phật chỉ nói: <I>"Dạy cho con pháp quán để sanh về chỗ nghiệp lành thanh tịnh"</I>. Kế đến, bà lại thỉnh Phật: <I>"Dạy cho con pháp tư duy và chánh thọ"</I>. Tuy thỉnh Phật hai lần, nhưng đều là định thiện. Còn phần tán thiện, không thấy thưa thỉnh, chỉ là do đức Phật tự nói ra. Kế đến, phần Tán thiện nói: <I>"Cũng làm cho tất cả phàm phu trong đời vị lai..."</I>, tức là đoạn văn đức Phật nói về tán thiện.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">6. <B>HỘI THÔNG KINH LUẬN</B>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Nêu lên kiến giải của các nhà chú giải</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước tiên, nêu lên ba bậc của thượng phẩm vãng sanh. Có người nói bậc thượng phẩm thượng sanh là các Bồ tát từ Tứ địa đến Thất địa. Vì sao biết như vậy? Vì sanh về đó liền chứng được Vô sanh pháp nhẫn. Bậc thượng phẩm trung sanh là các Bồ tát từ Sơ địa đến Tứ địa. Vì sao biết như vậy? Vì về đến Cực Lạc, trải qua một tiểu kiếp thì chứng được Vô sanh pháp nhẫn. Bậc vãng sanh thượng phẩm hạ sanh là các Bồ tát chủng tánh đến Sơ địa. Vì sao biết như vậy? Vì sanh về cõi đó, trải qua ba tiểu kiếp được chứng Sơ địa. Ba phẩm vị này đều là bậc Đại thừa Bồ tát vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kế đến, ba bậc của trung phẩm vãng sanh. Các nhà sớ giải nói: "Trung phẩm thượng sanh là bậc Tam quả (A na hàm)". Vì sao biết như vậy? Vì sanh về cõi đó liền chứng quả A la hán. Trung phẩm trung sanh là bậc nội phàm. Vì sao biết như vậy? Vì sanh về cõi đó liền chứng quả Tu đà hoàn. Còn trung phẩm hạ sanh là những người phàm tu thiện, sợ khổ cầu vãng sanh. Vì sao biết như vậy? Vì sanh về cõi đó, trải qua một tiểu kiếp chứng quả A la hán. Ba phẩm vị này chỉ là những bậc thánh giả Tiểu thừa vãng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cuối cùng, ba bậc của hạ phẩm vãng sanh đều là các phàm phu sơ học Đại thừa, tùy theo nghiệp ác nặng nhẹ mà được chia làm ba phẩm.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Dùng lý luận đả phá</B>
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">a. <B>Thượng phẩm thượng sanh</B>: Phần trên nói Bồ tát Sơ địa đến Thất địa. Như kinh Hoa Nghiêm nói: "Các Bồ tát từ Sơ địa đến Thất địa là pháp tánh sanh thân, biến dịch sanh thân, không còn bị khổ vì phần đoạn sanh tử. Về mặt công dụng, các ngài đã tu tập phước trí trải qua hai đại a tăng kỳ kiếp, đã chứng nhân không và pháp không, đến trình độ không thể nghĩ bàn, thần thông tự tại, diệu dụng vô cùng. Các ngài thường cư trụ tại báo độ, thường được nghe Báo Thân Phật thuyết pháp, dùng lòng từ bi hóa độ chúng sanh khắp mười phương, trong chốc lát có thể hiện thân cùng khắp". Có việc gì để lo lắng mà phải nhờ đến Phu nhân Vi Đề Hy cầu vãng sanh Cực Lạc? Đoạn văn trên đã chứng minh rằng lập luận của các nhà sớ giải là sai lầm.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">b. <B>Thượng phẩm trung sanh</B>: Các nhà sớ giải cho rằng bậc trung phẩm thượng sanh là bậc Tam quả (A na hàm), thế nhưng, những bậc ở giai vị này đã không còn bị đọa ba đường, sanh vào bốn nẻo. Hiện tại, tuy cũng còn tạo nghiệp, nhưng chắc chắn không còn chiêu cảm quả báo đời sau. Đức Phật từng nói: "Bốn bậc thánh (Tiểu thừa) này, cùng ngồi chung với ta trên giường giải thoát". Nếu đã có công đức như vậy, còn gì phải lo lắng mà phải nhờ đến Phu nhân Vi Đề Hy thưa thỉnh, cầu nguyện vãng sanh? Vả lại, chư Phật đầy lòng đại bi, thương xót những kẻ khổ đau, thường lân mẫn những người đang bị ngập chìm trong biển khổ, do đó mà khuyến tấn bọn họ vãng sanh Tịnh độ. Giống như đối với những người đang bị chết chìm, thì phải nên cứu họ trước, còn những kẻ đang ở trên bờ thì cần gì phải kéo họ lên. Dùng đoạn văn này để chứng tỏ rằng sự phán đoán của các nhà sớ giải cũng sai lầm như phần trước.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">c. <B>Thượng phẩm hạ sanh</B>: Phần trên cho rằng bậc vãng sanh này là các Bồ tát từ chủng tánh đến Sơ địa. Không hẳn là như vậy! Như trong <U>Kinh Hoa Nghiêm</U> nói: "Các vị Bồ tát này gọi là bậc Bất thoái chuyển. Tuy ở trong sanh tử nhưng không còn bị đắm nhiễm, giống như loài thiên nga tuy ở trong nước mà lông không bị ướt". Lại như <U>Kinh Đại Phẩm Bát Nhã</U> nói: "Các Bồ tát ở giai vị này, do vì được hai loại thiện tri thức thủ hộ, cho nên không bị thoái chuyển. Đó là:
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(a) Mười phương chư Phật,
<P style="TEXT-INDENT: 84pt; TEXT-ALIGN: justify">(b) Mười phương chư Đại Bồ tát. Thường giữ ba nghiệp thanh tịnh, không thoái chuyển trong việc tu hành thiện pháp, cho nên gọi là Bồ tát bất thoái. Các vị Bồ tát này có năng lực thị hiện tám tướng thành đạo, giáo hóa chúng sanh. Về công hạnh tu tập, đã trải qua một đại a tăng kỳ kiếp tu tập phước trí, v.v... Nếu đã có những công đức thù thắng như vậy, còn gì để lo lắng mà phải nhờ đến Phu nhân Vi Đề Hy cầu thỉnh vãng sanh Cực Lạc? Do đây biết rằng lập luận của các nhà sớ giải là sai lầm.</P>
</span></span>