- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Kính thưa các bạn, kính thưa quí thầy cô.
Hôm nay VNBN mạo muội viết ra bài viết này để bày tỏ tri kiến về con đường Cực Lạc rất rất rất là vi diệu này. Chỉ người nhìn xa trong rộng, thực dụng mới thấy được sự vi diệu, tinh hoa trong phương tiện độ sanh, chớ đừng vì cái trước mắt mà vội vàng chê bai môn Tịnh Độ Cực Lạc này.
1. Các thừa trong Phật Giáo.
Nói đến các thừa là nói đến các nhóm căn cơ của hành giả, có ba nhóm chính: Nhân Thiên Thừa, Thanh Văn Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa.
- Thiên Nhân Thừa, là những chúng sanh hâm mộ Phật Pháp, tin nhân quả, tin sự giải thoát nhưng chưa phát tâm tu tập giải thoát mà chỉ giữ giới căn bản, bố thí, tu các thiện mà tu tập từ từ.
- Thanh văn Duyên Giác Thừa là những vị đã hoặc đang tu học giải thoát khỏi sự ràng buộc khổ đau của thế gian, chẳng còn muốn thọ thân ngũ uẩn nữa, chỉ muốn an trụ nơi pháp vắng lặng cách ly ngũ uẩn. Pháp tu là tứ thánh đế, thập nhị nhân duyên.
- Bồ Tát Thừa là một nhóm lớn, bao gồm những vị, những chúng sanh tu tập với tâm Bồ Đề lợi mình lợi người, hướng đến Phật Quả. Gồm cả những bậc phàm phu tâm còn dính các tướng nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả và các bậc tự tại chẳng dính các tướng đó (tối thượng thừa). Từ lúc sơ phát tâm cho đến khi thành Phật là khoảng 55 hoặc 52 địa vị.
Có hai loại chủng tánh trong Bồ Tát thừa, nhóm từ thể tánh đi vào thì trãi qua 55 địa vị trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, nhóm từ tâm tùy thuận đi vào thì trãi qua 52 địa vị giảng giải trong Kinh Hoa Nghiêm.
Trong các địa vị Bồ Tát, ngoại trừ quả Diệu Giác (Phật) thì cao nhất là bậc Đẳng Giác Bồ Tát. Trong Bậc Đẳng Giác Bồ Tát thì cao nhất là Nhất Sanh Bổ Xứ Bổ Tát, tức là bồ tát chỉ chờ tái sanh để thị hiện thành Phật thôi. Như Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni trong khi chờ giáng sanh thành Phật thì Ngài là Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát.
Các Tổ Sư Thiền Tông, Mật Tông cũng nằm các địa vị Bồ Tát đó, thuộc vào nhóm tự tại Bồ Tát, họ chưa phải Phật, chưa được gọi là Thế Tôn.
2. Tịnh Độ Tông thấu nhíp tất cả thừa.
- Đầu vào dân chúng thế giới Cực Lạc: Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Gác, Bồ Tát đều có đủ tại thế giới Cực Lạc. Trong đó, mức thấp nhất là Nhân, không có ba đường ác. Đây là nói đến tâm chứ không phải hình tướng bên ngoài. Tức là một chúng sanh không chủ trương theo ác, tâm niệm các điều lành, nhân - quả, lại tin tưởng thế giới Cực Lạc, Đức A Di Đà như trong Kinh miêu tả và giữ được lòng tin đó đến cùng, tất thảy đều được vãng sanh. Vượt tiêu chuẩn đó lại càng tốt thôi. Như vậy ba thừa đều được thâu nhận.
- Đầu ra: Tức là một người rời khỏi Cực Lạc họ sẽ đạt thành quả gì?
Trong 48 đại nguyện, điều thứ 22: Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
Điều thứ 28. Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát trong cõi nước con, cho đến kẻ có ít công đức nhất không thấy được ánh sáng muôn mầu của cây Bồ Đề cao bốn trăm vạn do tuần thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.
Điều nguyện thứ 28, chứng tỏ dân chúng Cực Lạc đều có tâm Bồ Đề, đều là Bồ Tát (Phàm và Thánh) trong 52, 55 địa vị mặc dù với những danh xưng khác nhau như là dân chúng, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.
Điều nguyện thứ 22. Chứng tỏ đầu ra của Thế Giới Cực Lạc gồm có hai: một là Nhất Sanh Bổ Xứ chờ giáng sanh thành Phật, hai là bậc Bồ Tát tu hạnh công đức Phổ Hiền, tự tại thần thông du hóa mười phương chẳng ngại, bậc này dĩ nhiên khi mãn nguyện thì dĩ nhiên thành Phật, cứ không rẽ đâu khác nữa! Điều này có nghĩa là một người nếu không có duyên sâu nặng với chúng sanh mười phương thì chỉ cần ở tại Cực Lạc là chờ giáng sanh thành Phật luôn.
Như Vậy, ra khỏi thế giới Cực Lạc là nhất định chắc chắn phải thành Phật. Điều đó cũng được Thế Tôn xác quyết trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
3. Mục đích của tu học Phật Pháp là gì?
Chính là thành Phật, là như các Đức Phật đó, như Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai, như Đức A Di Đà Như Lai, như Đức Dược Sư Như Lai, như Đức Quang Minh Như Lai, ...
Vậy nay cứ tu tập vãng sanh Thế Giới Cực Lạc chắc chắn được toại nguyện đắc thành Phật Quả, chớ lo chi việc khác. Thật là vi diệu thay.
Hôm nay VNBN mạo muội viết ra bài viết này để bày tỏ tri kiến về con đường Cực Lạc rất rất rất là vi diệu này. Chỉ người nhìn xa trong rộng, thực dụng mới thấy được sự vi diệu, tinh hoa trong phương tiện độ sanh, chớ đừng vì cái trước mắt mà vội vàng chê bai môn Tịnh Độ Cực Lạc này.
1. Các thừa trong Phật Giáo.
Nói đến các thừa là nói đến các nhóm căn cơ của hành giả, có ba nhóm chính: Nhân Thiên Thừa, Thanh Văn Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa.
- Thiên Nhân Thừa, là những chúng sanh hâm mộ Phật Pháp, tin nhân quả, tin sự giải thoát nhưng chưa phát tâm tu tập giải thoát mà chỉ giữ giới căn bản, bố thí, tu các thiện mà tu tập từ từ.
- Thanh văn Duyên Giác Thừa là những vị đã hoặc đang tu học giải thoát khỏi sự ràng buộc khổ đau của thế gian, chẳng còn muốn thọ thân ngũ uẩn nữa, chỉ muốn an trụ nơi pháp vắng lặng cách ly ngũ uẩn. Pháp tu là tứ thánh đế, thập nhị nhân duyên.
- Bồ Tát Thừa là một nhóm lớn, bao gồm những vị, những chúng sanh tu tập với tâm Bồ Đề lợi mình lợi người, hướng đến Phật Quả. Gồm cả những bậc phàm phu tâm còn dính các tướng nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả và các bậc tự tại chẳng dính các tướng đó (tối thượng thừa). Từ lúc sơ phát tâm cho đến khi thành Phật là khoảng 55 hoặc 52 địa vị.
Có hai loại chủng tánh trong Bồ Tát thừa, nhóm từ thể tánh đi vào thì trãi qua 55 địa vị trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, nhóm từ tâm tùy thuận đi vào thì trãi qua 52 địa vị giảng giải trong Kinh Hoa Nghiêm.
Trong các địa vị Bồ Tát, ngoại trừ quả Diệu Giác (Phật) thì cao nhất là bậc Đẳng Giác Bồ Tát. Trong Bậc Đẳng Giác Bồ Tát thì cao nhất là Nhất Sanh Bổ Xứ Bổ Tát, tức là bồ tát chỉ chờ tái sanh để thị hiện thành Phật thôi. Như Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni trong khi chờ giáng sanh thành Phật thì Ngài là Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát.
Các Tổ Sư Thiền Tông, Mật Tông cũng nằm các địa vị Bồ Tát đó, thuộc vào nhóm tự tại Bồ Tát, họ chưa phải Phật, chưa được gọi là Thế Tôn.
2. Tịnh Độ Tông thấu nhíp tất cả thừa.
- Đầu vào dân chúng thế giới Cực Lạc: Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Gác, Bồ Tát đều có đủ tại thế giới Cực Lạc. Trong đó, mức thấp nhất là Nhân, không có ba đường ác. Đây là nói đến tâm chứ không phải hình tướng bên ngoài. Tức là một chúng sanh không chủ trương theo ác, tâm niệm các điều lành, nhân - quả, lại tin tưởng thế giới Cực Lạc, Đức A Di Đà như trong Kinh miêu tả và giữ được lòng tin đó đến cùng, tất thảy đều được vãng sanh. Vượt tiêu chuẩn đó lại càng tốt thôi. Như vậy ba thừa đều được thâu nhận.
- Đầu ra: Tức là một người rời khỏi Cực Lạc họ sẽ đạt thành quả gì?
Trong 48 đại nguyện, điều thứ 22: Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
Điều thứ 28. Nếu con được thành Phật mà các Bồ Tát trong cõi nước con, cho đến kẻ có ít công đức nhất không thấy được ánh sáng muôn mầu của cây Bồ Đề cao bốn trăm vạn do tuần thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.
Điều nguyện thứ 28, chứng tỏ dân chúng Cực Lạc đều có tâm Bồ Đề, đều là Bồ Tát (Phàm và Thánh) trong 52, 55 địa vị mặc dù với những danh xưng khác nhau như là dân chúng, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.
Điều nguyện thứ 22. Chứng tỏ đầu ra của Thế Giới Cực Lạc gồm có hai: một là Nhất Sanh Bổ Xứ chờ giáng sanh thành Phật, hai là bậc Bồ Tát tu hạnh công đức Phổ Hiền, tự tại thần thông du hóa mười phương chẳng ngại, bậc này dĩ nhiên khi mãn nguyện thì dĩ nhiên thành Phật, cứ không rẽ đâu khác nữa! Điều này có nghĩa là một người nếu không có duyên sâu nặng với chúng sanh mười phương thì chỉ cần ở tại Cực Lạc là chờ giáng sanh thành Phật luôn.
Như Vậy, ra khỏi thế giới Cực Lạc là nhất định chắc chắn phải thành Phật. Điều đó cũng được Thế Tôn xác quyết trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
3. Mục đích của tu học Phật Pháp là gì?
Chính là thành Phật, là như các Đức Phật đó, như Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai, như Đức A Di Đà Như Lai, như Đức Dược Sư Như Lai, như Đức Quang Minh Như Lai, ...
Vậy nay cứ tu tập vãng sanh Thế Giới Cực Lạc chắc chắn được toại nguyện đắc thành Phật Quả, chớ lo chi việc khác. Thật là vi diệu thay.