- Tham gia
- 28/7/16
- Bài viết
- 1,837
- Điểm tương tác
- 904
- Điểm
- 113
"Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."
1. Tất cả mọi thứ Phật thuyết giảng đều là chân lý tương đối, cốt là để phá chấp. Vì toàn là chân lý tương đối nên Phật giáo mới luôn cảnh báo nó giống như chiếc bè dùng để qua sông, khi qua sông rồi thì quên chiếc bè đi. Hoặc ví nó giống như ngón tay chỉ trăng, thấy trăng (chân lý tối hậu) rồi thì quên ngón tay (chân lý tương đối) đi. Phật giáo có câu 'Chánh pháp còn phải bỏ huống gì là phi pháp' cũng là ý như thế: Chánh pháp là những chân lý tương đối dùng như phương tiện để phá chấp, diệt trừ Tà pháp (phi pháp), khi diệt hết rồi thì 'thanh gươm chánh pháp' cũng phải buông bỏ vì đã hoàn thành công việc.
2. Không phải phá chấp là để chứng đắc cái gì cả, cũng chẳng phải là có cõi Niết Bàn nào. Bát nhã tâm kinh có nói thẳng là 'Không chứng cũng không đắc. Vì không có gì để đắc'. Kinh Lăng Già cũng nói lời thật là 'Không có Phật, Niết Bàn'. Dù gọi tên là Niết Bàn, Phật tánh hay gì gì thì cần phải biết rằng chân tướng và giả tướng như hai mặt của một đồng tiền.
Giống như người uống rượu thì say và khuyên là 'đừng say rượu nữa, hãy tỉnh lại', còn không uống thì không thể nói 'tôi tỉnh' được. Do đó hễ nói 'tỉnh táo' chẳng qua để bác bỏ sự 'say xỉn' chứ thật ra không phải là say hay tỉnh. Cũng vậy, trong Chân tâm thì làm gì có vô ngã. Do người đời chấp ngã nên mới nói là 'vô ngã' để bác bỏ sự chấp nhất rằng bản ngã là có thật.
Như ví dụ về cuốn sách mà tôi từng nói, những tờ giấy của cuốn sách là vạn pháp, nội dung của cuốn sách là Niết Bàn. Do đó có thể thấy khi đọc sách thì hiểu ra nội dung, người ta làm ra cuốn sách là để truyền tải nội dung cho độc giả chứ không có cái 'nội dung kiểu bằng xương bằng thịt' như mấy tờ giấy của cuốn sách. Nếu đốt hết cuốn sách thì nội dung cũng không còn. Đó là sự khác biệt giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo, dù cách giảng giải giống nhau, nhất là Phật giáo đại thừa.
3. Chân lý tuyệt đối: là thứ nằm ngoài Tứ cú nên Phật giáo mới nói là 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết'. Phật không có cách nào khác là phải mượn ngôn từ để thuyết giảng cho mọi người 'thấy' được nó, nói khác đi, ngôn từ thuyết giảng là phương tiện, là chân lý tương đối để thông qua đó đạt được cứu cánh là chân lý tuyệt đối. Giống như hình tượng Phật giáo hay nói là: dùng ngón tay (chân lý tương đối) để chỉ trăng (chân lý tuyệt đối). Tóm lại là không thể biết được chân lý tuyệt đối. Ta dùng ý thức, tư duy để tìm biết bản chất của thực tại, nhưng đến nơi cần đến thì phải rời bỏ tư duy để trực nhận/chứng nhập (hoặc dùng từ gì thì tùy ý).
4. Bản chất của thực tại không thể dùng tư duy để hiểu, mà phải 'chứng nhập' thực tại. Tạm gọi là 'chứng nhập' vì không thể chia ra chủ thể và đối tượng để tư duy và bản chất của thực tại là bao hàm sự mâu thuẫn nội tại. Giống như một đồng tiền có hai mặt, khi miêu tả mặt này thì trái ngược với mặt kia mà lầm tưởng rằng đó là hai thứ khác nhau.
5. Khi nói đến tư duy thì đồng nghĩa với lý lẽ, lập luận. Trong khi đó, tư duy có đặc thù nhất định như Aristotle đã từng nêu ra 3 quy tắc chính:
1. Luật đồng nhất: hễ là A thì trong đó đều là A chứ không có gì khác với A.
2. Luật cấm mâu thuẫn: nếu xác định là A thì không thể là B, khác với A.
3. Luật triệt tam: nếu không phải A thì là khác A (B) chứ không thể có lý do nào khác.
Vấn đề là con người hay chấp nhất đến cực đoan, bám víu vào mặt này mà không thấy mặt kia, cả hai cùng tương quan đối đãi nhau.
CÓ và KHÔNG CÓ là cặp đối đãi quan trọng nhất, kinh sách nói là do vô minh chấp có để bác bỏ quan điểm tuyệt đối hóa sự tồn tại, dẫn đến ý nghĩ sai lầm rằng có Thực thể. Đừng vì vậy mà cho rằng các pháp không có thật.
Cũng vậy, khi Phật nói Vô thường thì thật ra đã có Thường trong đó rồi. Có thể hiểu Vô thường tức là Thường, vì khi nghĩ đến một vật A bị biến đổi thì có nghĩa là A (trước đó) = x + y + z và A (hiện tại) = x + y + V, cho thấy có sự thay đổi. Nhưng thực chất (x + y + z) và (x + y + V) thực ra là khác nhau, nhưng vì cả hai đều cho là A (đồng nghĩa cho rằng Thường tại bất biến) nên mới nảy sinh ý nghĩ rằng A đã thay đổi.
Nhưng nhiều người lại hiểu sai 'Vô thường tức là Thường' theo nghĩa rằng cái quy luật vô thường sẽ luôn luôn là như vậy theo thời gian. Đây là cách hiểu sai do vấn đề ngôn ngữ mà ra. Vô thường có nghĩa là Sự biến đổi, nên khi nói 'mọi sự vật luôn luôn biến đổi' thì không còn bị từ ngữ làm cho bị 'ấm đầu' nữa.
Tóm lại, khi nói đến sự tương quan đối đãi thì không thể nói cái này mà không có cái kia. Phải hiểu cho đúng về cụm từ 'vô nhất bất nhị' chứ đừng hiểu theo kiểu 'không phải một không phải hai là vì nó rất nhiều'.