- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>
<BR><B>XUÂN TƯƠI THẮM</B>
Thích Phụng Sơn</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">[IMGL]http://img203.imageshack.us/img203/5879/thieptetq.jpg[/IMGL] Mỗi năm, người dân Việt dù theo tôn giáo nào cũng đều ăn mừng Tết Nguyên đán. Nguyên là bắt đầu, đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên đán là lễ chào mừng một năm mới, một nguồn hy vọng mới với tất cả sự mới mẻ trong lòng chúng ta cũng như cảnh vật thiên nhiên bên ngoài. Việc cử hành các lễ lạt mừng xuân mang rất nhiều ý nghĩa trong lòng người dân Việt, qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của dân tộc. Lúc thanh bình là lúc cảm tạ Phật trời đã giúp cho người dân sống đời an lạc, vua chúa cai trị anh minh; thời loạn lạc chiến tranh thì tỏ lòng mong ước sớm có hòa bình thịnh trị; lúc xa xứ thì tỏ lòng cầu chúc quê nhà sớm được an vui, người xa nhau chóng được đoàn tụ.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dù bận bịu chuyện gì, vào những ngày gần Tết, người dân Việt đều lo trang hoàng lại nhà cửa, đánh bóng lại các lư hương, chân đèn bằng đồng, cùng chưng dọn lại bàn thờ cho đẹp đẽ. Hoa quả được bày biện trang hoàng, các câu đối cũ, nếu có thể, được thay bằng câu đối mới. Mỗi nhà đều cố gắng sắm sửa bánh tét, bánh chưng, dưa hành, mứt, hạt dưa, bông hoa quả phẩm. Trong tộc họ, những người thuộc dòng thứ còn gửi Tết (phẩm vật để cúng) tới nhà tộc trưởng, tức là người có trách nhiệm đại diện con cháu để cúng tổ tiên trong dịp Tết.
<CENTER><B>I. LỄ GIA TIÊN HAY CÚNG ÔNG BÀ</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chiều ba mươi Tết, sau khi giải quyết những việc cần thiết cũng như trang hoàng, bày biện bàn thờ, các gia đình người Việt sửa soạn lễ cúng gia tiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhang đèn trên bàn thờ được thắp sáng và tỏa mùi thơm thanh khiết, hoa quả phẩm vật được bày biện trang nghiêm, đẹp mắt. Có người dùng nhang vòng để khói hương nghi ngút trên bàn thờ trong suốt ngày lễ cúng gia tiên vào chiều 30 Tết, lễ cúng rước ông bà hay cha mẹ đã quá cố về ăn Tết cùng con cháu, vì nhang vòng có thể cháy liên tục suốt ngày đêm. Trên bàn thờ ông bà luôn luôn có hương khói trong ba ngày Tết. Người gia trưởng đại diện cho mọi người khấn tên vị quá vãng và mời họ về chứng giám cùng chung vui ba ngày xuân. Sau đó, theo thứ bực mỗi người tuần tự đến bàn thờ lễ lạy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Để tỏ lòng thành kính, sáng mồng một Tết có lễ cúng gia tiên bằng cỗ chay hay mặn. Những người Phật tử thường cúng chay. Có những vị khi còn sống tu hành tinh tấn, trước khi qua đời dặn dò con cháu khi đến ngày kỵ giỗ chỉ được cúng chay nên họ thực hành điều đó. Vì thế ngày Tết có nhiều gia đình nấu cơm chay và chuẩn bị các thứ bánh chay để dâng cúng và cũng để đãi đằng những người Phật tử khác đến viếng thăm vào ngày Tết.
<CENTER><B>II. Ý NGHĨA VIỆC CÚNG ÔNG BÀ TRONG NGÀY TẾT</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta đang ở vào thời đại khoa học hiện đại. Mọi người đều biết rằng vũ trụ này rộng lớn mênh mông. Quả đất to lớn của chúng ta chỉ là một thành phần nhỏ bé của thái dương hệ, gồm mặt trời và các hành tinh khác. Dải Ngân hà có đến hàng tỉ tỉ mặt trời, nên thái dương hệ cũng chỉ là một thành phần rất nhỏ của dải Ngân hà, ví như một hạt bụi trong tòa lâu đài to lớn. Nhưng dải Ngân hà cũng chỉ là một thế giới nhỏ bé so với hàng tỉ tỉ thế giới khác trong vũ trụ rộng lớn mênh mông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các nhà khoa học hiện đại đã biết đến trên 200 ngàn tỉ dải thiên hà trong vũ trụ, mà dải Ngân hà của chúng ta chỉ là một trong số đó. Người ta suy đoán rằng, vũ trụ to lớn hiện nay bắt đầu xuất hiện sau một vụ nổ lớn <I>(big bang)</I> vào khoảng mười lăm tỉ (15.000.000.000) năm trước đây. Vụ nổ vĩ đại đó đã tung ra khắp vũ trụ những đám mây năng lượng, từ đó các ngôi sao thành hình. Quanh các ngôi sao này có các khối lửa nóng, nguội dần đi và trở thành các khối tinh cầu tự xoay tròn quanh chúng, và đồng thời cũng xoay quanh mặt trời. Các nhóm hành tinh (như trái đất), vệ tinh (như mặt trăng) và định tinh (như mặt trời) có hằng hà sa số trong vũ trụ bao la này. Kinh điển Phật giáo gọi vũ trụ mênh mông rộng lớn đó là Tam thiên đại thiên thế giới. Ngay trong dãy Ngân hà <I>(Milky way)</I> này, thái dương hệ mà trái đất chúng ta là một thành phần cũng được ví như hạt bụi nhỏ trong một căn phòng vĩ đại và dải Ngân hà cũng chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ vô cùng vô tận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi cúng kỵ ông bà, người Phật tử trên quả đất này khấn nguyện tên người quá vãng, hay lúc chúng ta làm lễ gia tiên, cúng rước ông bà về cùng hưởng xuân với con cháu, thì họ từ đâu trong cõi vũ trụ mênh mông ấy trở về với chúng ta.
Đức Phật luôn luôn nhắc nhở người Phật tử không nên mê tín dị đoan. Tất cả mọi niềm tin phải xuất phát từ kinh nghiệm tự thân, phải dựa trên sự hiểu biết chân thật, chính xác. Việc thờ cúng của người Phật tử ở nhà hay ở chùa cũng đều phản ảnh lời dạy đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi ta thành tâm đốt nén nhang cùng để lòng thanh tịnh mà khấn nguyện các vị quá vãng, một sự nhiệm mầu hưng khởi trong tâm ta. Lúc đó lòng thành bao trùm tất cả, không có một ý tưởng tạp nhạp (tạp niệm) nào xen vào. Tất cả, bên trong cũng như bên ngoài trở nên trong sạch và vắng lặng. Tâm ta trở nên rộng lớn mênh mông như vũ trụ; đèn, nhang, bông hoa quả phẩm ngời sáng lung linh. Sự an lạc và tĩnh lặng tràn đầy khắp chốn. Với tâm rộng lớn, ngời sáng, rỗng lặng và an vui đó, con cháu nghĩ tưởng đến ông bà cha mẹ quá cố thì ông bà cha mẹ hiện ra tràn đầy, an vui, tươi sáng trong tâm con cháu và cùng vui hưởng ba ngày xuân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ sự thành tâm đó mà niềm an vui thật sự dâng lên trong lòng chúng ta. Mỗi người trong gia đình từ giờ phút đó ý thức nhiều hơn đến việc đem lòng thương mến mà đối xử, nói năng với nhau, trẻ con người lớn đều hớn hở vui tươi, chuẩn bị cho buổi cúng giao thừa với sự hiện diện của ông bà, cha mẹ quá cố tràn đầy nơi tâm chúng ta: Lòng thương yêu hiếu kính của con cháu đã xóa tan sự cách biệt về không gian lẫn thời gian, giữa người sống và người quá cố. Cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai cùng hai cõi sống chết đã hợp thành một chốn trong sáng, an vui, rộng lớn, bây giờ và nơi đây.
<CENTER><B>III. LỄ GIAO THỪA</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">[IMGL]http://img16.imageshack.us/img16/8430/tetj.jpg[/IMGL]Giao là giao lại cái cũ, và thừa là tiếp nhận cái mới. Người Á đông trước đây tin rằng hàng năm có một vị thần Hành khiển coi việc nhân gian. Hết năm thì có vị Hành khiển mới đến thay vị Hành khiển cũ. Lễ giao thừa là cúng tế tiễn đưa vị cũ và chào mừng vị mới. Ngày nay, lễ giao thừa mang nặng ý nghĩa "tống cựu nghinh tân", tiễn đưa cái cũ và đón chào tất cả sự mới mẻ tốt đẹp của năm sắp đến. Lễ này cũng được gọi là lễ trừ tịch. Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bước qua năm mới.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vào chiều ngày cuối cùng của tháng Chạp âm lịch, các chùa thường cử hành lễ tiến cúng chư hương linh, hiệp kỵ (giỗ chung) các vị Tổ sư khai sơn cũng như các vị tăng sĩ đã viên tịch. Sau đó là cúng linh vị các Phật tử quá vãng ký linh tại chùa. Lễ giao thừa được cử hành long trọng tại các tư gia, đình, miếu. Bàn thờ giao thừa được bày ở ngoài sân (lộ thiên). Trên bàn thờ có trầm hương bốc khói, hương trầm nhẹ thơm, hai cây nến thắp sáng hai bên, bông hoa quả phẩm được chưng bày gọn ghẽ. Người gia trưởng đại diện mọi người dâng hương, khấn nguyện, sau đó cắm nhang vào lư hương. Lễ giao thừa xong, người Phật tử mặc áo tràng lên chùa lễ Phật, nghe giảng pháp và hái lộc đầu xuân. Cũng có nhiều Phật tử đón giao thừa tại chùa rồi sau đó mới cúng ở nhà, vì lễ giao thừa ở chùa trang nghiêm và có nhiều đạo vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>NGÀY VÍA ĐỨC PHẬT DI LẶC</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày vía tức là ngày đản sinh của các vị Phật hay Bồ Tát. Phật giáo có nhiều ngày đản sinh của các vị Phật khác nhau, như ngày vía đức Phật Thích Ca đản sinh vào ngày rằm (15) tháng tư âm lịch, ngày vía đức Phật A Di Đà vào ngày 17 tháng 11, ngày vía đức Quán Thế Âm vào ngày 19 tháng 6, và ngày vía đức Phật Di Lặc vào ngày mùng một Tết
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta thường nghe nói nhiều đến ngày lễ đức Phật đản sinh vào ngày rằm tháng 4 nhưng có thể ít nghe nhắc đến ngày vía đức Phật Di Lặc. Có lẽ vì sự trùng hợp với ngày Tết nên nhiều người nghĩ rằng việc ngày xuân đi chùa lễ Phật chỉ là để thăm viếng các vị tăng ni, gặp gỡ các vị đồng đạo, cùng tụng kinh niệm Phật và hái lộc đầu năm ở chùa. Chúng ta hãy tìm hiểu xem ngoài việc đi chùa như thế, ngày đầu xuân có ý nghĩa gì đối với người Phật tử tại gia và xuất gia.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi gần đến giờ giao thừa, các Phật tử ngồi theo thứ lớp ở chánh điện, phái nam ngồi bên trái, phái nữ ngồi bên phải (nam tả, nữ hữu). Ba hồi chuông báo chúng nhắc nhở các vị tăng, ni chuẩn bị y hậu tề chỉnh. Ba hồi bản tiếp theo báo giờ hành lễ sắp bắt đầu. Ba hồi chuông trống bát nhã vang lên theo bước chân các vị tăng vân tập chánh điện (điện thờ Phật) rồi an vị. Giờ giao thừa vừa điểm thì vị Hòa thượng trụ trì, Tăng chúng và toàn thể Phật tử bắt đầu cử hành lễ giao thừa với các nghi thức sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Dâng hương cúng Phật, đảnh lễ chư Phật và Bồ Tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Làm lễ cầu an cho tất cả Phật tử và gia quyến. Cầu cho quốc gia được thái bình, chúng sinh an lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tụng kinh Phổ Môn, Tâm kinh Bát Nhã và kết thúc bằng Tam quy y.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau đó, vị giảng sư của chùa giảng về ý nghĩa ngày vía đức Phật Di Lặc, liên quan đến lòng cầu mong giác ngộ của Phật tử. Tiếp đến là chư tăng đảnh lễ chúc mừng Hòa thượng trụ trì và vị này chúc lại chư tăng. Phật tử chúc mừng và cám ơn chư Tăng đã dìu dắt họ tu học và sống cuộc đời thanh đạm, tinh tấn tu hành để làm gương sáng cho mọi người. Hòa thượng trụ trì đại diện chư tăng mừng tuổi quý vị Phật tử, chúc họ được mọi sự an lành và vững tiến trên con đường học đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚC MỪNG NĂM MỚI</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">[IMGL]http://img707.imageshack.us/img707/8559/lanphao.jpg[/IMGL]Sáng mồng một Tết, các chùa cử hành lễ thù ân để tỏ lòng kính trọng và nhớ ơn chư Phật, chư Bồ Tát đã thị hiện trên cõi đời này khai thị Phật pháp, cùng các bậc Tổ sư, tôn túc đã dẫn dắt Phật tử trên con đường tu học an vui.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở các thiền viện, tên các vị Phật được xướng lên là sáu vị Cổ Phật, rồi đến đức Phật Thích Ca, sau đó là hai mươi tám vị Tổ sư Tây Trúc (Ấn Độ) rồi đến các vị Tổ sư Trung Hoa và các vị kế tiếp. Thiền nhấn mạnh đến tâm ấn truyền thừa như một sợi dây dài không đứt đoạn từ xưa cho đến nay. Việc niệm danh hiệu các ngài là xác nhận việc truyền thừa tâm ấn và tỏ lòng kính ngưỡng các bậc tiền bối đó.</P>
</span></span>
<CENTER>

<BR><B>XUÂN TƯƠI THẮM</B>
Thích Phụng Sơn</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">[IMGL]http://img203.imageshack.us/img203/5879/thieptetq.jpg[/IMGL] Mỗi năm, người dân Việt dù theo tôn giáo nào cũng đều ăn mừng Tết Nguyên đán. Nguyên là bắt đầu, đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên đán là lễ chào mừng một năm mới, một nguồn hy vọng mới với tất cả sự mới mẻ trong lòng chúng ta cũng như cảnh vật thiên nhiên bên ngoài. Việc cử hành các lễ lạt mừng xuân mang rất nhiều ý nghĩa trong lòng người dân Việt, qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của dân tộc. Lúc thanh bình là lúc cảm tạ Phật trời đã giúp cho người dân sống đời an lạc, vua chúa cai trị anh minh; thời loạn lạc chiến tranh thì tỏ lòng mong ước sớm có hòa bình thịnh trị; lúc xa xứ thì tỏ lòng cầu chúc quê nhà sớm được an vui, người xa nhau chóng được đoàn tụ.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dù bận bịu chuyện gì, vào những ngày gần Tết, người dân Việt đều lo trang hoàng lại nhà cửa, đánh bóng lại các lư hương, chân đèn bằng đồng, cùng chưng dọn lại bàn thờ cho đẹp đẽ. Hoa quả được bày biện trang hoàng, các câu đối cũ, nếu có thể, được thay bằng câu đối mới. Mỗi nhà đều cố gắng sắm sửa bánh tét, bánh chưng, dưa hành, mứt, hạt dưa, bông hoa quả phẩm. Trong tộc họ, những người thuộc dòng thứ còn gửi Tết (phẩm vật để cúng) tới nhà tộc trưởng, tức là người có trách nhiệm đại diện con cháu để cúng tổ tiên trong dịp Tết.
<CENTER><B>I. LỄ GIA TIÊN HAY CÚNG ÔNG BÀ</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chiều ba mươi Tết, sau khi giải quyết những việc cần thiết cũng như trang hoàng, bày biện bàn thờ, các gia đình người Việt sửa soạn lễ cúng gia tiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhang đèn trên bàn thờ được thắp sáng và tỏa mùi thơm thanh khiết, hoa quả phẩm vật được bày biện trang nghiêm, đẹp mắt. Có người dùng nhang vòng để khói hương nghi ngút trên bàn thờ trong suốt ngày lễ cúng gia tiên vào chiều 30 Tết, lễ cúng rước ông bà hay cha mẹ đã quá cố về ăn Tết cùng con cháu, vì nhang vòng có thể cháy liên tục suốt ngày đêm. Trên bàn thờ ông bà luôn luôn có hương khói trong ba ngày Tết. Người gia trưởng đại diện cho mọi người khấn tên vị quá vãng và mời họ về chứng giám cùng chung vui ba ngày xuân. Sau đó, theo thứ bực mỗi người tuần tự đến bàn thờ lễ lạy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Để tỏ lòng thành kính, sáng mồng một Tết có lễ cúng gia tiên bằng cỗ chay hay mặn. Những người Phật tử thường cúng chay. Có những vị khi còn sống tu hành tinh tấn, trước khi qua đời dặn dò con cháu khi đến ngày kỵ giỗ chỉ được cúng chay nên họ thực hành điều đó. Vì thế ngày Tết có nhiều gia đình nấu cơm chay và chuẩn bị các thứ bánh chay để dâng cúng và cũng để đãi đằng những người Phật tử khác đến viếng thăm vào ngày Tết.
<CENTER><B>II. Ý NGHĨA VIỆC CÚNG ÔNG BÀ TRONG NGÀY TẾT</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta đang ở vào thời đại khoa học hiện đại. Mọi người đều biết rằng vũ trụ này rộng lớn mênh mông. Quả đất to lớn của chúng ta chỉ là một thành phần nhỏ bé của thái dương hệ, gồm mặt trời và các hành tinh khác. Dải Ngân hà có đến hàng tỉ tỉ mặt trời, nên thái dương hệ cũng chỉ là một thành phần rất nhỏ của dải Ngân hà, ví như một hạt bụi trong tòa lâu đài to lớn. Nhưng dải Ngân hà cũng chỉ là một thế giới nhỏ bé so với hàng tỉ tỉ thế giới khác trong vũ trụ rộng lớn mênh mông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các nhà khoa học hiện đại đã biết đến trên 200 ngàn tỉ dải thiên hà trong vũ trụ, mà dải Ngân hà của chúng ta chỉ là một trong số đó. Người ta suy đoán rằng, vũ trụ to lớn hiện nay bắt đầu xuất hiện sau một vụ nổ lớn <I>(big bang)</I> vào khoảng mười lăm tỉ (15.000.000.000) năm trước đây. Vụ nổ vĩ đại đó đã tung ra khắp vũ trụ những đám mây năng lượng, từ đó các ngôi sao thành hình. Quanh các ngôi sao này có các khối lửa nóng, nguội dần đi và trở thành các khối tinh cầu tự xoay tròn quanh chúng, và đồng thời cũng xoay quanh mặt trời. Các nhóm hành tinh (như trái đất), vệ tinh (như mặt trăng) và định tinh (như mặt trời) có hằng hà sa số trong vũ trụ bao la này. Kinh điển Phật giáo gọi vũ trụ mênh mông rộng lớn đó là Tam thiên đại thiên thế giới. Ngay trong dãy Ngân hà <I>(Milky way)</I> này, thái dương hệ mà trái đất chúng ta là một thành phần cũng được ví như hạt bụi nhỏ trong một căn phòng vĩ đại và dải Ngân hà cũng chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ vô cùng vô tận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi cúng kỵ ông bà, người Phật tử trên quả đất này khấn nguyện tên người quá vãng, hay lúc chúng ta làm lễ gia tiên, cúng rước ông bà về cùng hưởng xuân với con cháu, thì họ từ đâu trong cõi vũ trụ mênh mông ấy trở về với chúng ta.
Đức Phật luôn luôn nhắc nhở người Phật tử không nên mê tín dị đoan. Tất cả mọi niềm tin phải xuất phát từ kinh nghiệm tự thân, phải dựa trên sự hiểu biết chân thật, chính xác. Việc thờ cúng của người Phật tử ở nhà hay ở chùa cũng đều phản ảnh lời dạy đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi ta thành tâm đốt nén nhang cùng để lòng thanh tịnh mà khấn nguyện các vị quá vãng, một sự nhiệm mầu hưng khởi trong tâm ta. Lúc đó lòng thành bao trùm tất cả, không có một ý tưởng tạp nhạp (tạp niệm) nào xen vào. Tất cả, bên trong cũng như bên ngoài trở nên trong sạch và vắng lặng. Tâm ta trở nên rộng lớn mênh mông như vũ trụ; đèn, nhang, bông hoa quả phẩm ngời sáng lung linh. Sự an lạc và tĩnh lặng tràn đầy khắp chốn. Với tâm rộng lớn, ngời sáng, rỗng lặng và an vui đó, con cháu nghĩ tưởng đến ông bà cha mẹ quá cố thì ông bà cha mẹ hiện ra tràn đầy, an vui, tươi sáng trong tâm con cháu và cùng vui hưởng ba ngày xuân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ sự thành tâm đó mà niềm an vui thật sự dâng lên trong lòng chúng ta. Mỗi người trong gia đình từ giờ phút đó ý thức nhiều hơn đến việc đem lòng thương mến mà đối xử, nói năng với nhau, trẻ con người lớn đều hớn hở vui tươi, chuẩn bị cho buổi cúng giao thừa với sự hiện diện của ông bà, cha mẹ quá cố tràn đầy nơi tâm chúng ta: Lòng thương yêu hiếu kính của con cháu đã xóa tan sự cách biệt về không gian lẫn thời gian, giữa người sống và người quá cố. Cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai cùng hai cõi sống chết đã hợp thành một chốn trong sáng, an vui, rộng lớn, bây giờ và nơi đây.
<CENTER><B>III. LỄ GIAO THỪA</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">[IMGL]http://img16.imageshack.us/img16/8430/tetj.jpg[/IMGL]Giao là giao lại cái cũ, và thừa là tiếp nhận cái mới. Người Á đông trước đây tin rằng hàng năm có một vị thần Hành khiển coi việc nhân gian. Hết năm thì có vị Hành khiển mới đến thay vị Hành khiển cũ. Lễ giao thừa là cúng tế tiễn đưa vị cũ và chào mừng vị mới. Ngày nay, lễ giao thừa mang nặng ý nghĩa "tống cựu nghinh tân", tiễn đưa cái cũ và đón chào tất cả sự mới mẻ tốt đẹp của năm sắp đến. Lễ này cũng được gọi là lễ trừ tịch. Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bước qua năm mới.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vào chiều ngày cuối cùng của tháng Chạp âm lịch, các chùa thường cử hành lễ tiến cúng chư hương linh, hiệp kỵ (giỗ chung) các vị Tổ sư khai sơn cũng như các vị tăng sĩ đã viên tịch. Sau đó là cúng linh vị các Phật tử quá vãng ký linh tại chùa. Lễ giao thừa được cử hành long trọng tại các tư gia, đình, miếu. Bàn thờ giao thừa được bày ở ngoài sân (lộ thiên). Trên bàn thờ có trầm hương bốc khói, hương trầm nhẹ thơm, hai cây nến thắp sáng hai bên, bông hoa quả phẩm được chưng bày gọn ghẽ. Người gia trưởng đại diện mọi người dâng hương, khấn nguyện, sau đó cắm nhang vào lư hương. Lễ giao thừa xong, người Phật tử mặc áo tràng lên chùa lễ Phật, nghe giảng pháp và hái lộc đầu xuân. Cũng có nhiều Phật tử đón giao thừa tại chùa rồi sau đó mới cúng ở nhà, vì lễ giao thừa ở chùa trang nghiêm và có nhiều đạo vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>NGÀY VÍA ĐỨC PHẬT DI LẶC</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày vía tức là ngày đản sinh của các vị Phật hay Bồ Tát. Phật giáo có nhiều ngày đản sinh của các vị Phật khác nhau, như ngày vía đức Phật Thích Ca đản sinh vào ngày rằm (15) tháng tư âm lịch, ngày vía đức Phật A Di Đà vào ngày 17 tháng 11, ngày vía đức Quán Thế Âm vào ngày 19 tháng 6, và ngày vía đức Phật Di Lặc vào ngày mùng một Tết
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta thường nghe nói nhiều đến ngày lễ đức Phật đản sinh vào ngày rằm tháng 4 nhưng có thể ít nghe nhắc đến ngày vía đức Phật Di Lặc. Có lẽ vì sự trùng hợp với ngày Tết nên nhiều người nghĩ rằng việc ngày xuân đi chùa lễ Phật chỉ là để thăm viếng các vị tăng ni, gặp gỡ các vị đồng đạo, cùng tụng kinh niệm Phật và hái lộc đầu năm ở chùa. Chúng ta hãy tìm hiểu xem ngoài việc đi chùa như thế, ngày đầu xuân có ý nghĩa gì đối với người Phật tử tại gia và xuất gia.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi gần đến giờ giao thừa, các Phật tử ngồi theo thứ lớp ở chánh điện, phái nam ngồi bên trái, phái nữ ngồi bên phải (nam tả, nữ hữu). Ba hồi chuông báo chúng nhắc nhở các vị tăng, ni chuẩn bị y hậu tề chỉnh. Ba hồi bản tiếp theo báo giờ hành lễ sắp bắt đầu. Ba hồi chuông trống bát nhã vang lên theo bước chân các vị tăng vân tập chánh điện (điện thờ Phật) rồi an vị. Giờ giao thừa vừa điểm thì vị Hòa thượng trụ trì, Tăng chúng và toàn thể Phật tử bắt đầu cử hành lễ giao thừa với các nghi thức sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Dâng hương cúng Phật, đảnh lễ chư Phật và Bồ Tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Làm lễ cầu an cho tất cả Phật tử và gia quyến. Cầu cho quốc gia được thái bình, chúng sinh an lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tụng kinh Phổ Môn, Tâm kinh Bát Nhã và kết thúc bằng Tam quy y.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau đó, vị giảng sư của chùa giảng về ý nghĩa ngày vía đức Phật Di Lặc, liên quan đến lòng cầu mong giác ngộ của Phật tử. Tiếp đến là chư tăng đảnh lễ chúc mừng Hòa thượng trụ trì và vị này chúc lại chư tăng. Phật tử chúc mừng và cám ơn chư Tăng đã dìu dắt họ tu học và sống cuộc đời thanh đạm, tinh tấn tu hành để làm gương sáng cho mọi người. Hòa thượng trụ trì đại diện chư tăng mừng tuổi quý vị Phật tử, chúc họ được mọi sự an lành và vững tiến trên con đường học đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚC MỪNG NĂM MỚI</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">[IMGL]http://img707.imageshack.us/img707/8559/lanphao.jpg[/IMGL]Sáng mồng một Tết, các chùa cử hành lễ thù ân để tỏ lòng kính trọng và nhớ ơn chư Phật, chư Bồ Tát đã thị hiện trên cõi đời này khai thị Phật pháp, cùng các bậc Tổ sư, tôn túc đã dẫn dắt Phật tử trên con đường tu học an vui.</P>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở các thiền viện, tên các vị Phật được xướng lên là sáu vị Cổ Phật, rồi đến đức Phật Thích Ca, sau đó là hai mươi tám vị Tổ sư Tây Trúc (Ấn Độ) rồi đến các vị Tổ sư Trung Hoa và các vị kế tiếp. Thiền nhấn mạnh đến tâm ấn truyền thừa như một sợi dây dài không đứt đoạn từ xưa cho đến nay. Việc niệm danh hiệu các ngài là xác nhận việc truyền thừa tâm ấn và tỏ lòng kính ngưỡng các bậc tiền bối đó.</P>
</span></span>