Vô minh
Chương 2
Về Tâm sở (Cetasikas) và Tâm sở bất thiện (Akusala Cetasikas)
Tâm sở (Cetasikas), yếu tố tinh thần phụ hợp.
016.- Các Tâm sở xác định Tâm thức.
...Chữ
Tâm sở, ở đây, có nghiã như vầy: "Yếu tố tinh thần phối hợp với Tâm thức, khiến cho Tâm thức trở nên thiện hay bất thiện"....
Thí dụ: Như nước chẳng có màu sắc, nhưng nước trở thành đỏ, vàng, xanh hay đen, tuỳ theo ta lần lượt pha vào chất nhuộm màu đỏ, vàng, xanh hay đen. Cùng thế ấy, tâm thức cũng biến chuyển như vậy theo các tâm sở phụ thuộc. Vì lẽ ấy., bạn nên học tập tiếp về các tâm sở để có thể thấu hiểu các tâm thức thiện và bất thiện.
Ghi nhớ:Tâm thức chỉ nhận biết về sự vật; tự nó, nó chẳng lành cũng chẳng ác. Chính do nơi các tâm sở, yếu tố tinh thần phụ hợp với tâm thức, mới xác định tính cách thiện ác cho tâm thức.
017.- Mười bốn Tâm sở bất thiện có ảnh hưởng đến Tâm thức.
1.-
Moha = Vô minh;2.-
Ahirika = Vô tàm;3.-
Anottappa = Vô quí;4.-
Uddhacca = Tán loạn;5.-
Lobha = Tham;6.-
Ditthi = Tà kiến;7.-
Mana = Kiêu mạn;8.-
Dosa = Sân hận;9.-
Issa = Ganh tị;10.-
Macchariya = Tật đố;11.-
Kukkucca = Hối tiếc;12.-
Thina = Giải đãi;13.-
Middha = Hôn trầm;14.-
Vicikiccha = Nghi ngờ.
<!--<vte:include file="templates/xhtml/box/font_size.tpl" />--><!-- style="width:360px;" -->
(1) Vô minh (Moha).
018.- Hai loại Vô minh.
Chẳng hiểu biết, đó là
Moha, Vô minh. Có hai loại vô minh:
- anusaya moha = căn bản vô minh
- pariyutthana moha = chi mạt vô minh
Từ ngữ
anusaya nghiã là khuynh hướng cố hữu, hay đã nằm tiềm phục sẵn đó.
Từ ngữ
pariyutthana có nghiã là trổi dậy, khởi lên. Như thế, sự vô minh còn nằm tiềm ẩn trong tâm được gọi là
anusaya moha, (thường được kinh sách Bắc tông dịch là
căn bản vô minh, vô minh ở gốc); đó là sự vô minh ở trong thế tiềm tàng. Còn sự vô minh tuỳ dịp khởi lên cùng với tâm thức được gọi là
pariyutthana moha (thường được kinh sách Bắc tông dịch là
chi mạt vô minh, vô minh ở ngọn ngành); đó là sự vô minh ở trong thế khởi sanh.
019.- Loại vô minh thứ nhứt: Anusaya Moha (Căn bản vô minh).
Cũng như có chất độc sẵn trong cây khiến cho cây sanh ra trái độc, nơi thân tâm con người, có sẵn một yếu tố,
dhatu, đang che dấu Chánh pháp (
Dhamma) mà ta cần phải hiểu biết đến.
Yếu tố đó được gọi là
anusaya moha, sự vô minh trong thế tiềm ẩn. Chính vì sức phủ tàng của
anusaya moha, của căn bản vô minh, đã khiến cho phàm phu (
puthujjanas) chúng ta chẳng có đủ khả năng để thông đạt tường tận nghiã lý sâu xa của ba đặc tánh chánh yếu là:
vô thường (
anicca),
khổ (
dukkha) và
vô ngã (
anatta), của bốn Chơn lý Nhiệm mầu (Tứ Diệu Đế), và của Lý mười hai nhơn duyên (
Paticcasamuppada).
Phàm phu, với kiến thức còn bị hạn chế, chẳng thể nhận chân được sự vô minh căn bản tiềm phục nầy. Ngày nay, mặc dầu lắm người tự nhận mình đã hiểu rõ thế nào là vô thường (
Anicca), khổ (
Dukkha), vô ngã (
Anatta), v.v., nhờ đọc qua sách vở, nhưng sự hiểu biết của họ vẫn còn phiến diện, chưa rời bề mặt bên trên mà đi sâu vào sự thực nghiệm.
Ngay cả nơi các bực đã đắc các quả vị Tu-đà-huờn (
Sotapanna), Tư đà hàm (
Sakadagami), A na hàm (
Anagami), căn bản vô minh chỉ trở nên càng ngày càng mỏng thôi. Cho đến khi đã chứng đắc được đạo quả A-la-hán (
Arahant), thì căn bản vô minh mới hoàn toàn bị tận diệt. Vì vậy, ngay cả trong khi thực hành các thiện pháp hay hành vi tốt lành, trước khi trở thành A-la-hán, căn bản vô minh vẫn còn tiềm tàng nơi tâm hành giả; nó còn đang nằm ngủ ngầm, lặng lẽ.
020.- Loại vô minh thứ hai: Pariyutthana Moha (Chi mạt vô minh).
Khi sự vô minh khởi lên cùng với tâm thức, đó là môt tâm thức xấu, chẳng lành mạnh, đang sanh khởi. Vì bản chất che đậy của chi mạt vô minh nầy, cho nên các quả báo tai hại mà ta phải gánh chịu sau nầy, còn chưa được thấy hiểu. Và cả các hậu quả xấu ác trong hiện tại cũng chẳng được biết đến. Vì vậy cho nên, ngay cả với bực có đức hạnh và siêng năng tu tập cũng chẳng thấy được sự tác hại của loại vô minh nầy khi nó khởi lên, nên đôi khi cũng vướng phải các hành vi bất thiện.
Trong các đìều bất thiện, vô minh chiếm hàng đầu. Ở thế gian nầy, tất cả mọi điều xấu ác đều bắt nguồn từ vô minh; vô minh chính là gốc rễ của tất cả mọi bất thiện pháp.
021.- Một vị hiền giả bị Vô minh áp đảo.
Một vị Bồ-tát, tên Haritaca, đã rời cuộc sống trần tục, buông bỏ cả sản nghiệp trên tám trăm triệu đồng, để trở thành tu sĩ ẩn cư, đã chứng đắc đưọc thần thông. Rồi vì mưa dầm trên núi Hi mã lạp sơn, vị ấy quay về thành Ba la nại (
Baranasi) và trú trong công viên của vua.
Vua xứ Ba la nại vốn là bạn cũ, người thường thực hành các hạnh
Ba-la-mật (Paramis) để nguyện trở thành Tôn giả Ananda. Khi gặp lại vị ẩn sĩ, vua rất kính mến, mời vào ở trong vườn thượng uyển và cung cấp tứ sự cúng dường; mỗi buổi sáng nhà vua đích thân dâng cơm lên trong cung điện.
Một hôm có phiến loạn nổi lên, Vua phải dẫn quân đi đánh dẹp. Trước khi đi, vua đã nhiều bận yêu cầu hoàng hậu đừng quên cúng dường vị ẩn sĩ. Hoàng hậu vâng làm theo lịnh. Một buổi sáng sớm, bà tắm với nước hoa xong, mặc đồ lụa mỏng và nằm trên ghế, chờ đến giờ cúng dường.
Vị Bồ-tát thi triển thần thông, bay trên không, đến bên cửa sổ hoàng cung. Nghe tiếng áo phất qua của tu sĩ, hoàng hậu vội vàng ngồi dậy và rủi thay, y phục của bà bị tụt rơi xuống.
Trông thấy cảnh hoàng hậu bị thoát y, căn bản vô minh (
anusaya moha) tiềm phục trong tâm thức của vị Bồ-tát, liền chổi dậy, trở thành chi mạt vô minh (
pariyutthana moha) nhuốm đầy duc tình, khiến cho vị ấy liền nắm tay hoàng hậu và phạm vào tội dâm.
Ghi chú:Chúng ta cần cứu xét cẩn trọng tánh cách ngu xuẩn phát sanh xuyên qua sự vô minh. Nếu vô minh chẳng khởi lên trong tâm, vị ấy đâu phạm tội dâm, ngay cả khi được sự ưng thuận của vua.
Nhưng vào giờ phút ấy, vì bị tràn ngập bởi màn đen dầy dặc của vô minh xâm chiếm, vị ấy đã chẳng thấy được hậu quả xấu ác của hành động, ngay trong hiện tại và cả về tương lai nơi các kiếp sống tiếp theo trong vòng luân hồi. Thiền định (jhanas) và thần thông (abhinnas) mà vị ấy đã chứng đắc được suốt một đời tu luyện, cũng chẳng đủ sức để phá tan màn vô minh đó; trái lại, vô minh đã khiến cho các thần thông ấy biến đi mất.
Nhưng vị ẩn sĩ, vì đã thuần thục trong các Ba-la-mật (
Paramis), nên đã học được bài học chua cay đó. Vị ấy vô cùng hối hận về hành động của mình và xin sám hối trước mặt vua. Vị ấy lại tiếp tục nỗ lực hành thiền, tập luyện để đắc lại thần thông, thường quán tưởng: "Tôi đã làm một việc xấu ác vì sống quá gần với dân chúng", rồi quay lui về Hi mã lạp sơn.
022.- "Chẳng biết" chẳng phải luôn luôn là Vô minh (Moha).
Như trên có giải thích rằng
Vô minh là sự
chẳng hiểu biết, nhiều người có thể tưởng lầm, hễ chẳng biết một vấn đề còn chưa được học hỏi đến, hễ chẳng biết những nơi mà mình chưa đặt chơn đến, hễ chẳng nhớ được những tên mà mình chưa được quen lắm, cũng đều là
vô minh cả.
Các sự
chẳng biết vừa kể chỉ là sự thiếu hiểu biết suông mà thôi; chúng chẳng phải thật sự là
vô minh; do đó, chúng chẳng phải là những tâm sở bất thiện; đấy chỉ là
sự vắng bóng của sự nhận thức, hay
sự cảm nhận về một tri giác, sanna, mà trước còn chưa được thâu nhận. Cả các bực A-la-hán (
Arahant) cũng vẫn có những sự
chẳng biết như thế, huống hồ là phàm phu chúng ta.
Ngay như Tôn giả Xá-lợi-phất (
Sariputta), người chỉ đứng vào hàng thứ nhì sau Đức Phật về phương diện trí huệ, cũng đã chỉ dạy một lối hành thiền chẳng thích ứng cho một tỳ-kheo (
bhikkhu) còn trẻ.
Nghĩ rằng tỳ-kheo nầy vào lứa tuổi mà dục tình hay khởi phát, Tôn giả đã dạy phép
asubha kammatthana, để quán tưởng về các vật chẳng những chẳng vừa ý mà lại đáng kinh tởm, ví dụ như xác chết; phép quán nầy chẳng thích hợp với khuynh hướng người đệ tử. Mặc dầu người đệ tử đã bỏ ra bốn tháng để quán tưởng nhưng chẳng được một chút xíu
nimitta nào, dấu hiệu của sự định tâm. [
asubha = chẳng thích thú;
kammatthana = đề tài quán tưởng]; [
nimitta = điềm;dấu hiệu báo điều gì].
Sau đó, người đệ tử đượcdẫn đến gặp Phật
. Đức Phật cầm một bó hoa sen vửa mới nở trao cho, người đệ tử rất là hoan hỉ. Rồi Đức Phật lại đưa ra thêm một cọng hoa sen đã héo tàn. Tâm người đê tử liền khởi lên một
linh cảm (
sanvega)
, về sự đột biến nhanh chóng. Liền đó, Đức Phật thuyết giảng cho nghe một bài pháp khiến cho vị tỳ-kheo ý thức được rõ ràng về các đặc tánh
vô thường (
anicca)
, khổ (
dukkha) với
vô ngã (
anatta), và chứng đắc ngay được đạo quả A-la-hán.
Ở đây, các bạn hãy nên ghi nhận hai điểm: thứ nhứt là trí huệ vô biên của Đức Phật; thứ hai là có nhiều sự vật mà ta còn chưa hiểu biết đến,ngay cả đối với Tôn giả Xá-lợi-phất, người đã dẹp sạch màn vô minh. Như thế, chẳng biết các sự vật mình chưa được nghe dạy và những sự vật thuộc điạ hạt riêng của các đức Phật, điều đó đâu phải là vô minh.
Đấy chỉ là sự yếu kém của kiến thức hay của việc học hỏi. Hãy lấy thí dụ về trường hợp một người, giữa ban ngày, chẳng thể nhìn thấy một vật ở xa. Chẳng phải đã có một tấm màn nào ngăn che vật ấy khiến mắt chẳng nom ra đưọc, mà chính là vì nhãn lực đôi mắt của y còn yếu kém đấy thôi.
023.- Vô minh thô và tế.
Sự vô minh chẳng thể phân biện được giữa một điều tốt, hay thiện pháp, với một điều xấu, hay ác pháp, đó là sự
vô minh thô.
Còn sự vô minh làm chướng ngại cho việc thông suốt về bản thể của tâm thức và của vật chất là
vô thường, khổ và
vô ngã, về Bốn Chơn lý Nhiệm mầu, về Lý Mười Hai Nhơn Duyên, sự
vô minh nầy được gọi là
vô minh tế.
Tâm thức nào còn bị
vô minh che đậy được gọi là tâm "u tối, ngu xuẩn", còn con người có tâm thức bị
vô mình tràn ngập được gọi là "người ngu, người đần, người cuồng, người ngốc, người vô dụng".
‘Thế gian nầy đang chìm trong màn đen dầy dặc. Chỉ một thiểu số trên thế gian nầy mới có thể nhận chân được một cách khác thường. Cũng như chỉ có một vài con chim thoát khỏi mẻ lưới, số người tái sanh lên cõi Trời rất là ít ỏi." (Kinh Pháp Cú, câu 174) [Dhammapada, v,174].
========================================================
Nguồn kinh sách trích dẫn:
<CENTER><TABLE style="BORDER-COLLAPSE: collapse" id=AutoNumber1 border=0 cellSpacing=0 borderColor=#111111 cellPadding=0 width=449><TBODY><TR><TD width=128>
</TD><TD width=321>
Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng
Hòa thượng Janakabhivamsa
U Ko Lay dịch sang Anh ngữ
Cư sĩ Thiện Nhựt dịch sang Việt ngữ
</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>
buddhanet.net
Forum:
Hỏi 1:
Trông thấy cảnh hoàng hậu bị thoát y, căn bản vô minh (
anusaya moha) tiềm phục trong tâm thức của vị Bồ-tát, liền chổi dậy, trở thành chi mạt vô minh (
pariyutthana moha) nhuốm đầy duc tình, khiến cho vị ấy liền nắm tay hoàng hậu và phạm vào tội dâm.
Hỏi 2: Căn bản vô minh là gì ? -
VÔ MINH