- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,976
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
1. Điều kiện vãng sanh
Điều kiện vãng sanh thì đó là nhân duyên vãng sanh. Phật đã dạy trong các Kinh A Di Đà, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật.
Các tiền bối đi trước tổng hợp thành: TÍN - NGUYỆN - HẠNH.
Bởi vậy, VNBN không nói lại làm chi, các bạn cứ đọc lại lịch sử và lời dạy của 13 vị Tổ và các bậc vãng sanh đi trước sẽ rõ.
Cứ theo đó mà tu.
2. Còn tham sân si có được vãng sanh không?
Trước hết, chúng ta định nghĩa tham sân si.
THAM là tham muốn hưởng thụ để thõa mãn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gồm: sắc đẹp, ăn ngon, ngủ nghỉ, của cải vật chất, danh vọng.
SÂN là tức giận, sân hận, hận thù.
SI là mê muội đắm chìm trong dục vọng, luôn ước nguyện mong cầu trong đó, không biết đó là khổ, là ràng buộc.
+Nói về SI. Một người mà đắm chìm trong dục vọng thì người đó chẳng muốn rời khỏi ta bà. Luôn luôn ao ước để hưởng thụ nên chẳng có chuyện nguyện vãng sanh Cực Lạc. Như vậy, một người si mê thì không thể vãng sanh. Một người biết dục vọng là khổ, hiểu rõ xa lia dục vọng là tự tại giải thoát, mà vãng sanh Cực Lạc là một phương án. Như vậy, người niệm Phật vãng sanh thì phải không si mê dục vọng. Phải có Chánh Tri Kiến đối với ngũ dục.
Chánh Tri Kiến trong Tịnh Độ là TÍN và Nguyện cầu Vãng Sanh. Đó là đến với Cực Lạc là đến với giải thoát xa lìa vĩnh viễn ngũ dục khổ đau.
+ Nói về THAM và SÂN. Còn SI mê là do thiếu tri kiến, hiểu biết sự thật về ngũ dục, do lý trí. Còn THAM và SÂN một phần do lý trí còn mê muội chưa thấu suốt, một phần do thân - tâm hiện hành. Hiểu biết đúng đắng rồi nhưng sự vận hành của thân - tâm không hẳn thuận theo hiểu biết đó. Phải thuần phục chúng!
Có Chánh Tri Kiến thì tham và sân đã bớt đi rất nhiều, trong điều kiện chánh niệm thì có thể kiểm soát nhưng mất đi chánh niệm chúng có thể khởi và có thể tạo ra nghiệp nhân cho tương lai.
Điều phục THAM và SÂN là HẠNH trong Tịnh Độ. Điều phục được nhiều thì phẩm vị cao, càng gần với giải thoát. Điều phục được ít thì phẩm vị thấp. Không điều phục là không có Chánh Tri Kiến, không vãng sanh!
Hạnh Tu rất nhiều gồm tất cả các hạnh trong Phật Pháp: tu tập kiến tạo công đức theo các pháp ba la mật rồi hồi hướng vãng sanh, hoặc giữ mình trong sạch không gây lầm lỗi, ......, cuối cùng chấp trì danh hiệu Phật.
Trong đó, hạnh chấp trì danh hiệu Phật là dễ thực hành và trực tiếp nhất. Khi hành giả chấp trì miên mật danh hiệu Phật, tâm ý đặt trọn nơi Phật hiệu thì cũng giống như chánh niệm xuyên suốt, lúc ấy tham và sân không thể dấy khởi được. Không những vậy, công năng danh hiệu Phật là vô hạn là chỗ LÝ và Sự viên dung, nhíp tâm niệm trì danh hiệu Phật là ca tụng Phật, học theo Phật, làm theo Phật, và nhất định thành Phật.
Tuy nhiên nếu bỏ công phu trở lại đời sống thường ngày, lại không khéo giữ chánh niệm tỉnh giác thì tham, sân vẫn dấy khởi khi có điều kiện!
Niệm Phật như thế cả đời, nếu nguyện tự tại vãng sanh không đợi chết thì dóc lòng niệm Phật do nương nhờ 48 đại nguyện và công đức xưng tán danh hiệu Phật mà tiêu trừ hết ba nghiệp mà thân hiện hành đang trả, được Phật tiếp dẫn như ý nguyện. Các trường hợp còn lại, phải đợi lâm chung, phải luôn đeo bám Phật hiệu như người giữ phao qua sông, buông phao là rớt, giữ được phao là đạt. Hàng ngày, làm lành lánh dữ, huân tập niệm Phật, ngay cả chiêm bao cũng tự mình niệm Phật thì mới có phần chắc!
Điều kiện vãng sanh thì đó là nhân duyên vãng sanh. Phật đã dạy trong các Kinh A Di Đà, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật.
Các tiền bối đi trước tổng hợp thành: TÍN - NGUYỆN - HẠNH.
Bởi vậy, VNBN không nói lại làm chi, các bạn cứ đọc lại lịch sử và lời dạy của 13 vị Tổ và các bậc vãng sanh đi trước sẽ rõ.
Cứ theo đó mà tu.
2. Còn tham sân si có được vãng sanh không?
Trước hết, chúng ta định nghĩa tham sân si.
THAM là tham muốn hưởng thụ để thõa mãn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gồm: sắc đẹp, ăn ngon, ngủ nghỉ, của cải vật chất, danh vọng.
SÂN là tức giận, sân hận, hận thù.
SI là mê muội đắm chìm trong dục vọng, luôn ước nguyện mong cầu trong đó, không biết đó là khổ, là ràng buộc.
+Nói về SI. Một người mà đắm chìm trong dục vọng thì người đó chẳng muốn rời khỏi ta bà. Luôn luôn ao ước để hưởng thụ nên chẳng có chuyện nguyện vãng sanh Cực Lạc. Như vậy, một người si mê thì không thể vãng sanh. Một người biết dục vọng là khổ, hiểu rõ xa lia dục vọng là tự tại giải thoát, mà vãng sanh Cực Lạc là một phương án. Như vậy, người niệm Phật vãng sanh thì phải không si mê dục vọng. Phải có Chánh Tri Kiến đối với ngũ dục.
Chánh Tri Kiến trong Tịnh Độ là TÍN và Nguyện cầu Vãng Sanh. Đó là đến với Cực Lạc là đến với giải thoát xa lìa vĩnh viễn ngũ dục khổ đau.
+ Nói về THAM và SÂN. Còn SI mê là do thiếu tri kiến, hiểu biết sự thật về ngũ dục, do lý trí. Còn THAM và SÂN một phần do lý trí còn mê muội chưa thấu suốt, một phần do thân - tâm hiện hành. Hiểu biết đúng đắng rồi nhưng sự vận hành của thân - tâm không hẳn thuận theo hiểu biết đó. Phải thuần phục chúng!
Có Chánh Tri Kiến thì tham và sân đã bớt đi rất nhiều, trong điều kiện chánh niệm thì có thể kiểm soát nhưng mất đi chánh niệm chúng có thể khởi và có thể tạo ra nghiệp nhân cho tương lai.
Điều phục THAM và SÂN là HẠNH trong Tịnh Độ. Điều phục được nhiều thì phẩm vị cao, càng gần với giải thoát. Điều phục được ít thì phẩm vị thấp. Không điều phục là không có Chánh Tri Kiến, không vãng sanh!
Hạnh Tu rất nhiều gồm tất cả các hạnh trong Phật Pháp: tu tập kiến tạo công đức theo các pháp ba la mật rồi hồi hướng vãng sanh, hoặc giữ mình trong sạch không gây lầm lỗi, ......, cuối cùng chấp trì danh hiệu Phật.
Trong đó, hạnh chấp trì danh hiệu Phật là dễ thực hành và trực tiếp nhất. Khi hành giả chấp trì miên mật danh hiệu Phật, tâm ý đặt trọn nơi Phật hiệu thì cũng giống như chánh niệm xuyên suốt, lúc ấy tham và sân không thể dấy khởi được. Không những vậy, công năng danh hiệu Phật là vô hạn là chỗ LÝ và Sự viên dung, nhíp tâm niệm trì danh hiệu Phật là ca tụng Phật, học theo Phật, làm theo Phật, và nhất định thành Phật.
Tuy nhiên nếu bỏ công phu trở lại đời sống thường ngày, lại không khéo giữ chánh niệm tỉnh giác thì tham, sân vẫn dấy khởi khi có điều kiện!
Niệm Phật như thế cả đời, nếu nguyện tự tại vãng sanh không đợi chết thì dóc lòng niệm Phật do nương nhờ 48 đại nguyện và công đức xưng tán danh hiệu Phật mà tiêu trừ hết ba nghiệp mà thân hiện hành đang trả, được Phật tiếp dẫn như ý nguyện. Các trường hợp còn lại, phải đợi lâm chung, phải luôn đeo bám Phật hiệu như người giữ phao qua sông, buông phao là rớt, giữ được phao là đạt. Hàng ngày, làm lành lánh dữ, huân tập niệm Phật, ngay cả chiêm bao cũng tự mình niệm Phật thì mới có phần chắc!
Sửa lần cuối: