- Tham gia
- 13/6/17
- Bài viết
- 88
- Điểm tương tác
- 18
- Điểm
- 8
Kính thưa các bạn, việc đã trình bày sau đây, rất khó để hiểu, không dành cho người mới tìm hiểu, hãy đọc thật kỹ rồi cùng nhau thảo luận.
Chúng ta cùng nhau lùi về quá khứ của bản thân mỗi người, xem có sự bắt đầu hay không?
Xét cá nhân là anh A hiện nay. Kiếp trước liền kề gọi là A1, kiếp trước liền kề của A1 gọi là A2,.... cứ như vậy, có tất thảy bao nhiêu kiếp trước?
- Nếu có vô hạn kiếp trước thì nghĩa là chuỗi nhân duyên tạo nên anh A kéo dài vô hạn về trước, dẫn đến là các nhân duyên không có sự thống nhất, luôn có dị biệt, tức là bản chất thật nơi A sẽ bất nhất. Như vậy nhìn về tương lai thì A cũng không có sự kết thúc, không có sự liễu các nhân duyên (vì dị biệt mãi), trái với thực tế mà Đức Phật đã khẳng định "các ngươi là Phật sẽ thành".
- Như vậy chỉ có hữu hạn kiếp sống trong sự luân chuyển mà thôi. Luân chuyển là sự thay đổi hết thân này đến thân kia. Hữu hạn kiếp sống nghĩa là hữu hạn thân, tức là có thân đầu tiên và thân cuối cùng!
Thân cuối cùng là thân thị hiện thành Phật, còn gọi là tối hậu thân Bồ Tát, như Ngài Tất Đạt Đa là tối hậu thân bồ tát của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Điều này chắc ai cũng biết. Nhưng thân đầu tiên trong chuỗi luân chuyển này ra sao? Thân đầu tiên là thuộc nhóm vô tình chúng sanh - không có tri giác, tất định. Trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy "tánh không sanh ám muội, ám muội kết tụ thành sắc". Và Đức Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm " Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí". Như vậy, tình trạng vô tình tồn tại trong một khoảng thời kì nào đó, rồi chúng sanh ấy phát khởi pháp hữu tình (có tri giác) - thân ngũ uẩn, tiến triển lên nữa đến tối hậu thân bồ tát thì kết túc sự luân chuyển.
Nhiều cá nhân tương tác với nhau và tạo nên thế giới luân chuyển, chúng ta gọi là dòng sông luân chuyển, dòng sông này không có mở đầu, không có kết thúc, hằng thường chảy bất tận. Vì sao? Cá nhân này kết thúc sự luân chuyển thì cá nhân khác nhảy vào bắt đầu sự luân chuyển, liên tục chẳng dứt! Vào chẳng có dấu vết, ra cũng chẳng có dấu vết!(Tương tự như câu: khi cha mẹ chưa sanh ra ta là ai? Truy tìm chỗ này sẽ thấy không có dấu vết. Khi sinh ra rồi thì ai là ta? Truy tìm chỗ này cũng thấy không có dấu vết).
Nói một cách khác, các chư Phật không đồng thời xuất hiện, bởi vậy mới nói ba đời chư Phật. Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai. Chư Phật này nhập Niết Bàn thì chư Phật vị lai bắt đầu thọ thân đầu tiên, kế thừa dòng Pháp. Chư Phật nhập Niết Bàn không có dấu vết, thọ thân đầu tiên cũng chẳng có tỳ vết. Trước không có dấu vết, sau cũng không dấu vết.
Kính thưa các bạn, việc đã trình bày trên, rất khó để hiểu, không dành cho người mới tìm hiểu, hãy đọc thật kỹ rồi cùng nhau thảo luận.