- Tham gia
- 2/12/09
- Bài viết
- 826
- Điểm tương tác
- 6
- Điểm
- 18
- Phật giáo Nguyên Thuỷ được hiểu là cái nôi của Phật giáo, là nơi Phật ra đời, là nơi Phật hành đạo, là nơi mà các lời dạy thoát khổ được vui, giải thoát được ra đời nên gọi là Nguyên Thuỷ.
- Sự kiện Phật giáo bị diệt vong khi đạo Hồi xâm lấn thì kinh điển đã đi đâu về đầu. Thật hạnh phúc thay vì trước đó kinh điển đã được du nhập vào Sri Lanka và bộ kinh gốc này nghe nói vẫn còn được lưu giữ rất cẩn thận, như là một quốc bảo.
- Dĩ nhiên kinh điển được ghi lại bằng tiếng Pali, gọi là Nam Phạn. Được truyền bá rộng khắp năm châu bốn biển. Rồi khi du nhập vào từng quốc gia, từng nơi chốn thì kinh điển bắt đầu bị mất dần chất Nguyên Thuỷ của nó.
- Kinh điển gốc đã dần bị pha trộn, do mỗi người mỗi cách hiểu khi tiếp cận một sự việc thì việc kinh điển bị sai lệch cũng không có gì lạ, nó sai lệch với cái gốc thôi, với những ai muốn dùng kinh điển Phật để kiếm lợi ích riêng cho bản thân thôi. Chứ còn đa phần là do tuỳ duyên, tuỳ vùng miền, tuỳ phong tục tập quán mà các vị lãnh đạo tinh thần để uyển chuyển phối hợp mà từ đó Phật giáo được tồn tại nơi đó và phát triển rộng ra.
- Vậy ngày này để có thể học được các lời dạy thưở ban đầu của đức Phật, ta nên chọn Phật giáo Nguyên Thuỷ cũng như nếu bạn có khả năng thì tiếng Pali bạn nên học như một ngôn ngữ thứ 2 vậy.
- Riêng tôi không có khả năng học thêm ngoại ngữ nên đành nhờ và nương tựa các vị Tăng Ni du học bên Ấn Độ, SriLanka về giảng dạy mà an tâm phần nào về con đường mình đang đi.
- Có 1 câu hỏi mà chúng ta nên suy ngẫm: Cái Gốc Sao Không Học Mà Lại Chọn Cành Lá Nghiên Cứu ? Vậy đó, phương tiện truyền thông bây giờ quá dể dàng để tiếp cận cho nên để tiến tu thì hi vọng các bạn đã biết phải làm gì.
Trích từ : "Sự hình thành Đại Thừa" của J.R.O'Neil
"...Vào khoảng năm 200 CN, một bộ kinh mới có tên "Hoa sen của Chân Pháp" (Diệu Pháp Liên Hoa, Saddharmapundarika) được viết ra với một cái nhìn mới: mặc dù vẫn còn chống báng "Tiểu thừa", bộ kinh cho rằng Tiểu thừa được bao gồm trong và hoàn mãn bởi Đại thừa. Phẩm 2 của bộ kinh nầy, trong việc dung nạp Tiểu thừa, đưa ra một quan niệm về sau trở nên rất phổ thông trong Đại thừa: quan niệm về cách dùng "phương tiện thiện xảo". Họ dựa vào một quan niệm vốn đã có sẵn từ trước cho rằng Đức Phật đã khéo léo giảng dạy tùy theo trình độ và căn duyên của người nghe -- việc nầy được thực hiện bằng cách chọn lựa các bài giảng của Ngài trong tạng kinh luật đã có sẵn. Tuy nhiên giờ đây, Ngài được xem như đã giảng dạy với nhiều cấp độ khác nhau và có vẻ như mâu thuẩn. Những người có trình độ cao cần phải tháo bỏ các lời giảng giản dị dành cho những người căn cơ thấp. Mặc dù mọi người đều có khả năng thành Phật, không thể nào giảng các bài pháp cao siêu cho những hạng căn cơ thấp vì họ sẽ bị rối loạn. Vì vậy, cho những người "vô minh, căn cơ thấp", Đức Phật dạy về Tứ Diệu Đế, tạo mục đích đạt Niết Bàn qua quả vị A-la-hán. Vị A-la-hán giờ đây được xem như vẫn còn ngã mạn và không đủ lòng từ bi vì chỉ muốn thoát khổ một mình, không chịu giúp các chúng sinh khác. Cho những ai muốn nghe thêm nữa, Đức Phật giảng về Niết Bàn thật sự của quả vị Phật, và tất cả chúng sinh đều có thể đạt được quả vị nầy, kể cả hàng A-la-hán, dù rằng những vị A-la-hán vẫn tưởng rằng họ đã đạt được mục đích tối hậu. Đức Phật chỉ có một cỗ xe, Nhất Thừa (eka-yana), cỗ xe của Phật, nhưng Ngài dùng "phương tiện thiện xảo" để tạo ra 3 cỗ xe khác: Thanh văn thừa, Độc giác thừa, và Bồ tát thừa. Ngài truyền cỗ xe nào thích hợp với căn cơ của từng người, nhưng khi họ đã phát triễn tới một cấp độ nào đó thì Ngài sẽ truyền cho cỗ xe Phật tối thượng. Dù vậy, vì kinh đề cao Bồ tát đạo là con đường đưa đến Phật quả, thật khó mà phân biệt được giữa Bồ tát thừa và Phật thừa. Cuối cùng, kinh nầy vẫn hàm chứa ý nghĩa đề cao các hàng Bồ Tát theo định nghĩa của phong trào mới. Thật ra, không phải các kinh điển Mahayana đều theo quan niệm Nhất Thừa nầy. Có vài bộ kinh cho rằng trong ba thừa đó, quả vị A-la-hán không thể tiến xa hơn nữa, và Niết Bàn của A-la-hán có tầm mức thấp kém hơn Phật quả..."
Đây là chuyên mục không dành cho thảo luận, Ng Chiếu chuyển vào đây. Kính báo.