Tiến Trình Thanh Tịnh của Thiền Nội Quán
Tất cả thánh hiền trên thế giới đều khuyên chúng ta phải “hiểu rõ chính mình.” Điều đó có nghĩa là hiểu rõ chính mình ở giai tầng thực nghiệm, chứ không phải chỉ là ở giai tầng trí thức mà thôi. Chỉ khi nào chúng ta thấy rõ thực tướng của mình, trong chân tánh của mình, thì chúng ta mới thực sự nhận thức được chân lý trong tất cả mọi chiều hướng và hiểu rõ chân lý này trong nội tâm thâm sâu của mình. Loại hiểu biết này sẽ thay đổi chúng ta và thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Trong Cơ Đốc giáo có nói: “Hãy chứng kiến chân lý, rồi chân lý sẽ thanh tịnh hóa bạn.” Đây chính là tác dụng của thiền Nội Quán. Nhờ thiền Nội Quán, chúng ta chứng kiến chân lý, hay chân như, ngay chính trong bản thân. Loại chân lý thực tướng này cần phải được trải qua trong thân xác ở giai tầng thực nghiệm.
Chúng ta kinh nghiệm đời sống qua những cảm quan, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý. Khi những cảm quan này tiếp xúc với lục trần, trên thân thể liền sanh ra thọ. Thập nhị nhân duyên miêu thuật loại quá trình này như sau “Xúc duyên thọ, thọ duyên ái.” Sau khi lục trần và lục căn tiếp xúc, thì sanh ra “thọ,” mà loại thọ này chỉ có thể kinh nghiệm trên thân thể. Chúng ta chỉ cần quan sát những thọ này thì có thể trực tiếp kinh nghiệm về Tam Pháp Ấn: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Loại quá trình kiến chứng chân lý này, giống như khoa học gia, chỉ quan sát một cách khách quan, tiếp nhận thực thể vốn có của sự thật, không có những ý niệm tiên khởi nào, nhờ đó có thể thanh tịnh hóa tâm thức của chúng ta. Chúng ta chỉ cần tiếp tục tu trì thiền Nội Quán, thì lòng càng ngày càng thanh tịnh. Nhờ loại phương pháp quan sát giác thọ này, chúng ta có thể đạt đến chân lý tối thượng và Niết Bàn tịnh tịch. Đức Phật dạy rõ ràng về điều đó: Như Lai chỉ là người vạch ra con đường giải thoát, chứ không phải là người mang chúng sanh tới mục tiêu tối cao; mỗi con người đều cần phải tự mình gắng công mới có thể tự giải thoát.
www.chuadieuphap.us
Tất cả thánh hiền trên thế giới đều khuyên chúng ta phải “hiểu rõ chính mình.” Điều đó có nghĩa là hiểu rõ chính mình ở giai tầng thực nghiệm, chứ không phải chỉ là ở giai tầng trí thức mà thôi. Chỉ khi nào chúng ta thấy rõ thực tướng của mình, trong chân tánh của mình, thì chúng ta mới thực sự nhận thức được chân lý trong tất cả mọi chiều hướng và hiểu rõ chân lý này trong nội tâm thâm sâu của mình. Loại hiểu biết này sẽ thay đổi chúng ta và thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Trong Cơ Đốc giáo có nói: “Hãy chứng kiến chân lý, rồi chân lý sẽ thanh tịnh hóa bạn.” Đây chính là tác dụng của thiền Nội Quán. Nhờ thiền Nội Quán, chúng ta chứng kiến chân lý, hay chân như, ngay chính trong bản thân. Loại chân lý thực tướng này cần phải được trải qua trong thân xác ở giai tầng thực nghiệm.
Chúng ta kinh nghiệm đời sống qua những cảm quan, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý. Khi những cảm quan này tiếp xúc với lục trần, trên thân thể liền sanh ra thọ. Thập nhị nhân duyên miêu thuật loại quá trình này như sau “Xúc duyên thọ, thọ duyên ái.” Sau khi lục trần và lục căn tiếp xúc, thì sanh ra “thọ,” mà loại thọ này chỉ có thể kinh nghiệm trên thân thể. Chúng ta chỉ cần quan sát những thọ này thì có thể trực tiếp kinh nghiệm về Tam Pháp Ấn: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Loại quá trình kiến chứng chân lý này, giống như khoa học gia, chỉ quan sát một cách khách quan, tiếp nhận thực thể vốn có của sự thật, không có những ý niệm tiên khởi nào, nhờ đó có thể thanh tịnh hóa tâm thức của chúng ta. Chúng ta chỉ cần tiếp tục tu trì thiền Nội Quán, thì lòng càng ngày càng thanh tịnh. Nhờ loại phương pháp quan sát giác thọ này, chúng ta có thể đạt đến chân lý tối thượng và Niết Bàn tịnh tịch. Đức Phật dạy rõ ràng về điều đó: Như Lai chỉ là người vạch ra con đường giải thoát, chứ không phải là người mang chúng sanh tới mục tiêu tối cao; mỗi con người đều cần phải tự mình gắng công mới có thể tự giải thoát.
www.chuadieuphap.us