- Tham gia
- 18/2/12
- Bài viết
- 52
- Điểm tương tác
- 21
- Điểm
- 8
[BUBBLE]Thiền thứ hai "Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân này với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
Chào các bạn,
:khi19:Trong Giới Định Huệ, thì đây là một bài thuộc về Định học, Diệt Tầm và Tứ để vào nhị thiền, Nhưng điểm chúng ta muốn nói dưới đây là Sơ Thiền. Vậy muốn đạt sơ thiền, Hành giả phải tu như thế nào? [/BUBBLE]
Tầm là hướng tâm vào đối tượng, Tứ là bám chặt tâm trên đối tượng ấy. Ví dụ cho hành giả dùng sự phồng xẹp của bụng làm đối tượng, khi tâm ôm khít khao sự chuyển động của bụng, và ngoài sự chuyển động đó tâm không còn biết gì khác, thì lúc ấy chi thiền Tầm và Tứ đã rõ rệt.
Ở thiền Chỉ Tầm và Tứ có khả năng đè nén 2 triền cái Hôn thụy và Nghi, trong khi nơi thiền Minh sát Tầm Tứ hợp với những tâm sở khác quán sát, nhận chân Khổ Tập để hướng về Diệt Đạo.
Tầm (vitakka) là trạng thái hướng tâm đến một đối tượng; nhiệm vụ nó là đập mạnh vào.
Tứ (vicàra) là tư duy được nâng lên cao độ. Ðặc tính của nó là liên tục nhấn mạnh vào đối tượng. Nhiệm vụ của nó là khiến cho những tâm pháp đều tập trung trên đối tượng.
Mặc dù tầm và tứ không rời nhau, nhưng tầm có nghĩa là sự xúc chạm đầu tiên của tâm với đối tượng, như đánh lên một tiếng chuông.
Còn tứ là buộc tâm vào một chỗ, như rung chuông. Hơn nữa, tầm được ví như bàn tay nắm chặt cái đĩa kim loại bị hoen rỉ, còn tứ như bàn tay chà xát cái đĩa ấy bằng một mảnh dẻ tẩm dầu.
Hoặc khi ta vẽ một cái vòng tròn thì cây kim cố định giữa trung tâm ví như tầm, cây kim di động vòng quanh cái tâm điểm đó gọi là tứ. Sơ thiền được xảy đến cùng lúc với tầm và tứ nên được gọi là "Câu hữu với tầm tứ". Sách Thanh tịnh đạo. Thích Phước Sơn biên soạn
Xin cùng mọi người chia sẽ, và trợ duyên cho bài này.
tn, kính