Bài này là một trong những bài Thầy của d/đ dùng làm phương tiện để dạy d/đ tu tâm thanh tịnh. Vì trong bài này có rất nhiều chữ TỪ mà nghĩa của chữ TỪ trong mỗi câu lại khác nhau. Do đó, nếu tâm không tịnh - sẽ không có được chỗ hiểu hợp nhất.
Nên việc tìm sự hợp nhất của bài “Từ Bi là gì ?” - là một trong những phương tiện giúp d/đ tu tâm thanh tịnh. Nhưng vì mục đích Thầy của d/đ dạy d/đ tu tâm thanh tịnh - là để hiểu nghĩa kinh. Rồi thực hành theo lời dạy của đức Phật Thích Ca. Vì vậy, d/đ tuy không thể nói d/đ có tu tập - nhưng không phải d/đ không có tu học.
Diệu Đức giải thích lời này là để mong các Bạn hiểu - sở dĩ d/đ không thuộc hàng tứ chúng mà lại ưa thích luận giải kinh Phật. Là vì d/đ được dạy cách giải nghĩa kinh.
Ví dụ như - trước khi đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn có căn dặn ngài A Nan :
Thì d/đ được hướng dẫn căn cứ vào số mã đứng trước hàng tứ chúng [ví dụ như 800 hay 1250 v.v…] để biết căn duyên của các vị có mặt trong Pháp hội. Điều này giúp d/đ biết đức Phật đang giảng về pháp thế gian để ứng dụng cho người tu Tiểu thừa - hay giảng về pháp xuất thế để ứng dụng cho người tu Đại thừa ; cũng như khi giảng đoạn kinh đó - đức Phật có dùng mật ngữ hay không.Sau khi Như Lai diệt độ lúc kết tập Pháp tạng nên để như vầy : “Như thị ngã văn nhứt thời Phật trụ mỗ, phương mỗ xứ, cùng hàng tứ chúng mà nói kinh này”.
thuvienhoasen.org
Và căn cứ vào địa điểm đức Phật nói kinh - d/đ biết được những điều đức Phật đang giảng là diễn nói về quang cảnh nào. Quang cảnh đó có phải đã xảy ra trong quá khứ, hay sẽ xảy ra trong đời vị lai… Đó là những điều căn bản mà d/đ được dạy để giải nghĩa kinh. Ngoài bài "Từ Bi là gì ?" d/đ còn có được một số bài khác cũng do Thầy của d/đ cho - để tu học.
Bài “Từ Bi là gì ?” dài 224 câu. Và có thể đọc ngược trở lại [từ câu 224 trở về câu đầu] thành bài dài 448 câu. Bài dài 448 câu ý nghĩa cũng mạch lạc và hợp nhất như bài 224 câu vậy. Và cũng vì bài quá dài - nên nếu viết mà không được các Bạn đọc - sẽ phí rất nhiều dung lượng của diễn đàn. Do đó, d/đ viết giải trước 20 câu đầu xem như gợi ý… Nếu hợp duyên thì d/đ viết tiếp…
TỪ BI LÀ GÌ ?
Diễn nghĩa : Từ Bi giảng trong bài này là pháp tu. Hiệu quả của pháp tu này - là khi Từ định vị - thì Bi cũng định vị.<sup>1./</sup>Từ định vị, Bi kia cũng vậy
Khởi đầu - từ một chữ từ bi
Từ nguồn căn cội - gốc là từ
Tâm trí cũng tách - từ phân định
Muốn tu pháp định vị “Từ” và “Bi”. Chúng ta phải tu từ bi trước => tu từ bi và tu định vị “Từ - Bi” là hai pháp khác nhau.
“Từ” còn là _ cội gốc của chúng sanh.
Còn câu : “tâm trí cũng tách - từ phân định”. Là giảng trước cho chúng ta biết - sở dĩ tâm trí tách rời nhau - là do từ (sự) phân định. Vì trong bài này có giảng nói về tâm trí.
Các Bạn thấy ngay 4 câu đầu - chúng ta đã có 4 nghĩa về chữ “từ”
………………..-- “từ” là pháp tu định vị
………………..-- “từ” là từ bi
………………. -- “từ” là thời điểm, nơi chốn bắt đầu
………………..--“từ” là cội gốc
Cho nên, bài này mới đọc qua rất dễ bị rối. Nhưng “rối” này là có dụng ý nên nếu các Bạn kiên trì sẽ gặt được kết quả. Vì d/đ đã từng có trải nghiệm qua.
Diễn nghĩa : giải thích cho chúng ta biết - chúng ta nghe nhận được lời Phật truyền tâm [nhận từ tâm] là do nhờ vào “từ” cõi vô vô hư thực<sup>5./</sup>Từ là cõi vô vô hư thực
Chỉ có từ nghĩa chắc bền lâu
Vì từ đó khắc ghi chân tướng
Nhận từ tâm - cũng chỉ chữ từ
Và chỉ có “từ” cõi vô vô hư thực - mới có nghĩa chắc bền lâu.
Sở dĩ “từ” cõi vô vô hư thực có được nghĩa chắc bền lâu. Là vì “từ”cõi vô vô hư thực - khắc ghi chân tướng
Và theo ý lời thì “từ” cõi vô vô hư thực - cũng là “từ” cội gốc của chúng sanh [đã giảng ở câu 4]
Cho nên, 4 câu này giảng cho chúng ta biết : muốn nghe nhận được lời truyền tâm của Phật - chúng ta phải đạt [hay trở về] _ “từ” cội gốc. “Từ” cội gốc này - là thuộc về cõi vô vô hư thực. Không phải “từ” của thế gian
Diễn nghĩa : Sự phân định của “từ” cõi vô vô hư thực - là không phân định cao thấp.<sup>9./</sup>Từ - phân định không cao không thấp
Từ - cội nguồn, từ tín, từ tâm
Từ - không mang ảo vọng chúng sanh
Từ - phẳng lặng, tâm từ phẳng lặng
Sở dĩ“từ”cõi vô vô hư thực… không phân định cao thấp. Là vì “từ” của cõi vô vô hư thực - là từ tín, từ tâm.
“Từ” cõi vô vô hư thực - cũng là “từ” cội nguồn. Đặc điểm của “Từ”cõi vô vô hư thực - là không mang ảo vọng chúng sanh
Và khi “từ” cội nguồn… phẳng lặng - không mang ảo vọng chúng sanh ; thì tâm từ cũng sẽ phẳng lặng
Cho nên, 4 câu này dạy chúng ta : muốn tu tâm từ phẳng lặng chúng ta cũng phải tu học để trở về “từ” cội gốc. Khi trở về được với “từ” cội gốc của cõi vô vô hư thực - thì chúng ta nghe nhận được lời truyền tâm của Phật. Vì lúc bấy giờ tâm từ của chúng ta đã phẳng lặng.
Còn từ tín, từ tâm thì sau này chúng ta sẽ hiểu - như là việc tâm trí tách rời nhau [giảng ở câu 4] vậy.
Diễn nghĩa : Khởi đầu của pháp tu trở về sự phẳng lặng của “từ” cội nguồn - là tu chữ bi<sup>13./</sup> Khởi đầu từ - phải có chữ bi
Vì bi đó hư hư thật thật
Bi là giả danh, không là thật
Chỉ vì từ thấu hiểu tâm Ta [Vì bài này Thầy _ d/đ dạy d/đ. Nên chữ Ta trong bài này là danh xưng của Thầy _ d/đ nói với d/d]
Tuy nói tu chữ bi. Nhưng thật ra chữ bi chúng ta cần phải tu - chỉ là giả danh, hư hư thật thật….
Sở dĩ nói “bi” là giả danh, không phải thật. Là vì chúng ta thấu hiểu tâm của Thầy _ d/đ hay nhận từ tâm [lời Phật truyền tâm] - là do nhờ vào “từ” cội nguồn ; không phải do chúng ta tu chữ bi.
Nhưng vì nếu chúng ta không tu “bi”giả danh _ không thật này. Thì không thể tu pháp trở về “từ” cội nguồn.
Vì vậy, dầu “bi” không là thật - chúng ta cũng vẫn phải tu học.
Và d/đ đã ứng dụng lời dạy này đối với lời đức Phật giảng về các pháp tướng. Do đó, đối với lời đức Phật Thích Ca giảng về pháp tướng hay pháp vô tướng - d/đ cũng đều kính tin.
Và pháp tu trở về “từ” cội nguồn cũng là pháp tu tâm từ phẳng lặng [không chạy theo vọng tưởng]
Cho nên, 4 câu này xác định với chúng ta - về điều đã giảng ở 4 câu trước. Đó là, pháp tu trở về “từ” cội nguồn và pháp tu “tâm từ” không chạy theo vọng tưởng ; là cùng chung một pháp tu. Đồng thời, dạy chúng ta : muốn tu “pháp có hai hiệu quả ” này - thì cần phải tu chữ bi trước.
Diễn nghĩa : “Từ” của pháp tu trở về “từ” cội nguồn - phân làm ba nghĩa : từ tâm, từ ý, từ lời.<sup>17./</sup> Vì từ đó phân làm ba nghĩa
Từ ở tâm, từ ý lẫn lời
Từ ở tâm ngộ nhập là từ
Từ là ý thoát khai mộng tưởng
Nếu “từ” ở tâm - ngộ nhập thì đó _ là “từ” cội nguồn ; “từ” cõi vô vô hư thực ; “từ” không mang ảo vọng chúng sanh.
Còn “từ” là ý - thì thoát khai mộng tưởng => do “từ ý” chúng ta thoát khỏi mộng tưởng. Do thoát khỏi mộng tưởng - chúng ta trở về được với “từ” cội nguồn cõi vô vô hư thực, không mang ảo vọng chúng sanh.
Cho nên, 4 câu này cho chúng ta biết “từ” của pháp tu “có hai hiệu quả” - tâm từ phẳng lặng và trở về “từ” cội nguồn - có ba nghĩa : từ tâm, từ ý, từ lời.
Và dạy chúng ta : muốn tâm ngộ nhập “từ” không mang ảo vọng chúng sanh - thì chúng ta phải hiểu ý từ.
========
Như vậy, thì các Bạn thấy - từ câu 1 đến câu 20 : cho chúng ta biết nội dung của bài “Từ Bi là gì ?” _ là giảng nói về pháp tu. Hiệu quả của pháp tu này - là khi định vị được Từ_ thì Bi cũng định vị. Cho nên, chúng ta chỉ cần hiểu và tu tập “Từ” ; thì cũng sẽ có luôn quả “Bi”. Nghĩa là pháp tu giảng trong bài “Từ Bi là gì ?” - cũng có hai hiệu quả.
Muốn định vị Từ và Bi - chúng ta phải tu “từ bi” trước.
Muốn tu “từ bi” thì chúng ta phải tu pháp trở về “từ” cội nguồn. “Từ” cội nguồn _ là của cõi vô vô hư thực. Đặc tính “từ” cội nguồn - là : khắc ghi chân tướng, nghĩa chắc bền lâu, không mang ảo vọng chúng sanh… Ngoài ra, “từ” cội nguồn này - còn giúp chúng nhận hiểu được lời truyền tâm của Phật.
Muốn tu pháp trở về “từ” cội nguồn. Chúng ta phải tu chữ “bi” trước. Tuy nhiên, “bi” chỉ là giả danh, không phải thật. Nhưng nếu chúng ta không tu chữ “bi” thì sẽ không thể tu _ pháp trở về “từ” cội nguồn.
Khi nào “từ” cội nguồn phẳng lặng - thì tâm từ cũng phẳng lặng [không chạy theo vọng ảo] => pháp tu trở về “từ” cội nguồn của pháp tu từ bi - tương đương với pháp tu Thiền.
Và tìm hiểu “ý từ” cũng là bước đầu của một phương pháp tu Thiền - có hai hiệu quả : vừa trở về “từ” cội nguồn ; vừa đạt được “tâm từ” phẳng lặng [không chạy theo ảo vọng]
Cho nên, trong bài này ngoài chữ "từ" có nhiều nghĩa khác nhau - thì "bi" cũng có nhiều nghĩa khác nhau...
..........bi của pháp tu định vị
..........bi của từ bi
..........bi của pháp tu _ chữ từ _ của từ bi.
Do đó, d/đ cũng đã phải mất nhiều thời gian mới tìm ra được chỗ hợp nhầt của bài "Từ Bi là gì ?" này.
Còn từ lời - giảng ở phần sau…
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->