ha ha ha ha [smile]
đã nhìn thấy SANH ---> LỤC ĐẠO LUÂN HỒI (VÒNG KHỔ) .. thì đương nhiên dù là trời, người ... ngã quỷ ... súc sanh [smile] ... đều có SANH Y [smile] (a hèm .. quan trọng nhé)
Thập Nhị Nhân Duyên .. vẽ mô hình tâm lý của con người [smile] và quá trình dẫn tới SANH ... mà SANH Y (ÁI - tham ái) ... là nền tảng và nguồn gốc [smile]
Tiếp nhé [smile]
A Nan! Bản tánh của tất cả chúng sanh vốn chơn thật trong sạch,
vì vọng kiến mà vọng sanh tập khí, --> do đó chia thành nội phần và ngoại phần.
- A Nan!
Nội phần tức là phần trong của chúng sanh.
- Do lòng ái nhiễm phát khởi vọng tình,
- vọng tình tích chứa không thôi, ---> sanh ra ái thủy, (ha ha ... nội phần là tựa mãi không thôi vào CUNG ÁI - SANH Y )
nên chúng sanh hễ nghĩ đến thức ăn ngon thì chảy nước miếng; nhớ đến người xưa, hoặc thương hoặc giận, thì chảy nước mắt, tham cầu của báu, trong tâm ham muốn, cả mình đều thấm nhuần nước tham; tâm tham dâm dục thì hai căn nam nữ tự nhiên chảy dịch. A Nan, những ái dục ấy dù khác, nhưng sự chảy nước là đồng, tánh nước thấm ướt chẳng lên được, tự nhiên sa đọa, gọi là Nội Phần.
A Nan! Ngoại Phần tức là phần ngoài của chúng sanh.
Do lòng khao khát phát ra vọng tưởng, vọng tưởng chứa mãi không thôi, ---> sanh ra thắng khí.
Nên chúng sanh hễ tâm giữ giới cấm thì cả thân nhẹ nhàng; tâm trì chú ấn thì cử chỉ hùng dũng, tâm muốn sanh cõi trời thì chiêm bao thấy bay lên, tâm nhớ cõi Phật -->
, thì thắng cảnh thầm hiện, phụng sự Thiện Tri Thức
thì tự khinh thân mạng.
A Nan, những vọng tưởng dù khác, nhưng sự nhẹ nhàng bay lên là động, bay động chẳng chìm, tự nhiên vượt lên, gọi là Ngoại Phần.
A Nan!
Tất cả sanh tử tương tục trên thế gian,
sống thì tùy thuận theo tập khí,
chết thì biến đổi theo dòng nghiệp,
đến lúc lâm chung, còn chút hơi ấm,
các việc thiện ác của một đời đồng thời hiện ra, sống thì thuận, chết thì nghịch, hai tập khí giao xen lẫn nhau,
*** (ha ha ha .. là câu tui thích nhất trong kinh Thủ Lăng Nghiêm ... vì kinh NGUYÊN THỦY thường miêu tả .. những người tu tâm thường sanh vào cõi trời .. từ đó .. thành phật )
thuần tưởng thì bay lên, --->
ắt sanh cõi trời, nếu cái tâm bay ấy gồm cả phước đức, trí huệ và tịnh nguyện, thì tự nhiên tâm được mở mang, thấy tất cả tịnh độ với mười phương chư Phật, theo nguyện vãng sanh.
Tình ít tưởng nhiều, nhẹ nhàng bay xa ---> thì làm phi tiên, đại lực quỷ vương, phi hành Dạ Xoa, địa hành La Sát, dạo khắp cõi trời, chẳng gì ngăn ngại. Trong đó nếu có thiện tâm thiện nguyện, hộ trì Phật Pháp, hoặc hộ trì giới cấm và người trì giới; hoặc hộ trì thần chú và người trì chú; hoặc hộ trì thiền định, thành tựu pháp nhẫn, thì những hạng ấy được ở cạnh pháp tọa của Như Lai. (tiên trời ở đây .. cũng nhiều ... .... nhưng cũng không ngoài lục đạo luân hồi )
-
Tình và tưởng bằng nhau, chẳng bay chẳng chìm, ---> sanh nơi cõi người; tưởng sáng suốt thì thông minh, tình ám muội thì ngu độn.
-
Tình nhiều tưởng ít, --> đọa vào súc sinh, nghiệp nặng thì làm loài có lông, nghiệp nhẹ thì làm loài có cánh.
-
Bảy phần tình, ba phần tưởng, --->
thì chìm dưới thủy luân, sanh nơi hỏa luân, thân làm ngạ quỷ, thọ cái khổ của lửa hồng, thường bị đốt cháy, dầu được uống nước cũng hóa thành lửa, nên nói bị nước hại, trải qua trăm ngàn kiếp, chẳng thể ăn uống.
Chín phần tình, một phần tưởng, --->
thì đọa dưới hỏa luân, thân vào giữa phong luân và hỏa luân, nghiệp nhẹ thì vào ngục Hữu Gián, nghiệp nặng thì vào ngục Vô Gián.
-
Thuần tình --> thì chìm sâu vào ngục A Tỳ, nếu tâm chìm sâu ấy, có phỉ báng Đại Thừa, phá giới cấm của Phật, cuồng vọng thuyết pháp, hư tiêu tín thí, lạm nhận cung kính, hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng cấm, thì lại phải sanh khắp ngục A Tỳ mười phương.
(Thuần Tình ... thử thí dụ xem .. 1 người yêu mãi .. 1 "thân mạng đã chết" ...không làm gì được ...... thì tâm người đó .. sẽ đau khổ bao lâu ? ... bao nhiêu thời gian ? ---> ĐỊA NGỤC A TỲ .... do quá tập trung đạt được SANH Y đó ... nên không còn tin gì hết nữa .. mọi việc khác trên đời đối với tâm giới hạn đó .. là vô nghĩa ... A hahahahahha )
Như vậy ... tha thiết ĐA TÌNH .... hoàn toàn dựa dẫm vào SANH Y ... thì bám miết vào cội rễ (tham ái) ... tức là [smile] .... ----> Ý THỨC NHẬN THỨC do còn tựa ỷ mãi trong SANH Y của NỘI PHẦN .. bị kẹt trong giới hạn nhận thức tâm ... và không hiểu được tới nội phần của TẦM [smile] ... cũng khó mà biết đựoc phần KIẾN TÁNH (do không hiểu tâm giải thoát là gì ) ... .
---> bị kẹt trong NỘI PHẦN .. thúc này từ nơi danh/sắc quay lui trở lại danh/sắc và không vượt qua được ... thì đương nhiên nhận thức khi đọc kinh PHẬT .. vì hỏng hiểu cấu trúc tâm giải thoát .. đọc đâu ... bí lù đó [smile] ... là bình thường thôi (A hahahahahaha)
do đó ... người chỉ biết vậy .. sẽ hiểu lý NHÂN QUẢ trong NỘI PHẦN ... nhưng không thấy được (LÝ NHÂN QUẢ ... .của NGOẠI PHẦN nữa ) ... càng không sao biết được ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ (là nội dung chánh của KINH THỦ LĂNG NGHIÊM )
trong 1 bộ kinh khác .. ông PHẬT giới thiệu pháp môn TU TƯỞNG (smile) .. thì chữ TƯỞNG đó [smile] ... là ý nghĩa này
ờ mà đúng hông ? [smile]