Nhất thiết duy Tâm

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
:D Hí hí, phỉ báng phật pháp hay không thì đã rõ, chả lẽ chờ bạn nói thẳng rằng Phật bị hoang tưởng :D

Tôi chỉ nhắc lại:

Ba Tuần cho rằng câu 'Nhất thiết duy tâm tạo' không đúng sự thật mà là sự tưởng tượng

và không nói gì thêm nữa nhé :018:

Thôi chào bạn.

Hề hề,

Vậy là theo Doccoden, "Tâm" và sự tưởng tượng của "tâm trí" hay còn gọi là trí tưởng tưởng là khác nhau.

Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết, ông chưa từng thực hiện thí nghiệm thực tế. Ông đã tìm ra tất cả những thứ phức tạp nhất với nguồn cảm hứng từ trí tưởng tượng. "Tôi đủ chất nghệ sĩ để tự do vẽ theo trí tưởng tượng của tôi. Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức là hạn chế, còn trí tưởng tượng bao quanh khắp thế giới",


"Khi xem xét bản thân và các phương pháp suy nghĩ, tôi càng đến gần hơn với kết luận rằng trí tưởng tượng là món quà có ý nghĩa hơn khả năng hấp thụ kiến thức", ông nói.

[Link]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hề hề,

Vậy là theo Doccoden, "Tâm" và sự tưởng tượng của "tâm trí" hay còn gọi là trí tưởng tưởng là khác nhau.

Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết, ông chưa từng thực hiện thí nghiệm thực tế. Ông đã tìm ra tất cả những thứ phức tạp nhất với nguồn cảm hứng từ trí tưởng tượng. "Tôi đủ chất nghệ sĩ để tự do vẽ theo trí tưởng tượng của tôi. Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức là hạn chế, còn trí tưởng tượng bao quanh khắp thế giới",

"Khi xem xét bản thân và các phương pháp suy nghĩ, tôi càng đến gần hơn với kết luận rằng trí tưởng tượng là món quà có ý nghĩa hơn khả năng hấp thụ kiến thức", ông nói.


Thì ra bạn hiểu sai câu hỏi của tôi. Tôi không hỏi phương pháp nhận thức mà chỉ yêu cầu bạn chứng minh câu nói đó là chân lý, tức sự thật nó là như vậy.

Thật ra bạn hiểu ý tôi, qua những gì tôi đã nói, nhưng có lẽ bạn giả vờ thôi :D Chẳng hạn, tôi thấy bạn vẫn nói chuyện với tôi trong khi cho rằng tôi, doccoden, là do bạn tưởng tượng ra chứ không có thật. Mấy người điên tưởng tượng ra một người rồi nói chuyện với vì tưởng đó là thật. Người bình thường biết là tưởng tượng nên mới gọi họ là điên. Do đó, nếu bạn cho rằng tôi là do bạn tưởng tượng mà vẫn nói chuyện thì chứng tỏ bạn không tin những gì mình nói rồi :D

Mọi thứ do bạn tưởng tượng ra, vậy bạn có làm cho cái gì đó biến mất được không? Chắc chắn là không rồi. Bạn có dám ra đường cho xe cán không? Nó chỉ là do bạn tưởng tượng thôi mà, tại sao bạn lại sợ nó cán chết? v.v....

Miệng thì nói 'tất cả đều do tôi tưởng tượng' nhưng vẫn tin 'tất cả đều là thật', tại sao vậy Ba Tuần? :D
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Thì ra bạn hiểu sai câu hỏi của tôi. Tôi không hỏi phương pháp nhận thức mà chỉ yêu cầu bạn chứng minh câu nói đó là chân lý, tức sự thật nó là như vậy.

Thật ra bạn hiểu ý tôi, qua những gì tôi đã nói, nhưng có lẽ bạn giả vờ thôi :D Chẳng hạn, tôi thấy bạn vẫn nói chuyện với tôi trong khi cho rằng tôi, doccoden, là do bạn tưởng tượng ra chứ không có thật. Mấy người điên tưởng tượng ra một người rồi nói chuyện với vì tưởng đó là thật. Người bình thường biết là tưởng tượng nên mới gọi họ là điên. Do đó, nếu bạn cho rằng tôi là do bạn tưởng tượng mà vẫn nói chuyện thì chứng tỏ bạn không tin những gì mình nói rồi :D

Mọi thứ do bạn tưởng tượng ra, vậy bạn có làm cho cái gì đó biến mất được không? Chắc chắn là không rồi. Bạn có dám ra đường cho xe cán không? Nó chỉ là do bạn tưởng tượng thôi mà, tại sao bạn lại sợ nó cán chết? v.v....

Miệng thì nói 'tất cả đều do tôi tưởng tượng' nhưng vẫn tin 'tất cả đều là thật', tại sao vậy Ba Tuần? :D

Hề hề,

Có đời nào đạo diễn mà phải nghe lời diễn viên sắp vai cho mình ư ?

Cho nên đâu cần phải chứng minh làm gi ?! Vì Ba Tuần đâu có ý định thuyết phục !

Lại nữa, chính Doccoden nói rằng Ba Tuần "phỉ báng lời Phật" vì cho rằng "nhất thiết duy tâm tạo" - lời Phật day - là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Thế là Ba Tuần góp vui là: Nếu thế thì phải chăng Doccoden cho rằng trí tưởng tượng không phải là tâm, khác tâm ?

/* Còn cái đoạn trích dẫn Bài báo nói về Albert thì chẳng phải là luận cứ hay luận chứng gì nhằm bảo vệ quản điểm của Ba Tuần cả !

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Vô Năng thấy câu chuyện đang đi hơi xa thì phải. Đức Phật từng nói rằng Ngài chỉ thuyết giảng những vấn đề liên quan đến giải thoát thì phải. ABC này hình như hơi xa rồi.

Muốn xác định thứ ảo tưởng đó là gì thì trước tiên ta phải xác định được “thật” là gì. Mà Đức Phật lại nói Vô Ngã là bất khả tư nghì, vậy thì làm sao xác định được “ảo tưởng” đó là thật hay giả? Thật ra Ba Tuần chẳng có cơ sở để định nghĩa “ảo tưởng” đó, huống nữa là nói về nó.

Vị cư sĩ này giảng giải Duy Thức rất tốt, chia sẻ cho mọi người cùng học tập:

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/GbpzZYOfBMw" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>​

/* Thức cũng tức là Tâm, là Trí.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hề hề,

Có đời nào đạo diễn mà phải nghe lời diễn viên sắp vai cho mình ư ?

Cho nên đâu cần phải chứng minh làm gi ?! Vì Ba Tuần đâu có ý định thuyết phục !

Lại nữa, chính Doccoden nói rằng Ba Tuần "phỉ báng lời Phật" vì cho rằng "nhất thiết duy tâm tạo" - lời Phật day - là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Thế là Ba Tuần góp vui là: Nếu thế thì phải chăng Doccoden cho rằng trí tưởng tượng không phải là tâm, khác tâm ?

/* Còn cái đoạn trích dẫn Bài báo nói về Albert thì chẳng phải là luận cứ hay luận chứng gì nhằm bảo vệ quản điểm của Ba Tuần cả !



Trời đất, sao lại so sánh 'đạo diễn với diễn viên' và sự tưởng tượng :icon_winkgrin2: Đạo diễn và diễn viên đều là 2 con người thật nói chuyện với nhau, khác với một người tưởng tượng ra một người không có thật rồi nói chuyện với người đó. Chắc là đầu óc Ba Tuần có vấn đề rồi

Giờ hỏi một câu để test xem bạn có bình thường hay không nhé:

_ Có một anh chàng đang lảm nhảm nói chuyện với một người nào đó do anh ta tưởng tượng ra trong đầu.

Theo Ba Tuần thì anh chàng đó bình thường hay là đầu óc có vấn đề?
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Bạn có dám ra đường cho xe cán không? Nó chỉ là do bạn tưởng tượng thôi mà, tại sao bạn lại sợ nó cán chết?


Sao giả lơ câu này vậy Ba Tuần??? :icon_winkgrin2:
 

VNBN

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Tham gia
13 Thg 6 2017
Bài viết
92
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Chỉ một chữ tâm thâu nhíp tất cả, tự mà vô tự, một mà tất cả. Vốn chẳng có chỗ để luận bàn, luận bàn là tạm thời phân ra làm hai mà nói.

Theo đó luận bàn, TÂM có hai tính chất là Tâm Thể và Tâm Dụng, vốn bất nhị trong một chữ TÂM mà tạm nói làm hai.

Thể là tính chất không hình tướng riêng, nó bất động trong mọi tình huống, Vô Vi.

Tâm Dụng là tâm - tâm tương tác, sinh ra cái gọi là hiện tượng hay văn hoa một chút là PHÁP (Hữu Vi).

Tâm dụng lại có hai là cộng tâm và biệt tâm, cộng tâm sản sinh pháp vô tình, biệt tâm sản sanh pháp hữu tình.

Hai câu 'vạn pháp quy tâm" và 'nhất thiết duy tâm tạo" chính là nói chữ TÂM độc nhất vô nhị đó.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Chỉ một chữ tâm thâu nhíp tất cả, tự mà vô tự, một mà tất cả. Vốn chẳng có chỗ để luận bàn, luận bàn là tạm thời phân ra làm hai mà nói.

Theo đó luận bàn, TÂM có hai tính chất là Tâm Thể và Tâm Dụng, vốn bất nhị trong một chữ TÂM mà tạm nói làm hai.

Thể là tính chất không hình tướng riêng, nó bất động trong mọi tình huống, Vô Vi.

Tâm Dụng là tâm - tâm tương tác, sinh ra cái gọi là hiện tượng hay văn hoa một chút là PHÁP (Hữu Vi).

Tâm dụng lại có hai là cộng tâm và biệt tâm, cộng tâm sản sinh pháp vô tình, biệt tâm sản sanh pháp hữu tình.

Hai câu 'vạn pháp quy tâm" và 'nhất thiết duy tâm tạo" chính là nói chữ TÂM độc nhất vô nhị đó.

VNBN còn không hiểu Tâm là cái gì, thì đừng bàn luận đến câu 'Nhất thiết duy tâm tạo' làm chi cho thêm khổ thêm phiền :icon_megagrin: Cũng như người chưa thuộc bản cửu chương thì đừng bàn đến việc tính toán.

Ngoài ra cỏn có vấn đề về đọc hiểu. Chả lẽ khi nói 'Tất cả là do Chúa tạo ra' thì VNBN lại nghĩ câu đó là nói đến chữ CHÚA à?

-------

Ba Tuần thì hiểu đúng Tâm là gì rồi, nhưng đang lờ mờ cái câu 'Nhất thiết duy tâm tạo' :icon_megagrin:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
VNBN còn không hiểu Tâm là cái gì, thì đừng bàn luận đến câu 'Nhất thiết duy tâm tạo' làm chi cho thêm khổ thêm phiền :icon_megagrin: Cũng như người chưa thuộc bản cửu chương thì đừng bàn đến việc tính toán.

Ngoài ra cỏn có vấn đề về đọc hiểu. Chả lẽ khi nói 'Tất cả là do Chúa tạo ra' thì VNBN lại nghĩ câu đó là nói đến chữ CHÚA à?

-------

Ba Tuần thì hiểu đúng Tâm là gì rồi, nhưng đang lờ mờ cái câu 'Nhất thiết duy tâm tạo' :icon_megagrin:

Mời bạn giảng rõ, điểm nào không hợp lí để Vnbn mở mang học hỏi ạ? Nói càng cụ thể càng tốt. Chân thành cảm ơn.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Phật dạy, trước Vô Minh thì có Niệm Bất Giác, sau Vô Minh thì có Hành -> Thức. Như vậy, thức cũng chỉ là biến hiện nơi Tâm, là hư vọng, là mây khói. Trí cũng vậy.

Nếu nói Thức, Trí của Chư Phật, đây điều là không thể nghĩ bàn, quy chung với Vô Ngã là một, chẳng qua tạm nói có cái này, cái kia.

Nếu nói Thức hiểu biết thế gian, Trí hiểu biết thế gian, thì hai thứ này nằm trong Ngũ Uẩn, cũng là Vô Thường.

Nếu dụng Duy Thức làm phuơng tiện tu hành, thì ở nơi đó phải có đủ Tam Pháp Ấn, giống như Đức Di Lạc cũng như các bậc thành tựu khác đã làm.

Kinh Lăng Nghiêm, Q4:

Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh, tùy theo nghiệp thức biến hiện nên vô minh bắt đầu.

Một niệm vô minh bỗng khởi, thì bản giác lìa tánh không mà sanh vọng minh, tánh không cũng lìa bản giác mà sanh ám muội. Bản giác sanh vọng minh thì phát ra thức...

1. Cái gọi là "niệm bất giác", đầy đủ là "nhất niệm vô minh", cũng chính là chỗ Kinh nói: "Một niệm vô minh bỗng khởi".

Ở nơi "thể giác tánh không" bỗng khởi "một niệm vô minh". Cũng như chỗ "năng không, sở không" đồng thời tan rã thì "thình lình siêu việt thế gian và xuất thế gian" mới là cái chỗ "bất khả tư nghì".

2. Lại nói:

Đà Na (thức thứ tám) thức vi tế,

Tập khí như nước dốc.

Sợ chấp Chơn phi chơn,

Nên Ta chẳng khai giảng.

Tự tâm chấp tự tâm,

Phi huyễn thành pháp huyễn.


Chẳng chấp chẳng phi huyễn,

Phi huyễn còn chẳng sanh,

Pháp huyễn làm sao lập?

Thức, trí bị lầm chấp, giống như "người nhận lầm phương nam là phương bắc" làm cho "thể trí tánh không" chân thật thành ra méo mó; tuy nói là huyễn nhưng thật ra nếu là huyễn thì khi nhận chân được "thể tánh" thì phải dứt huyễn, cớ sao còn trong cảnh huyễn ?!

Thế mới biết "huyễn" tức là "giả" tức là "nhận lầm" vậy !

Cho nên, Duy Thức Tông mới có thể chuyển Thức thứ tám ( Đà Na) thành Đại viên cảnh trí; thức thứ 7 thành Bình đẳng tánh trí; thức thứ 6 thành Diệu quan sát trí: 5 thức còn lại thành Thành sở tác trí.

Nếu thức, trí chỉ là hư vọng biến hiện nơi tâm thì tâm này cũng là hư vọng chẳng phải chân tâm bởi còn thấy sự giả khác sự chân vậy !

3. Vô ngã tức là ngã; thường tức là vô thường và ngược lại.

Nếu vô thường là thật thì chẳng thể dứt vô thường mà đạt chân thường; bởi cái chân thường do dứt vô thường cũng là vô thường thì làm gì có chân thường.

Nếu vô thường là chẳng thật thì đúng lý khổ dứt thì vui cũng dứt, nay khổ dứt mà vui sinh; vui dứt thì khổ sinh; chuyển biến qua lại không ngừng rõ ràng.

Vốn là hợp nhất không phân; không phân nên nhất cũng không có; do "lầm" mà phân ra; do đó muốn dứt "mê lầm" thì lại thành lỗi "tự tâm chấp tự tâm"

Thật khó, thật khó !



 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Ba Tuần sao không trả lời mấy câu hỏi của doccoden?
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Mời bạn giảng rõ, điểm nào không hợp lí để Vnbn mở mang học hỏi ạ? Nói càng cụ thể càng tốt. Chân thành cảm ơn.

Cứ làm theo chủ thớt Ba Tuần đi. Mới đầu thì cả hai đều nói giống nhau, xem lại nhé:



- Tâm này là tâm niệm, không phải tâm thể. Tâm niệm thì có tướng; tâm thể thì vô tướng; Tâm niệm hữu tướng nên nơi tướng bị kẹt, khởi sinh vạn hữu thì tướng hữu phân thành thô tế.

Niệm vô hình nơi mình là tế, đối với tướng của năng giác là thô;

Lại nơi năng giác bị năng không thấu nhiếp thì năng giác là thô; năng không là tế;

Xoay vần tới cùng tột thì trở về nguồn cội "khởi tạo" vạn hữu.

Chỗ này không còn hiện hữu thì mới rõ là "tưởng" tức là "thọ", là "hành", là "thức" là sắc hữu vạn tượng.

Ôi đau đớn thay !!![/SIZE]


Chỉ một chữ tâm thâu nhíp tất cả, tự mà vô tự, một mà tất cả. Vốn chẳng có chỗ để luận bàn, luận bàn là tạm thời phân ra làm hai mà nói.

Theo đó luận bàn, TÂM có hai tính chất là Tâm Thể và Tâm Dụng, vốn bất nhị trong một chữ TÂM mà tạm nói làm hai.

Thể là tính chất không hình tướng riêng, nó bất động trong mọi tình huống, Vô Vi.

Tâm Dụng là tâm - tâm tương tác, sinh ra cái gọi là hiện tượng hay văn hoa một chút là PHÁP (Hữu Vi).

Tâm dụng lại có hai là cộng tâm và biệt tâm, cộng tâm sản sinh pháp vô tình, biệt tâm sản sanh pháp hữu tình.

Hai câu 'vạn pháp quy tâm" và 'nhất thiết duy tâm tạo" chính là nói chữ TÂM độc nhất vô nhị đó.


Tuy cả hai nói giống nhau, nhưng Ba Tuần hiểu rõ TÂM là gì. Nếu VNBN không biết thì cứ hỏi bạn ấy nhé. Chừng nào thông qua phần đó mới nói đến câu 'Nhất thiết duy tâm', không nên nhảy cóc.

Hiện giờ doccoden đang chất vấn bạn ấy vài câu hỏi phát sinh, hãy để cho chủ thớt giải thích trước đã.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Thế mới biết "huyễn" tức là "giả" tức là "nhận lầm" vậy !


3. Vô ngã tức là ngã; thường tức là vô thường và ngược lại.


:icon_megagrin::icon_megagrin::icon_megagrin:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Cứ làm theo chủ thớt Ba Tuần đi. Mới đầu thì cả hai đều nói giống nhau, xem lại nhé:









Tuy cả hai nói giống nhau, nhưng Ba Tuần hiểu rõ TÂM là gì. Nếu VNBN không biết thì cứ hỏi bạn ấy nhé. Chừng nào thông qua phần đó mới nói đến câu 'Nhất thiết duy tâm', không nên nhảy cóc.

Hiện giờ doccoden đang chất vấn bạn ấy vài câu hỏi phát sinh, hãy để cho chủ thớt giải thích trước đã.

Vnbn mới viết tổng quát thể thôi. Nhưng Ngài kết tội Vnbn không rõ Tâm rồi gật qua cho Ngài Ba Tuần. Nay Vnbn muốn biết cái hiểu của Ngài về Tâm và giải thích tại sao phải là "nhất thiết" duy tâm tạo, không nhất thiết được không, mời bạn chia sẽ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kinh Lăng Nghiêm, Q4:



1. Cái gọi là "niệm bất giác", đầy đủ là "nhất niệm vô minh", cũng chính là chỗ Kinh nói: "Một niệm vô minh bỗng khởi".

Ở nơi "thể giác tánh không" bỗng khởi "một niệm vô minh". Cũng như chỗ "năng không, sở không" đồng thời tan rã thì "thình lình siêu việt thế gian và xuất thế gian" mới là cái chỗ "bất khả tư nghì".

2. Lại nói:



Thức, trí bị lầm chấp, giống như "người nhận lầm phương nam là phương bắc" làm cho "thể trí tánh không" chân thật thành ra méo mó; tuy nói là huyễn nhưng thật ra nếu là huyễn thì khi nhận chân được "thể tánh" thì phải dứt huyễn, cớ sao còn trong cảnh huyễn ?!

Thế mới biết "huyễn" tức là "giả" tức là "nhận lầm" vậy !

Cho nên, Duy Thức Tông mới có thể chuyển Thức thứ tám ( Đà Na) thành Đại viên cảnh trí; thức thứ 7 thành Bình đẳng tánh trí; thức thứ 6 thành Diệu quan sát trí: 5 thức còn lại thành Thành sở tác trí.

Nếu thức, trí chỉ là hư vọng biến hiện nơi tâm thì tâm này cũng là hư vọng chẳng phải chân tâm bởi còn thấy sự giả khác sự chân vậy !

3. Vô ngã tức là ngã; thường tức là vô thường và ngược lại.

Nếu vô thường là thật thì chẳng thể dứt vô thường mà đạt chân thường; bởi cái chân thường do dứt vô thường cũng là vô thường thì làm gì có chân thường.

Nếu vô thường là chẳng thật thì đúng lý khổ dứt thì vui cũng dứt, nay khổ dứt mà vui sinh; vui dứt thì khổ sinh; chuyển biến qua lại không ngừng rõ ràng.

Vốn là hợp nhất không phân; không phân nên nhất cũng không có; do "lầm" mà phân ra; do đó muốn dứt "mê lầm" thì lại thành lỗi "tự tâm chấp tự tâm"

Thật khó, thật khó !




Kính Ngài Ba Tuần xin chia sẽ thêm:
* Niệm bất giác do đâu mà khởi và từ khi nào?

* Trước khi niệm bất giác khởi thì ra sao?

* Tại sao phải "nhất thiết" duy tâm tạo, không nhất thiết được không?

Mời Ngài chia sẽ để vnbn hiểu rõ hơn.
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Kính Ngài Ba Tuần xin chia sẽ thêm:
* Niệm bất giác do đâu mà khởi và từ khi nào?

* Trước khi niệm bất giác khởi thì là cái gì?

* Tại sao phải "nhất thiết" duy tâm tạo, không nhất thiết được không?

Mời Ngài chia sẽ để vnbn hiểu rõ hơn.
Có ai chỉ hộ cho với !
Cũng thế ; tôi thêm vào chỗ này có một chút thắc mắc .
Đã là tánh giác , có nghĩa là Phật Tánh mà sao lại bỗng dưng nổi niệm bất giác là sao?
như vậy cái giác tánh đó là sanh diệt luân hồi à. nếu vậy tu cho đến được giác tánh rồi lại một niệm bất giác thì thành số không à . mong được chỉ rõ .
Thực là tuổi cao càng ngày càng kém , mong mọi người thông cảm giúp đỡ
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính Ngài Ba Tuần xin chia sẽ thêm:
* Niệm bất giác do đâu mà khởi và từ khi nào?

* Trước khi niệm bất giác khởi thì ra sao?

* Tại sao phải "nhất thiết" duy tâm tạo, không nhất thiết được không?

Mời Ngài chia sẽ để vnbn hiểu rõ hơn.

Cũng thế ; tôi thêm vào chỗ này có một chút thắc mắc .
Đã là tánh giác , có nghĩa là Phật Tánh mà sao lại bỗng dưng nổi niệm bất giác là sao?
như vậy cái giác tánh đó là sanh diệt luân hồi à. nếu vậy tu cho đến được giác tánh rồi lại một niệm bất giác thì thành số không à . mong được chỉ rõ .

1. Thể là giác thì không bất giác; nhưng vì cho thể giác là thể giác nên thành ra bất giác khởi, cũng tức là lúc "một niệm vô minh bỗng khởi".

Hễ tự giác thể giác tánh không thì giác thể liền thanh tịnh; tới đây vẫn còn phải tiến thêm...tới chỗ thường giác bất minh ( hay còn gọi là giác cái thể này chẳng phải là giác, chẳng phải bất giác, chẳng phải chẳng giác chẳng bất giác, chẳng phải lúc giác lúc bất giác) thường tịnh, thường không; cũng chẳng khởi tịnh, khởi không.

Đã nhận rõ xưa do cho thể giác là thể giác thành sanh ra mê loạn; nay giác cái thể giác - phi nhân, phi duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên, chẳng phải nhân duyên sinh, chẳng phải tự nhiên sinh - này rồi thì không lầm lại lỗi xưa được nữa !

2. "nhất thiết" là tất cả, giác là thể của tất cả; tất cả không ngoài thể giác nên sẽ thành bậc Nhất Thiết Trí khi lên địa vị Phật [ cũng tức là nhập Phật tri kiến ]

Tướng của tất cả là không; vì không nên vô thường tức thường; sanh tức diệt; ngộ tức mê; vui tức khổ...tu tức vô tu, cái này là cái kia nên cái này có thì cái kia không thể không có.

Trước là sau, nhân là quả, duyên là phi duyên,...cái đối với nó là nó; nó là cái đối với nó.

Không phân không chia thì phân là chia, chia là phân; tùy theo sự phân của đối phương mà nói ra không có chướng ngại thực tướng của vạn pháp.

Thực tướng của vạn pháp là không, không là tánh của thể giác;

Giác là tánh, không là thể thì nhập diệt thường tịch quang.

Giác là thể, không là tánh thì ứng hiện vô số cõi.

Diệu dụng vô cùng, không thể nói hết được.

 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
1. Thể là giác thì không bất giác; nhưng vì cho thể giác là thể giác nên thành ra bất giác khởi, cũng tức là lúc "một niệm vô minh bỗng khởi".

Hễ tự giác thể giác tánh không thì giác thể liền thanh tịnh; tới đây vẫn còn phải tiến thêm...tới chỗ thường giác bất minh ( hay còn gọi là giác cái thể này chẳng phải là giác, chẳng phải bất giác, chẳng phải chẳng giác chẳng bất giác, chẳng phải lúc giác lúc bất giác) thường tịnh, thường không; cũng chẳng khởi tịnh, khởi không.

Đã nhận rõ xưa do cho thể giác là thể giác thành sanh ra mê loạn; nay giác cái thể giác - phi nhân, phi duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên, chẳng phải nhân duyên sinh, chẳng phải tự nhiên sinh - này rồi thì không lầm lại lỗi xưa được nữa !

2. "nhất thiết" là tất cả, giác là thể của tất cả; tất cả không ngoài thể giác nên sẽ thành bậc Nhất Thiết Trí khi lên địa vị Phật [ cũng tức là nhập Phật tri kiến ]

Tướng của tất cả là không; vì không nên vô thường tức thường; sanh tức diệt; ngộ tức mê; vui tức khổ...tu tức vô tu, cái này là cái kia nên cái này có thì cái kia không thể không có.

Trước là sau, nhân là quả, duyên là phi duyên,...cái đối với nó là nó; nó là cái đối với nó.

Không phân không chia thì phân là chia, chia là phân; tùy theo sự phân của đối phương mà nói ra không có chướng ngại thực tướng của vạn pháp.

Thực tướng của vạn pháp là không, không là tánh của thể giác;

Giác là tánh, không là thể thì nhập diệt thường tịch quang.

Giác là thể, không là tánh thì ứng hiện vô số cõi.

Diệu dụng vô cùng, không thể nói hết được.


Đại Ca!
Đại Ca nói " Thể là giác thì không bất giác; nhưng vì cho thể giác là thể giác nên thành ra bất giác khởi, cũng tức là lúc "một niệm vô minh bỗng khởi".
Vậy cái gì cho thể giác là thể giác nên thành ra bất giác khởi?
Cũng vậy ; đoạn hai Đại ca nói...
Vậy cái gì tự giác thể giác...?
Cái gì Đã nhận rõ xưa do cho thể giác là thể giác thành sanh ra mê loạn...?
nếu nói nó là Tâm , vậy tánh giác có phải là Tâm, nếu là tâm thì có hai tâm , một tâm là tánh giác, một tâm là giác cái tâm tánh giác đó .
Xin đại ca nói rõ thứ
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Đại Ca!
Đại Ca nói " Thể là giác thì không bất giác; nhưng vì cho thể giác là thể giác nên thành ra bất giác khởi, cũng tức là lúc "một niệm vô minh bỗng khởi".
Vậy cái gì cho thể giác là thể giác nên thành ra bất giác khởi?
Cũng vậy ; đoạn hai Đại ca nói...
Vậy cái gì tự giác thể giác...?
Cái gì Đã nhận rõ xưa do cho thể giác là thể giác thành sanh ra mê loạn...?
nếu nói nó là Tâm , vậy tánh giác có phải là Tâm, nếu là tâm thì có hai tâm , một tâm là tánh giác, một tâm là giác cái tâm tánh giác đó .
Xin đại ca nói rõ thứ

Cái gì cho đầu là đầu, cái gì cho cây là cây...cái đó đều chẳng phải khởi thủy.

Tới chỗ khởi thủy thì không lầm nhận nó nữa thì thành ra nói do tự tri, tự giác thành mê loạn.

Nay dùng cái mê loạn tiếp nhận thì thấy trước nó phải có cái khác vì chẳng ngoài nhân duyên.

Không chấp nhận thì trong lúc mê loạn sẽ tìm cầu cái chẳng mê loạn, đây là lỗi lầm !

Hợp lý tức là nhân duyên; trái lý thì cho là tự nhiên; nhân duyên tự nhiên không chấp nhận thì kiến tạo không ngừng thành sở tri chướng !

Nay bỏ hết quay về thì chỗ về ấy là do cái gì mà được ?

- Nếu do bỏ mà được thì cái gì khiến bỏ ?

- Nếu cái khiến bỏ khiến cho cái bỏ sinh thì tất sẽ sinh tâm nghi hoặc !

Cho nên, mê lại thêm mê, lấy vọng làm nhân, lấy lý làm duyên; nhân duyên trong vòng tri kiến không ra khỏi được !

 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Cái gì cho đầu là đầu, cái gì cho cây là cây...cái đó đều chẳng phải khởi thủy.

Tới chỗ khởi thủy thì không lầm nhận nó nữa thì thành ra nói do tự tri, tự giác thành mê loạn.

Nay dùng cái mê loạn tiếp nhận thì thấy trước nó phải có cái khác vì chẳng ngoài nhân duyên.

Không chấp nhận thì trong lúc mê loạn sẽ tìm cầu cái chẳng mê loạn, đây là lỗi lầm !

Hợp lý tức là nhân duyên; trái lý thì cho là tự nhiên; nhân duyên tự nhiên không chấp nhận thì kiến tạo không ngừng thành sở tri chướng !

Nay bỏ hết quay về thì chỗ về ấy là do cái gì mà được ?

- Nếu do bỏ mà được thì cái gì khiến bỏ ?

- Nếu cái khiến bỏ khiến cho cái bỏ sinh thì tất sẽ sinh tâm nghi hoặc !

Cho nên, mê lại thêm mê, lấy vọng làm nhân, lấy lý làm duyên; nhân duyên trong vòng tri kiến không ra khỏi được !

Đại Ca nói rắc rối quá , thôi thế này đi.
Kinh nói vốn là bất sanh bất diệt bất tăng, bất.....
Cũng gọi là Phật tánh , cũng gọi là chân như...
Nhưng sao bỗng dưng lại thành chúng sanh vì một niệm bất giác?
Chẳng lẽ Phật Tánh, Chân Như cũng nổi niệm tào lao à? Nguồn gốc nổi niệm là do cái gì ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên