trừng hải

Sanh tử khứ lai là nơi tuyệt lộ

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

quantro

Registered

Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8

Cám ơn cháu hoatihon đã sửa câu thứ ba trong bài thơ của bác làm để trả lời câu hỏi ngụ ý chỗ lập cước "hướng thượng" của mình.

Cháu ngắt câu thứ ba bằng cái dấu chấm hỏi, làm cho ý thơ rất mạnh... Đọc xong bác mỉm cười nhớ lại câu chuyện ông Cao Bá Quát sửa bài thơ "yểu xìu" của một vị quan đại thần dán trên vách, bài thơ chỉ có hai câu thôi:

Thần khả báo quân ân,
Tử năng thừa phụ nghiệp.

Ông Cao Bá Quát khi vào chầu vua, thấy hai câu thơ đó, ông đi đến đưa hai bàn tay quào quào tỏ ý muốn gở xuống, Vua hỏi ông làm gì vậy. Ông đáp: "Hạ thần muốn sửa hai câu thơ này". Vua đồng ý cho sửa, ông liền đọc và viết:

Quân ân, thần khả báo
Phụ nghiệp, tử năng thừa.

Bài thơ cũng chỉ bấy nhiêu ý đó, nhưng khi hoán đổi hai chữ "Quân ân" và "Tử nghiệp" ra phía trước với dấu phết đàng sau, khiến bài thơ đọc lên ý tứ hùng hồn, mạnh mẽ hơn hai câu trước có vẽ "yếu xìu"

Cháu hiểu được và đã chứng tỏ "tài không đợi tuổi" của một phụ nữ trong diễn đàn này.

Chào Bác Tuấn Tú Lá vàng rơi thì phải rơi xuống đất chứ sao lại không biết vậy. Ngay trong bài thơ của bác đã đá nhau chan chát rồi.
Lá ngoài sân rụng đầy
Câu này đã nói lên lá vàng rơi xuống đất rồi.
Hỏi về đâu ? _ không biết !
Câu này lại nói không biết thì bài thơ thật không hay. Chẳng nhẽ chỗ lập cước của bác Tuấn Tú là không liễu liễu thường minh? Bác Trừng Hải cũng Thanks bác tuấn Tú có nghĩa là lập cước của bác cũng giống bác Tuấn Tú? Như vậy hai bác lại mơ màng trong quán trọ rồi!
Lá vàng rơi xuống đất
Cây đứng, cành khô gầy
thu về theo hơi gió
cuối trời mây trắng bay
Tặng hai bác bài thơ thu vì bây giờ cũng đã vào thu rồi.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Chào Bác Tuấn Tú Lá vàng rơi thì phải rơi xuống đất chứ sao lại không biết vậy. Ngay trong bài thơ của bác đã đá nhau chan chát rồi.
Câu này đã nói lên lá vàng rơi xuống đất rồi.
Câu này lại nói không biết thì bài thơ thật không hay. Chẳng nhẽ chỗ lập cước của bác Tuấn Tú là không liễu liễu thường minh? Bác Trừng Hải cũng Thanks bác tuấn Tú có nghĩa là lập cước của bác cũng giống bác Tuấn Tú? Như vậy hai bác lại mơ màng trong quán trọ rồi!
Lá vàng rơi xuống đất
Cây đứng, cành khô gầy
thu về theo hơi gió
cuối trời mây trắng bay
Tặng hai bác bài thơ thu vì bây giờ cũng đã vào thu rồi.

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đã hiểu "Ngoài sân lá rụng đầy" là chỗ về của lá, sao lại còn hỏi người đáp không biết. Tôi nói không biết là quá rõ ràng, tự lá nó rơi mà không "chấp" nó rơi xuống đâu. Còn "quán trọ" nói nó rơi xuống đất là còn "chấp vào chỗ có" để rơi! Câu cuối là chỗ hướng thượng đó, hiểu chưa ông quán trọ!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bởi vậy bác Trừng Hải nói "Nhận giặc làm cha" là phải rồi!
</span></span>
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn

Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/vedau_zps32d74352.jpg"].








































....
[/NEN]
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,449
Điểm tương tác
1,080
Điểm
113
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cám ơn cháu hoatihon đã sửa câu thứ ba trong bài thơ của bác làm để trả lời câu hỏi


</span></span>
______________________________

Chào bác Tuấn Tú, bác Tuấn Tú lâu lâu thốt lời tâm sự quả nhiên tỏ lộ phong thái người xưa thật là khí khái, anh hoa ẩn lộ bội phần thăng hoa. Nhưng dạ thưa bác, ngày xưa thì nó mạnh mẽ nhưng ngày này thì nó...bình thường, Trừng hải này đi đâu cũng thấy kiểu hô...khẩu hiệu này ạ!!!??? Chuyện này thì mấy cháu bây giờ nó giỏi hơn xưa nhiều lắm à??? Hề hề, chào bác.

Kính
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,449
Điểm tương tác
1,080
Điểm
113
Khứ lai là gì? Khái lược

KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC
Cầu xin cho chúng sanh bình an, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn. Cũng đồng chân thành xin trao một bông hồng cho những ai còn mẹ, và một bông hồng trắng cho những ai mất mẹ, mà cầu xin mọi Phật tử nơi nơi đều hưởng HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT. Con xin đảnh lễ Bồ Đề Trí.
__________________________________________
__________________________________________

Kính thưa quý hữu, chữ khứ lai nghĩa của nó là đi về, cũng là một trong những bài thơ đường danh tiếng mô tả tâm trạng của Đào Tiềm thi sĩ về việc Đào Tiềm quan lại treo ấn từ quan quy khứ lai hề, tức về quê nhà vì không chịu khom lưng cúi đầu trước những kẻ quan lớn hơn mình trong cuộc sống quan nha tỏ rõ lòng cương trực thanh bạch của người tri thức trót mang chữ sĩ. Hề hề, Trừng Hải tôi nghĩ Đào tiềm thi sĩ quả là kẻ ngây thơ bởi nếu không muốn khom lưng cúi đầu trước kẻ quan lớn nơi quan nha kinh kỳ, vậy khi trở về quê không khép nép dạ vâng trước lũ cường hào ác bá địa phương hay sao? Hay Đào tiềm quan lại có nỗi ẩn khuất khó bề biện bạch nên đem Đào tiềm thi sĩ ra làm bình phong thanh bạch cũng chỉ bởi không vượt qua được hơn thua, vinh nhục của tám pháp thế gian mà làm bài Quy Khứ Lai hề hề??? Trừng Hải tôi đâu có rãnh mà nói về Đào tiềm thi sĩ quy khứ lai hề bởi chẳng qua khi đề cập tới nghĩa khứ lai nên tiện đường mà nói qua thi sĩ Đào tiềm để quý hữu biết rõ nghĩa khứ lai là đi về đó thôi, bởi cái đạo Khổng Nho với Trừng mỗ tôi chỉ là cát bụi làm vướng mắt người. Hề hề,
Kính thưa quý hữu, theo giáo pháp của Huê Nghiêm Tông thì Duyên Khởi hay Thập Nhị Nhân Duyên được hiển bày thành bốn Pháp giới đó là: Duyên Khởi nghiệp cảm thuộc về Tiểu Thừa, A lại da duyên khởi thuộc về Đại thừa thỉ giáo, Như Lai Tạng duyên khởi thì quy về Đại thừa chung giáo còn Pháp Giới duyên khởi lại là Viên giáo. Trong bốn pháp nói trên thì Pháp giới duyên khởi thuộc về Viên giáo vốn là Pháp Giới thậm thậm của chư vị ĐẠI TRÍ HUỆ, ĐẠI TỪ BI, ĐẠI THẾ CHÍ vận hành theo Thập Huyền Diệu là Bất Khả Tư Nghì nên Khứ Lai là Vô Khứ, Vô Lai mà nơi nơi hiển bày Vị Tằng Hữu Sự tức chuyện lạ thế gian phi thường, phi phi thường nên Trừng hải chỉ có thể cung kính lập ngôn, Bồ Đề Tát Bà Ha, con xin đảnh lễ Bồ Đề Trí với lòng vạn phần tôn kính mà không dám thốt một lời nào mà mắc tội hí tiếu lộng ngôn; còn lại ba pháp giới duyên khởi nghiệp cảm, A lại da, Như Lai tạng thì xin nói đôi lời gọi là khái lược khi bàn về chữ Khứ Lai. Kính báo kính báo

Kính thưa quý hữu, chữ Khứ Lai trong Duyên khởi nghiệp cảm có nghĩa là Hồi Hướng thuộc về vị Tư Lương ngay trước khi bước vào vị Gia Hành, tức thức ăn đi đường trên con lộ tử sanh để tích lũy công đức mà bước vào chánh lộ đạo trên đường tu học. Chữ hồi hướng có nghĩa là quay lại tức "hồi đầu thị ngạn" cũng có nghĩa tương tự như đi về, nhưng nơi về không phải chỗ nào, nơi nào bởi nó không có chỗ về tức vô khứ lai (hề hề, có vị đạo hữu hỏi mỗ tôi lá vàng rơi về đâu rõ là chưa am hiểu chữ bước đầu, lập cước vậy mà thốt lời đại ngôn nói Trừng mỗ này chưa liễu minh tức không am tường, hê hề, hề hề) và đó chính là bổn tánh như nhiên vốn tịnh như trời cao trong xanh vô ngại là nơi ít người đến được mà Trừng Hải tôi đã đề cập đến trong bài "Sanh tử là gì? Khái lược" Nhưng hôm nay xin nhìn chữ Khứ Lai dưới một cái nhìn" tùy duyên thập phần tinh minh" bởi nó thuộc lẽ huyền vi của Chánh Pháp vi diệu dụng. Và vì nó thuộc về Tiểu thừa nên Trừng Hải tôi xin sử dụng giáo pháp của Nguyên Thỉ Phật Giáo để trình bày chữ Khứ Lai theo nghĩa tùy duyên hay do duyên mà đến thì phải theo duyên mà về.
Kính thưa quý hữu, theo giáo pháp của Phật Đà được kết tập trong Phật Giáo nguyên thỉ tức Nam Phương Thượng Tọa Bộ thì khi minh châu của mẹ gặp tinh chất của cha mà hình thành sắc chất vào đúng lúc đó kết hợp với kết sanh thức tức thức tái sanh mà hình thành thai bào, mà trưởng dưỡng 9 tháng 10 ngày mà suất sinh nhủ nhi mà cất tiếng khóc oa oa chào đời (hề hề, khi chào đời thì em bé đã biết sinh vào nơi khổ đau mà rơi lệ!!! mà lỡ như em không chịu khóc thì các vị bác sĩ sản khoa phải tét vào mông em bé mấy cái cho đến lúc khóc, hề hề, mới ra đời mà không chịu nghe lời người lớn nên...ăn đòn) mà đối diện với khổ đau vọng tưởng, tình tiền danh lợi, mà giương nanh múa vuốt sẵn sàng tranh chấp, mà gầm gào la hét sẵn sàng hơn thua, mà hả hê sung sướng khi tiền vào như nước mà ra...thì như cà phê phin nhỏ giọt, mà như người điên xỏa tóc xỏa tai kêu trời như bọng khi mất của mất tài, mà lệ châu nhỏ giọt húp mắt húp mày khi tình phụ, phụ tình rồi lập lời thề ngắt một cành hoa thạch thảo để người nhớ mùa thu đã chết rồi - J'ai cueilli cebrin de bruyère l'automie est morte souviens-t'en - Nói cho mau đó chính là ba cảnh khổ đau một đời: tình dục, ăn uống và tranh chấp, hề hề, hình thành nên tâm thức con người (ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới) mà nhận thức thế giới chúng quanh ta, ta và cứu cánh của ta (gần và xa) qua biểu tướng Khứ và Lai. Vậy khứ và lai khởi sanh qua thập bát giới là gì? Dạ xin thưa với quý hữu, đó là chuỗi diễn tiến sanh, trụ và diệt tức bắt đầu, tự thành và kết thúc mà thường hiển tướng văn học là ba đào sóng dậy, cơn đau đoạn trường được gói gọn trong một chữ "HỮU" thập phần bí hiểm, mà tinh minh rõ ràng. Thưa quý hữu, chắc quý hữu đã từng đọc qua công án Bố Đại hòa thượng đi xin một đồng khi vỗ vai hòa thượng, hình như tên là Bảo phúc, thì hòa thượng Bảo Phúc nói nếu trả lời được thì mới cho một đồng rồi nói "Chỗ cốt yếu của Phật pháp là thế nào?" thì Bố Đại Hòa Thượng liền bỏ túi vải càn khôn của mình xuống đất rồi vòng tay đứng sừng sửng trước mặt hòa thượng Bảo phúc; Hòa thượng Bảo phúc nói tiếp "Chỉ có vậy thôi sao, không có gì hơn à?" thì Bố Đại Hòa Thượng cầm lấy túi càn khôn của mình bỏ đi mà không nói một lời (không biết có lấy tiền không nữa, vì trong mẫu chuyện thiền này không có kể tiếp, hề hề, nhưng mỗ tôi nghĩ chắc chả cần?) Kính thưa quý hữu, thường thì khi dạy ta niệm một tiếng Phật hiệu chư cổ đức thường dạy hãy buông xuống vạn sự mà niệm một câu Phật hiệu, hay khi tham khán thoại đầu thì dạy hãy bỏ muôn duyên mà khán một câu thoại đầu, nhưng đây chỉ là cảnh giới sơ cơ, theo ý mỗ tôi, nên hòa thượng Bảo phúc mới nói tiếp "Chỉ có vậy thội sao..." nhưng thật sự việc bỏ túi vải càn khôn xuống đất của Bố Đại Hòa Thượng (mà tương truyền theo văn hóa Phật giáo Trung hoa là Đức Di Lạc hóa thân) là ở một cảnh giới thập phần vi diệu "Tuyệt tích chữ HỮU, tức Vô Hành Không" khác xa cảnh giới trước cả một trời càn khôn, vũ trụ!!! Nói để chư vị thấy rõ chữ Pháp vi diệu của Phật Đà thường hiện tướng qua cả Luật và Pháp, mà Luật ở đây tức đạo tràng, tịnh thổ tức tâm bổn nhiên vốn tịnh mà mỗ tôi đã nói ngày hôm qua, và với đạo tràng tịnh thổ đó sẽ sanh cây trí huệ tức Trí Bồ Đề, con xin đãnh lễ.
Vậy làm sao để khứ lai tuyệt tích mà hiển Trí Bồ Đề tức dứt bặt quá khứ-hiện tại-tương lai tức tiền niệm, kim niệm, hậu niệm tức sanh trụ diệt tức hiện tướng (nghiệp tướng). Kính thưa quý hữu đó là nhờ chặt đứt vòng luân hồi sanh tử, tử sanh mà Trừng Hải tôi đã đề cập ngày hôm qua hay đó chính là Tác ý tức Cetana mà Phật Đà đã chỉ rõ là NGHIỆP. Ly rời NGHIỆP bằng cách gì, thưa quý hữu đó chính là nhờ Nhất Tâm do ngoài thì dứt ái dục trong thì tâm vượt qua năm triền cái (nirvarana - kamacchanda, vyapada, thina-middha, uddhacca-kukkucca và vicikiccha.) nên thấy cetana rõ ràng tức tinh minh mà dứt bỏ, mà ly rời, mà xóa sạch mà vào cảnh giới Thiền Định-Jhàna, bất khả tư nghì (acinteyya). Và để bước vào cảnh giới bất khả tư nghì thì cũng như những lần trước Trừng Hải tôi đã nói nó thật rõ ràng như nhiên muôn niên không đổi đó chính là pháp môn mà chư Bổn sư mà quý hữu thọ giới sẽ trao truyền cho quý hữu mà chỉ cần quý hữu nhất tâm không rời như núi Tu Di bất động trước muôn vàn gió bão, mây mưa thì tất có ngày hoa sẽ nở khi đáo xuân kỳ mà bước vào cảnh giới Jhàna, bất khả tư nghì (Xin hẹn đến chiều sẽ nói tiếp hai pháp giới còn lại: A lai da thức và Như Lai Tạng; lượng thứ lướng, hề hề). Kính tạm biệt.

 

quantro

Registered

Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8

Đã hiểu "Ngoài sân lá rụng đầy" là chỗ về của lá, sao lại còn hỏi người đáp không biết. Tôi nói không biết là quá rõ ràng, tự lá nó rơi mà không "chấp" nó rơi xuống đâu. Còn "quán trọ" nói nó rơi xuống đất là còn "chấp vào chỗ có" để rơi! Câu cuối là chỗ hướng thượng đó, hiểu chưa ông quán trọ!

Bởi vậy bác Trừng Hải nói "Nhận giặc làm cha" là phải rồi!

Chào bác Tuấn Tú chỗ này là cái ngã của bác vậy! Rõ ràng miệng nói ra chỗ về của lá sau đó lại nói không cần biết thì thật là buồn cười!
Quantro chỉ hỏi một sự thật hiển nhiên "lá vàng rụng thì về đâu" mà bác Tuấn Tú lại khở tâm chấp cái (không "chấp" nó rơi xuống đâu) đây là tâm bám chấp đúng không bác. Bác có biết công án bánh bột hồ của Vân Môn không? Chỉ vì bác suy nghĩ quá nhiều lên mới thành ra như vậy. Nếu câu này mà hỏi bọn trẻ con thì nó trả lời thẳng thừng lá vàng rơi xuống đất.
CHo lên có thể nói rằng dù bụng chứa đầy tam tạng kinh điển cũng chẳng bằng cái bánh bao của ngài Vân Môn đúng không hai bác Tuấn Tú và Trừng Hải.
Như vậy là chưa biết chỗ lập cước!
Đùa vui tí thôi Nhường chỗ cho bác Trừng Hải hô phong hoán vũ!

 
C

chimanhvu

Guest

Hoan Hô Quantro


Chào bác Tuấn Tú chỗ này là cái ngã của bác vậy! Rõ ràng miệng nói ra chỗ về của lá sau đó lại nói không cần biết thì thật là buồn cười!
Quantro chỉ hỏi một sự thật hiển nhiên "lá vàng rụng thì về đâu" mà bác Tuấn Tú lại khở tâm chấp cái (không "chấp" nó rơi xuống đâu) đây là tâm bám chấp đúng không bác. Bác có biết công án bánh bột hồ của Vân Môn không? Chỉ vì bác suy nghĩ quá nhiều lên mới thành ra như vậy. Nếu câu này mà hỏi bọn trẻ con thì nó trả lời thẳng thừng lá vàng rơi xuống đất.
CHo lên có thể nói rằng dù bụng chứa đầy tam tạng kinh điển cũng chẳng bằng cái bánh bao của ngài Vân Môn đúng không hai bác Tuấn Tú và Trừng Hải.
Như vậy là chưa biết chỗ lập cước!
Đùa vui tí thôi Nhường chỗ cho bác Trừng Hải hô phong hoán vũ!


Kính BácTrừng Hải! Chimanhvu vẫn thường lắng nghe lời chỉ bảo của Bác. Thật là ưu ái đã không bị quở mắng mà còn được chỉ bảo ân cần. Ân này xin được ghi tạ trong lòng, kính mong người luôn được khỏe mạnh
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,449
Điểm tương tác
1,080
Điểm
113
Khứ lai là gì? Khái lược (Cont.)

A lại da Duyên Khởi: Đây là giáo pháp mật truyền của Câu Sanh Khởi Thừa-Sahajayana, một trong ba thừa của Phật Giáo Mật Tông-Tantric Buddhism, (hai thừa còn lại là Chân Ngôn Thừa-Mantrayana và Kim Cương Thừa-Vajrayana) thuộc dòng Tulkou có nơi phát tích là Ấn Độ được truyền thừa và lưu giữ đến hôm nay tại Tây Tạng. Đây là một chi nhánh của Phật giáo Tây Tạng ít người biết đến thuộc về dòng Tulkou tức Hóa sanh mà bậc đạo sư của tông phái cứ tái sanh đi tái sanh lại nhằm lưu giữ, truyền thừa và phát triển quá trình tu học. Chắc quý hữu cũng ít nhiều nghe đến dòng hóa sanh này, trước khi chết bậc đạo sư thường chỉ dẫn cho đệ tử các dấu hiệu để nhận biết hóa thân của mình rồi sau đó các đệ tử tín cẩn này đi tìm đạo sư của mình dưới một sanh thân khác bằng các dấu hiệu đã được chỉ điểm trước đó, sau đó tiến hành các công việc mà bậc đạo sư chỉ dẫn cho sanh thân mới này. Hãy nghe một đoạn tâm sự của cư sĩ Phật tử Mật tông danh tiếng A.David-Neel là đệ tử của Lama Yongden một đạo sư thuộc dòng Tulkou về giáo pháp này trong La Connaissance transcendante:

"C'est grace à la presence près de moi de monfils adoptif la lama Yonden, lui-même un Lethé et un tulkou, que j'aipu longguement fréquenter cette aristocratie intellectuelle en differentes parties du Tibet. C'est d'elle qu'il convient d'appredrelesens que les Tibetains doment à la doctrine de leur doctrine qu'ils tiennent pour esoterique et dangereuse pour cẽu qui ne sont point mentalemant qualifiés pour l'entendre. Une telle qualification, disent les Tibetains, est le fruit d'effort pousuivis pendant nombre d'existences successives et farme contimelle aspiration à la Connaissance."

Nội dung của lời tâm sự này nói về việc bà A. David Neel nhờ có bậc đạo sư Yonden mà bà gọi là dưỡng tử( cha nuôi?) mới tiếp cận được giáo lý mât truyền này. Sở dĩ giáo lý được tâm truyền cẩn mật, bởi nếu sơ ý thì sẽ gây hại lớn cho người thọ giáo nào thiếu đạo hạnh chưa xứng đáng để học hoặc kẻ nghe lóm. Và giáo pháp này là giáo pháp cao phẩm(tối thượng thừa?) do trải qua nhiều đời tinh tấn qua vô số kiếp mà không quên mần Bồ Đề Trí nơi các bậc tulkou.
Kính thưa quý hữu, bởi vì là giáo pháp tâm truyền cẩn mật nên Trừng Hải tôi chỉ có thể nói được những điều đã cho phép tiết lộ và sẽ cố gắng tối đa để làm nổi bậc những tự tánh Pháp thuộc về giáo pháp Câu Sanh Khởi Thừa nhằm thấy rõ hành hoạt vi diệu của chữ Khứ Lai. KÍnh báo kính báo
 

Tuấn Tú

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Chào bác Tuấn Tú chỗ này là cái ngã của bác vậy! Rõ ràng miệng nói ra chỗ về của lá sau đó lại nói không cần biết thì thật là buồn cười!
Quantro chỉ hỏi một sự thật hiển nhiên "lá vàng rụng thì về đâu" mà bác Tuấn Tú lại khở tâm chấp cái (không "chấp" nó rơi xuống đâu) đây là tâm bám chấp đúng không bác. Bác có biết công án bánh bột hồ của Vân Môn không? Chỉ vì bác suy nghĩ quá nhiều lên mới thành ra như vậy. Nếu câu này mà hỏi bọn trẻ con thì nó trả lời thẳng thừng lá vàng rơi xuống đất.
CHo lên có thể nói rằng dù bụng chứa đầy tam tạng kinh điển cũng chẳng bằng cái bánh bao của ngài Vân Môn đúng không hai bác Tuấn Tú và Trừng Hải.
Như vậy là chưa biết chỗ lập cước!
Đùa vui tí thôi Nhường chỗ cho bác Trừng Hải hô phong hoán vũ!
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiệt là cứng đầu có khác, cố cãi để dành cho được phần phải về mình!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thôi đành nhường cái "chấp ngã, chấp pháp" cho quán trọ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"> Vậy tôi viết "<B>Ngoài sân</B> lá rụng đầy", còn quán trọ nói: "Lá vàng rụng <B>xuống đất</B>". Xin quán trọ giải thích và phân tích xem: "Ngoài sân" và "xuống đất" có gì khác nhau!? Dưới chân quán trọ là gì!? Ngôi quán trọ xây trên cái gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn công án "Bánh bột hồ của Vân Môn" tôi không biết, nhưng thấy cách viết khác nhau của quán trọ, tôi nghĩ có lẽ quán trọ đem bột hồ (vữa) trét tường mà nấu thành cái bánh bao để bán cho khách hàng chắc?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vị nào biết "Công án bánh bột hồ" của Vân Môn, xin làm ơn đăng vào cho mọi người thưởng thức.
</span></span>
 

quantro

Registered

Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Chào Bác Trừng Hải
Chữ hồi hướng có nghĩa là quay lại tức "hồi đầu thị ngạn" cũng có nghĩa tương tự như đi về, nhưng nơi về không phải chỗ nào, nơi nào bởi nó không có chỗ về tức vô khứ lai (hề hề, có vị đạo hữu hỏi mỗ tôi lá vàng rơi về đâu rõ là chưa am hiểu chữ bước đầu, lập cước vậy mà thốt lời đại ngôn nói Trừng mỗ này chưa liễu minh tức không am tường, hê hề, hề hề) và đó chính là bổn tánh như nhiên vốn tịnh như trời cao trong xanh vô ngại là nơi ít người đến được mà Trừng Hải tôi đã đề cập đến trong bài "Sanh tử là gì?
Sau khi bác đọc vài dòng của Quán Trọ thảo luận với bác Tuấn Tú bác đã hiểu câu hỏi của Quán Trọ chưa? Bác hiểu lá vàng rơi về đâu rồi chứ!
có vị đạo hữu hỏi mỗ tôi lá vàng rơi về đâu rõ là chưa am hiểu chữ bước đầu, lập cước vậy mà thốt lời đại ngôn nói Trừng mỗ này chưa liễu minh tức không am tường
Quán Trọ lại có câu hỏi cho bác nhé:
Người am tường là người như thế nào Bác Trừng Hải?

Chào Bác Tuấn Tú:
"Ngoài sân lá rụng đầy" = "Lá vàng rơi xuống đất" đúng 100%
Câu Hỏi của Quán Trọ là "Lá vàng rơi thì về đâu?"
Nhưng trong bài thơ của bác thì câu trả lời lại không phải là câu

"Ngoài sân lá rụng đầy" mà là câu "hỏi về đâu? không biết!" đúng không bác! Như vậy có phải là trong bài thơ của bác là không thống nhất. Mà "lá vàng rơi xuống đất" là một sự thật hiển nhiên có ghê ghớm gì đâu cơ chứ mà sao bác lại bảo không biết(cái này Phật pháp gọi là chấp không đúng không bác Tuấn Tú!).
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,449
Điểm tương tác
1,080
Điểm
113
Chào Bác Trừng HảiSau khi bác đọc vài dòng của Quán Trọ thảo luận với bác Tuấn Tú bác đã hiểu câu hỏi của Quán Trọ chưa? Bác hiểu lá vàng rơi về đâu rồi chứ!
Quán Trọ lại có câu hỏi cho bác nhé:
Người am tường là người như thế nào Bác Trừng Hải?

_____________________________

Chào đạo hữu quantro, lời văn thật là thập phần bí hiểm, như u hương người xưa nằm trong y cũ, như bóng hình hiển lộ trong gương cũ ngày xưa, như giữa đêm thu mà nghe gió đông xưa tới, như cung oán ngâm buồn mà thỏ thẻ oang ca, hề hề, xin chỉ giáo chỉ giáo. Đa tạ, đa tạ.
KÍnh, hề hề.
 

quantro

Registered

Phật tử
Reputation: 5%
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Sao Bác Trừng Hai không dùng thiết sa chưởng của Cừu Thiên Nhận mà ra chiêu?
Mà Lại dùng chiêu thức của Cừu Thiên Trượng vậy! thật là...
 
C

chimanhvu

Guest

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiệt là cứng đầu có khác, cố cãi để dành cho được phần phải về mình!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thôi đành nhường cái "chấp ngã, chấp pháp" cho quán trọ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"> Vậy tôi viết "<B>Ngoài sân</B> lá rụng đầy", còn quán trọ nói: "Lá vàng rụng <B>xuống đất</B>". Xin quán trọ giải thích và phân tích xem: "Ngoài sân" và "xuống đất" có gì khác nhau!? Dưới chân quán trọ là gì!? Ngôi quán trọ xây trên cái gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn công án "Bánh bột hồ của Vân Môn" tôi không biết, nhưng thấy cách viết khác nhau của quán trọ, tôi nghĩ có lẽ quán trọ đem bột hồ (vữa) trét tường mà nấu thành cái bánh bao để bán cho khách hàng chắc?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vị nào biết "Công án bánh bột hồ" của Vân Môn, xin làm ơn đăng vào cho mọi người thưởng thức.
</span></span>


TẮC 77: VÂN MÔN BÁNH HỒ
In bài này Email Chi tiết Được đăng ngày Chủ Nhật, 27 Tháng mười hai 2009 14:09
LỜI DẪN: Hướng thượng chuyển thì khả dĩ xỏ lỗ mũi người trong thiên hạ, giống như chim cắt chụp chim cưu. Hướng hạ chuyển thì lỗ mũi mình trong tay người khác, như rùa ẩn trong vỏ. Trong đây nếu có người ra nói: xưa nay không hướng thượng không hướng hạ, dùng chuyển làm gì, chỉ nói với y: Ta cũng biết ông nhằm trong hang quỉ làm kế sống. Hãy nói làm sao biện được trắng đen ? Im lặng giây lâu, nói: Có cành vin cành, không cành vin nhánh, thử cử xem ?

CÔNG ÁN: Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là nói siêu Phật việt Tổ ? Vân Môn đáp: Bánh hồ.

GIẢI THÍCH: Vị Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là nói siêu Phật việt Tổ ? Vân Môn đáp: Bánh hồ. Nghe có cảm giác rợn óc lông dựng đứng chăng ? Hàng Thiền khách hỏi Phật hỏi Tổ, hỏi thiền hỏi đạo, hỏi hướng thượng hướng hạ xong, lại chỗ không thể đặt thành câu hỏi, mà hỏi nói siêu Phật việt Tổ. Vân Môn là tác gia, nước lớn thì thuyền cao, đất nhiều thì Phật lớn, đáp rằng: Bánh hồ. Đáng gọi là nói không luống rỗng, công chẳng uổng bày. Vân Môn dạy chúng: Ông chớ khởi liễu, nghe người nói đến ý Tổ sư liền hỏi đạo lý siêu Phật việt Tổ. Ông hãy nói thế nào là Phật, thế nào là Tổ, rồi sẽ hỏi siêu Phật việt Tổ. Như hỏi ra khỏi tam giới, ông đem tam giới lại xem ? Có cái thấy nghe hiểu biết gì cách ngại được ông ? Có thanh sắc Phật pháp gì cho ông nên liễu ? Liễu cái bát gì ? Do kiến giải gì làm sai thù ? Cổ Thánh kia có làm gì được ông ? Thân đi ngang là vật, nói cả thân toàn chân, mỗi vật thấy thể, không thể được. Tôi nói với ông thẳng đó là việc gì ? Sớm đã chôn vùi rồi vậy. Hiểu được lời này liền biết được bánh hồ. Ngũ Tổ nói: Phân lừa sánh xạ hương. Nên nói “Cắt thẳng cội nguồn Phật đã ấn, vạch lá tìm cành tôi chẳng hay.” Đến trong đây muốn được thân thiết chớ đem hỏi đến hỏi. Xem vị Tăng này hỏi thế nào là siêu Phật việt Tổ, Vân Môn nói: Bánh hồ. Lại biết hổ thẹn chăng ? Lại hiểu ló đuôi chăng ? Có một nhóm người đổ soạn nói Vân Môn thấy thỏ thả chim ưng, nên nói bánh hồ. Nếu thế ấy đem bánh hồ cho là siêu Phật việt Tổ làm chỗ thấy, làm sao có con đường sống ? Chớ khởi bánh hồ hội, lại chẳng khởi siêu Phật việt Tổ hội, mới là con đường sống. Sánh với “ba cân gai”, “biết đánh trống” cùng một loại. Tuy nhiên chỉ nói bánh hồ quả thật khó thấy. Người sau phần nhiều khởi đạo lý nói: Nói thô và lời tế đều về đệ nhất nghĩa. Nếu hiểu thế ấy, hãy đi làm Tọa chủ, một đời gầy dựng được nhiều tri nhiều giải. Hiện nay Thiền khách nói: Khi siêu Phật việt Tổ thì chư Phật đạp tại gót chân, Tổ sư cũng đạp tại gót chân. Vì thế Vân Môn chỉ nhằm kia nói bánh hồ. Đã là bánh hồ há hiểu siêu Phật việt Tổ, thử tham kỹ xem ? Các nơi tụng rất nhiều, trọn nhằm chỗ hỏi mà tạo ngôn ngữ, duy Tuyết Đậu tụng rất hay, thử cử xem ?

TỤNG: Siêu đàm thiền khách vấn thiên đa

Phùng há phi ly kiến dã ma

Hồ bính áp lai du bất trụ

Chí kim thiên hạ hữu hào ngoa.

DỊCH: Siêu đàm thiền khách hỏi thiên nhiều

Chắp vá mở rời thấy đó chăng

Bánh hồ lấp lại còn không đứng

Đến nay thiên hạ vẫn hào ngoa.

GIẢI TỤNG: Câu “siêu đàm thiền khách hỏi thiên nhiều”, lời này Thiền khách riêng thích hỏi. Đâu chẳng thấy Vân Môn nói: Quí vị vác ngang cây gậy nói ta tham thiền học đạo, liền tìm cái đạo lý siêu Phật việt Tổ. Tôi hỏi ông trong mười hai giờ đi đứng ngồi nằm, đi tiểu đi đại, đến như con trùng trong hầm cỏ, mua bán thịt dê ở ngoài chợ, lại có đạo lý siêu Phật việt Tổ chăng ? Nói được ra đây, nếu không, chớ chướng ta đi Đông đi Tây, liền xuống tòa. Có người lại chẳng biết tốt xấu, vẽ một vòng tròn, trên đất thêm bùn, thêm gông kẹt cùm. Câu “chắp vá mở rời thấy đó chăng”, kia đặt chỗ hỏi có tính cách chắp vá. Vân Môn thấy chỗ hỏi kia mở rời, vì thế đem bánh hồ đắp vá lấp bít chận đứng. Vị Tăng kia vẫn tự chẳng chịu đứng, trở lại hỏi. Thế nên Tuyết Đậu nói “bánh hồ lấp lại còn không đứng, đến nay thiên hạ vẫn hào ngoa”. Thiền khách chỉ quản ở trên bánh hồ mà hiểu, chẳng thế thì ở chỗ siêu Phật việt Tổ làm đạo lý. Đã chẳng ở hai đầu này, cứu kính ở chỗ nào ? Ba mươi năm sau, đợi Sơn tăng hoán cốt trở lại sẽ nói với ông.
 

Tuấn Tú

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Chào Bác Trừng HảiSau khi bác đọc vài dòng của Quán Trọ thảo luận với bác Tuấn Tú bác đã hiểu câu hỏi của Quán Trọ chưa? Bác hiểu lá vàng rơi về đâu rồi chứ!
Quán Trọ lại có câu hỏi cho bác nhé:
Người am tường là người như thế nào Bác Trừng Hải?

Chào Bác Tuấn Tú:
"Ngoài sân lá rụng đầy" = "Lá vàng rơi xuống đất" đúng 100%
Câu Hỏi của Quán Trọ là "Lá vàng rơi thì về đâu?"
Nhưng trong bài thơ của bác thì câu trả lời lại không phải là câu


"Ngoài sân lá rụng đầy" mà là câu "hỏi về đâu? không biết!" đúng không bác! Như vậy có phải là trong bài thơ của bác là không thống nhất. Mà "lá vàng rơi xuống đất" là một sự thật hiển nhiên có ghê ghớm gì đâu cơ chứ mà sao bác lại bảo không biết(cái này Phật pháp gọi là chấp không đúng không bác Tuấn Tú!).
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hì hì! Đọc kỹ lại bài viết của tôi xem, tôi đã có trả lời câu hỏi: "Lá vàng thì rơi về đâu?" (<B>Lá vàng tự nó rơi mà không nói nó rơi về đâu!</B>) Nếu còn không hiểu thì tôi đành ví dụ cho quán trọ hiểu nhé:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bây giờ quán trọ thử hóa thân mình làm chiếc lá coi nào. Đến chu kỳ diệt của chiếc lá, một cơn gió nhẹ thì lá lìa cành, theo duyên gió đưa lá sẽ rơi vào bất cứ chỗ nào nó tới, trên mặt đường (cũng là đất), trong sân vườn (cũng là đất) hay trên mặt nước, trong rừng cây v.v... Đó là chỗ kiến giải của người ngoạn cảnh xem hoa mượn ngôn ngữ áp đặt lên thân phận chiếc lá. Vậy lúc quán trọ (trong hóa thân chiếc lá) khi rơi quán trọ có nói là tôi rơi xuống đất, trên đường, trong vườn, trong rừng không? <B>Lá đâu có biết nói</B> (đó chính là chỗ lập cước hướng thượng của bác Trừng Hải, khi nói về vẻ tự nhiên (chơn như) của trời xanh, mây trắng, lá vàng v.v... (ngu gì mà không biết thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên chứ!)
<p style="padding-left: 56px;"><I>Hỏi hoa, hoa chẳng nói,
Hỏi mây, mây lặng đứng
Hỏi lá, lá thẹn thùng
Hỏi gió, gió ngập ngừng,
<BR>Chim hót rằng:
- Anh đang ngoài chiến tuyến
Người yêu thay tay súng
Gối mộng là lá rừng...
Anh sẽ về,
Khi mai vàng trước ngỏ....</I>
GIẢI TỤNG: ... Vân Môn thấy chỗ hỏi kia mở rời, vì thế đem <B><I>bánh hồ đắp vá lấp bít chận đứng</I></B>. Vị Tăng kia vẫn tự chẳng chịu đứng, trở lại hỏi. Thế nên Tuyết Đậu nói “bánh hồ lấp lại còn không đứng, đến nay thiên hạ vẫn hào ngoa”. Thiền khách chỉ quản ở trên bánh hồ mà hiểu, chẳng thế thì ở chỗ siêu Phật việt Tổ làm đạo lý. Đã chẳng ở hai đầu này, cứu kính ở chỗ nào ? Ba mươi năm sau, đợi Sơn tăng hoán cốt trở lại sẽ nói với ông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thôi, ngồi đếm tiền cho thiên hạ mệt rồi, mời quán trọ ra ngoài sân đếm lá cho vui, nhớ mang theo cái "bánh hồ bao" của Văn Môn ăn "điểm tâm" nhé!
</span></span>
 
C

chimanhvu

Guest

Trong nhà Thiền có câu: dẫu cho giải hết được tam tạng kinh điển vẫn không bằng đáp được một câu chuyển ngữ, khi kiến tánh rồi mới biết bị Phật , Tổ lừa. Xin nhờ bác Tuấn Tú chỉ giùm.
Kính mong bác Trừng Hải cho bác Tuấn Tú một câu chuyển ngữ
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chiếc lá vàng rơi

Kìa chiếc lá vàng rơi !

chiếc lá vàng cuối cùng rơi

Rơi...!!!

Hic,có một chiếc lá mà cũng nhiêu khê quá,nhức cả đầu...hihihi
 

Tuấn Tú

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
Trong nhà Thiền có câu: dẫu cho giải hết được tam tạng kinh điển vẫn không bằng đáp được một câu chuyển ngữ, khi kiến tánh rồi mới biết bị Phật , Tổ lừa. Xin nhờ bác Tuấn Tú chỉ giùm.
Kính mong bác Trừng Hải cho bác Tuấn Tú một câu chuyển ngữ

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đừng có làm vậy, tội chết. Tôi già rồi lú lẩn, lộn trước quên sau, không phải là thiền sư nên không dám giải lời của Phật Tổ. Đáp sai một câu chuyển ngữ e rằng làm thân chồn 500 kiếp vẫn chưa trả hết nghiệp.
</span></span>
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,449
Điểm tương tác
1,080
Điểm
113
Sao Bác Trừng Hai không dùng thiết sa chưởng của Cừu Thiên Nhận mà ra chiêu?
Mà Lại dùng chiêu thức của Cừu Thiên Trượng vậy! thật là...
________________________________________

KÍnh thưa các quý hữu, bác Tuấn Tú, đại tỉ hoatihon, mod minhdinh, cùng các đạo hữu "công dân hạng hai" như mỗ tôi hề hề, chimanhvu, quantro; đa tạ các quý hữu đã tham gia chủ đề làm cho diễn đàn Chat linh tinh trở về đúng với tên gọi của nó, thập phần sinh động biến hóa đa đoan, muôn lời như hoa nở, tràng tràng oanh vàng thánh thót "Thời khứ giang nam tam nguyệt lý - Giá cô đề xứ bách hương hoa". Rồi có đôi lời với đạo hữu quán trọ cùng chư quý hữu khác như sau:
_ Phàm đã là người lập chí tu hành, thì ý nguyện phải vững như núi Tu Di muôn niên không đổi mà vạn phần cơ cảnh, những vẫn cẩn mật vô tư , nghĩa là thiền gia phải luôn luôn tỉnh giác mà quán sát tỏ tường mỗi mỗi cảnh hiện mới gọi là "nhất cơ nhất cảnh", rồi tùy theo mỗi cảnh mà cơ linh uyển chuyển hoặc buông hoặc nắm hoặc không nắm mà cũng không buông hoặc vừa buông vừa nắm mới gọi là "đương niệm nhất hạ" (xem lại tứ cú hay Lâm Tế "tứ liệu giản"). Cho nên khi đạo hữu quántro hỏi: "Lá vàng rơi về đâu?" thì mỗ tôi im lặng là vậy bởi, biết hỏi chiếc lá vàng nào? mà lá vàng thì rơi theo gió mà gió thì không biết thổi về đâu thì làm sao trả lời? mà nếu trả lời theo quy ước "lá rơi về cội" thì lỡ có người nói vậy thì nó rơi xuống hồ, xuống ao, biển thì sao? mà cũng không đúng với lập cước của thiền gia tức cái gì nó qua rồi thì cho nó...qua luôn tức theo nhân gian là ôm rơm chi cho nó nặng bụng hay theo Giáo lý của Phật Giáo thì Pháp chỉ để qua sông, qua sông rồi thì sao phải vác thuyền theo; Đó gọi là "Linh cơ nhất động" hay diễn là "phương tiện thiện xão trí" tức trí thiện xảo là phương tiện giúp người tu hành vượt qua cảnh trần bụi đời, chướng ngại nhân gian. Hề hề,
_ Trong các thiền sư Trung hoa thì Vân Môn Văn Yển tương truyền được giới thiền gia xứng tụng là "Hoạt cú" (mà các "đại dịch giả" Việt nam ta chuyển ngữ là Hoạt ngữ, hay Hoạt từ làm mất đi sự tinh anh hoạt dụng của từ "Cú") nghĩa là dùng thiền ngữ để giúp cho thiền gia đi ra ngoài tông phong trở về nơi chốn cũ, mới goi là cái bánh Vân Môn; chớ đâu là lời so sánh hơn thua được mất biết Tam tạng kinh không bằng cái bánh bao Vân Môn???!!! (Đạo hữu muốn nghiên cứu cho thấu đáo từ "Cú" thì xin đọc về Danh (hay tên), Cú, Hình trong Lăng Già Tâm Ấn).
_ Cái chỗ gọi là bắt đầu, lập cước nó hay ở chỗ không có nơi bắt đầu, lập cước; phàm đã là người am hiểu chữ "TÂM" mà chí nguyện hướng đến chữ "KHÔNG" mới đúng với Vân Môn tam cú mà về sau có người đệ tử là Ba Lãng thấu được cốt tủy tận cùng chấm phẩy của Vân Môn (Xin về đọc lại Vân Môn Tam Cú hay Ba Lãng tam chuyển) mới xứng với câu cú thứ ba của Vân Môn là "Theo sóng theo nước" hay của Ba Lãng "Đề bà tông là gì: tuyết đựng trong dĩa bạc"( Đề bà tôn ở đây là Không tông lấy tên người xiển dương Trung quán bát bất của Ngài Long Thọ là Ngài Aryadeva tức Thánh Thiên)
_ Phàm người tu học chí cốt nơi thành tựu tu hành, ngoài ra đều là phó phẩm chỉ là lời trao đổi chỉ đường này nọ trước là để giúp người sau là lời nhắc nhở cho ta về nơi lập chí hãy còn xa vời vợi chớ không phải nơi hiện tướng của lời mà phải tranh phong.
Vài lời phân tỏ với tất cả đạo hữu, ý nhỏ mà lòng thành xin chớ cười chê.

Đồng kính, thân chào

TB: Nói đến chuyện kiếm hiệp là mỗ tôi khoái chí, hề hề, xin kể lại chuyện Xạ Điêu Anh Hùng truyện cho nó tiêu diêu mọi sự nhân gian. Đạo hữu quantro có nhắc đến Cừu Thiên Nhận với Cừu Bách Trượng. Đây là hai anh em sinh đôi, mà người anh thì văn dốt võ nhác nên chuyên đi lừa bịp thiên hạ để kiếm cơm qua ngày vì có khuôn mặt y như người em danh chấn giang hồ nam bắc là Cừu Thiên Nhận, mà lời diễu cợt hiển lộ rõ qua chính cái tên của hai anh em sinh đôi này của tác giả Kim Dung, hề hề; bởi chữ Thiên Nhận có nghĩa là hiểu biết không thua kém gì trời(?), còn chữ Bách Trượng là dùng điển tích sợi cước câu cá dài cả trăm trượng mà vẫn chưa đến đáy biển chỉ sự học bất túc, bất hoạt tức không đến nơi đến chốn gọi là thầy không ra thầy thằng không ra thằng theo phương ngữ của đại việt ta. Nhưng chính ngay cả Cừu Thiên NHận khi nhận lấy tên gọi này cũng chỉ cái biết không được đạt được sự toàn thiện của thái cực tức âm dương vốn cân bằng mới sinh lưỡng nghi, tứ tượng (người mà đòi...hiểu biết như trời!!!) bởi nhân vật này vốn nỗi tiếng bởi môn thủy thượng phiêu tức đi trên mặt nước để chỉ sự khinh linh, nhẹ nhàng nhưng lại đi học môn Thiết Chường (chớ không phải Thiết sa chưởng, hề hề, coi chừng lậm phim ảnh à nha!) một công phu chí cương cực trầm trọng. Trên nặng mà dưới nhẹ thì cũng giống như lâu đài xây trên cát vậy (đọc lời bình của Thầy Tuệ Sĩ về bản dịch Trung Luận mới của một cư sĩ mà mỗ tôi quên tên về "pháp trụ, pháp vị"!!!), có khi nhào đầu lúc nào không hay, hề hề. Vài lời xẻ chia chuyện...kiếm hiệp gọi là trà đàm, xin kính xin kính. Kính giã từ
 

Tuấn Tú

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rõ ràng rồi nhé. Có nói thêm cũng bằng thừa, vì câu: "Lá vàng rụng thì rơi về đâu?" Chỉ là một câu đố của quán trọ. Chứ thực ra nào có chiếc lá vàng trong cái diễn đàn ảo này, ngoài bức hình minh họa của cô hoatihon dựa theo bài thơ của tôi. Bác Trừng Hải ngộ ra ý ấy nên làm thinh, tôi còn chút mê muội nên vào nói: "Chiếc lá không biết nói", cũng chưa phải là chỗ vào cái cửa "Vô Môn Quan".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thôi thì mượn bài thơ của thiền sư Bạch Vân Đoan:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Đỉnh non mây trắng cuộn rồi tan
Bên trời đi lại bóng trăng ngàn
Cúi đầu bước vào hiên nhà cỏ
Bất chợt vỡ cười mấy trận vang.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thân,
</span></span>
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,449
Điểm tương tác
1,080
Điểm
113
Khứ lai là gì? Khái lược (cont.)

KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.
Cầu xin cho chúng sanh an lạc, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn. Và cũng xin chân thành trao một bông hồng cho những người còn mẹ, một bông hồng trắng cho những ai mất mẹ và những mong toàn thể Phật tử đều đồng hưởng HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT. Con xin đảnh lễ Bồ Đề Trí.
___________________________
___________________________

A lại da duyên khởi (cont.):
Kính thưa quý hữu, trước khi đi vào chữ Khứ Lai để chỉ ra chỗ hành hoạt vi diệu của nó, Trừng hải tôi xin nói sơ qua về Thức và Trí tức Bát Thức và Bát Trí thuộc Du Già Hành tôn. Kính thưa quý hữu như ta đã biết mỗi một hữu tình khi sanh ra đời thì gồm có bát thức gồm: A laị da thức, Mana, Ý thức, và tiền ngũ thức mà trong đó Ý và tiền ngũ thức thì có tướng gọi là thức tướng còn A lại da và Mana thì tuy có tướng nhưng do nó nằm ngoài ý thức nên khi nó hiện hành mà ta lại không biết, tức thuộc về tướng phần trong tam tánh, tứ phần. Khi tâm phan duyên tức tâm sanh thì các thức chuyển tức chuyển thức, sanh ra chuyển tướng và nghiệp, hiện tướng mà che mất đi chơn tướng tức không vốn là tướng của tâm ta tức vô tướng (Hề hề, Trừng mỗ tôi vốn biết nói như vậy thực là...mù mịt do bởi nó mịt mù toàn chữ là chữ, những cũng đành chịu vì đó là lẽ...tất nhiên tức vốn nó vậy, khi nói về Duy Thức; thưa quý hữu như lời dạy của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa là bậc thượng thủ thượng thừa danh tiếng về Duy Thức Học ở nước ta, muốn nắm vững Duy thức thì hãy cứ nghe theo lời dạy của Thầy mà yên một trăm cái tâm để học chứ đừng có nhụt chí mà lìa bỏ một môn học vạn phần huyền diệu toàn thiện chí tuyệt chí cao mà uổng phí tâm cơ của Thầy khi soạn bài viết về Duy Thức Học trong Phật học phổ thông, mong lắm thay, mong lắm thay, hề hề) Và đó cũng chính là luật nhân duyên tức Duyên khởi mà ai ai cũng phải vận hành y như...nó muốn tức bị trị, mà luân hồi sanh tử tử sanh theo dòng nghiệp lực từ cõi giới này tới cõi giới khác khởi từ vô thỉ cho đến...ngày nào đó mà mỗ tôi cũng bất tri bởi nó tùy theo quý hữu có muốn thoát ra khỏi nó hay không tức Như Khứ vì Như Lai luôn luôn phổ biến mà ban cho chúng sanh trọn vẹn Từ Bi Trí Huệ của Các Ngài. Vậy bây giờ chắc quý hữu cũng đã rõ chữ Khứ Lai bây giờ đã hiển bày trong một cảnh giới hoàn toàn khác biệt tức Như Lai và Như Khứ. bởi vì:
_ Như Lai: Từ Chân Như mà đến, đó chính là Từ Bi Trí Huệ của Chư Phật mười phương luôn luôn hiện hữu trong mười phương thế giới.
_ Như Khứ: Là hướng thượng (hình nhi thượng) do bởi có chánh kiến về Chân Như mà khởi lòng mong muốn thoát khổ đáo Niết Bàn qua việc phát Bồ Đề Tâm.
Hay nói cách khác chính là Như Lai và Như Khứ luôn luôn đồng sanh tức Trí Huệ Từ Bi câu sanh với Vô Minh Hung Ác qua luật Câu Sanh Duyên Khởi hiện hành bởi Vi Diệu Công Đức Bất Khả Tư Nghì của Mười Phương Chư Phật.

Vậy vì lý do gì mà việc bất thành tức thức không chuyển thành Trí và Từ Bi Trí Huệ đến bằng lối nào tức Đạo Hạnh là Công Đức Vi Diệu của Chư Vị Đại Từ Bi, Đại Trí Huệ, Đại Thế Chí?

Sỡ dĩ thức không chuyển thành Trí là do bởi chúng sanh sống trong Khổ đau mà mậu ngộ khổ đau lại còn ưa thích khổ đau mậu ngộ. Do bởi luôn luôn bị trị bởi luật duyên khởi mà cứ nghĩ rằng tự do an nhiên lựa chọn theo ý chí của mình tức ý chí tự do (free will). Hay nói cách khác là do bất tri Tứ Diệu Đế và Luật Duyên Khởi mà sống trong Vô Minh và Ác Sự. Nhưng với người có chí nguyện qua việc phát Bồ Đề Tâm tuy nhiên do bởi căn cơ không thuận lợi với pháp tối thượng thừa dành cho bậc thượng căn thì chính đây là cảnh sở hành của Câu Sanh Duyên Khởi tức Sahajayana được tâm truyền cẩn mật qua lời thuật của Phật tử cư sĩ danh tiếng về Phật giáo Tây Tạng A.David Neel mà ngày qua Trừng Hải tôi đề cập đến.
Xin quý hữu hãy nghe qua đôi lời của cư sĩ Phật tử cũng là người danh tiếng về Phật giáo Tây Tạng Anagarika Govinda và H.V Guenther về Câu Sanh Khởi Thừa:
_ Câu sanh duyên khởi là gì? Theo nghĩa đen thì nó được sanh ra cùng lúc. Và diều này đã có câu trả lời kinh điển của Zlaod-gzhon-nu, pháp danh là Dvags-po-lha-rje-Đạt bảo cáp giải, môt đệ tử trưởng tràng danh chấn của Milaraspa-Mật lặc nhật ba, bậc học giả thánh nhân danh thượng thừa thượng thủ của Tây Tạng quốc. Ông giải thích rằng cái câu sanh này chính là Không Trí và Hiện Tướng(Nghiệp tướng) không bị ngăn cách bởi hố thẳm không đáy mà chúng là thực tại đồng nhất tức nơi bổn nhiên tánh vốn tịnh. Và nó lại bị ngăn cách bởi bởi ý thức đối đãi nhị nguyên và các kỹ thuật phân tích của ý thức tạp nhiễm...Trong đó ý thức đối đãi nhị nguyên chính là Vikalpa_Vọng tưởng cùng lúc với klesa_Phiền não gây ra tình trạng Moha hay Ahdhakara_Vô Minh
...Chính vì những điều đó nên Câu sanh khởi thừa không phải là một hệ thống giáo pháp về Văn học (ngôn ngữ, văn tự) mà là một sự luyện tập khắc khe phải được thực hành dưới sự bảo bọc của bậc đạo sư đã chứng ngộ bằng trực giác cho nên giáo lý này rất khỏ hiểu và khó định nghĩa...
...Phật giáo đang tồn tại ở tây Tạng, các nước vùng Hy mã lạp sơn...đang chịu ảnh hưởng sâu sắc các phép hành trì của Chân Ngôn Thừa và Câu Sanh Khởi Thừa và ta không thể hình dung ra Phật giáo ở các nước này mà không có sự hành trì các pháp trên...
...Do đó không có gì ngạc nhiên là những nhân vật xuát chúng của Phật giáo như Vô Trước_Asanga, Tịch Thiên_Santideva, Tilopa, Naropa, Maitripa (tương truyền đây là hóa thân của Đức Di Lạc), Gserglinpa...và nhiều vị khác đã có đóng góp cho các trường phái này...
Xin quý hữu lượng thứ Trừng Hải tôi không trích dẫn nguyên văn do việc đánh máy tiếng Ăng lê nó...phức tạp với mỗ tôi quá do bởi mới tiếp cận với kỹ thuật điện toán( mà ngày hôm qua khi đánh một đoạn tiếng Phờ răng xê mà mất gần nửa tiếng? hề hề), lượng thứ lượng thứ. Đa tạ đa tạ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top