- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,976
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Kính thưa các bạn, chủ đề này VNBN lập ra để tự mình viết như là một chỗ để ôn bài, không thảo luận và không cần người đọc.
1. Một bàn tay không làm ra tiếng.
Các pháp đều do các nhân duyên nương nhau mà thành, trụ, hoại, diệt. Cái này diệt sẽ làm nhân, duyên cho cái tiếp theo. Nghe thì đơn giản nhưng khi xét vào từng tình huống thì cũng khó nhận ra lắm!
Như sóng thì là do gió tác động lên mặt nước mà thành. Hạt cam gặp đất, nước, không khí, ... mà nảy mầm thành cây cam,...
2. Trình độ thấp tiến lên trình độ cao hơn, phải có ngoại duyên ban đầu.
Sơ đồ: trợ duyên >> nhận lấy và huân tập >> nhảy vọt.
Thí dụ như: một người muốn thành Phật thì đầu duyên phải có sự kết duyên với Phật Pháp (Thế là phải có Phật xuất hiện), tập hành những điều nhỏ, dần dần qua nhiều năm, nhiều kiếp sự mến mộ ban đầu trở nên thành cái ý thức nhiệm vụ và thực hành sâu sắc hơn, miên mật và đến một ngày nào đó bừng sáng thì đó là nhảy vọt.
Ban đầu thì cần sự trợ duyên nhưng khi nhảy nhọt thì có thể không cần. Điều này iải thích tại sao không có giáo lý Phật mà có bậc Duyên Giác và Phật mới.
Duyên giác là người chứng quả giải thoát luân hồi sanh tử trong thời kì không có giáo Pháp Phật. Trước đó họ cũng tu Phật Pháp nhưng sự nhảy vọt của họ lại xảy ra ở kiếp khác mà kiếp đó không có giáo lý Phật.
Phật là sự nhảy vọt triệt để không những thoát luân hồi mà biết tất cả căn cơ chúng sanh để giáo hóa. Đức Phật cũng từng tu học nhờ các vị Phật quá khứ nhưng ở kiếp cuối cùng thì không có giáo lý Phật mà tự khai mở chân lý, giải thoát mình và giải thoát cho chúng sanh.
3. Với mỗi cá nhân trãi qua hành trình như sau:
Vô tình chúng sanh >> Hữu tình chúng sanh >> Phật
Dòng sông sanh tử: là cái sanh tử của chúng sanh nói chung ở ba đời chư Phật, quá khứ, hiện tại, vị lai. Nó không có mở đầu và không có kết thúc. Mãi mãi trôi chảy như vậy, bất tận.
Cá nhân sanh tử: là xét tới sự sanh tự của cá nhân cụ thể. Nó có sự bắt đầu và kết thúc! Nghe thật lạ phải không nhỉ! Kết thúc chính là thành Phật, là thoát ly sanh tử vĩnh viễn, không còn sanh tử dưới bất kì danh nghĩa nào. Còn bắt đầu sanh tử nghĩa là sao? Phải chẳng anh bạn VNBN đang thừa nhận nguyên nhân đầu tiên?!
Không có nguyên nhân đầu tiên cho sự sanh tử của mỗi cá nhân nhưng có thời điểm khởi đầu cho sanh tử trong thời gian trôi chảy bất tận của dòng sông sanh tử.
Chúng ta thường nghe nói: trước khi cha mẹ sanh ra ta là ai? Chính là ám chỉ cá nhân bắt đầu vào dòng sông sanh tử. Rồi lại hỏi sau khi cha mẹ sanh ra rồi thì ai là ta? Điều này ám chỉ cá nhân thoát ly sanh tử. Phật khẳng định: cá nhân bước vào sanh tử cũng chính là cá nhân thoát ly sanh tử, trước và sau như một, chẳng hề đổi khác!
Một cá nhân thành Phật thì sẽ có một cá nhân bước vào dòng sông sanh tử. Do sự thoát ly sanh tử của cá nhân này là "nhân" cho sự bước vào sanh tử của cá nhân khác. Mà sự thoát ly là không hình không tướng nên sự bước vào sanh tử cũng là không hình không tướng, tức không có nguyên nhân đầu tiên.
Trạng thái vô tình (không có tri giác) là trạng thái bắt đầu, nhờ tương tác với chúng hữu tình mà dần dần (rất lâu xa) nhảy vọt lên thành hữu tình, rồi sau cùng hết là thành Phật, vô sắc, vô âm, vô hương, vô vị, vô xúc, vô pháp, vô tác, vô tướng, vô niệm.
Chuổi trên được viết lại thành như sau:
.......>> Vô tình chúng sanh 1>>Hữu tình chúng sanh 1 >> Phật 1>>Vô tình chúng sanh 2 >> Hữu tình chúng sanh 2>> Phật 2>> Vô tình chúng sanh 3>> Hữu tình chúng sanh 3>> Phật 3>>.............
Vô số chuỗi như vậy! Không lường tính nổi.
1. Một bàn tay không làm ra tiếng.
Các pháp đều do các nhân duyên nương nhau mà thành, trụ, hoại, diệt. Cái này diệt sẽ làm nhân, duyên cho cái tiếp theo. Nghe thì đơn giản nhưng khi xét vào từng tình huống thì cũng khó nhận ra lắm!
Như sóng thì là do gió tác động lên mặt nước mà thành. Hạt cam gặp đất, nước, không khí, ... mà nảy mầm thành cây cam,...
2. Trình độ thấp tiến lên trình độ cao hơn, phải có ngoại duyên ban đầu.
Sơ đồ: trợ duyên >> nhận lấy và huân tập >> nhảy vọt.
Thí dụ như: một người muốn thành Phật thì đầu duyên phải có sự kết duyên với Phật Pháp (Thế là phải có Phật xuất hiện), tập hành những điều nhỏ, dần dần qua nhiều năm, nhiều kiếp sự mến mộ ban đầu trở nên thành cái ý thức nhiệm vụ và thực hành sâu sắc hơn, miên mật và đến một ngày nào đó bừng sáng thì đó là nhảy vọt.
Ban đầu thì cần sự trợ duyên nhưng khi nhảy nhọt thì có thể không cần. Điều này iải thích tại sao không có giáo lý Phật mà có bậc Duyên Giác và Phật mới.
Duyên giác là người chứng quả giải thoát luân hồi sanh tử trong thời kì không có giáo Pháp Phật. Trước đó họ cũng tu Phật Pháp nhưng sự nhảy vọt của họ lại xảy ra ở kiếp khác mà kiếp đó không có giáo lý Phật.
Phật là sự nhảy vọt triệt để không những thoát luân hồi mà biết tất cả căn cơ chúng sanh để giáo hóa. Đức Phật cũng từng tu học nhờ các vị Phật quá khứ nhưng ở kiếp cuối cùng thì không có giáo lý Phật mà tự khai mở chân lý, giải thoát mình và giải thoát cho chúng sanh.
3. Với mỗi cá nhân trãi qua hành trình như sau:
Vô tình chúng sanh >> Hữu tình chúng sanh >> Phật
Dòng sông sanh tử: là cái sanh tử của chúng sanh nói chung ở ba đời chư Phật, quá khứ, hiện tại, vị lai. Nó không có mở đầu và không có kết thúc. Mãi mãi trôi chảy như vậy, bất tận.
Cá nhân sanh tử: là xét tới sự sanh tự của cá nhân cụ thể. Nó có sự bắt đầu và kết thúc! Nghe thật lạ phải không nhỉ! Kết thúc chính là thành Phật, là thoát ly sanh tử vĩnh viễn, không còn sanh tử dưới bất kì danh nghĩa nào. Còn bắt đầu sanh tử nghĩa là sao? Phải chẳng anh bạn VNBN đang thừa nhận nguyên nhân đầu tiên?!
Không có nguyên nhân đầu tiên cho sự sanh tử của mỗi cá nhân nhưng có thời điểm khởi đầu cho sanh tử trong thời gian trôi chảy bất tận của dòng sông sanh tử.
Chúng ta thường nghe nói: trước khi cha mẹ sanh ra ta là ai? Chính là ám chỉ cá nhân bắt đầu vào dòng sông sanh tử. Rồi lại hỏi sau khi cha mẹ sanh ra rồi thì ai là ta? Điều này ám chỉ cá nhân thoát ly sanh tử. Phật khẳng định: cá nhân bước vào sanh tử cũng chính là cá nhân thoát ly sanh tử, trước và sau như một, chẳng hề đổi khác!
Một cá nhân thành Phật thì sẽ có một cá nhân bước vào dòng sông sanh tử. Do sự thoát ly sanh tử của cá nhân này là "nhân" cho sự bước vào sanh tử của cá nhân khác. Mà sự thoát ly là không hình không tướng nên sự bước vào sanh tử cũng là không hình không tướng, tức không có nguyên nhân đầu tiên.
Trạng thái vô tình (không có tri giác) là trạng thái bắt đầu, nhờ tương tác với chúng hữu tình mà dần dần (rất lâu xa) nhảy vọt lên thành hữu tình, rồi sau cùng hết là thành Phật, vô sắc, vô âm, vô hương, vô vị, vô xúc, vô pháp, vô tác, vô tướng, vô niệm.
Chuổi trên được viết lại thành như sau:
.......>> Vô tình chúng sanh 1>>Hữu tình chúng sanh 1 >> Phật 1>>Vô tình chúng sanh 2 >> Hữu tình chúng sanh 2>> Phật 2>> Vô tình chúng sanh 3>> Hữu tình chúng sanh 3>> Phật 3>>.............
Vô số chuỗi như vậy! Không lường tính nổi.