Nguồn: phapthi.net
SINH TỬ
NBS: MINH TÂM
NỘI DUNG
1. Khái niệm về sinh tử.
2. Sinh tử theo quan điểm khoa học.
2.1. Sự sinh.
2.2. Sự tử.
2.2.1. Phân loại tử.
2.2.2. Sự tử và thân xác.
2.2.3. Sự tử và tâm lý người bình thường.
2.2.4. Sự tử và tâm lý người bệnh không đau đớn.
2.2.5. Sự tử và tâm lý người bệnh có đau đớn : an tử và trợ tử.
2.3. Sau sự tử.
2.3.1. Hiện tượng cận tử ( chết đi-sống lại ).
2.3.2. Học thuyết Luân hồi ( tái sinh ).
3. Sinh tử theo quan điểm dân gian.
+ Hồn ( linh hồn ). + Vía ( phách).
4. Sinh tử theo quan điểm các Nho gia và Đạo gia phương Đông.
5. Sinh tử theo quan điểm các Triết gia phương Tây.
+ Cổ đại + Cận đại + Đương đại.
6. Sinh tử theo quan điểm các tôn giáo hữu thần.
6.1. Ấn giáo. 6.2. Kitô giáo. 6.3. Hồi giáo.
7. Sinh tử theo quan điểm tôn giáo vô thần Phật giáo.
7.1. Sinh tử với cấu trúc 12 duyên khởi.
7.2. Sinh tử với cấu trúc 5 ấm.
7.3. Sinh tử thư Tây Tạng.
7.4. Vấn đề hộ tử (người bệnh nặng không đau đớn).
7.5. Vấn đề an tử - trợ tử (người bệnh nặng có đau đớn).
SINH TỬ
1.Khái niệm về sinh tử.
Nhìn hình ảnh cây xoài hay cây khế … ra hoa, kết quả, quả xanh, quả già …, thì trong quá trình này hiện tượng rụng hoa, rụng quả - bé, lớn, già - tựa hồ như không gián đoạn do sâu, bệnh, thời tiết, dưỡng chất …, tất cả đều lần lượt rụng xuống hết. Loài người ở đời cũng dường như thế, hiện tượng sinh tử luôn hiện hữu từ lúc còn là bào thai, đến bé, trưởng thành và già, người trước kẻ sau không ai tránh khỏi. Sự sống thì khá bấp bênh, nhưng cái chết lại rất chắc chắn. Thông thường từng mỗi con người đều trải qua các giai đoạn sinh ra, lớn lên và tử vong, tuy nhiên sinh-sống-tử thực ra chỉ là những dạng biến hóa liên tục 2 mặt của một con người, đó là thể xác và tinh thần.
Ngày nay, theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có khoảng 130 triệu con người được sinh ra và khoảng 65 triệu tử vong ( tức 4 sinh và 2 tử trong mỗi giây ). Dân số thế giới hiện nay xấp xỉ 7 tỷ, và có phỏng đoán rằng từ lúc có mặt trên trái đất đến nay, vào khoảng 70 tỷ con người đã bước qua cửa tử.
Số đông chúng ta thường tránh nghĩ về cái tử và sống như thể chẳng bao giờ tử cả, thậm chí từ tử trở thành điều tối kỵ và không dám lưu giữ bất cứ vật gì từ người đã tử. Số đông khác người, khi còn sống lại tỏ ra xem thường cái tử, cho cái tử là lẽ tự nhiên và chẳng cần phải bận tâm, lo lắng chi cho mệt, tuy nhiên đến lúc sắp chết hoặc có dấu hiệu không còn sống lâu bởi một căn bệnh nan y, thì đâm ra hốt hoảng, kinh hoàng.
Cho nên các lý do chính yếu để chúng ta suy gẫm về cái tử là :
+ Giúp chúng ta có được tỉnh thức, bình an vượt qua nỗi sợ hãi của tuổi già, bệnh tật và cái chết.
+ Giúp chúng ta thay đổi lối sống cực đoan và có được thái độ cởi mở, khoan dung đối với cuộc đời.
Sinh tử là quy luật, tử là một sự thật không ai có thể phủ nhận, chối bỏ hay chạy trốn; tử là trạm dừng chân cuối cùng của vạn loài trong một kiếp sống. Vậy nếu không chối bỏ được, chúng ta nên can đảm đối diện và cần thấu triệt lẽ thật sinh tử.
2. Sinh tử theo quan điểm khoa học.
2.1. Sự sinh : con người tồn tại được xét đến 3 mặt sau.
1/ Mặt sinh vật học : con người là một sinh vật (sinh lý và vật lý) có một cơ thể với một cấu trúc phức tạp và tinh vi, được cấu tạo với trên 60.000 tỷ tế bào (cell), trong số này 1/120 tức khoảng 500 tỷ tế bào bị hủy diệt và tái sinh mỗi ngày. Các tế bào phân hóa thành các cơ quan với các hệ chức năng khác nhau, nhưng có mục tiêu chung là kiện toàn và phát triển sự sống.
Nguồn gốc con người là sự phối hợp của tinh trùng và noãn sào tạo thành trứng. Có quan niệm cho rằng khi hình thành trứng là hình thành con người, tuy nhiên ngành Phôi học cho rằng sau khi tạo thành trứng sẽ là giai đoạn tạo nhau và mô nuôi dưỡng trong 17 ngày gọi là giai đoạn tiền phôi, sau đó trứng mới thực sự là phôi, tức là con người mới bắt đầu hiện hữu (đây là lý lẽ đạo đức về vấn đề thời điểm phá thai). Từ đây về sau, các hệ chức năng như hệ vận động, hệ thần kinh … bắt đầu hình thành và phát triển.
2/ Mặt tâm lý học : con người là một cơ cấu những cơ chế đặc thù về các sự kiện ý thức (các tâm trạng).
3/ Mặt xã hội học : con người là một tổng hòa mọi quan hệ xã hội.
Ba mặt này tác động lẫn nhau và thường xuyên biến động từ lúc mới sinh đến lúc già, tạo ra nhân cách. Mỗi sự kiện trong cuộc sống đều hàm chứa trong ba mặt này.
Thí dụ : - Bữa ăn ngon miệng vì hạp khẩu vị (sinh vật), hoặc vì gặp người than (tâm lý), hoặc vì được một thành công trong nghề nghịêp (xã hội). Ngược lại cho một bữa ăn uể oải.
- Vì lớn tuổi, sức yếu phải về hưu. Bấy giờ quan hệ xã hội thay đổi, trước đó có chức có quyền, nay về hưu không còn nữa. Tâm tư sau khi về hưu cũng khác khi còn đương chức.
2.2. Sự tử.
2.2.1. Phân loại tử : có thể được tạm phân loại theo 6 tính chất sau.
+ Tính chất định tính : có 2 yếu tố tác nhân là nội (bản thân) và ngoại (bên ngoài).
- Nội nhân : bởi vô tình (tử do đột quỵ,…) hay cố tình (tử do tự treo cổ vì thất chí,…).
- Ngoại nhân : bởi vô tình (tử do lạc đạn,…) hay cố tình (tử do bị treo cổ vì án tử tội,…).
+ Tính chất định lượng : có 2 yếu tố là êm dịu và đau đớn.
+ Tính chất không gian : có 2 yếu tố là tự do và ràng buộc.
+ Tính chất thời gian : có 3 yếu tố là ngắn (nhanh), trung bình, dài (chậm).
+ Tính chất đạo đức : có 3 yếu tố là thiện, ác, không thiện-ác.
+ Tính chất tâm lý : có 2 yếu tố là vô tình và cố tình.
Tổ hợp lại, ta có 144 loại hình thể hiện sự tử của một con người.
Thí dụ : Người công an bị tội phạm cố tình bắn chết (ngoại nhân) trong khi truy nã, cái chết đau đớn, tự do, ngắn, thiện. Sau đó, kẻ này tự bắn mình (nội nhân) với cái chết đau đớn, tư do, ngắn, ác hoặc bị bắt và buộc lãnh án tử bị tiêm thuốc độc (ngoại nhân) với cái chết cố tình, êm dịu, ngắn, ác.
2.2.2. Sự tử và thân xác : y học ngày nay phân biệt 2 dạng chết của thân xác.
+ Chết lâm sàng : là khi bệnh nhân đã ngừng thở, tim ngừng đập, nhưng thần kinh gốc của não bộ vẫn hoạt động, bản năng chống đỡ với cái chết vẫn còn. Với kỹ thuật cấp cứu hồi sinh tích cực và nhẫn nại, có thể vãn hồi hô hấp và hoạt động của tim.
+ Chết sinh vật : là khi cả phổi, tim và thần kinh gốc của não bộ đều ngừng hoạt động. Như vậy, cái chết được coi là thật chỉ khi nào não bộ đã hoàn toàn không hoạt động.
Sau khi chết, thân xác bị phân hủy. Tùy theo các nền văn hóa, tôn giáo, kinh tế bản địa mà có các hình thức phân hủy như địa táng, thủy táng, hỏa táng, điểu táng …
2.2.3. Sự tử và tâm lý người bình thường : sự tử được ý thức theo tuổi tác như sau.
+ Từ 3-:-4 tuổi : mới dần dần cảm nhận ra khái niệm sự tử, nhất là khi gia đình mất đi người thân, đồng thời trẻ có nhiều thắc mắc về sự tử mà không thể nói ra được. Khái niệm sự tử trong một thời gian vẫn có tánh chất tương đối, đó là chết rồi có thể sống lại và chết là một trừng phạt nặng “đánh chết bây giờ”. Có những trẻ vì quá lo sợ về chết mà sinh ra nhiễu tâm (neurosis : rối loạn tâm lý bởi lo sợ và ám ảnh vô cớ).
+ Từ 4-:-6 tuổi : khái niệm sự tử là mất đi và không bao giờ gặp lại nữa.
+ Trên 6 tuổi : khái niệm sự tử là tất cả mọi người đều phải chết và sau chết là một thế giới không biết được là như thế nào.
+ Người già : tuy người già nhận thức được qui luật sinh tử, nhưng rất ít hiểu biết vấn đề tâm sinh lý của bản thân mình ở khía cạnh người bạn đời. Theo nghiên cứu trong nhóm 371 người già mất người bạn đời thì trong năm đầu có 12,2% số người qua đời, còn nhóm 371 cặp người già (đủ đôi) chỉ có 1,2% . Qua khảo sát, các nhà tâm lý cho biết : vào mấy ngày đầu khi người bạn đời của họ mất, họ phản ứng không chỉ xúc động quá mức mà còn kinh sợ và có cảm giác tê dại. Sau đó họ đau buồn mãnh liệt và chìm đắm trong trầm tư, họ có thể nổi giận, đổ lỗi. Tất cả đều làm cho sức khỏe của họ sa sút nghiêm trọng. Vì vậy, khi tuổi càng cao thì càng cần chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lý (ý thức) để giảm thiểu sự suy sụp tinh thần, đồng thời thích nghi với hoàn cảnh mới càng nhanh.
2.2.4. Sự tử và tâm lý người bệnh không đau đớn : nữ bác sĩ người Mỹ là E. Ross (1926-:-2004), giáo sư đại học Chicago, đã có nhiều công trình nghiên cứu có uy tín về Sinh tử học. Bà đã đúc kết được các trạng thái tâm lý trong ý thức của bệnh nhân sắp lâm chung không đau đớn gồm 5 giai đoạn sau.
1/ Phủ nhận (deny) : đây được xem là phương pháp hữu hiệu nhất mà người bệnh thể hiện sự phòng ngự, trấn tỉnh chính mình.
2/ Tức giận (anger) : tại sao tôi phải chết.
3/ Mặc cả (bargaining) : thể hiện thái độ vừa tuyệt vọng vừa hy vọng, đây được xem là cuộc đấu tranh vô hình để kéo dài sự chấp hành bản án tử.
4/ Trầm cảm (depression) : sợ hãi, cân nhắc cái giá mất mát mọi thứ phải chịu.
5/ Chấp nhận (acceptance) : bản án tử đã khuất phục bệnh nhân.
Với các đặc điểm này, người chăm sóc trong việc hộ tử sẽ nắm được những nhu cầu trong tâm ý của người bệnh, để có thể giúp họ một cách thỏa đáng nhất. Bà quan nịêm, mọi người chúng ta dù khỏe hay bệnh, cần thấy rõ rằng : “ Sinh tử, theo trình tự, nói lên sự tồn tại, phát triển và trưởng thành của con người “.
2.2.5. Sự tử và tâm lý người bệnh có đau đớn : trái với trường hợp trên, người bệnh thay vì kháng cự cái chết, thì lại mong mỏi cái chết sớm đến với mình. Sự việc này luôn hiện hữu trong thế giới loài người xưa cũng như nay. Tuy nhiên, nó đã được ghi nhận lại trên ngôn ngữ cổ Hy Lạp là từ euthanatos (eu : tốt đẹp; thanatos : chết), nhằm nói đến hành vi tự tử của những người già yếu, bệnh tật hay bệnh nan y muốn chấm dứt cuộc sống đau khổ một cách êm ái, bằng cách uống thuốc độc hay trích huyết để chết. Hành vi này còn được sử dụng trong những xã hội sau này như La Mã. Có thể nói rằng đây là ý niệm an tử (good death) đối với bệnh nhân đau đớn trước khi lâm chung.
Đến thế kỷ thứ 17 thì F. Bacon (1561-:-1626), một quan chức cao cấp của nước Anh đã tạo ra từ euthanasia trong tiếng Anh để chỉ hành vi của người thầy thuốc giúp bệnh nhân chết sớm hơn hay giúp họ tự tử nhằm giảm bớt đau đớn trong giờ hấp hối. Do đó, có thể nói rằng đây là ý niệm trợ tử (assisted suicide) đối với bệnh nhân đau đớn trước khi lâm chung. Ý niệm này đã tạo thành phong trào và được sự ủng hộ của luật gia-sử gia nổi tiếng D. Hume (1711-:-1776), các triết gia : A. Schopenhauer (1788-:-1860), F. Nietzsche (1844-:-1900) … và kéo dài tới hơn nửa thế kỷ thứ 20.
Từ thập niên 1960 , từ euthanasia đã được phân tích với 2 ý niệm trên.
+ Đối với thầy thuốc : euthanasia có nghĩa là sự trợ tử vì lý do nhân đạo, vì lòng xót thương (mercy killing, mercy death) với sự tuân thủ những 2 việc sau :
+ Theo 2 nguyên tắc :
1/ Vì lợi ích tốt nhất, chứ không làm hại bệnh nhân (patient’s best interest).
2/ Tôn trọng quyền tự quyết của bệnh nhân (autonomy).
+ Bằng 2 cách :
1/ Trợ tử chủ động (active euthanasia) : tiêm thuốc gây chết.
2/ Trợ tử thụ động (passive euthanasia) : ngưng điều trị (lọc thận, ghép tạng…)
hay ngưng cấp cứu hồi sức (thở dưỡng khí, nuôi ăn …).
+ Đối với bệnh nhân : euthanasia có nghĩa là sự an tử với 3 trường hợp sau.
1/ An tử tự nguyện (voluntary euthanasia) : bệnh nhân tỉnh táo quyết định chết.
2/ An tử phi tự nguyện (non-voluntary euthanasia) : bệnh nhân không tỉnh táo, như trẻ sơ sinh thiểu năng trầm trọng hay bệnh nhân hôn mê trong tình trạng thần kinh thực vật vĩnh viễn (vegetative status).
3/ An tử không tự nguỵên (involuntary euthanasia) : bệnh nhân không tỉnh táo mà trước đó chưa bày tỏ ý định hoặc vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc, cho vịêc kết liễu mạng sống. Có quan điểm cho đây là hành động phạm tội.
Như vậy, sự an tử có thể xem như là một loại tự tử có sự tham gia của thầy thuốc, bởi bệnh nhân :
- Không đủ can đảm.
- Không đủ sức khỏe để hành động.
- Không đủ phương tiện để đạt được cái chết êm dịu.
2.3. Sau sự tử.
2.3.1. Hiện tượng cận tử (near-death phenomena) : từ đầu thế kỷ 20, các khoa học gia trên thế giới - nhất là Mỹ - đã có nhiều nghiên cứu hiện tượng sau khi chết, có 2 hiện tượng thường được nói đến như sau :
+ Hiện tượng chết đi sống lại (dead-back-to-life) : năm 1982, viện Gallup đã mở cuộc thăm dò rộng rãi khắp nước Mỹ về hiện tượng cận tử. Viện này đã tham khảo khoảng 8 triệu người Mỹ đã có lần chết đi và sống lại, và đã ghi nhận lại các sự kiện khá tương tự và trùng khớp được xem là ở bên kia cửa tử.
1/ Sau khi xuôi tay, họ thường có cảm giác lạ lùng, hoặc thanh thản, an vui hoặc hoang mang lo lắng.
2/ Các giác quan lúc đó tự nhiên nhạy cảm. Họ cảm thấy nhẹ đi và thấy mình nằm bất động cùng những gì đang xảy ra xung quanh, như thầy thuốc và thân nhân. Lúc đó họ lướt đi dễ dàng như lên cao, xuống thấp và có thể xuyên qua tường hay vật rắn. Họ cảm thấy không còn dính dấp gì với xác thân mà chỉ còn tâm thức (thấy biết) nhẹ nhàng một cách kỳ diệu khác với lúc còn sống.
3/ Sau đó họ cảm thấy như bị cuốn hút vào trong một khoảng tối đen mông lung rồi lướt đi rất nhanh qua một đường hầm hun hút.
4/ Bỗng họ thấy từ xa một điểm sáng, rồi một vừng sáng như chưa từng gặp bao giờ - rực sáng mà không làm mắt bị lòa - bao bọc lấy họ. Bấy giờ những hình ảnh đã qua trong cuộc đời họ bắt đầu diễn lại như một cuốn phim được chiếu.
5/ Tiếp theo là họ thấy những cảnh trí đẹp, những dinh thự đẹp đẽ lạ lùng với âm thanh thanh thoát hoặc những hang đá, những hố sâu vắng vẻ, u buồn.
6/ Kế tiếp họ đến một chỗ như thể một ngưỡng cửa lớn mà không thể vượt qua được. Bỗng tất cả họ (8 triệu người được phỏng vấn) đều trông thấy người thân, bạn bè của mình, nhưng chỉ là những người đã qua đời, chứ không là những người đang còn sống.
7/ Tất cả họ đều cảm thấy có một động lực thúc đẩy, chỉ bảo họ nên quay về. Có người gặp người thân như cha mẹ, anh em … đã mất trước đó rất lâu, họ ra dấu bảo hãy quay về ngay, đừng đến đây làm gì.
Cuối cùng họ trở lại thân xác của họ.
Những người đã từng trải qua sự kiện này sau đó hầu như thay đổi thái độ sống của họ. Nếu trước đây họ tham lam, giận dữ, tranh chấp, tự ái … thì nay họ sống từ thiện, vui vẻ, cởi mở … và hướng về đời sống nội tâm hơn.
+ Hiện tượng sợi dây bạc (silver cord) : đây là hiện tượng được quan sát và cảm nhận bởi nhiều người bình thường nơi đồng cốt, đi thiếp hay người sắp qua đời …, đó là một thể đặc biệt có màu sáng bạc nối liền cơ thể nơi đỉnh đầu (có lẽ là huyệt Bách Hội) và một khối mờ đục (có lẽ là khối năng lượng tâm thức) có hình dạng như một sợi dây. Có giả thuyết cho rằng đây là yếu tố cần thiết nối liền 2 phần vật chất và tinh thần hay xác và hồn tạo nên sự sống nơi một sinh vật, nói riêng là một con người.
Nhà nhân học R. Crookall đã trình bày trong công trình nghiên cứu “ Out of the Body Experiences “ (astral body experiences), một trong nhiều trường hợp điển hình như sau:“Bác sĩ R. Staver đã cho biết là chính mắt ông đã trông thấy rõ ràng một giải sáng trắng bạc từ đầu người cha đang hấp hối nối với khối mờ. Không rời sự quan sát, ông thấy sợi dây này rung động, nhỏ lại và đứt hẳn vừa lúc người cha của ông thở hơi cuối cùng “.
Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng hiện tượng sợi dây bạc thực sự là vấn đề đáng quan tâm. Nếu nghiên cứu chi tiết hơn, chắc chắn giới y khoa sẽ có được một sự kiện vô cùng giá trị trong các lĩnh vực sinh tử. Việc xác định sinh tử cho bệnh nhân sẽ được rõ ràng hơn, tránh được điều không may về quyết định tử vong lầm lạc, bởi việc giám định sự ngừng hoạt động của thần kinh gốc não bộ là một việc làm vô cùng khó khăn (xem mục 2.2.2).
Hiện nay, việc nghiên cứu 2 hiện tượng trên đều có mối liên hệ gắn bó với 2 bộ sách Tử Thư Ai Cập và Tử Thư Tây Tạng, song bộ sau mô tả chi tiết hơn, rõ ràng hơn và chính xác hơn nên rất được ưa chuộng.
Theo các đại sư Tây Tạng thì hiện tượng chết đi sống lại thật ra chỉ mô tả các hình ảnh ở ngưỡng cửa của cõi Trung Ấm (giữa chết và tái sinh), đó là những ảo giác sản sinh từ niềm tin tín ngưỡng cùng ý chí muốn sống của bản thân; và khối mờ đục tâm thức chính là thân Trung Ấm, là khối năng lượng nghiệp (nghiệp lực). Khi bước sang cõi Trung Ấm (chết hẳn), tức sợi dây bạc đã đứt, thì các hình ảnh nói trên (chết đi sống lại) vẫn diễn ra, tuy nhiên theo thời gian các hình ảnh này dần thay đổi theo tính chất của nghiệp lực và dẫn đến tái sinh ở các cảnh giới tương ứng.
2.3.2. Học thuyết Luân hồi [P,S : samsara; E : round of rebirths (continuous flow); F : cycle de renaissances et de morts).
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, thuyết Luân hồi (= tái sinh) đã tồn tại và phát triển trên nhiều nghìn năm. Thuyết này bàng bạc trong dân gian khắp nơi trên thế giới như Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ … vào thời cổ đại, và được đặc biệt giải thích ở các tôn giáo lớn như Ấn giáo, Phật giáo, Do Thái giáo …và nhiều tín đồ Kitô giáo bị thu hút bởi thuyết Thần trí học (= Thông Thiên học).
Theo Webster’s New World Encyclopedia (1992) thì luân hồi có ý nghĩa rằng sau khi chết, phần xác tan rã, còn phần hồn (= linh hồn) của con người, động vật hay thực vật sẽ chuyển sinh từ cơ thể này sang cơ thể khác, từ dạng này sang dạng khác tùy theo những gì đã tác động (hành động có tác ý) trong cuộc sống. Luân hồi được diễn đạt theo các từ sau :
- Reincarnation : hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp người mới.
- Transmigration : hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp động vật mới, hay ngược lại từ kiếp động vật cũ sang kiếp người mới.
- Metempsychosis : hồn là tinh hoa bất biến (khác với 2 trường hợp trên) di chuyển từ thân này qua thân kia, thân chỉ như chiếc áo của hồn.
Tại phương Tây, xưa cũng như nay, nhiều triết gia như Pythagoras, Plato, Kant, Schopenhauer …, nhiều khoa học gia như Edison, Ford, Moody, Ross, Jung … đã từng nghiên cứu và có niềm tin về tái sinh.
+ Viện Gallup : theo cuộc điều tra trên toàn nước Mỹ năm 1982, khoảng 1/4 người dân nơi đây (# 60 triệu người), vốn nổi tiếng trên thế giới là thực dụng và trọng vật chất, tin ở thuyết tái sinh.
+ Voltaire (1694-:-1778) : văn hào nước Pháp ở thế kỷ 18 đã nói “ Nếu nói thuyết tái sinh làm người ta kinh ngạc, thì thuyết nói con người chỉ sinh ra một lần cũng làm kinh ngạc không kém “.
+ I. Stevenson (1918-:-2007) : bác sĩ, giáo sư nhiều trường đại học tai Mỹ và Canada, tính đến năm 2000 đã khảo cứu gần 3.000 trường hợp con người nhớ lại kiếp trước của mình, ông cho biết :
- Từ 2-:-5 tuổi : nhớ rõ tiền kiếp.
- Từ 6-:-12 tuổi : nhớ rõ tiền kiếp không liên tục.
- Trên 20 tuổi : nhớ mù mờ, bất chợt. Ví dụ : một người khi tới một nơi, bỗng tự nhiên ngờ ngợ rằng “ Hình như nơi đây mình đã có lần sinh sống hay đặt chân đến rồi “. Điển hình là trường hợp của danh tướng người Mỹ trong thế chiến thứ hai G. Patton, ông đã khẳng định chi tiết thực địa cuộc chiến tranh La Mã và sự có mặt của ông nơi đó cách nay trên 1.800 năm một cách chính xác trước sự nhầm lẫn của viên đại tá là chuyên gia nghiên cứu về các trận chiến.
Sở dĩ sự nhớ ngày càng kém là vì môi trường sống mới xâm chiếm tâm trí và đẩy lùi hình ảnh xa xưa của chúng ta vào nơi sâu thẳm của vô thức. Ông cho rằng sự quên tiền kiếp cũng có cái hữu ích của nó, vì nó giúp mỗi con người yên tâm với cuộc đời mới, tránh được những mắc míu, ân óan buồn khổ qua bao kiếp đời đảo điên.
+ H. Ford (1863-:-1947): kỹ nghệ gia xe hơi và cũng là nhà từ thiện nổi tiếng nước Mỹ đã viết “ Tôi chấp nhận thuyết tái sinh từ năm tôi 26 tuổi. Công việc làm sẽ có ích, vì chúng ta biết được kinh nghiệm của đời này để dùng cho đời sau. Khi tôi phát hiện được thuyết tái sinh, thì thời gian không còn bị hạn chế nữa. Tôi không còn nô lệ của kim đồng hồ. Tôi muốn truyền lại cho những người khác sự bình thản về cuộc sống như nó (thuyết tái sinh) đã đem lại cho tôi “.
+ Edgar Cayce (1877-:-1945) : người Mỹ, xuất thân từ một gia đình Cơ Đốc giáo, ông chưa học hết cấp 2, chưa học qua nghề y, chưa có khái niệm nào về luân hồi tái sinh cả, nhưng lại có khả năng tìm ra nguồn gốc xa xăm căn bệnh nan y của người bệnh nào đó qua giấc ngủ của ông ở trạng thái vô thức. Ông có thể kê toa và điều trị bao gồm các khía cạnh sinh lý bệnh, sinh hóa bệnh và giải phẫu học chính xác trên 90% số bệnh nhân của mình, khiến giới thầy thuốc vô cùng kinh ngạc. Trong suốt 43 năm trị bệnh từ xa cho mọi người trên khắp thế giới qua tên và địa chỉ, ông đã để lại trên 30.000 hồ sơ bệnh án hiện đang được nghiên cứu và giải thích bởi cơ quan ARE (Association for Research and Enlightenment).
Khi chữa cho bệnh nhân, ông thường thốt ra câu : “ Thuở xa xưa, ông (hay bà) là …(một nhà giáo, một kẻ tàn bạo …). Đến năm 1911, ông bắt đầu dùng từ nghiệp chướng (kamma : action) để chỉ nguyên nhân bệnh tật do việc làm hoặc đam mê có hại trong đời sống trước đây của người bệnh. Ông cho biết khi đi vào giấc ngủ vô thức của mình, ông có thể nhận được hình ảnh, sự việc một cách dễ dàng chứa trong vô thức của người mà ông đang truy tìm bệnh chứng, đã lưu trữ qua nhiều kiếp đời của người ấy. Ông giải thích rằng khi thức ông chỉ dùng ý thức, nhưng ý thức thì khó cho việc dò tìm vô thức của người khác.
Theo ông, một sự kiện mà khoa học ngày nay có thể chưa hề biết đến, đó là trong vũ trụ và nơi mỗi con người đều có một chất liệu rất đặc biệt, có khả năng ghi lại như phim ảnh với đầy đủ chi tiết các sự kiện của đời sống đã qua, mà nếu cần ta chỉ giở ra xem mà thôi. Điều này chỉ có thể cảm nhận dễ dàng ở một số ít người, và được gọi là những người có khả năng thấu thị hay thần nhãn.
Các sự kiện đặc biệt đến với bản thân ông khiến ông ngày càng khẳng định niềm tin vào thuyết luân hồi-tái sinh. Ông đã còn tự thấy rõ các đời sống trước đây của ông, kể cả là sinh vật cách nay trên hàng chục ngàn năm, thấy rõ hào quang (aura) của người khác, thấy rõ các sinh vật phi vật thể là các bạn bè quá cố của ông.
Từ thập niên 1960 đến nay, danh sách các nhà khoa học tên tuổi dấn thân vào nghiên cứu sự kiện tái sinh ngày càng dài thêm ra nhằm kết luận trung thực cho vấn đề đầy tính thâm sâu và thiết thực này. Các nghiên cứu thường quy vào các đặc điểm sau :
- Hình dạng và vết tích lạ lùng trên cơ thể như dị dạng hình thú (voi, chó …), có lông, có sừng, có đuôi, vết bớt, vết sẹo…
- Cử chỉ, dáng dấp, thái độ lạ lùng như co ro, uốn lượn, nhún nhẩy, rụt rè, sợ hãi…, ăn uống như lòai thú.
- Các loại bệnh tật lạ lùng, vô căn … kéo dài sự đau khổ trong kiếp sống.
- Các loại khả năng lạ lùng như thần đồng (biết đọc, biết ngoại ngữ, biết âm nhạc, biết toán … nhưng chưa từng học bao giờ), người có điện thế bất thường, năng khiếu, ngoại cảm, thiên tài…
3. Sinh tử theo quan điểm dân gian.
Theo dân gian, con người hình thành do tinh cha và huyết mẹ, gồm có :
+ Phần hữu hình : là thân xác.
+ Phần vô hình : gồm có 2 phần.
3.1. Hồn : còn gọi là linh hồn hay tinh thần, thuộc dương, hàm chứa 3 đặc tính chung cho nam và nữ như sau.
- Thái quang (ánh sáng sao Thái) : chỉ tính thanh cao, tốt đẹp nhất của hồn.
- Sảng linh (linh diệu) : chỉ tính thấy biết (= kiến), có thể là chính kiến hay tà kiến.
- U tinh (mờ tối) : chỉ tính làm mờ tối đi Thái quang.
Chiêu hồn (death’s soul evoking) : là gọi hồn người chết về nói chuyện, hỏi han qua trung gian đồng cốt, đồng tử.
Xuất hồn (soul-outing) : là hồn đi ra khỏi thân xác nơi đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), có thể thực hiện nhiều lần trong đời do công phu tu luyện hay được người thầy niệm chú cho hồn xuất ra.
3.2. Vía : còn gọi là phách, thuộc âm, gắn kết với thân xác, điều phối sự hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tạo nên sức sống của con người. Vía có định lượng 7 cho nam và 9 cho nữ (thuộc âm nhiều) đặc trưng cho thiên chức làm cha và làm mẹ.
Xuất vía : là vía xuất ra khỏi thân xác nơi lỗ rún chỉ một lần trong đời, lúc chết.
Hú hồn hú vía : là vẫy gọi hồn vía, đây là hành động tuyệt vọng cuối cùng của người sống muốn người mới chết hồi sinh. Hô 3 lần, hướng theo 3 phương : “Ba hồn, bảy vía về đây…” cho người chết nam, hay “Ba hồn, chin vía về đây…” cho người chết nữ.
Khi chết thì hồn là phần tinh anh thoát khỏi thân xác hướng lên vào vũ trụ, còn vía thì cùng thân xác hòa tan vào đất.
Thác là thể phách, còn là tinh anh. (Tr. Kiều - Nguyễn Du)
Một vài khía cạnh tình cảm dân gian đối với sinh tử :
Sống không cho ăn, chết làm văn tế ruồi.
Sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách.
4. Sinh tử theo quan điểm các Nho gia và Đạo gia phương Đông .
4.1. Kinh Dịch : hàm tàng lý biến hóa của vạn sự vạn vật. Trong 64 quẻ dịch, thì quẻ Càn làm đầu, tượng trưng cho vạn sự vạn vật khởi đầu vận hành từ vô cùng và quẻ Vị tế làm cuối vô tận. Vạn sự vạn vật sinh sinh hóa hóa không bao giờ ngừng nghỉ, nghĩa là việc sinh tử của con người chỉ là một trong chuỗi sinh hóa vô cùng vô tận của con người đó.
4.2. Nho gia : giới này ít bàn đến việc sinh tử.
+ Khổng tử (551-:-479) tCN : ông trả lời Tử lộ “Không biết sống thì làm sao biết chết”.
+ Mạnh tử (372-:-298) tCN : “Chết yểu hay sống thọ không có gì khác nhau. Cần bền chí để tu thân, đó là đứng vững trên số mệnh của mình”.
+ Tuân tử (313-:-239) tCN : “Lớn thay cái chết ! Bậc quân tử chết là được yên nghỉ, kẻ tiểu nhân chết là hết trụi”.
+ Vương dương Minh (1472-:-1529) : “Sinh tử vốn đến từ mạng căn của sinh thân này, nên không dễ gì dời chuyển được. Nếu từ chỗ này mà dám đối mặt, khám phá được, thẩm thấu được thì toàn thể tâm này mới không ngăn ngại cùng trời đất, vạn vật”.
4.3. Đạo gia : giới này xem sinh tử như tiến trình trở về gốc “sống gửi, thác về”.
+ Lão tử (580-:-500) tCN : ông biểu đạt sinh tử theo chủ nghĩa tự nhiên “Đã biết được mẹ (Đạo) thì sẽ biết được con (vạn sự vạn vật). Đã biết được con thì quay về giữ mẹ. Hãy bố trí nơi chết để sau đó được sống” (Đạo Đức kinh, ch. 52).
+ Trang tử (369-:-286) tCN : ông biểu đạt sinh tử theo nhiều khía cạnh sau.
- Sinh tử một thể : “Sinh tử là cái tương phụ tương thành chăng? Trên thực tế, sinh tử đều nằm trong một thể. Tử là bắt đầu của sinh, sinh là chỗ nối tiếp của tử, ai biết được giềng mối (quy luật) ấy ?” (thiên Tri Bắc Du).
- Sinh tử siêu việt : “Bậc chân nhân thuở xưa không biết vui khi được sinh ra, không biết ghét khi phải tử vong” (thiên Đại Tông Sư).
- Sinh tử bình đẳng : “Mọi người sinh ra là ứng với thời, rồi tử vong là thuận lẽ trời (lẽ tự nhiên). Vui với thời và thuận đạo trời thì không bị vui buồn làm động tâm”
(Dưỡng Sinh chủ).
- Sinh tử thân giáo : lúc sắp mất, đệ tử muốn lo hậu táng cho ông, ông dạy “Ta lấy trời đất làm quan quách, lấy mặt trời mặt trăng làm vải liệm, lấy ngôi sao làm châu ngọc và vạn vật tiễn đưa ta, lễ tang ta đầy đủ như vậy há có gì là thiếu thốn ? Còn gì để mà đình đám hơn nữa !”. Đệ tử ông lại còn biện giải “Chúng con sợ chim muông ăn thịt thầy mất”. Ông nói tiếp “Ở trên đất thì sợ chim muông ăn thịt, ở dưới đất thì sợ dòi kiến đục khoét, nếu chọn cách này hay cách kia thì sao khỏi rơi vào thiên chấp ?” (thiên Liệt Ngự Quan).
5. Sinh tử theo quan điểm các triết gia phương Tây.
5.1. Triết gia Hy Lạp cổ đại :
+ Thales (624-:-547) tCN : tư tưởng chính trong triết học của ông là vạn vật lưu chuyển. Vì thế, ông cho rằng sinh tử của con người chỉ là sự biến dạng mà không nên sợ hãi hay lo lắng.
+ Heracletos (503-:-470) tCN : tư tưởng chính trong triết học của ông là vạn vật không có đấng thụ tạo. Tất cả đều giống nhau là chuyển đổi theo những chu kỳ, như ngọn lửa vĩnh hằng nhưng sống động rực cháy và lu mờ trong những chừng mực nhất định. Vì thế, ông cho rằng sinh tử chỉ như một chu kỳ của ngọn lửa. Ông còn nói “So với phân rác, thì cái xác chết này càng phải rời bỏ”.
+ Pythagoras (580-:-520) tCN : ông cho rằng thể xác là nhà lao trói buộc linh hồn (= tinh thần, ý thức), và chết là linh hồn được giải thoát tạm thời, vì thế mà không nên sợ hãi. Linh hồn không hoàn toàn tách rời khỏi thể xác cũ, tuy nhiên sau một thời gian sẽ chuyển sang một kiếp sống mới, nơi một thể xác mới. Ông còn tin vào nhân quả báo ứng, tương truyền rằng có lần nọ ông nhìn thấy một người đánh đập con chó, ông đến van xin người ấy dừng tay,vì ông cảm nhận từ âm thanh con chó là linh hồn của người bạn ông đang ẩn náu trong đó.
+ Democritos (460-:-370) tCN : ông cho rằng con người có cấu tạo như sau.
- Thể xác : là kết hợp bởi những nguyên tử thô.
- Linh hồn : là kết hợp bởi những nguyên tử tinh vi, không nhìn thấy được.
Theo ông, chết chẳng qua là hiện tượng phân hủy các nguyên tử một cách tự nhiên, là điều không thể tránh được. Ngay cả Chúa cũng không phải là không chết, mà chỉ là chế ngự cái chết lâu dài hơn chứ không thể hưởng thụ bản tính bất tử được. Vì thế chỉ có người ngu xuẩn mới lo buồn và sợ hãi cái chết.
+ Socrates (469-:-399) tCN : ông cho rằng bậc đại nhân muốn sống có ý nghĩa thì cần phải phản tỉnh với những chuẩn mực cao thượng, Và đối với cái chết tất phải có dũng khí chết đúng chỗ, chết đúng lẽ, chết đúng thời một cách bình tỉnh, thong dong.
+ Plato (427-:-347) tCN : tư tưởng chính của ông là học thuyết ý niệm (theory of ideas), học thuyết này chia vũ trụ thành 2 phần là thượng giới = thế giới ý niệm và hạ giới = thế giới hiện thực. Ông kế thừa quan điểm của Pythagoras cho rằng chềt là phóng thích linh hồn bất tử ra khỏi thể xác. Ông cho rằng khi hình thành con người xương thịt, thì linh hồn sẽ bước vào hạ giới có tính biến hóa sinh diệt, và khi cái chết đến, chính là lúc mà linh hồn trở về thượng giới nên không có gì đáng lo sợ.
+ Aristotle (384-:-322) tCN : ông cho rằng con người là động vật có lý tính (= linh hồn), lý tính này hàm chứa 2 loại :
- Năng động : có tự do, không chịu ảnh hưởng của cảm giác thể xác, bất tử.
- Thụ động : có tính đối nghịch với loại năng động.
Và khi chết, chỉ có thể xác và lý tính thụ động mất đi, còn lý tính năng động thì trường tồn.
+ Epicure (341-:-270) tCN : ông kế thừa nguyên tử luận của Democritos, đặt mục tiêu cuộc sống trên cảm giác và hưởng thụ. Vì thế, ông cho rằng vạn vật tương đồng do các nguyên tử ngẫu nhiên cấu thành, nên khi chúng tổ hợp lại có cảm giác thì gọi là sinh và khi chúng ly tán đi không còn cảm giác nữa thì gọi là tử, vì thế tất cả đều chẳng liên can gì đến ta. Khi sống thì cần khỏe mạnh về thể xác qua ăn uống và hưởng thụ hạnh phúc tinh thần bằng trí tuệ triết học để vừa không sợ hãi cái chết, vừa không chán ghét sinh tồn.
5.2. Triết gia phương Tây cận đại.
+ Descartes (1596-:-1650) : nhà toán học, triết gia nước Pháp này cho rằng con người có 2 thực thể là hồn và xác độc lập nhau, trong đó hồn bền hơn xác vì chúng ta không tìm thấy có nguyên nhân nào làm cho hồn bị hủy diệt, nên xác hư hoại khi chết thì chẳng liên quan gì đến hồn cả.
+ Kant (1724-:-1804) : triết gia nước Đức này cho rằng ngoài thể xác hư hoại này thì sự bất tử của linh hồn được tồn tại - họăc do nhu cầu đạo đức - hoặc do phán đoán tình cảm (không logic), vì không có gì để chứng minh cho sự bất tử này cả. Ông cho rằng bất luận con người dù có tình cảm bất trắc đau khổ, nhưng vẫn phải kiên cường sống và không được tự sát hủy diệt mạng sống của mình.
+ Hegel (1770-:-1831) : triết gia nước Đức này cho rằng sợ hãi cái chết sẽ thẩm thấu vào linh hồn và làm chấn động toàn bộ thể xác. Vì vậy, dám đón nhận cái chết, khám phá cái chết thì mới phủ định được nỗi sợ hãi bóng đêm bên ngoài và trong linh hồn. Chỉ có như vậy mới có thể thăng hoa tinh thần để đạt đến sự vĩnh hằng của tinh thần tuyệt đối.
5.3. Triết gia phương Tây đương đại.
+ Marx (1818-:-1883) : triết gia nước Đức với tư tưởng duy vật biện chứng. Ông cho rằng “ Đến tuổi tác nhất định – vì sao phải đi gặp Thượng Đế - điều đó hoàn toàn là vấn đề chẳng có gì quan trọng ”. Ông nhấn mạnh, trước lúc lâm chung, thứ duy nhất mà ông yêu cầu là sự an tĩnh.
+ Nietzsche (1844-:-1900) : triết gia nước Đức với tư tưởng siêu nhân , đó là tinh thần siêu nhân qua 3 bước thay đổi với các biểu tượng - Lạc đà : chịu đựng gian nan - Sư tử : tự do - Trẻ sơ sinh : sáng tạo. Chỉ có tinh thần sáng tạo mới làm sự sống phong phú, thành tựu và cái chết thành công. Ông nói “ Khi quí vị chết, tinh thần và đạo đức của quí vị huy hoàng như chiếc cầu vòng phản chiếu cả thế giới, nếu không thì cái chết của quí vị sẽ nhuốm màu thất bại ”.
+ Russell (1872-:-1970) : nhà toán học, triết gia nước Anh với tư tưởng khoa học. Ông cho rằng “ Tôn giáo là nơi hàm tàng nhiều nỗi sợ hãi - sợ hãi về thần bí, sợ hãi về thất bại, sợ hãi về cái chết. Nếu vì chúng ta không tránh khỏi cái chết mà sợ hãi, mà đau buồn thì chẳng ích lợi gì, trái lại cần phải kiến lập tư tưởng cao thượng để giúp cho chuỗi ngày ngắn ngủi của chúng ta có được đầy đủ phẩm chất cao quí, chứ không nô lệ cho vận mệnh làm nhu nhược tinh thần ”.
+ Jaspers (1883-:-1969) : triết gia Đức với tư tưởng tồn tại (existentialism), được xây dựng từ sự dung thông tư tưởng Đông Tây. Ông cho rằng “ Làm triết học chính là học tập cái chết. Chủ nghĩa tồn tại là triết học xuất phát từ sự cảm nhận sâu sắc, rõ ràng, chính xác, chân thiết nơi sự tồn tại kinh hoàng của con người, cho nên kinh hoàng có thể phản tỉnh con người sâu sắc nhất. Có 4 tình huống ngoài lề khiến con người kinh hoàng, đó là cái chết, gian khổ, đấu tranh và tội lỗi. Cái chết là tình huống ngoài lề rõ ràng nhất cho sự vĩnh viễn cách xa mọi sự mọi vật và tất cả chẳng còn chút ý nghĩa nào. Việc thể nghiệm tình huống ngoài lề và sự tồn tại chân thật là quá trình giống nhau. Chỉ cần chúng ta bịt mắt lại để bước vào tình huống ngoài lề, thì bấy giờ chúng ta sẽ trở thành con người thật của chính chúng ta ”.
+ Heiddger (1889-:-1976) : triết gia Đức với tư tưởng trách nhiệm. Ông cho rằng con người là sự tồn tại bị ném trên thế giới này do tiên thiên đặt định, sau đó nhờ làm hết trách nhiệm thì mới khiến sinh mệnh có ý nghĩa và cái chết giúp cho sự tồn tại của mỗi người được cá biệt hóa, đó là sự tồn tại với bản chất thực của nó. Ông nói “ Chỉ cần thấy sinh tồn ở đây thì trên thực tế nó đang chết ”.
+ Sartre (1905-:-1980) : triết gia nước Pháp với tư tưởng hiện sinh. Ông cho rằng “ Cái chết có tính 2 mặt của nó, một là phủ định sự tồn tại của nó, hai là bước ngoặt mang tính quyết định hoàn thành mạng sống. Con người có sự tự do tuyệt đối, nên tôi không vì sắp chết mà tự do, mà là con người tự do muốn chết ”.
6. Sinh tử theo quan điểm các tôn giáo hữu thần.
6.1. Ấn giáo : ngoài nền tảng là 4 bộ kinh Vedanta – 3.000 tCN, cạnh đó là kinh Purana tối cổ trình bày một cách dễ hiểu học thuyết Luân hồi về sự sinh thành, chuyển hóa qua lại của mọi loài sinh vật từ kiếp này sang kiếp khác. Sau đó Manou là triết gia nổi danh Ấn Độ cổ đại, đã gieo vào tâm trí người dân thuyết luân hồi này cùng hệ thống giai cấp khắc nghiệt nơi xã hội. Sự phân chia giai cấp này đã tạo sự kỳ thị , áp bức, ích kỷ … giữa những con người với nhau. Người Ấn tin vào thuyết Manou cho rằng việc nhận quả báo tốt hay xấu hiện có đều do kiếp trước ta đã làm thiện hay ác mà ra, nên phần lớn đều thờ ơ trước những người khốn khổ. Trong Ấn giáo có chia làm 4 phái chính.
+ Phái Vedanta : đặt nền tảng trên kinh Upanisad – 1500 tCN, chủ trương Phạm Ngã hợp nhất, tức Tiểu ngã (linh hồn) trở về với Đại ngã sau chuỗi sinh tử luân hồi tạo nghiệp lành, là tuân thủ sống theo qui định của giai cấp.
+ Phái Số luận : đặt nền tảng trên thuyết Ba cõi - Mười bốn sinh để trình bày về quá trình sinh tử luân hồi của con người, cùng vạch ra con đường sống và tu dưỡng.
- Ba cõi : cõi trời, cõi người, cõi thú.
- Mười bốn sinh : 8 thuộc cõi trời, 1 thuộc cõi người, 5 thuộc cõi thú.
+ Phái Yoga : đặt nền tảng trên thuyết Giải thoát có 8 bước.
1/ Cấm chỉ : 5 điều cấm là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, tham dục.
2/ Khuyến chỉ : 5 điều làm là thân cận, biết đủ, khổ hạnh, học kinh, thành kính.
3/ 4/ 5/ Thiền tọa : điều hòa thân – tâm - tức (3 bước).
6/ Chế cảm : chế ngự công năng các giác quan, không gây tạp niệm.
7/ Chấp trì : dứt tạp niệm, bặt ngoại cảnh.
8/ Đẳng trì (# Tam muội) : bặt ranh giới chủ khách, đạt tới Phạm Ngã hợp nhất.
+ Phái Bhavagad-gita : tổng hợp 3 phái trên, chia thành 2 mục tiêu.
1/ Thế gian : tài sản, tình yêu, quyền lực, địa vị …
2/ Xuất thế gian : giải thoát khỏi luân hồi.
Đạt được đích đến, con người thong dong, tự tại đối mặt với cái chết.
6.2. Kitô giáo : vấn đề sinh tử trong Kitô giáo khá phức tạp, vì vấn đề này theo thời gian đã có nhiều kiến giải, lắm khi bất đồng xuất phát từ các vị Thánh lãnh đạo giáo hội. Cái nhìn sinh tử của lý Tứ chung (The Four Last Things) gồm sự chết, sự phán xét, thiên đàng, hỏa ngục đã được phổ biến đến cuối thế kỷ thứ 20, còn cái nhìn của Cánh chung học (eschatology) hiện nay chỉ giải đáp những vấn đề tương lai cá nhân và nhân loại - hãy còn sơ khai, và lời giải cho số lớn vấn đề bế tắt là “ cái dốt thông minh ” trước sự mầu nhiệm của đấng toàn năng.
6.2.1. Con người và sinh tử : theo Kitô giáo, con người là một tạo vật được Chúa chế tác theo hình ảnh của Chúa, nhằm mục đích ca ngợi, tôn kính và phục vụ Chúa ở đời này, và nhờ đó được có Chúa bên cạnh mãi mãi trong đời sau. Con người chỉ hình thành và tồn tại duy nhất trong một kiếp sống này.
Vào thời Cựu Ước, con người được cho là một sinh thể sống động gồm có xác ( E : flesh; F : chair ) và hồn ( E : soul; F : âme ). Cuối Cựu Ước thì gọi là thể xác ( E : body; F : corps ) và linh hồn ( E : soul; F : âme ).
- Xác : ám chỉ con người trong liên hệ với tha nhân, khi chết thì xác tan rã.
- Hồn : ám chỉ sức sống do được Chúa trút thần khí ( E : spirit; F : esprit ) – là bản thể của Chúa – vào, khi chết thì hồn được Chúa thu về và có tính bất diệt.
(Tiếp theo bên dưới)
SINH TỬ
NBS: MINH TÂM
NỘI DUNG
1. Khái niệm về sinh tử.
2. Sinh tử theo quan điểm khoa học.
2.1. Sự sinh.
2.2. Sự tử.
2.2.1. Phân loại tử.
2.2.2. Sự tử và thân xác.
2.2.3. Sự tử và tâm lý người bình thường.
2.2.4. Sự tử và tâm lý người bệnh không đau đớn.
2.2.5. Sự tử và tâm lý người bệnh có đau đớn : an tử và trợ tử.
2.3. Sau sự tử.
2.3.1. Hiện tượng cận tử ( chết đi-sống lại ).
2.3.2. Học thuyết Luân hồi ( tái sinh ).
3. Sinh tử theo quan điểm dân gian.
+ Hồn ( linh hồn ). + Vía ( phách).
4. Sinh tử theo quan điểm các Nho gia và Đạo gia phương Đông.
5. Sinh tử theo quan điểm các Triết gia phương Tây.
+ Cổ đại + Cận đại + Đương đại.
6. Sinh tử theo quan điểm các tôn giáo hữu thần.
6.1. Ấn giáo. 6.2. Kitô giáo. 6.3. Hồi giáo.
7. Sinh tử theo quan điểm tôn giáo vô thần Phật giáo.
7.1. Sinh tử với cấu trúc 12 duyên khởi.
7.2. Sinh tử với cấu trúc 5 ấm.
7.3. Sinh tử thư Tây Tạng.
7.4. Vấn đề hộ tử (người bệnh nặng không đau đớn).
7.5. Vấn đề an tử - trợ tử (người bệnh nặng có đau đớn).
SINH TỬ
1.Khái niệm về sinh tử.
Nhìn hình ảnh cây xoài hay cây khế … ra hoa, kết quả, quả xanh, quả già …, thì trong quá trình này hiện tượng rụng hoa, rụng quả - bé, lớn, già - tựa hồ như không gián đoạn do sâu, bệnh, thời tiết, dưỡng chất …, tất cả đều lần lượt rụng xuống hết. Loài người ở đời cũng dường như thế, hiện tượng sinh tử luôn hiện hữu từ lúc còn là bào thai, đến bé, trưởng thành và già, người trước kẻ sau không ai tránh khỏi. Sự sống thì khá bấp bênh, nhưng cái chết lại rất chắc chắn. Thông thường từng mỗi con người đều trải qua các giai đoạn sinh ra, lớn lên và tử vong, tuy nhiên sinh-sống-tử thực ra chỉ là những dạng biến hóa liên tục 2 mặt của một con người, đó là thể xác và tinh thần.
Ngày nay, theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có khoảng 130 triệu con người được sinh ra và khoảng 65 triệu tử vong ( tức 4 sinh và 2 tử trong mỗi giây ). Dân số thế giới hiện nay xấp xỉ 7 tỷ, và có phỏng đoán rằng từ lúc có mặt trên trái đất đến nay, vào khoảng 70 tỷ con người đã bước qua cửa tử.
Số đông chúng ta thường tránh nghĩ về cái tử và sống như thể chẳng bao giờ tử cả, thậm chí từ tử trở thành điều tối kỵ và không dám lưu giữ bất cứ vật gì từ người đã tử. Số đông khác người, khi còn sống lại tỏ ra xem thường cái tử, cho cái tử là lẽ tự nhiên và chẳng cần phải bận tâm, lo lắng chi cho mệt, tuy nhiên đến lúc sắp chết hoặc có dấu hiệu không còn sống lâu bởi một căn bệnh nan y, thì đâm ra hốt hoảng, kinh hoàng.
Cho nên các lý do chính yếu để chúng ta suy gẫm về cái tử là :
+ Giúp chúng ta có được tỉnh thức, bình an vượt qua nỗi sợ hãi của tuổi già, bệnh tật và cái chết.
+ Giúp chúng ta thay đổi lối sống cực đoan và có được thái độ cởi mở, khoan dung đối với cuộc đời.
Sinh tử là quy luật, tử là một sự thật không ai có thể phủ nhận, chối bỏ hay chạy trốn; tử là trạm dừng chân cuối cùng của vạn loài trong một kiếp sống. Vậy nếu không chối bỏ được, chúng ta nên can đảm đối diện và cần thấu triệt lẽ thật sinh tử.
2. Sinh tử theo quan điểm khoa học.
2.1. Sự sinh : con người tồn tại được xét đến 3 mặt sau.
1/ Mặt sinh vật học : con người là một sinh vật (sinh lý và vật lý) có một cơ thể với một cấu trúc phức tạp và tinh vi, được cấu tạo với trên 60.000 tỷ tế bào (cell), trong số này 1/120 tức khoảng 500 tỷ tế bào bị hủy diệt và tái sinh mỗi ngày. Các tế bào phân hóa thành các cơ quan với các hệ chức năng khác nhau, nhưng có mục tiêu chung là kiện toàn và phát triển sự sống.
Nguồn gốc con người là sự phối hợp của tinh trùng và noãn sào tạo thành trứng. Có quan niệm cho rằng khi hình thành trứng là hình thành con người, tuy nhiên ngành Phôi học cho rằng sau khi tạo thành trứng sẽ là giai đoạn tạo nhau và mô nuôi dưỡng trong 17 ngày gọi là giai đoạn tiền phôi, sau đó trứng mới thực sự là phôi, tức là con người mới bắt đầu hiện hữu (đây là lý lẽ đạo đức về vấn đề thời điểm phá thai). Từ đây về sau, các hệ chức năng như hệ vận động, hệ thần kinh … bắt đầu hình thành và phát triển.
2/ Mặt tâm lý học : con người là một cơ cấu những cơ chế đặc thù về các sự kiện ý thức (các tâm trạng).
3/ Mặt xã hội học : con người là một tổng hòa mọi quan hệ xã hội.
Ba mặt này tác động lẫn nhau và thường xuyên biến động từ lúc mới sinh đến lúc già, tạo ra nhân cách. Mỗi sự kiện trong cuộc sống đều hàm chứa trong ba mặt này.
Thí dụ : - Bữa ăn ngon miệng vì hạp khẩu vị (sinh vật), hoặc vì gặp người than (tâm lý), hoặc vì được một thành công trong nghề nghịêp (xã hội). Ngược lại cho một bữa ăn uể oải.
- Vì lớn tuổi, sức yếu phải về hưu. Bấy giờ quan hệ xã hội thay đổi, trước đó có chức có quyền, nay về hưu không còn nữa. Tâm tư sau khi về hưu cũng khác khi còn đương chức.
2.2. Sự tử.
2.2.1. Phân loại tử : có thể được tạm phân loại theo 6 tính chất sau.
+ Tính chất định tính : có 2 yếu tố tác nhân là nội (bản thân) và ngoại (bên ngoài).
- Nội nhân : bởi vô tình (tử do đột quỵ,…) hay cố tình (tử do tự treo cổ vì thất chí,…).
- Ngoại nhân : bởi vô tình (tử do lạc đạn,…) hay cố tình (tử do bị treo cổ vì án tử tội,…).
+ Tính chất định lượng : có 2 yếu tố là êm dịu và đau đớn.
+ Tính chất không gian : có 2 yếu tố là tự do và ràng buộc.
+ Tính chất thời gian : có 3 yếu tố là ngắn (nhanh), trung bình, dài (chậm).
+ Tính chất đạo đức : có 3 yếu tố là thiện, ác, không thiện-ác.
+ Tính chất tâm lý : có 2 yếu tố là vô tình và cố tình.
Tổ hợp lại, ta có 144 loại hình thể hiện sự tử của một con người.
Thí dụ : Người công an bị tội phạm cố tình bắn chết (ngoại nhân) trong khi truy nã, cái chết đau đớn, tự do, ngắn, thiện. Sau đó, kẻ này tự bắn mình (nội nhân) với cái chết đau đớn, tư do, ngắn, ác hoặc bị bắt và buộc lãnh án tử bị tiêm thuốc độc (ngoại nhân) với cái chết cố tình, êm dịu, ngắn, ác.
2.2.2. Sự tử và thân xác : y học ngày nay phân biệt 2 dạng chết của thân xác.
+ Chết lâm sàng : là khi bệnh nhân đã ngừng thở, tim ngừng đập, nhưng thần kinh gốc của não bộ vẫn hoạt động, bản năng chống đỡ với cái chết vẫn còn. Với kỹ thuật cấp cứu hồi sinh tích cực và nhẫn nại, có thể vãn hồi hô hấp và hoạt động của tim.
+ Chết sinh vật : là khi cả phổi, tim và thần kinh gốc của não bộ đều ngừng hoạt động. Như vậy, cái chết được coi là thật chỉ khi nào não bộ đã hoàn toàn không hoạt động.
Sau khi chết, thân xác bị phân hủy. Tùy theo các nền văn hóa, tôn giáo, kinh tế bản địa mà có các hình thức phân hủy như địa táng, thủy táng, hỏa táng, điểu táng …
2.2.3. Sự tử và tâm lý người bình thường : sự tử được ý thức theo tuổi tác như sau.
+ Từ 3-:-4 tuổi : mới dần dần cảm nhận ra khái niệm sự tử, nhất là khi gia đình mất đi người thân, đồng thời trẻ có nhiều thắc mắc về sự tử mà không thể nói ra được. Khái niệm sự tử trong một thời gian vẫn có tánh chất tương đối, đó là chết rồi có thể sống lại và chết là một trừng phạt nặng “đánh chết bây giờ”. Có những trẻ vì quá lo sợ về chết mà sinh ra nhiễu tâm (neurosis : rối loạn tâm lý bởi lo sợ và ám ảnh vô cớ).
+ Từ 4-:-6 tuổi : khái niệm sự tử là mất đi và không bao giờ gặp lại nữa.
+ Trên 6 tuổi : khái niệm sự tử là tất cả mọi người đều phải chết và sau chết là một thế giới không biết được là như thế nào.
+ Người già : tuy người già nhận thức được qui luật sinh tử, nhưng rất ít hiểu biết vấn đề tâm sinh lý của bản thân mình ở khía cạnh người bạn đời. Theo nghiên cứu trong nhóm 371 người già mất người bạn đời thì trong năm đầu có 12,2% số người qua đời, còn nhóm 371 cặp người già (đủ đôi) chỉ có 1,2% . Qua khảo sát, các nhà tâm lý cho biết : vào mấy ngày đầu khi người bạn đời của họ mất, họ phản ứng không chỉ xúc động quá mức mà còn kinh sợ và có cảm giác tê dại. Sau đó họ đau buồn mãnh liệt và chìm đắm trong trầm tư, họ có thể nổi giận, đổ lỗi. Tất cả đều làm cho sức khỏe của họ sa sút nghiêm trọng. Vì vậy, khi tuổi càng cao thì càng cần chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lý (ý thức) để giảm thiểu sự suy sụp tinh thần, đồng thời thích nghi với hoàn cảnh mới càng nhanh.
2.2.4. Sự tử và tâm lý người bệnh không đau đớn : nữ bác sĩ người Mỹ là E. Ross (1926-:-2004), giáo sư đại học Chicago, đã có nhiều công trình nghiên cứu có uy tín về Sinh tử học. Bà đã đúc kết được các trạng thái tâm lý trong ý thức của bệnh nhân sắp lâm chung không đau đớn gồm 5 giai đoạn sau.
1/ Phủ nhận (deny) : đây được xem là phương pháp hữu hiệu nhất mà người bệnh thể hiện sự phòng ngự, trấn tỉnh chính mình.
2/ Tức giận (anger) : tại sao tôi phải chết.
3/ Mặc cả (bargaining) : thể hiện thái độ vừa tuyệt vọng vừa hy vọng, đây được xem là cuộc đấu tranh vô hình để kéo dài sự chấp hành bản án tử.
4/ Trầm cảm (depression) : sợ hãi, cân nhắc cái giá mất mát mọi thứ phải chịu.
5/ Chấp nhận (acceptance) : bản án tử đã khuất phục bệnh nhân.
Với các đặc điểm này, người chăm sóc trong việc hộ tử sẽ nắm được những nhu cầu trong tâm ý của người bệnh, để có thể giúp họ một cách thỏa đáng nhất. Bà quan nịêm, mọi người chúng ta dù khỏe hay bệnh, cần thấy rõ rằng : “ Sinh tử, theo trình tự, nói lên sự tồn tại, phát triển và trưởng thành của con người “.
2.2.5. Sự tử và tâm lý người bệnh có đau đớn : trái với trường hợp trên, người bệnh thay vì kháng cự cái chết, thì lại mong mỏi cái chết sớm đến với mình. Sự việc này luôn hiện hữu trong thế giới loài người xưa cũng như nay. Tuy nhiên, nó đã được ghi nhận lại trên ngôn ngữ cổ Hy Lạp là từ euthanatos (eu : tốt đẹp; thanatos : chết), nhằm nói đến hành vi tự tử của những người già yếu, bệnh tật hay bệnh nan y muốn chấm dứt cuộc sống đau khổ một cách êm ái, bằng cách uống thuốc độc hay trích huyết để chết. Hành vi này còn được sử dụng trong những xã hội sau này như La Mã. Có thể nói rằng đây là ý niệm an tử (good death) đối với bệnh nhân đau đớn trước khi lâm chung.
Đến thế kỷ thứ 17 thì F. Bacon (1561-:-1626), một quan chức cao cấp của nước Anh đã tạo ra từ euthanasia trong tiếng Anh để chỉ hành vi của người thầy thuốc giúp bệnh nhân chết sớm hơn hay giúp họ tự tử nhằm giảm bớt đau đớn trong giờ hấp hối. Do đó, có thể nói rằng đây là ý niệm trợ tử (assisted suicide) đối với bệnh nhân đau đớn trước khi lâm chung. Ý niệm này đã tạo thành phong trào và được sự ủng hộ của luật gia-sử gia nổi tiếng D. Hume (1711-:-1776), các triết gia : A. Schopenhauer (1788-:-1860), F. Nietzsche (1844-:-1900) … và kéo dài tới hơn nửa thế kỷ thứ 20.
Từ thập niên 1960 , từ euthanasia đã được phân tích với 2 ý niệm trên.
+ Đối với thầy thuốc : euthanasia có nghĩa là sự trợ tử vì lý do nhân đạo, vì lòng xót thương (mercy killing, mercy death) với sự tuân thủ những 2 việc sau :
+ Theo 2 nguyên tắc :
1/ Vì lợi ích tốt nhất, chứ không làm hại bệnh nhân (patient’s best interest).
2/ Tôn trọng quyền tự quyết của bệnh nhân (autonomy).
+ Bằng 2 cách :
1/ Trợ tử chủ động (active euthanasia) : tiêm thuốc gây chết.
2/ Trợ tử thụ động (passive euthanasia) : ngưng điều trị (lọc thận, ghép tạng…)
hay ngưng cấp cứu hồi sức (thở dưỡng khí, nuôi ăn …).
+ Đối với bệnh nhân : euthanasia có nghĩa là sự an tử với 3 trường hợp sau.
1/ An tử tự nguyện (voluntary euthanasia) : bệnh nhân tỉnh táo quyết định chết.
2/ An tử phi tự nguyện (non-voluntary euthanasia) : bệnh nhân không tỉnh táo, như trẻ sơ sinh thiểu năng trầm trọng hay bệnh nhân hôn mê trong tình trạng thần kinh thực vật vĩnh viễn (vegetative status).
3/ An tử không tự nguỵên (involuntary euthanasia) : bệnh nhân không tỉnh táo mà trước đó chưa bày tỏ ý định hoặc vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc, cho vịêc kết liễu mạng sống. Có quan điểm cho đây là hành động phạm tội.
Như vậy, sự an tử có thể xem như là một loại tự tử có sự tham gia của thầy thuốc, bởi bệnh nhân :
- Không đủ can đảm.
- Không đủ sức khỏe để hành động.
- Không đủ phương tiện để đạt được cái chết êm dịu.
2.3. Sau sự tử.
2.3.1. Hiện tượng cận tử (near-death phenomena) : từ đầu thế kỷ 20, các khoa học gia trên thế giới - nhất là Mỹ - đã có nhiều nghiên cứu hiện tượng sau khi chết, có 2 hiện tượng thường được nói đến như sau :
+ Hiện tượng chết đi sống lại (dead-back-to-life) : năm 1982, viện Gallup đã mở cuộc thăm dò rộng rãi khắp nước Mỹ về hiện tượng cận tử. Viện này đã tham khảo khoảng 8 triệu người Mỹ đã có lần chết đi và sống lại, và đã ghi nhận lại các sự kiện khá tương tự và trùng khớp được xem là ở bên kia cửa tử.
1/ Sau khi xuôi tay, họ thường có cảm giác lạ lùng, hoặc thanh thản, an vui hoặc hoang mang lo lắng.
2/ Các giác quan lúc đó tự nhiên nhạy cảm. Họ cảm thấy nhẹ đi và thấy mình nằm bất động cùng những gì đang xảy ra xung quanh, như thầy thuốc và thân nhân. Lúc đó họ lướt đi dễ dàng như lên cao, xuống thấp và có thể xuyên qua tường hay vật rắn. Họ cảm thấy không còn dính dấp gì với xác thân mà chỉ còn tâm thức (thấy biết) nhẹ nhàng một cách kỳ diệu khác với lúc còn sống.
3/ Sau đó họ cảm thấy như bị cuốn hút vào trong một khoảng tối đen mông lung rồi lướt đi rất nhanh qua một đường hầm hun hút.
4/ Bỗng họ thấy từ xa một điểm sáng, rồi một vừng sáng như chưa từng gặp bao giờ - rực sáng mà không làm mắt bị lòa - bao bọc lấy họ. Bấy giờ những hình ảnh đã qua trong cuộc đời họ bắt đầu diễn lại như một cuốn phim được chiếu.
5/ Tiếp theo là họ thấy những cảnh trí đẹp, những dinh thự đẹp đẽ lạ lùng với âm thanh thanh thoát hoặc những hang đá, những hố sâu vắng vẻ, u buồn.
6/ Kế tiếp họ đến một chỗ như thể một ngưỡng cửa lớn mà không thể vượt qua được. Bỗng tất cả họ (8 triệu người được phỏng vấn) đều trông thấy người thân, bạn bè của mình, nhưng chỉ là những người đã qua đời, chứ không là những người đang còn sống.
7/ Tất cả họ đều cảm thấy có một động lực thúc đẩy, chỉ bảo họ nên quay về. Có người gặp người thân như cha mẹ, anh em … đã mất trước đó rất lâu, họ ra dấu bảo hãy quay về ngay, đừng đến đây làm gì.
Cuối cùng họ trở lại thân xác của họ.
Những người đã từng trải qua sự kiện này sau đó hầu như thay đổi thái độ sống của họ. Nếu trước đây họ tham lam, giận dữ, tranh chấp, tự ái … thì nay họ sống từ thiện, vui vẻ, cởi mở … và hướng về đời sống nội tâm hơn.
+ Hiện tượng sợi dây bạc (silver cord) : đây là hiện tượng được quan sát và cảm nhận bởi nhiều người bình thường nơi đồng cốt, đi thiếp hay người sắp qua đời …, đó là một thể đặc biệt có màu sáng bạc nối liền cơ thể nơi đỉnh đầu (có lẽ là huyệt Bách Hội) và một khối mờ đục (có lẽ là khối năng lượng tâm thức) có hình dạng như một sợi dây. Có giả thuyết cho rằng đây là yếu tố cần thiết nối liền 2 phần vật chất và tinh thần hay xác và hồn tạo nên sự sống nơi một sinh vật, nói riêng là một con người.
Nhà nhân học R. Crookall đã trình bày trong công trình nghiên cứu “ Out of the Body Experiences “ (astral body experiences), một trong nhiều trường hợp điển hình như sau:“Bác sĩ R. Staver đã cho biết là chính mắt ông đã trông thấy rõ ràng một giải sáng trắng bạc từ đầu người cha đang hấp hối nối với khối mờ. Không rời sự quan sát, ông thấy sợi dây này rung động, nhỏ lại và đứt hẳn vừa lúc người cha của ông thở hơi cuối cùng “.
Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng hiện tượng sợi dây bạc thực sự là vấn đề đáng quan tâm. Nếu nghiên cứu chi tiết hơn, chắc chắn giới y khoa sẽ có được một sự kiện vô cùng giá trị trong các lĩnh vực sinh tử. Việc xác định sinh tử cho bệnh nhân sẽ được rõ ràng hơn, tránh được điều không may về quyết định tử vong lầm lạc, bởi việc giám định sự ngừng hoạt động của thần kinh gốc não bộ là một việc làm vô cùng khó khăn (xem mục 2.2.2).
Hiện nay, việc nghiên cứu 2 hiện tượng trên đều có mối liên hệ gắn bó với 2 bộ sách Tử Thư Ai Cập và Tử Thư Tây Tạng, song bộ sau mô tả chi tiết hơn, rõ ràng hơn và chính xác hơn nên rất được ưa chuộng.
Theo các đại sư Tây Tạng thì hiện tượng chết đi sống lại thật ra chỉ mô tả các hình ảnh ở ngưỡng cửa của cõi Trung Ấm (giữa chết và tái sinh), đó là những ảo giác sản sinh từ niềm tin tín ngưỡng cùng ý chí muốn sống của bản thân; và khối mờ đục tâm thức chính là thân Trung Ấm, là khối năng lượng nghiệp (nghiệp lực). Khi bước sang cõi Trung Ấm (chết hẳn), tức sợi dây bạc đã đứt, thì các hình ảnh nói trên (chết đi sống lại) vẫn diễn ra, tuy nhiên theo thời gian các hình ảnh này dần thay đổi theo tính chất của nghiệp lực và dẫn đến tái sinh ở các cảnh giới tương ứng.
2.3.2. Học thuyết Luân hồi [P,S : samsara; E : round of rebirths (continuous flow); F : cycle de renaissances et de morts).
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, thuyết Luân hồi (= tái sinh) đã tồn tại và phát triển trên nhiều nghìn năm. Thuyết này bàng bạc trong dân gian khắp nơi trên thế giới như Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ … vào thời cổ đại, và được đặc biệt giải thích ở các tôn giáo lớn như Ấn giáo, Phật giáo, Do Thái giáo …và nhiều tín đồ Kitô giáo bị thu hút bởi thuyết Thần trí học (= Thông Thiên học).
Theo Webster’s New World Encyclopedia (1992) thì luân hồi có ý nghĩa rằng sau khi chết, phần xác tan rã, còn phần hồn (= linh hồn) của con người, động vật hay thực vật sẽ chuyển sinh từ cơ thể này sang cơ thể khác, từ dạng này sang dạng khác tùy theo những gì đã tác động (hành động có tác ý) trong cuộc sống. Luân hồi được diễn đạt theo các từ sau :
- Reincarnation : hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp người mới.
- Transmigration : hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp động vật mới, hay ngược lại từ kiếp động vật cũ sang kiếp người mới.
- Metempsychosis : hồn là tinh hoa bất biến (khác với 2 trường hợp trên) di chuyển từ thân này qua thân kia, thân chỉ như chiếc áo của hồn.
Tại phương Tây, xưa cũng như nay, nhiều triết gia như Pythagoras, Plato, Kant, Schopenhauer …, nhiều khoa học gia như Edison, Ford, Moody, Ross, Jung … đã từng nghiên cứu và có niềm tin về tái sinh.
+ Viện Gallup : theo cuộc điều tra trên toàn nước Mỹ năm 1982, khoảng 1/4 người dân nơi đây (# 60 triệu người), vốn nổi tiếng trên thế giới là thực dụng và trọng vật chất, tin ở thuyết tái sinh.
+ Voltaire (1694-:-1778) : văn hào nước Pháp ở thế kỷ 18 đã nói “ Nếu nói thuyết tái sinh làm người ta kinh ngạc, thì thuyết nói con người chỉ sinh ra một lần cũng làm kinh ngạc không kém “.
+ I. Stevenson (1918-:-2007) : bác sĩ, giáo sư nhiều trường đại học tai Mỹ và Canada, tính đến năm 2000 đã khảo cứu gần 3.000 trường hợp con người nhớ lại kiếp trước của mình, ông cho biết :
- Từ 2-:-5 tuổi : nhớ rõ tiền kiếp.
- Từ 6-:-12 tuổi : nhớ rõ tiền kiếp không liên tục.
- Trên 20 tuổi : nhớ mù mờ, bất chợt. Ví dụ : một người khi tới một nơi, bỗng tự nhiên ngờ ngợ rằng “ Hình như nơi đây mình đã có lần sinh sống hay đặt chân đến rồi “. Điển hình là trường hợp của danh tướng người Mỹ trong thế chiến thứ hai G. Patton, ông đã khẳng định chi tiết thực địa cuộc chiến tranh La Mã và sự có mặt của ông nơi đó cách nay trên 1.800 năm một cách chính xác trước sự nhầm lẫn của viên đại tá là chuyên gia nghiên cứu về các trận chiến.
Sở dĩ sự nhớ ngày càng kém là vì môi trường sống mới xâm chiếm tâm trí và đẩy lùi hình ảnh xa xưa của chúng ta vào nơi sâu thẳm của vô thức. Ông cho rằng sự quên tiền kiếp cũng có cái hữu ích của nó, vì nó giúp mỗi con người yên tâm với cuộc đời mới, tránh được những mắc míu, ân óan buồn khổ qua bao kiếp đời đảo điên.
+ H. Ford (1863-:-1947): kỹ nghệ gia xe hơi và cũng là nhà từ thiện nổi tiếng nước Mỹ đã viết “ Tôi chấp nhận thuyết tái sinh từ năm tôi 26 tuổi. Công việc làm sẽ có ích, vì chúng ta biết được kinh nghiệm của đời này để dùng cho đời sau. Khi tôi phát hiện được thuyết tái sinh, thì thời gian không còn bị hạn chế nữa. Tôi không còn nô lệ của kim đồng hồ. Tôi muốn truyền lại cho những người khác sự bình thản về cuộc sống như nó (thuyết tái sinh) đã đem lại cho tôi “.
+ Edgar Cayce (1877-:-1945) : người Mỹ, xuất thân từ một gia đình Cơ Đốc giáo, ông chưa học hết cấp 2, chưa học qua nghề y, chưa có khái niệm nào về luân hồi tái sinh cả, nhưng lại có khả năng tìm ra nguồn gốc xa xăm căn bệnh nan y của người bệnh nào đó qua giấc ngủ của ông ở trạng thái vô thức. Ông có thể kê toa và điều trị bao gồm các khía cạnh sinh lý bệnh, sinh hóa bệnh và giải phẫu học chính xác trên 90% số bệnh nhân của mình, khiến giới thầy thuốc vô cùng kinh ngạc. Trong suốt 43 năm trị bệnh từ xa cho mọi người trên khắp thế giới qua tên và địa chỉ, ông đã để lại trên 30.000 hồ sơ bệnh án hiện đang được nghiên cứu và giải thích bởi cơ quan ARE (Association for Research and Enlightenment).
Khi chữa cho bệnh nhân, ông thường thốt ra câu : “ Thuở xa xưa, ông (hay bà) là …(một nhà giáo, một kẻ tàn bạo …). Đến năm 1911, ông bắt đầu dùng từ nghiệp chướng (kamma : action) để chỉ nguyên nhân bệnh tật do việc làm hoặc đam mê có hại trong đời sống trước đây của người bệnh. Ông cho biết khi đi vào giấc ngủ vô thức của mình, ông có thể nhận được hình ảnh, sự việc một cách dễ dàng chứa trong vô thức của người mà ông đang truy tìm bệnh chứng, đã lưu trữ qua nhiều kiếp đời của người ấy. Ông giải thích rằng khi thức ông chỉ dùng ý thức, nhưng ý thức thì khó cho việc dò tìm vô thức của người khác.
Theo ông, một sự kiện mà khoa học ngày nay có thể chưa hề biết đến, đó là trong vũ trụ và nơi mỗi con người đều có một chất liệu rất đặc biệt, có khả năng ghi lại như phim ảnh với đầy đủ chi tiết các sự kiện của đời sống đã qua, mà nếu cần ta chỉ giở ra xem mà thôi. Điều này chỉ có thể cảm nhận dễ dàng ở một số ít người, và được gọi là những người có khả năng thấu thị hay thần nhãn.
Các sự kiện đặc biệt đến với bản thân ông khiến ông ngày càng khẳng định niềm tin vào thuyết luân hồi-tái sinh. Ông đã còn tự thấy rõ các đời sống trước đây của ông, kể cả là sinh vật cách nay trên hàng chục ngàn năm, thấy rõ hào quang (aura) của người khác, thấy rõ các sinh vật phi vật thể là các bạn bè quá cố của ông.
Từ thập niên 1960 đến nay, danh sách các nhà khoa học tên tuổi dấn thân vào nghiên cứu sự kiện tái sinh ngày càng dài thêm ra nhằm kết luận trung thực cho vấn đề đầy tính thâm sâu và thiết thực này. Các nghiên cứu thường quy vào các đặc điểm sau :
- Hình dạng và vết tích lạ lùng trên cơ thể như dị dạng hình thú (voi, chó …), có lông, có sừng, có đuôi, vết bớt, vết sẹo…
- Cử chỉ, dáng dấp, thái độ lạ lùng như co ro, uốn lượn, nhún nhẩy, rụt rè, sợ hãi…, ăn uống như lòai thú.
- Các loại bệnh tật lạ lùng, vô căn … kéo dài sự đau khổ trong kiếp sống.
- Các loại khả năng lạ lùng như thần đồng (biết đọc, biết ngoại ngữ, biết âm nhạc, biết toán … nhưng chưa từng học bao giờ), người có điện thế bất thường, năng khiếu, ngoại cảm, thiên tài…
3. Sinh tử theo quan điểm dân gian.
Theo dân gian, con người hình thành do tinh cha và huyết mẹ, gồm có :
+ Phần hữu hình : là thân xác.
+ Phần vô hình : gồm có 2 phần.
3.1. Hồn : còn gọi là linh hồn hay tinh thần, thuộc dương, hàm chứa 3 đặc tính chung cho nam và nữ như sau.
- Thái quang (ánh sáng sao Thái) : chỉ tính thanh cao, tốt đẹp nhất của hồn.
- Sảng linh (linh diệu) : chỉ tính thấy biết (= kiến), có thể là chính kiến hay tà kiến.
- U tinh (mờ tối) : chỉ tính làm mờ tối đi Thái quang.
Chiêu hồn (death’s soul evoking) : là gọi hồn người chết về nói chuyện, hỏi han qua trung gian đồng cốt, đồng tử.
Xuất hồn (soul-outing) : là hồn đi ra khỏi thân xác nơi đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), có thể thực hiện nhiều lần trong đời do công phu tu luyện hay được người thầy niệm chú cho hồn xuất ra.
3.2. Vía : còn gọi là phách, thuộc âm, gắn kết với thân xác, điều phối sự hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tạo nên sức sống của con người. Vía có định lượng 7 cho nam và 9 cho nữ (thuộc âm nhiều) đặc trưng cho thiên chức làm cha và làm mẹ.
Xuất vía : là vía xuất ra khỏi thân xác nơi lỗ rún chỉ một lần trong đời, lúc chết.
Hú hồn hú vía : là vẫy gọi hồn vía, đây là hành động tuyệt vọng cuối cùng của người sống muốn người mới chết hồi sinh. Hô 3 lần, hướng theo 3 phương : “Ba hồn, bảy vía về đây…” cho người chết nam, hay “Ba hồn, chin vía về đây…” cho người chết nữ.
Khi chết thì hồn là phần tinh anh thoát khỏi thân xác hướng lên vào vũ trụ, còn vía thì cùng thân xác hòa tan vào đất.
Thác là thể phách, còn là tinh anh. (Tr. Kiều - Nguyễn Du)
Một vài khía cạnh tình cảm dân gian đối với sinh tử :
Sống không cho ăn, chết làm văn tế ruồi.
Sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách.
4. Sinh tử theo quan điểm các Nho gia và Đạo gia phương Đông .
4.1. Kinh Dịch : hàm tàng lý biến hóa của vạn sự vạn vật. Trong 64 quẻ dịch, thì quẻ Càn làm đầu, tượng trưng cho vạn sự vạn vật khởi đầu vận hành từ vô cùng và quẻ Vị tế làm cuối vô tận. Vạn sự vạn vật sinh sinh hóa hóa không bao giờ ngừng nghỉ, nghĩa là việc sinh tử của con người chỉ là một trong chuỗi sinh hóa vô cùng vô tận của con người đó.
4.2. Nho gia : giới này ít bàn đến việc sinh tử.
+ Khổng tử (551-:-479) tCN : ông trả lời Tử lộ “Không biết sống thì làm sao biết chết”.
+ Mạnh tử (372-:-298) tCN : “Chết yểu hay sống thọ không có gì khác nhau. Cần bền chí để tu thân, đó là đứng vững trên số mệnh của mình”.
+ Tuân tử (313-:-239) tCN : “Lớn thay cái chết ! Bậc quân tử chết là được yên nghỉ, kẻ tiểu nhân chết là hết trụi”.
+ Vương dương Minh (1472-:-1529) : “Sinh tử vốn đến từ mạng căn của sinh thân này, nên không dễ gì dời chuyển được. Nếu từ chỗ này mà dám đối mặt, khám phá được, thẩm thấu được thì toàn thể tâm này mới không ngăn ngại cùng trời đất, vạn vật”.
4.3. Đạo gia : giới này xem sinh tử như tiến trình trở về gốc “sống gửi, thác về”.
+ Lão tử (580-:-500) tCN : ông biểu đạt sinh tử theo chủ nghĩa tự nhiên “Đã biết được mẹ (Đạo) thì sẽ biết được con (vạn sự vạn vật). Đã biết được con thì quay về giữ mẹ. Hãy bố trí nơi chết để sau đó được sống” (Đạo Đức kinh, ch. 52).
+ Trang tử (369-:-286) tCN : ông biểu đạt sinh tử theo nhiều khía cạnh sau.
- Sinh tử một thể : “Sinh tử là cái tương phụ tương thành chăng? Trên thực tế, sinh tử đều nằm trong một thể. Tử là bắt đầu của sinh, sinh là chỗ nối tiếp của tử, ai biết được giềng mối (quy luật) ấy ?” (thiên Tri Bắc Du).
- Sinh tử siêu việt : “Bậc chân nhân thuở xưa không biết vui khi được sinh ra, không biết ghét khi phải tử vong” (thiên Đại Tông Sư).
- Sinh tử bình đẳng : “Mọi người sinh ra là ứng với thời, rồi tử vong là thuận lẽ trời (lẽ tự nhiên). Vui với thời và thuận đạo trời thì không bị vui buồn làm động tâm”
(Dưỡng Sinh chủ).
- Sinh tử thân giáo : lúc sắp mất, đệ tử muốn lo hậu táng cho ông, ông dạy “Ta lấy trời đất làm quan quách, lấy mặt trời mặt trăng làm vải liệm, lấy ngôi sao làm châu ngọc và vạn vật tiễn đưa ta, lễ tang ta đầy đủ như vậy há có gì là thiếu thốn ? Còn gì để mà đình đám hơn nữa !”. Đệ tử ông lại còn biện giải “Chúng con sợ chim muông ăn thịt thầy mất”. Ông nói tiếp “Ở trên đất thì sợ chim muông ăn thịt, ở dưới đất thì sợ dòi kiến đục khoét, nếu chọn cách này hay cách kia thì sao khỏi rơi vào thiên chấp ?” (thiên Liệt Ngự Quan).
5. Sinh tử theo quan điểm các triết gia phương Tây.
5.1. Triết gia Hy Lạp cổ đại :
+ Thales (624-:-547) tCN : tư tưởng chính trong triết học của ông là vạn vật lưu chuyển. Vì thế, ông cho rằng sinh tử của con người chỉ là sự biến dạng mà không nên sợ hãi hay lo lắng.
+ Heracletos (503-:-470) tCN : tư tưởng chính trong triết học của ông là vạn vật không có đấng thụ tạo. Tất cả đều giống nhau là chuyển đổi theo những chu kỳ, như ngọn lửa vĩnh hằng nhưng sống động rực cháy và lu mờ trong những chừng mực nhất định. Vì thế, ông cho rằng sinh tử chỉ như một chu kỳ của ngọn lửa. Ông còn nói “So với phân rác, thì cái xác chết này càng phải rời bỏ”.
+ Pythagoras (580-:-520) tCN : ông cho rằng thể xác là nhà lao trói buộc linh hồn (= tinh thần, ý thức), và chết là linh hồn được giải thoát tạm thời, vì thế mà không nên sợ hãi. Linh hồn không hoàn toàn tách rời khỏi thể xác cũ, tuy nhiên sau một thời gian sẽ chuyển sang một kiếp sống mới, nơi một thể xác mới. Ông còn tin vào nhân quả báo ứng, tương truyền rằng có lần nọ ông nhìn thấy một người đánh đập con chó, ông đến van xin người ấy dừng tay,vì ông cảm nhận từ âm thanh con chó là linh hồn của người bạn ông đang ẩn náu trong đó.
+ Democritos (460-:-370) tCN : ông cho rằng con người có cấu tạo như sau.
- Thể xác : là kết hợp bởi những nguyên tử thô.
- Linh hồn : là kết hợp bởi những nguyên tử tinh vi, không nhìn thấy được.
Theo ông, chết chẳng qua là hiện tượng phân hủy các nguyên tử một cách tự nhiên, là điều không thể tránh được. Ngay cả Chúa cũng không phải là không chết, mà chỉ là chế ngự cái chết lâu dài hơn chứ không thể hưởng thụ bản tính bất tử được. Vì thế chỉ có người ngu xuẩn mới lo buồn và sợ hãi cái chết.
+ Socrates (469-:-399) tCN : ông cho rằng bậc đại nhân muốn sống có ý nghĩa thì cần phải phản tỉnh với những chuẩn mực cao thượng, Và đối với cái chết tất phải có dũng khí chết đúng chỗ, chết đúng lẽ, chết đúng thời một cách bình tỉnh, thong dong.
+ Plato (427-:-347) tCN : tư tưởng chính của ông là học thuyết ý niệm (theory of ideas), học thuyết này chia vũ trụ thành 2 phần là thượng giới = thế giới ý niệm và hạ giới = thế giới hiện thực. Ông kế thừa quan điểm của Pythagoras cho rằng chềt là phóng thích linh hồn bất tử ra khỏi thể xác. Ông cho rằng khi hình thành con người xương thịt, thì linh hồn sẽ bước vào hạ giới có tính biến hóa sinh diệt, và khi cái chết đến, chính là lúc mà linh hồn trở về thượng giới nên không có gì đáng lo sợ.
+ Aristotle (384-:-322) tCN : ông cho rằng con người là động vật có lý tính (= linh hồn), lý tính này hàm chứa 2 loại :
- Năng động : có tự do, không chịu ảnh hưởng của cảm giác thể xác, bất tử.
- Thụ động : có tính đối nghịch với loại năng động.
Và khi chết, chỉ có thể xác và lý tính thụ động mất đi, còn lý tính năng động thì trường tồn.
+ Epicure (341-:-270) tCN : ông kế thừa nguyên tử luận của Democritos, đặt mục tiêu cuộc sống trên cảm giác và hưởng thụ. Vì thế, ông cho rằng vạn vật tương đồng do các nguyên tử ngẫu nhiên cấu thành, nên khi chúng tổ hợp lại có cảm giác thì gọi là sinh và khi chúng ly tán đi không còn cảm giác nữa thì gọi là tử, vì thế tất cả đều chẳng liên can gì đến ta. Khi sống thì cần khỏe mạnh về thể xác qua ăn uống và hưởng thụ hạnh phúc tinh thần bằng trí tuệ triết học để vừa không sợ hãi cái chết, vừa không chán ghét sinh tồn.
5.2. Triết gia phương Tây cận đại.
+ Descartes (1596-:-1650) : nhà toán học, triết gia nước Pháp này cho rằng con người có 2 thực thể là hồn và xác độc lập nhau, trong đó hồn bền hơn xác vì chúng ta không tìm thấy có nguyên nhân nào làm cho hồn bị hủy diệt, nên xác hư hoại khi chết thì chẳng liên quan gì đến hồn cả.
+ Kant (1724-:-1804) : triết gia nước Đức này cho rằng ngoài thể xác hư hoại này thì sự bất tử của linh hồn được tồn tại - họăc do nhu cầu đạo đức - hoặc do phán đoán tình cảm (không logic), vì không có gì để chứng minh cho sự bất tử này cả. Ông cho rằng bất luận con người dù có tình cảm bất trắc đau khổ, nhưng vẫn phải kiên cường sống và không được tự sát hủy diệt mạng sống của mình.
+ Hegel (1770-:-1831) : triết gia nước Đức này cho rằng sợ hãi cái chết sẽ thẩm thấu vào linh hồn và làm chấn động toàn bộ thể xác. Vì vậy, dám đón nhận cái chết, khám phá cái chết thì mới phủ định được nỗi sợ hãi bóng đêm bên ngoài và trong linh hồn. Chỉ có như vậy mới có thể thăng hoa tinh thần để đạt đến sự vĩnh hằng của tinh thần tuyệt đối.
5.3. Triết gia phương Tây đương đại.
+ Marx (1818-:-1883) : triết gia nước Đức với tư tưởng duy vật biện chứng. Ông cho rằng “ Đến tuổi tác nhất định – vì sao phải đi gặp Thượng Đế - điều đó hoàn toàn là vấn đề chẳng có gì quan trọng ”. Ông nhấn mạnh, trước lúc lâm chung, thứ duy nhất mà ông yêu cầu là sự an tĩnh.
+ Nietzsche (1844-:-1900) : triết gia nước Đức với tư tưởng siêu nhân , đó là tinh thần siêu nhân qua 3 bước thay đổi với các biểu tượng - Lạc đà : chịu đựng gian nan - Sư tử : tự do - Trẻ sơ sinh : sáng tạo. Chỉ có tinh thần sáng tạo mới làm sự sống phong phú, thành tựu và cái chết thành công. Ông nói “ Khi quí vị chết, tinh thần và đạo đức của quí vị huy hoàng như chiếc cầu vòng phản chiếu cả thế giới, nếu không thì cái chết của quí vị sẽ nhuốm màu thất bại ”.
+ Russell (1872-:-1970) : nhà toán học, triết gia nước Anh với tư tưởng khoa học. Ông cho rằng “ Tôn giáo là nơi hàm tàng nhiều nỗi sợ hãi - sợ hãi về thần bí, sợ hãi về thất bại, sợ hãi về cái chết. Nếu vì chúng ta không tránh khỏi cái chết mà sợ hãi, mà đau buồn thì chẳng ích lợi gì, trái lại cần phải kiến lập tư tưởng cao thượng để giúp cho chuỗi ngày ngắn ngủi của chúng ta có được đầy đủ phẩm chất cao quí, chứ không nô lệ cho vận mệnh làm nhu nhược tinh thần ”.
+ Jaspers (1883-:-1969) : triết gia Đức với tư tưởng tồn tại (existentialism), được xây dựng từ sự dung thông tư tưởng Đông Tây. Ông cho rằng “ Làm triết học chính là học tập cái chết. Chủ nghĩa tồn tại là triết học xuất phát từ sự cảm nhận sâu sắc, rõ ràng, chính xác, chân thiết nơi sự tồn tại kinh hoàng của con người, cho nên kinh hoàng có thể phản tỉnh con người sâu sắc nhất. Có 4 tình huống ngoài lề khiến con người kinh hoàng, đó là cái chết, gian khổ, đấu tranh và tội lỗi. Cái chết là tình huống ngoài lề rõ ràng nhất cho sự vĩnh viễn cách xa mọi sự mọi vật và tất cả chẳng còn chút ý nghĩa nào. Việc thể nghiệm tình huống ngoài lề và sự tồn tại chân thật là quá trình giống nhau. Chỉ cần chúng ta bịt mắt lại để bước vào tình huống ngoài lề, thì bấy giờ chúng ta sẽ trở thành con người thật của chính chúng ta ”.
+ Heiddger (1889-:-1976) : triết gia Đức với tư tưởng trách nhiệm. Ông cho rằng con người là sự tồn tại bị ném trên thế giới này do tiên thiên đặt định, sau đó nhờ làm hết trách nhiệm thì mới khiến sinh mệnh có ý nghĩa và cái chết giúp cho sự tồn tại của mỗi người được cá biệt hóa, đó là sự tồn tại với bản chất thực của nó. Ông nói “ Chỉ cần thấy sinh tồn ở đây thì trên thực tế nó đang chết ”.
+ Sartre (1905-:-1980) : triết gia nước Pháp với tư tưởng hiện sinh. Ông cho rằng “ Cái chết có tính 2 mặt của nó, một là phủ định sự tồn tại của nó, hai là bước ngoặt mang tính quyết định hoàn thành mạng sống. Con người có sự tự do tuyệt đối, nên tôi không vì sắp chết mà tự do, mà là con người tự do muốn chết ”.
6. Sinh tử theo quan điểm các tôn giáo hữu thần.
6.1. Ấn giáo : ngoài nền tảng là 4 bộ kinh Vedanta – 3.000 tCN, cạnh đó là kinh Purana tối cổ trình bày một cách dễ hiểu học thuyết Luân hồi về sự sinh thành, chuyển hóa qua lại của mọi loài sinh vật từ kiếp này sang kiếp khác. Sau đó Manou là triết gia nổi danh Ấn Độ cổ đại, đã gieo vào tâm trí người dân thuyết luân hồi này cùng hệ thống giai cấp khắc nghiệt nơi xã hội. Sự phân chia giai cấp này đã tạo sự kỳ thị , áp bức, ích kỷ … giữa những con người với nhau. Người Ấn tin vào thuyết Manou cho rằng việc nhận quả báo tốt hay xấu hiện có đều do kiếp trước ta đã làm thiện hay ác mà ra, nên phần lớn đều thờ ơ trước những người khốn khổ. Trong Ấn giáo có chia làm 4 phái chính.
+ Phái Vedanta : đặt nền tảng trên kinh Upanisad – 1500 tCN, chủ trương Phạm Ngã hợp nhất, tức Tiểu ngã (linh hồn) trở về với Đại ngã sau chuỗi sinh tử luân hồi tạo nghiệp lành, là tuân thủ sống theo qui định của giai cấp.
+ Phái Số luận : đặt nền tảng trên thuyết Ba cõi - Mười bốn sinh để trình bày về quá trình sinh tử luân hồi của con người, cùng vạch ra con đường sống và tu dưỡng.
- Ba cõi : cõi trời, cõi người, cõi thú.
- Mười bốn sinh : 8 thuộc cõi trời, 1 thuộc cõi người, 5 thuộc cõi thú.
+ Phái Yoga : đặt nền tảng trên thuyết Giải thoát có 8 bước.
1/ Cấm chỉ : 5 điều cấm là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, tham dục.
2/ Khuyến chỉ : 5 điều làm là thân cận, biết đủ, khổ hạnh, học kinh, thành kính.
3/ 4/ 5/ Thiền tọa : điều hòa thân – tâm - tức (3 bước).
6/ Chế cảm : chế ngự công năng các giác quan, không gây tạp niệm.
7/ Chấp trì : dứt tạp niệm, bặt ngoại cảnh.
8/ Đẳng trì (# Tam muội) : bặt ranh giới chủ khách, đạt tới Phạm Ngã hợp nhất.
+ Phái Bhavagad-gita : tổng hợp 3 phái trên, chia thành 2 mục tiêu.
1/ Thế gian : tài sản, tình yêu, quyền lực, địa vị …
2/ Xuất thế gian : giải thoát khỏi luân hồi.
Đạt được đích đến, con người thong dong, tự tại đối mặt với cái chết.
6.2. Kitô giáo : vấn đề sinh tử trong Kitô giáo khá phức tạp, vì vấn đề này theo thời gian đã có nhiều kiến giải, lắm khi bất đồng xuất phát từ các vị Thánh lãnh đạo giáo hội. Cái nhìn sinh tử của lý Tứ chung (The Four Last Things) gồm sự chết, sự phán xét, thiên đàng, hỏa ngục đã được phổ biến đến cuối thế kỷ thứ 20, còn cái nhìn của Cánh chung học (eschatology) hiện nay chỉ giải đáp những vấn đề tương lai cá nhân và nhân loại - hãy còn sơ khai, và lời giải cho số lớn vấn đề bế tắt là “ cái dốt thông minh ” trước sự mầu nhiệm của đấng toàn năng.
6.2.1. Con người và sinh tử : theo Kitô giáo, con người là một tạo vật được Chúa chế tác theo hình ảnh của Chúa, nhằm mục đích ca ngợi, tôn kính và phục vụ Chúa ở đời này, và nhờ đó được có Chúa bên cạnh mãi mãi trong đời sau. Con người chỉ hình thành và tồn tại duy nhất trong một kiếp sống này.
Vào thời Cựu Ước, con người được cho là một sinh thể sống động gồm có xác ( E : flesh; F : chair ) và hồn ( E : soul; F : âme ). Cuối Cựu Ước thì gọi là thể xác ( E : body; F : corps ) và linh hồn ( E : soul; F : âme ).
- Xác : ám chỉ con người trong liên hệ với tha nhân, khi chết thì xác tan rã.
- Hồn : ám chỉ sức sống do được Chúa trút thần khí ( E : spirit; F : esprit ) – là bản thể của Chúa – vào, khi chết thì hồn được Chúa thu về và có tính bất diệt.
(Tiếp theo bên dưới)