- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
1. Tự Tánh.
Đề mục này là Tinh Hoa Giáo Lý Phật Pháp nên không phải ai đủ duyên lĩnh hội. Chỉ cần có thể tin nhận thì đã rất quí báo chưa kể đến là sống được hay không với Tự tánh.
VNBN cũng mạn phép diễn nói vì kho tạng kinh điển cũng đã được truyền đạt rộng rãi.
Tự Tánh chính là Phật Tánh, là Bản Lai Diện Mục của mỗi cá nhân.
Nhưng về tên gọi thì Tự Tánh là tên gọi trực tiếp nói về cái con người thật sẽ là Phật trong tương lai.
Tự Tánh nghĩa là Tự Có Sẵn, không do bất kì cái gì khác làm nên.
Tự Tánh = Tự Có Sẵn = Chân Thường = Thực Thể Không Sanh Diệt .........
Tự Tánh = Cá Nhân Làm Phật = Ông Phật nơi mỗi con người.
Xin trích một phần kinh điển lời Phật nói về Tự Tánh:
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.
Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v...
Trong đoạn Kinh này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dùng Phật nhãn của mình quan sát tâm hiện tiền nơi mỗi chúng sanh thì Ngài thấy rõ bên cạnh các thứ tâm niệm vọng tưởng thì có một thứ làm thực tướng sau cùng là TÂM THỂ, tâm thể này có tính chất là:
Tự Tánh của mỗi chúng sanh chính là cái TÂM THỂ nơi mỗi chúng sanh mà Phật dạy.
2. Cộng Đồng Tự Tánh
Phật dạy: Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành.
Nghĩa là ai cũng có Tự Tánh, đủ duyên thì thành Phật. Khi chưa thành Phật thì Tự Tánh nơi mỗi cá nhân vẫn tự có, không hề biến hoại hay đổi khác, sự tồn tịa của Tự Tánh mình không chịu ảnh hưởng vô minh và điên đảo.
Do đó, Tự Tánh không phải có một cái dùng chung mà là mỗi cá nhân đều có một Tự Tánh, quy định đó là cá nhân đó, không hình tướng dấu vết, luôn Chân Thường.
Bởi vậy, có cả CỘNG ĐỒNG TỰ TÁNH, 7 tỷ người ở Trái Đất thì có 7 tỷ Tự Tánh,... Nhưng đâu phải chỉ có 7 tỷ vì Tự Tánh không hình tướng dấu vết, con số 7 tỷ là cái thấy hạn hẹp, thật ra là không có hạn lượng, vô hạn và không thể phân tách ra để đếm hết tất cả.
Điều đặc biệt trong Cộng Đồng Tự Tánh là không có Tự Tánh nào tồn tại cô lập mà luôn luôn trong mối "liên hệ" với các Tự Tánh còn lại.
Khi nhập Niết Bàn thì Đức Phật: ta nay tuy nói diệt độ nhưng thật sự chẳng có diệt độ. Nghĩa là Niết Bàn không phải là một sự cô lập mình ra khỏi pháp giới mà là một sự giải thoát, liên hệ với pháp giới bằng một nhãn quan giải thoát.
3. CỘNG ĐỒNG TỰ TÁNH THỊ HIỆN TẤT CẢ HIỆN TƯỢNG CÓ THỂ CÓ
Mỗi Tự Tánh tự nó không có sanh diệt, bởi vậy tự nơi nó không sanh ra bất kì một dấu hiệu hay hiện tượng gì cả.
Nhờ đặc tính "không tồn tại cô lập", các Tự Tánh không ở ngoài nhau mà luôn luôn trong mối liên hệ nào đó.
Các mối liên hệ ấy chính vạn pháp hay là mọi hiện tượng có thể có.
Tất cả vạn pháp, gọi chung là vũ trụ pháp giới.
- Vũ trụ pháp giới luôn có tất cả các dạng tồn tại: vật chất, tinh thần, vô minh, giác ngộ,... có đầy đủ tất cả pháp. Thí dụ như Phật Pháp thì ở thế gian này có lúc diệt tận nhưng ở nơi khác trong vũ trụ pháp giới vẫn có thậm chí rất nhiều, chẳng hạn như ở các cõi Tịnh Độ Phật Pháp vẫn hiển bày nơi đó. Các hiện tượng khác cũng như vậy.
- Nhưng về cá nhân thì có sự tiến hóa trong "duyên pháp", nghĩa là cá nhân lần lượt nhận tất cả pháp. Phải có vô minh trước, sau đó mới giác ngộ sau. Phải làm chúng sanh trước rồi mới làm Phật sau, phải có vật chất trước, mới có tinh thần sau......Nhưng xin nhắc lại Tự Tánh mình vón chẳng sanh ra pháp, mà pháp là do Tự tánh ứng duyên mà ra, như Phật dạy là "Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v..."
4. Tự Tánh Di Đà, Phật A DI ĐÀ là vị nào?
Có một cá nhân có Tự tánh thị hiện làm Phật danh hiệu là A Di Đà Phật đang thị hiện độ chúng trong vũ trụ pháp giới hiện nay. Gọi là Tự Tánh Di Đà.
Phật A Di Đà là vị nào?
Phật A Di Đà không phải riêng một vị nào, bất kì ai có 48 nguyện như Phật A Di Đà hiện nay thì đều được gọi là Phật A Di Đà.
Trong quá khứ và tương lai có vô số các vị Phật cùng danh hiệu là A Di Đà.
Hiện tại, có một vị làm đại diện mang danh hiệu A DI ĐÀ như trong Kinh mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giới thiệu. Nếu bạn có đọc kinh điển nhiều thì bạn cũng sẽ biết có nhiều Phật cùng một một danh hiệu, như trong Kinh Pháp Hoa, Phật Thích Ca Mâu Ni hiện tại thọ kí cho các đệ tử tương lai lâu xa sẽ thành Phật cùng danh hiệu rất nhiều, kể cả danh hiệu Thích Ca Mâu Ni Phật.
32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp là thị hiện của Tự Tánh, nhưng đó không phải là Tự Tánh, không phải vị làm Phật A Di Đà.
Bởi vị Phật mang danh hiệu A DI ĐÀ hiện nay, không phải do 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp làm ra, lại chẳng do 48 nguyện làm ra, ...... vì vị Phật ấy tự có, Tự Tánh Di Đà.
Chúng ta phải hiểu: 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, 48 đại nguyện đều là sự thị hiện của Tự Tánh Di Đà. Sau khi nhập diệt thì Ngài ấy ở đâu? Ngài ấy không hề mất đi, chưa từng sanh diệt, với trí tuệ tịch chiếu thì chẳng có hình tướng, dấu vết nên chúng ta chưa thành Phật không thấy Ngài ấy, chỉ có khi thành Phật thì cũng sẽ có trí tuệ tích chiếu và sẽ thấy Ngài ấy.
Đề mục này là Tinh Hoa Giáo Lý Phật Pháp nên không phải ai đủ duyên lĩnh hội. Chỉ cần có thể tin nhận thì đã rất quí báo chưa kể đến là sống được hay không với Tự tánh.
VNBN cũng mạn phép diễn nói vì kho tạng kinh điển cũng đã được truyền đạt rộng rãi.
Tự Tánh chính là Phật Tánh, là Bản Lai Diện Mục của mỗi cá nhân.
Nhưng về tên gọi thì Tự Tánh là tên gọi trực tiếp nói về cái con người thật sẽ là Phật trong tương lai.
Tự Tánh nghĩa là Tự Có Sẵn, không do bất kì cái gì khác làm nên.
Tự Tánh = Tự Có Sẵn = Chân Thường = Thực Thể Không Sanh Diệt .........
Tự Tánh = Cá Nhân Làm Phật = Ông Phật nơi mỗi con người.
Xin trích một phần kinh điển lời Phật nói về Tự Tánh:
(Kinh Niệm Phật Ba La Mật, phẩm 10 thứ tâm thù thắng)
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.
Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v...
Trong đoạn Kinh này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dùng Phật nhãn của mình quan sát tâm hiện tiền nơi mỗi chúng sanh thì Ngài thấy rõ bên cạnh các thứ tâm niệm vọng tưởng thì có một thứ làm thực tướng sau cùng là TÂM THỂ, tâm thể này có tính chất là:
- không có hình trạng cụ thể nào cả, không nằm trong thời gian và không gian, Không có sanh diệt. Vậy nó cái tự có, thường hằng.
- tùy theo duyên mà nó thị hiện ra các hiện tượng như luân hồi, giải thoát, tất cả các hiện tượng chúng sanh, A LA HÁN, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật.
Tự Tánh của mỗi chúng sanh chính là cái TÂM THỂ nơi mỗi chúng sanh mà Phật dạy.
2. Cộng Đồng Tự Tánh
Phật dạy: Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành.
Nghĩa là ai cũng có Tự Tánh, đủ duyên thì thành Phật. Khi chưa thành Phật thì Tự Tánh nơi mỗi cá nhân vẫn tự có, không hề biến hoại hay đổi khác, sự tồn tịa của Tự Tánh mình không chịu ảnh hưởng vô minh và điên đảo.
Do đó, Tự Tánh không phải có một cái dùng chung mà là mỗi cá nhân đều có một Tự Tánh, quy định đó là cá nhân đó, không hình tướng dấu vết, luôn Chân Thường.
Bởi vậy, có cả CỘNG ĐỒNG TỰ TÁNH, 7 tỷ người ở Trái Đất thì có 7 tỷ Tự Tánh,... Nhưng đâu phải chỉ có 7 tỷ vì Tự Tánh không hình tướng dấu vết, con số 7 tỷ là cái thấy hạn hẹp, thật ra là không có hạn lượng, vô hạn và không thể phân tách ra để đếm hết tất cả.
Điều đặc biệt trong Cộng Đồng Tự Tánh là không có Tự Tánh nào tồn tại cô lập mà luôn luôn trong mối "liên hệ" với các Tự Tánh còn lại.
Khi nhập Niết Bàn thì Đức Phật: ta nay tuy nói diệt độ nhưng thật sự chẳng có diệt độ. Nghĩa là Niết Bàn không phải là một sự cô lập mình ra khỏi pháp giới mà là một sự giải thoát, liên hệ với pháp giới bằng một nhãn quan giải thoát.
3. CỘNG ĐỒNG TỰ TÁNH THỊ HIỆN TẤT CẢ HIỆN TƯỢNG CÓ THỂ CÓ
Mỗi Tự Tánh tự nó không có sanh diệt, bởi vậy tự nơi nó không sanh ra bất kì một dấu hiệu hay hiện tượng gì cả.
Nhờ đặc tính "không tồn tại cô lập", các Tự Tánh không ở ngoài nhau mà luôn luôn trong mối liên hệ nào đó.
Các mối liên hệ ấy chính vạn pháp hay là mọi hiện tượng có thể có.
Tất cả vạn pháp, gọi chung là vũ trụ pháp giới.
- Vũ trụ pháp giới luôn có tất cả các dạng tồn tại: vật chất, tinh thần, vô minh, giác ngộ,... có đầy đủ tất cả pháp. Thí dụ như Phật Pháp thì ở thế gian này có lúc diệt tận nhưng ở nơi khác trong vũ trụ pháp giới vẫn có thậm chí rất nhiều, chẳng hạn như ở các cõi Tịnh Độ Phật Pháp vẫn hiển bày nơi đó. Các hiện tượng khác cũng như vậy.
- Nhưng về cá nhân thì có sự tiến hóa trong "duyên pháp", nghĩa là cá nhân lần lượt nhận tất cả pháp. Phải có vô minh trước, sau đó mới giác ngộ sau. Phải làm chúng sanh trước rồi mới làm Phật sau, phải có vật chất trước, mới có tinh thần sau......Nhưng xin nhắc lại Tự Tánh mình vón chẳng sanh ra pháp, mà pháp là do Tự tánh ứng duyên mà ra, như Phật dạy là "Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v..."
4. Tự Tánh Di Đà, Phật A DI ĐÀ là vị nào?
Có một cá nhân có Tự tánh thị hiện làm Phật danh hiệu là A Di Đà Phật đang thị hiện độ chúng trong vũ trụ pháp giới hiện nay. Gọi là Tự Tánh Di Đà.
Phật A Di Đà là vị nào?
Phật A Di Đà không phải riêng một vị nào, bất kì ai có 48 nguyện như Phật A Di Đà hiện nay thì đều được gọi là Phật A Di Đà.
Trong quá khứ và tương lai có vô số các vị Phật cùng danh hiệu là A Di Đà.
Hiện tại, có một vị làm đại diện mang danh hiệu A DI ĐÀ như trong Kinh mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giới thiệu. Nếu bạn có đọc kinh điển nhiều thì bạn cũng sẽ biết có nhiều Phật cùng một một danh hiệu, như trong Kinh Pháp Hoa, Phật Thích Ca Mâu Ni hiện tại thọ kí cho các đệ tử tương lai lâu xa sẽ thành Phật cùng danh hiệu rất nhiều, kể cả danh hiệu Thích Ca Mâu Ni Phật.
32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp là thị hiện của Tự Tánh, nhưng đó không phải là Tự Tánh, không phải vị làm Phật A Di Đà.
Bởi vị Phật mang danh hiệu A DI ĐÀ hiện nay, không phải do 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp làm ra, lại chẳng do 48 nguyện làm ra, ...... vì vị Phật ấy tự có, Tự Tánh Di Đà.
Chúng ta phải hiểu: 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, 48 đại nguyện đều là sự thị hiện của Tự Tánh Di Đà. Sau khi nhập diệt thì Ngài ấy ở đâu? Ngài ấy không hề mất đi, chưa từng sanh diệt, với trí tuệ tịch chiếu thì chẳng có hình tướng, dấu vết nên chúng ta chưa thành Phật không thấy Ngài ấy, chỉ có khi thành Phật thì cũng sẽ có trí tuệ tích chiếu và sẽ thấy Ngài ấy.