- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Kính thưa quí đạo hữu, qua quá trình nghiên cứu và tu học Phật pháp thì quí vị thấy trọng tâm giáo lý Phật pháp là gì?
Kính mời chia sẽ!
Kính mời chia sẽ!
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Chào đạo hữu VNBN
Hề hề, ngay nơi câu hỏi đã có câu trả lời, trọng tâm của Phật Pháp chính là Pháp của Phật. Do ngôn ngữ vốn xuất sanh từ nhân duyên khởi đầu là ý thức nên mới có cái gọi là PHÁP sở hữu của PHẬT, nên thành ra có hai, Pháp (là gì?) và Phật (là gì?); nhưng thật ra vốn chỉ có một, PHẬT là PHÁP vì PHẬT với PHÁP vốn câu sanh, là đại sự nhân duyên cũng chính là HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT.
Mến, Trừng Hải
Kính thưa quí đạo hữu, qua quá trình nghiên cứu và tu học Phật pháp thì quí vị thấy trọng tâm giáo lý Phật pháp là gì?
Kính mời chia sẽ!
Trọng tâm giáo lý Phật pháp là Thiền. Thiền là cội gốc của sự tu hành, lìa thiền không có con đường nào khác để đi.
mục đích thiền để làm gì? mình niệm phật tri chú tụng kinh có được không? A di đà Phật!
Mục đích của thiền là thấy Đạo. Còn Đạo thì không hình, không tướng, không có vị trí chỗ nơi, nên không bị ngăn ngại.
Tu Tịnh Ðộ niệm Nam Mô A Di Ðà Phật để chi vậy? để buộc tâm vào câu niệm Phật để những vọng niệm khác không dấy khởi, không dẫn đi xa. Có người dùng phương pháp tụng kinh để tu, vậy tụng kinh gõ mõ để làm chi? Ðể vọng tưởng dấy khởi không theo, chỉ nhớ lời kinh để cho tâm được thanh tịnh. Tu theo Mật tông thì dùng câu thần chú để đàn áp vọng niệm. Như vậy, tụng kinh, niệm Phật, trì chú để đàn áp vọng tưởng. Còn tu thiền thì ngay nơi vọng tưởng biết vọng tưởng, không theo tức là dùng trí tuệ nhìn thẳng vọng tưởng, không dùng phương tiện để đàn áp hay kềm chế, nên gọi là trực chỉ.
A di đà Phật!
Mục đích của thiền là thấy Đạo. Còn Đạo thì không hình, không tướng, không có vị trí chỗ nơi, nên không bị ngăn ngại.
Tu Tịnh Ðộ niệm Nam Mô A Di Ðà Phật để chi vậy? để buộc tâm vào câu niệm Phật để những vọng niệm khác không dấy khởi, không dẫn đi xa. Có người dùng phương pháp tụng kinh để tu, vậy tụng kinh gõ mõ để làm chi? Ðể vọng tưởng dấy khởi không theo, chỉ nhớ lời kinh để cho tâm được thanh tịnh. Tu theo Mật tông thì dùng câu thần chú để đàn áp vọng niệm. Như vậy, tụng kinh, niệm Phật, trì chú để đàn áp vọng tưởng. Còn tu thiền thì ngay nơi vọng tưởng biết vọng tưởng, không theo tức là dùng trí tuệ nhìn thẳng vọng tưởng, không dùng phương tiện để đàn áp hay kềm chế, nên gọi là trực chỉ.
A di đà Phật!
Chào bạn VNBN,
Theo d/đ thì trọng tâm giáo lý Phật pháp là tu sữa tâm _ từ vọng trở về chơn
Thân
theo tổ huệ năng nói tâm tánh vốn tự tròn đủ, vậy ta sữa gì, tu gì![]()
haaaaaaaa, vốn tự tròn đầy nhưng bị vô minh che lấp đâu có thấy, nên tu sửa tâm tánh để xóa đi cái vô minh đó thì mới thấy được cái bổn lai diện mục của mình. A di đà Phật!
vô minh vốn là phật tánh, phật tánh vốn là vô minhđã thấy được vô minh là đã kiến tánh, sao lại còn xóa đi phật tánh của bản thân. Nếu xóa đi phật tánh thì sao có thể thành phật
![]()
day la benh 1 so nguoi tu. Chấp vào chữ nghĩa ngôn ngữ văn tự tổ sư nhưng không hiểu rõ việc tu là gì. Vồn dĩ ai cũng có bản tâm thường trụ, nhưng do tham san si man nghi ác kiến mà gây tạo nên nghiệp nhiều đời nhiều kiếp, nên cái bản tâm đó tạm thời bị che mờ. Nên cần phại tu sửa tâm tánh để ko còn dính mắc vào đó để mà giác ngộ giải thoát. Mỗi chúng sanh đều có sẵn Phật tánh chứ đâu phải chúng sanh ai cũng là Phật đâu. Nếu chúng sanh ai cũng là Phật thì cõi ta bà này là cõi Phật hết rồi, làm gì có địa ngục ngay nơi cõi ta bà này.
Xin đừng dính mắc đừng tự trói mình vào ngôn ngữ van tự của chư Tổ mà không thoát ra được. A di đà Phật!
theo tổ huệ năng nói tâm tánh vốn tự tròn đủ, vậy ta sữa gì, tu gì![]()
Chào ban Rickpham,
Lục tổ Huệ Năng tuy có nói tâm tánh vốn tự tròn đủ. Nhưng Bạn quên là người đời chúng ta cũng đang bị phiền não tham sân si che chướng đâu đã hiển lộ được tâm tính vốn tròn đủ đó của chính mình. Cho nên chúng ta mới cần tu học Phật đạo đó hay sao !?
Thân
này cái bà lão kia! tôi hỏi bà hiện giờ bà sống làm việc hoạt động... nói chung là tất cả thì nhờ vào cái gì mà làm được. thử trả lời câu hỏi của tôi là tất cả những gì con người hiện nay thực hiện được như nói năng , ăn uống , chạy nhảy...... là nhờ tâm tính tròn đủ ( Phật Tánh ) của mình hiển lộ hay nhờ ông hàng xóm hiển lộ hahahaha.......
này cái bà lão kia! tôi hỏi bà hiện giờ bà sống làm việc hoạt động... nói chung là tất cả thì nhờ vào cái gì mà làm được. thử trả lời câu hỏi của tôi là tất cả những gì con người hiện nay thực hiện được như nói năng , ăn uống , chạy nhảy...... là nhờ tâm tính tròn đủ ( Phật Tánh ) của mình hiển lộ hay nhờ ông hàng xóm hiển lộ hahahaha.......
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
![]() |
Cùng Ôn Học Phật Pháp _ Bài 1 _ Phát tâm ban đầu
|
![]() |
Tâm Ấn của chư Phật
|
T |
Phát hiện quỷ trong tâm - hỏi cách chế ngự
|
![]() |
Những quan điểm trong giáo lý Đại Thừa mà Đức Phật không nói ( tránh ) trong giáo lý Nam Tông
|
![]() |
BÁT NHÃ TÂM KINH ( HT Tuyên Hoá Lược Giảng )
|