- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
1. TIỂU NGÃ-TRUNG NGÃ- ĐẠI NGÃ
Đó là các tư tưởng nhận thức rằng có thực thể câu kết nơi vật chất hoặc tinh thần.
Tùy theo mức độ câu kết nặng nhẹ giữa hai yếu tố vật chất và tinh thần mà phân ra cấp độ: tiểu, trung, đại.
Tiểu Ngã: là nhân thức rằng có thực thể gọi là mình câu kết trong vật chất là phần nhiều, họ chấp trụ nhièu nơi vật chất. Họ thường lưu trú trong cảnh giới địa ngục, ngã quỷ, súc sanh.
Trung Ngã: là nhân thức rằng có thực thể gọi là mình câu kết với tinh thần, còn phần nhỏ là vật chất. Họ thường lưu trú cảnh giới cõi người, cõi trời dục giới và sắc giới.
Đại Ngã (Đấng sáng tạo vũ trụ): là nhận thức rằng thực thể gọi là mình thuộc về tinh thần, vật chất là từ ý niệm của họ mà sanh ra, do đó vạn vật là do ý niệm họ sanh ra.
Đức Phật đã vạch rõ các nhận thức sai lầm này bằng nhận thức VÔ NGÃ.
2. VÔ NGÃ
Là nhận thức rằng mọi sự vật hiện tượng đều không có thực thể cố định trong nó. Hơn nữa, các hiện tượng nương nhau để tồn tại.
Đất, nước, gió, lửa, cỏ cây (hiện tượng vô tình) không có thực thể cố định trong nó.
Thọ, tưởng, hành, thức (hiện tượng hữu tình) đều không có thực thể cố định trong nó. Vì vậy, cái gọi là tiểu ngã, trung ngã, đại ngã đều không phải là thực thể thực sự, chỉ là hư ảo.
Tuệ tri giải thoát (hiện tượng Thánh Nhân) không có thực thể cố định trong nó.
Nhất thiết chủng trí (hiện tượng Phật) không có thực thể cố định trong đó.
Như vậy nhận thức Vô Ngã phá chấp thực thể lcố định lưu trú nơi các pháp hữu vi hoặc vô vi.
Tuy nhiên, nếu với nhận thức VÔ NGÃ và chấp trụ nơi dừng bặc các pháp hữu vi thì rơi vào nhị thừa (Thanh Văn, Duyên giác), tuy cắt đứt sanh tử luân hồi nhưng vẫn chưa đúng chân lí tột cùng. Vì nếu chấp trụ nơi vắng lặng dừng bặt các pháp hữu vi thì là chấp thực thể là vắng lặng bặt hết nhân duyên tác hữu. Cần phải tuân theo cái vốn có từ xưa nay mới đích thực là chân lí tột cùng, vì thể Phật tuyên nói Chân Ngã, Đại thừa Phật pháp.
3. CHÂN NGÃ
CHÂN NGÃ chính là thực thể thật sự gọi là mình, là cái có tự tánh của riêng nó không lẩn vào các thứ khác. Nó không là bất kì hiện tượng gì (tự có) nhưng tùy theo nhân duyên nó khởi ra tác dụng là các sự vật hiện tượng tưng ứng. Vô Minh và Giác ngộ đều là tác dụng đối ngoại của nó nhưng bản thân Chân Ngã không tự sanh ra vô minh và giác ngộ. Hiện tượng vật chất, tinh thần: đất, nước, gió, lửa, thọ, tưởng, hành, thức, trí tuệ tri, nhất thiết chủng trí, vô tình, hữu tình, Thánh Nhân, Phật đều là tác dụng của Chân Ngã. Nghĩa là, VẠN PHÁP là tác dụng của CHÂN NGÃ nhưng phải hiểu là tự bản thân Chân Ngã không sanh ra pháp vì Chân Ngã là tự có nên không do cái khác làm ra cũng không biến thành cái khác.
Đây là chỗ khó tuyên thuyết nhất của Phật Pháp. Chính bản thân Phật, cũng còn phải e dè khi nghĩ đến việc tuyên thuyết Chân Ngã thực sự nhưng mục đích Phật ra đời cũng là để dẫn dắt chúng sanh để tìm lại Chân Ngã thực sự của họ. Đối với những người không có căn duyên tiếp thu thì Phật không nói với họ, vì nói vói họ thì cũng giống như thuốc bổ biến thành thuốc độc, Chân Ngã phi thường sẽ bị nhận thức phàm tình của họ biến thành Tiểu Ngã, Trung Ngã, Đại Ngã hoặc nhị thừa.
Ngay cả những người đã có căn duyên nhiều đời đã từng nghe pháp đại thừa, Đức Phật cũng phải nhiều phương tiện để dẫn dắt, chỉ với những hành giả đại căn trí thì mới chỉ thẳng. Tuy gọi là chỉ thẳng nhưng đó cũng là vạch đường cho họ đi thẳng chớ không hề chỉ ra Chân Ngã. Bởi vì chân ngã vốn đã là thực thể vốn có, màu nhiệm ở phàm phu thì không giảm mà ở thánh đức thì không tăng, chỉ có bản thân người đó trực nhận, người khác không thể làm dùm.
TRUNG ĐẠO chính là con đường đưa đến sự giác ngộ về Chân Ngã. Để nắm rõ TRUNG ĐẠO chúng ta phải học tập nghiên cứu lời dạy của Phật về Chân Ngã. Học tập lời Phật dạy để phá bỏ tất cả sự chấp trước. Khi cởi bỏ tất cả sự chấp trước thì mới có thể trực nhận, không phải mình trực nhận Chân Ngã của mình, mà Mình chính là Chân Ngã đó vậy. Chỗ này cũng khó luận, chỉ cần phá bỏ mọi chấp trước thì tự động sẽ đến chỗ giác ngộ. Cho nên Phật ra đời thuyết phá là để cho chúng sanh, tránh khỏi tất cả sai lầm, tự động đi đến giác ngộ.
Nhờ TRUNG ĐẠO, hành giả lần lượt bước qua tất cả chướng ngại, đến khi cùng cực thì đầu mối nhị nguyên lộ diện và hai cực tiêu diệt lẩn nhau, nhân đó mà bản tánh vốn của của mình hiển lộ, mình chính là Chân Ngã màu nhiệm xưa nay.
4. CỘNG ĐỒNG CHÂN NGÃ TẠO LẬP TẤT CẢ PHÁP ĐỒNG THỜI KHÔNG TRƯỚC KHÔNG SAU
MỖI CHÂN NGÃ DUYÊN PHÁP TỪ THẤP ĐẾN CAO (TỰ THỂ VẪN KHÔNG TĂNG GIẢM)
Vâng, TRUNG ĐẠO là con đường mà hành giả phải bước đi thật vững, tự mình sẽ tiếp cận và biết rõ những sự thật hiện tướng. Hành giả chưa biết cũng không sau, cần phải nghiêm ngặt quán triệt sâu sắc tinh thần TRUNG ĐẠO, ắt hẳn sẽ tự biết.
VNBN nói thêm về vạn pháp, vũ trụ và hành trình duyên pháp của Chân Ngã, là cái hiểu biết nơi VNBN có thể xa lạ hoặc mâu thuẩn với cái hiểu biết của người khác. Quan trọng là tu tập trung đạo sẽ tự thấy biết.
Có hai hiện tượng:
NHỊ NGUYÊN: đó chính là sự giả lập sự đối đãi trong-ngoài khác biệt, còn gọi là điểm kỳ dị giả lập, giả lập hai yếu tố vật chất và tinh thần. Chính nó tạo ra hiện tượng vô minh, sanh và diệt nối tiếp không ngừng. Tùy theo sự nhận thức mà đôi bờ Nhị Nguyên bị bào mòn mà có các cảnh giới: vô tình (chưa có nhận thức-cái biết về tác động bên ngoài), hữu tình (nhận biết bằng 6 thức) , Thánh Nhân (có năng lực ra khỏi ba cõi hữu tình).
Tại sao có hiện tượng Nhị Nguyên? Đó là do cộng đồng Chân Ngã, mỗi Chân Ngã đều là nhất thể có tự tánh riêng không xen lẩn với cái khác nên xuất hiện ranh giới ngăn cách giữa mỗi Chân Ngã với cộng đồng còn lại. Nhưng mỗi Chân Ngã lại là Nhất thể nên cái ranh giới không thể phân chia Chân Ngã ra thành các phần khác biệt, cho nên cái ranh giới nhị nguyên đó bị xoay vần không ngừng, tạo nên hiện tượng biến đổi không ngừng cho đến khi ranh giới ấy tự biến mất mỗi Chân Ngã, nhị nguyên phải biến mất vì bản thân chân ngã là nhất thế không thể phân chia, khi nhị nguyên biến mất thì gọi là Nhất Nguyên.
NHẤT NGUYÊN: là chấm dứt nhị nguyên, là Phật Trí.
NHỊ NGUYÊN không tạo ra NHẤT NGUYÊN, NHẤT NGUYÊN không tạo ra NHỊ NGUYÊN.
Không có hiện tượng NHỊ NGUYÊN thì cũng không có hiện tượng NHẤT NGUYÊN.
Không có hiện tượng NHẤT NGUYÊN thì không có Chân Ngã, không có Chân Ngã thì không có bất kì hiện tượng gì, tất nhiên không có Nhị Nhuyên.
Hiện tượng nhị nguyên có trước nơi mỗi Chân Ngã, hiện tượng Nhất Nguyên thì xảy ra sau. Nhất nguyên tiêu diệt nhị nguyên nơi mỗi Chân Ngã.
Như vậy, trong thế giới quan vạn pháp thì NHẤT NGUYÊN VÀ NHỊ NGUYÊN Nương nhau tồn tại nhưng chúng không sanh ra nhau. Nghã là chúng tồn tại đồng thời với nhau trong cộng đồng Chân Ngã nhưng không đồng thời trên tất cả Chân Ngã, nên không có sự kiện tất cả thành Phật cùng lúc, kẻ mê làm chúng sanh cho Thánh Nhân, Phật hành đạo và kẻ mê tiếp thu giáo lý của Thánh Nhân và Phật mà giác ngộ từng cung bậc đến toàn giác. Phật Tương Lai, Phật Hiện tại, Phật quá khứ làm nhân duyên tuần tự cho nhau để thành tựu pháp nhãn.
Qúa trình duyên pháp của mỗi Chân Ngã, tuần tự thu thập các nhân duyên, trong đó duyên với nhất nguyên tiêu diệt cái nhị nguyên. Nhị nguyên trong sự duyên pháp của mỗi chân ngã do duyên với cộng đồng mà khởi trước, cũng lại do duyên với cộng đồng (nhất nguyên) mà diệt, trở nên nhất nguyên, hiển lộ bản tánh.
Đó là các tư tưởng nhận thức rằng có thực thể câu kết nơi vật chất hoặc tinh thần.
Tùy theo mức độ câu kết nặng nhẹ giữa hai yếu tố vật chất và tinh thần mà phân ra cấp độ: tiểu, trung, đại.
Tiểu Ngã: là nhân thức rằng có thực thể gọi là mình câu kết trong vật chất là phần nhiều, họ chấp trụ nhièu nơi vật chất. Họ thường lưu trú trong cảnh giới địa ngục, ngã quỷ, súc sanh.
Trung Ngã: là nhân thức rằng có thực thể gọi là mình câu kết với tinh thần, còn phần nhỏ là vật chất. Họ thường lưu trú cảnh giới cõi người, cõi trời dục giới và sắc giới.
Đại Ngã (Đấng sáng tạo vũ trụ): là nhận thức rằng thực thể gọi là mình thuộc về tinh thần, vật chất là từ ý niệm của họ mà sanh ra, do đó vạn vật là do ý niệm họ sanh ra.
Đức Phật đã vạch rõ các nhận thức sai lầm này bằng nhận thức VÔ NGÃ.
2. VÔ NGÃ
Là nhận thức rằng mọi sự vật hiện tượng đều không có thực thể cố định trong nó. Hơn nữa, các hiện tượng nương nhau để tồn tại.
Đất, nước, gió, lửa, cỏ cây (hiện tượng vô tình) không có thực thể cố định trong nó.
Thọ, tưởng, hành, thức (hiện tượng hữu tình) đều không có thực thể cố định trong nó. Vì vậy, cái gọi là tiểu ngã, trung ngã, đại ngã đều không phải là thực thể thực sự, chỉ là hư ảo.
Tuệ tri giải thoát (hiện tượng Thánh Nhân) không có thực thể cố định trong nó.
Nhất thiết chủng trí (hiện tượng Phật) không có thực thể cố định trong đó.
Như vậy nhận thức Vô Ngã phá chấp thực thể lcố định lưu trú nơi các pháp hữu vi hoặc vô vi.
Tuy nhiên, nếu với nhận thức VÔ NGÃ và chấp trụ nơi dừng bặc các pháp hữu vi thì rơi vào nhị thừa (Thanh Văn, Duyên giác), tuy cắt đứt sanh tử luân hồi nhưng vẫn chưa đúng chân lí tột cùng. Vì nếu chấp trụ nơi vắng lặng dừng bặt các pháp hữu vi thì là chấp thực thể là vắng lặng bặt hết nhân duyên tác hữu. Cần phải tuân theo cái vốn có từ xưa nay mới đích thực là chân lí tột cùng, vì thể Phật tuyên nói Chân Ngã, Đại thừa Phật pháp.
3. CHÂN NGÃ
CHÂN NGÃ chính là thực thể thật sự gọi là mình, là cái có tự tánh của riêng nó không lẩn vào các thứ khác. Nó không là bất kì hiện tượng gì (tự có) nhưng tùy theo nhân duyên nó khởi ra tác dụng là các sự vật hiện tượng tưng ứng. Vô Minh và Giác ngộ đều là tác dụng đối ngoại của nó nhưng bản thân Chân Ngã không tự sanh ra vô minh và giác ngộ. Hiện tượng vật chất, tinh thần: đất, nước, gió, lửa, thọ, tưởng, hành, thức, trí tuệ tri, nhất thiết chủng trí, vô tình, hữu tình, Thánh Nhân, Phật đều là tác dụng của Chân Ngã. Nghĩa là, VẠN PHÁP là tác dụng của CHÂN NGÃ nhưng phải hiểu là tự bản thân Chân Ngã không sanh ra pháp vì Chân Ngã là tự có nên không do cái khác làm ra cũng không biến thành cái khác.
Đây là chỗ khó tuyên thuyết nhất của Phật Pháp. Chính bản thân Phật, cũng còn phải e dè khi nghĩ đến việc tuyên thuyết Chân Ngã thực sự nhưng mục đích Phật ra đời cũng là để dẫn dắt chúng sanh để tìm lại Chân Ngã thực sự của họ. Đối với những người không có căn duyên tiếp thu thì Phật không nói với họ, vì nói vói họ thì cũng giống như thuốc bổ biến thành thuốc độc, Chân Ngã phi thường sẽ bị nhận thức phàm tình của họ biến thành Tiểu Ngã, Trung Ngã, Đại Ngã hoặc nhị thừa.
Ngay cả những người đã có căn duyên nhiều đời đã từng nghe pháp đại thừa, Đức Phật cũng phải nhiều phương tiện để dẫn dắt, chỉ với những hành giả đại căn trí thì mới chỉ thẳng. Tuy gọi là chỉ thẳng nhưng đó cũng là vạch đường cho họ đi thẳng chớ không hề chỉ ra Chân Ngã. Bởi vì chân ngã vốn đã là thực thể vốn có, màu nhiệm ở phàm phu thì không giảm mà ở thánh đức thì không tăng, chỉ có bản thân người đó trực nhận, người khác không thể làm dùm.
TRUNG ĐẠO chính là con đường đưa đến sự giác ngộ về Chân Ngã. Để nắm rõ TRUNG ĐẠO chúng ta phải học tập nghiên cứu lời dạy của Phật về Chân Ngã. Học tập lời Phật dạy để phá bỏ tất cả sự chấp trước. Khi cởi bỏ tất cả sự chấp trước thì mới có thể trực nhận, không phải mình trực nhận Chân Ngã của mình, mà Mình chính là Chân Ngã đó vậy. Chỗ này cũng khó luận, chỉ cần phá bỏ mọi chấp trước thì tự động sẽ đến chỗ giác ngộ. Cho nên Phật ra đời thuyết phá là để cho chúng sanh, tránh khỏi tất cả sai lầm, tự động đi đến giác ngộ.
Nhờ TRUNG ĐẠO, hành giả lần lượt bước qua tất cả chướng ngại, đến khi cùng cực thì đầu mối nhị nguyên lộ diện và hai cực tiêu diệt lẩn nhau, nhân đó mà bản tánh vốn của của mình hiển lộ, mình chính là Chân Ngã màu nhiệm xưa nay.
4. CỘNG ĐỒNG CHÂN NGÃ TẠO LẬP TẤT CẢ PHÁP ĐỒNG THỜI KHÔNG TRƯỚC KHÔNG SAU
MỖI CHÂN NGÃ DUYÊN PHÁP TỪ THẤP ĐẾN CAO (TỰ THỂ VẪN KHÔNG TĂNG GIẢM)
Vâng, TRUNG ĐẠO là con đường mà hành giả phải bước đi thật vững, tự mình sẽ tiếp cận và biết rõ những sự thật hiện tướng. Hành giả chưa biết cũng không sau, cần phải nghiêm ngặt quán triệt sâu sắc tinh thần TRUNG ĐẠO, ắt hẳn sẽ tự biết.
VNBN nói thêm về vạn pháp, vũ trụ và hành trình duyên pháp của Chân Ngã, là cái hiểu biết nơi VNBN có thể xa lạ hoặc mâu thuẩn với cái hiểu biết của người khác. Quan trọng là tu tập trung đạo sẽ tự thấy biết.
Có hai hiện tượng:
NHỊ NGUYÊN: đó chính là sự giả lập sự đối đãi trong-ngoài khác biệt, còn gọi là điểm kỳ dị giả lập, giả lập hai yếu tố vật chất và tinh thần. Chính nó tạo ra hiện tượng vô minh, sanh và diệt nối tiếp không ngừng. Tùy theo sự nhận thức mà đôi bờ Nhị Nguyên bị bào mòn mà có các cảnh giới: vô tình (chưa có nhận thức-cái biết về tác động bên ngoài), hữu tình (nhận biết bằng 6 thức) , Thánh Nhân (có năng lực ra khỏi ba cõi hữu tình).
Tại sao có hiện tượng Nhị Nguyên? Đó là do cộng đồng Chân Ngã, mỗi Chân Ngã đều là nhất thể có tự tánh riêng không xen lẩn với cái khác nên xuất hiện ranh giới ngăn cách giữa mỗi Chân Ngã với cộng đồng còn lại. Nhưng mỗi Chân Ngã lại là Nhất thể nên cái ranh giới không thể phân chia Chân Ngã ra thành các phần khác biệt, cho nên cái ranh giới nhị nguyên đó bị xoay vần không ngừng, tạo nên hiện tượng biến đổi không ngừng cho đến khi ranh giới ấy tự biến mất mỗi Chân Ngã, nhị nguyên phải biến mất vì bản thân chân ngã là nhất thế không thể phân chia, khi nhị nguyên biến mất thì gọi là Nhất Nguyên.
NHẤT NGUYÊN: là chấm dứt nhị nguyên, là Phật Trí.
NHỊ NGUYÊN không tạo ra NHẤT NGUYÊN, NHẤT NGUYÊN không tạo ra NHỊ NGUYÊN.
Không có hiện tượng NHỊ NGUYÊN thì cũng không có hiện tượng NHẤT NGUYÊN.
Không có hiện tượng NHẤT NGUYÊN thì không có Chân Ngã, không có Chân Ngã thì không có bất kì hiện tượng gì, tất nhiên không có Nhị Nhuyên.
Hiện tượng nhị nguyên có trước nơi mỗi Chân Ngã, hiện tượng Nhất Nguyên thì xảy ra sau. Nhất nguyên tiêu diệt nhị nguyên nơi mỗi Chân Ngã.
Như vậy, trong thế giới quan vạn pháp thì NHẤT NGUYÊN VÀ NHỊ NGUYÊN Nương nhau tồn tại nhưng chúng không sanh ra nhau. Nghã là chúng tồn tại đồng thời với nhau trong cộng đồng Chân Ngã nhưng không đồng thời trên tất cả Chân Ngã, nên không có sự kiện tất cả thành Phật cùng lúc, kẻ mê làm chúng sanh cho Thánh Nhân, Phật hành đạo và kẻ mê tiếp thu giáo lý của Thánh Nhân và Phật mà giác ngộ từng cung bậc đến toàn giác. Phật Tương Lai, Phật Hiện tại, Phật quá khứ làm nhân duyên tuần tự cho nhau để thành tựu pháp nhãn.
Qúa trình duyên pháp của mỗi Chân Ngã, tuần tự thu thập các nhân duyên, trong đó duyên với nhất nguyên tiêu diệt cái nhị nguyên. Nhị nguyên trong sự duyên pháp của mỗi chân ngã do duyên với cộng đồng mà khởi trước, cũng lại do duyên với cộng đồng (nhất nguyên) mà diệt, trở nên nhất nguyên, hiển lộ bản tánh.