(Thảo luận) Hầu chuyện với Lão huynh Khuclunglinh về Thực tính pháp...

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Namo tassa Bhagavato Arahato Samma-sambuddhassa!
Nam mô Thập phương chư Phật, Pháp, Tăng thường trụ Tam Bảo!
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, Thế Tôn!


_____________________

Kính trình Thượng toạ Viên Quang cùng tất cả chư quý vị trong Ban Lãnh đạo Diễn đàn và cùng với tất cả chư vị huynh tỷ Moderators của các chuyên mục, cũng như các Thành viên Tích cực, Thành viên Vinh dự, Thành viên tham gia từ lâu đến nay thuộc Diễn đàn Phật Pháp Online.

Hôm nay Thiên Không xin mạo muội gởi bài theo chủ đề Thực tính pháp hay là Chân đế pháp là để trả lời một số ý từ các phần chất vấn của huynh Khuclunglinh rải rác từ các topic khác trong thời gian vừa qua, trên tinh thần tôn trọng, cầu học, cầu tiến và xin nhận được những phản hồi tích cực, mang tính xây dựng hơn là chỉ trích bằng những ngôn ngữ vô văn hoá (tôi sẽ không trả lời bất kỳ ai có kiểu viết bài khích bác, xuyên tạc, xiên xỏ như thế!).

Và dĩ nhiên, sẽ có rất nhiều thiếu sót xảy ra trong cách hành văn, diễn đạt nên rất mong chư quý vị hoan hỷ góp ý xây dựng cho Thiên Không cũng như những ai hữu duyên xem được topic này.

Bài này không liên quan tới lĩnh vực tông phái Thiền Tông nên mình không đăng trong chuyên mục Thiền Tông (dù mình đang là Mod của chuyên mục Thiền Tông).

Trân trọng cảm ơn.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Namo tassa Bhagavato Arahato Samma-sambuddhassa!
Nam mô Thập phương chư Phật, Pháp, Tăng thường trụ Tam Bảo!
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, Thế Tôn!


Kính huynh Khuclunglinh,

Với Thiên Không đệ thì cho rằng từ bài kinh số 2 - Kinh Tất cả các lậu hoặc (Sabbàsava sutta) thuộc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), Tam Tạng kinh Pali do HT. Thích Minh Châu dịch Việt, thì Đức Thế Tôn đã dạy các cấp bậc diệt trừ phiền não từng bước từ thấp đến cao hoặc là 7 cách để diệt trừ phiền não:

1- Các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ

2- Các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ

3- Các lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ

4- Các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ

5- Các lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ

6- Các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ

7- Các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ

và phần Kết luận đã ghi rõ: "Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo những lậu hoặc nào phải do tri kiến được đoạn trừ đã được tri kiến đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do phòng hộ được đoạn trừ đã được phòng hộ đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do thọ dụng được đoạn trừ đã được thọ dụng đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do kham nhẫn được đoạn trừ đã được kham nhẫn đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do tránh né được đoạn trừ đã được tránh né đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do trừ diệt được đoạn trừ đã được trừ diệt đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do tu tập được đoạn trừ đã được tu tập đoạn trừ; này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã sống phòng hộ với sự phòng hộ tất cả lậu hoặc, đã đoạn diệt khát ái, đã thoát ly kiết sử, đã chánh quán kiêu mạn, đã diệt tận khổ đau."

Do đó theo như lời huynh đã ghi trên thì đệ cho rằng tuỳ căn cơ tu học mà người hành giả sẽ có cách tiếp cận Thực tính pháp tức là bản chất thực của vạn pháp thông qua 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) cũng chính là tiếp cận và thấu triệt thế nào là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã (3 pháp ấn - PGNT) hay là cao xa hơn là liễu tri được Niết bàn chân đế ra sao (theo 4 pháp ấn - PGBT).

Lấy kinh nghiệm của chính đệ khi tiếp cận thực tính pháp của vô thường pháp bằng cách trì niệm tưởng vô thường qua các sự vật hiện tượng hàng ngày, như bài đệ có đăng về cách nhìn ra sự vô thường qua âm thanh một bài hát dẫn tới nhập định vào trạng thái vô thường ấy, gọi là Vô thường Tuỳ quán - định của pháp quán này gọi là Vô tướng định. Tương tự như vậy với Vô nguyện định và Không tánh định. Theo cá nhân đệ cho rằng không dễ để hiểu và hành nếu như không có lý thuyết nền tảng để hình dung được thế nào là 3 pháp ấn dựa trên những sự vật hiện tượng thông thường trong cuộc sống, chứ đừng hý luận cái gì cao siêu hơn.

Rất nhiều người khi có chút hiểu biết về kinh sách hoặc đã chứng đắc một phần Thiền định (Samatha) và Thiền tuệ (***) thường hay có kiểu nói Bổn tánh thanh tịnh, Không tánh, Không môn, đốn ngộ, triệt ngộ... nhưng khi va chạm những vấn đề mang tính căn cơ của cuộc sống thực tế thì nhiều khi họ lại thất bại khi không thể đem vốn hiểu biết đó ra giải quyết, mà lắm khi còn thể hiện qua sự nóng giận bất thường và kết quả là từ ngôn ngữ tới hành động cực kỳ lỗ mãng, thô kệch không đúng với phong cách người tu hành lâu năm chút nào (cả tăng lẫn tục). Bởi lẽ tuy họ có kinh nghiệm trong thực tu nhưng dường như họ chỉ có hiểu biết với cái Thô của chân đế thực tính pháp hữu vi chứ không phải cái Tế của chân đế Siêu thế pháp (từ cửa Nhập lưu Sotapanna trở lên) nên tính khí và tập khí của họ chưa đoạn trừ thành ra gặp duyên phù hợp thì mất kiểm soát (mất Chánh niệm) nên bùng nổ. Chỗ này có nơi mỉa mai rằng "tu Phật lâu dần thành Ma" hoặc là "Đạo cao một thước, Ma cao một trượng" là thế đó.

Cái mà huynh nói là Automatic tự chuyển đó, theo thiển ý của đệ là sự chứng đắc một phần nào đó của Thiền định hoặc một vài tuệ giác cấp thấp trong lộ trình tu chứng 16 tầng tuệ giác của Thiền tuệ làm cho bản tính Giác của họ bừng sáng giữa bao năm tháng u mê, giữa cái tỉnh và mê thì dĩ nhiên tỉnh phải rực sáng hơn cái mê và có thể đã làm cho họ ngộ nhận rằng họ đã được cái gì ghê gớm lắm mà người bình thường không thể có được như họ (Tuỳ phiền não - phiền não phát sinh do chấp giữ hiện tượng Tỉnh khỏi cơn mê lâu năm).

Hoặc cũng có thể là họ thật sự được Giác ngộ, cách hay nhất để biết Giác ngộ thật hay chỉ là Giác hơi: chỉ cần khảo nghiệm qua nhiều hoàn cảnh sống va chạm với nhiều tính cách con người ngoài xã hội thì sẽ thấy được cái Ngộ của họ là Ngộ Nhận hay Ngộ Không (Không = Không tánh). Thường thì nếu họ chân thật do giữ giới nghiêm túc và tuệ căn họ vững chãi thì rất dễ dàng tự biết đúng sai, đắc hay không, còn nếu vì bản ngã quá lớn thì họ càng cay cú hơn, càng điên đảo tự lừa gạt bản thân và tìm mọi cách thuyết phục thiên hạ tin tưởng vào cái họ Ngộ Nhận thành Ngộ Không - lúc này "Không" chính là chấp Không chứ không còn là cái Không của Không tánh giải thoát nữa.

Tóm lại theo cách nhìn hạn hẹp của đệ thì muốn Hệ thống hoá như huynh hỏi thì có thể dựa vào bài kinh Tất cả lậu hoặc trên để xếp, hoặc là dựa vào bài kinh Trạm xe số 24 (Rathavinìta sutta) thuộc Trung bộ kinh (Majjhima Nikaya) do HT. Thích Minh Châu dịch Việt, mà đi từ căn bản tới nâng cao:

1- Giới thanh tịnh

2- Tâm thanh tịnh

3- Kiến thanh tịnh (cái thấy biết đúng về phương pháp tu tập hướng tới Giải thoát)

4- Đoạn nghi thanh tịnh (dứt nghi ngờ về phương pháp tu tập)

5- Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh (biết rõ con đường thanh tịnh hướng về Giải thoát nào là đúng, con đường nào là không đúng)

6- Đạo tri kiến thanh tịnh (chứng nghiệm Đạo)

7- Tri kiến thanh tịnh (chứng nghiệm Quả)

8- Vô thủ trước Bát-niết-bàn (không còn chấp giữ nào về Niết bàn Vô dư y)

Và đây là ý nghĩa: "này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn."

Ở đây đệ không dám bàn thêm về danh từ Phật Nhãn vì cho rằng đó là phạm trù khác cao xa hơn sự chứng đắc Niết bàn vì chư Phật còn có Nhất thiết chủng trí bên cạnh Lậu tận trí - là Thánh trí căn bản mà chư vị Vô Lậu đều có, nhưng Nhất thiết chủng trí thì duy chỉ có chư Phật Toàn Giác mới tròn vẹn hoàn toàn (phạm trù Tuệ đức của chư Phật Toàn giác).

Kính huynh.



Kinh bạn TN và TK:

Phẩm kế tiếp của Kinh này là Phẩm SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT. KLL thấy đề tài "Phật Nhãn" rất là thích hợp bởi vì hôm qua KLL thấy bạn TK đăng hai bài thật là hay:

i. bài thứ nhất là 5 loại Nhận thức trong kinh điển phân biệt:

- Tưởng Tri, Thức Tri, Thắng Tri: tuy mỗi loại nhận thức này có chỗ hay, chỗ sáng .. nhưng không phải là nhận thức trực tiếp trong thiền tuệ

- Tuệ Tri và Liễu Tri: Tuệ Tri là nhận thức trực tiếp [chắc chắn và có lẽ là "CHƠN" nhất] .. rùi sau đó Liễu Tri đi sau


ii. Bài thứ hai bạn đăng lên, nội dung rất hay là cái bài: Phải chăng Vẻ đẹp là từ Định kiến của người nhìn ?

trong bài này .. phần đầu bạn phân biệt thật rõ ràng chỗ đặt của Ý Thức, Mạt Na và A Lại Đa Thức ... nhưng trong đó lại có một đoạn mà KLL thấy rất là hợp lý [để trình bày ba lối giải thoát đó .. và lời kinh tương ưng dưới liền .. smile]

Loại phương tiện này do Đức Phật sáng chế ra mà không có trí tuệ của một vị giáo chủ nào khác có thể nghĩ ra và thực hành toàn hảo như Ngài, trong lĩnh vực của thiền quán (***) người tu sẽ có khả năng mở rộng trí tuệ tới mức quảng đại

khi thấu rõ 3 phạm trù Vô Thường, Khổ Não, Vô Ngã

tương ứng với

-->> hướng giải thoát là Không Tướng giải thoát , Vô Nguyện giải thoát , Không Tánh giải thoát .



Ở đây, KLL cũng trích lại một đoạn trong Tiểu Kinh Phương Quảng, Kinh Trung Bộ về Diệt Thọ Tưởng Định:


(Diệt định)

-- Thưa Ni sư, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, vị ấy cảm giác những xúc nào?

-- Hiền giả Visakha, khi Tỷ-kheo xuất khởi Diệt thọ tưởng định, vị ấy cảm giác ba loại xúc: không xúc, vô tướng xúc, vô nguyện xúc .


Tui thấy bạn TN khi nói chuyện trao đổi thường hay nhấn mạnh nhiều về chỗ "TỰ TÁNH" = KHÔNG .. tức là con đường KHÔNG XÚC ... bởi vì chữ "KHÔNG TÁNH" đó xảy ra...và chúng ta ĐỤNG vào nó ...[smile]

nếu chúng ta cùng nhau nhìn kỹ thêm một tí .. thì nghĩa của chữ "PHẬT NHÃN" trên con đường "TỰ TÁNH" = cứ cho là nó cuối cùng cũng xảy ra theo thời gian, theo sự chuyển biến tự nhiên của tâm với khổ .. hay là chạy khổ hoài cũng có ..

nhưng đó không phải là chỗ do "ĐOẠN GIẢM" hay là "ĐOẠN mà ĐƯỢC" ... mà do tự "BỔN TÂM" có TỰ TÁNH = THANH TỊNH .. rùi tự bổn tâm đó chuyển pháp thôi ... nói TIỆM là có ... nhưng vẫn là sự xoay chuyển của BỔN TÂM vốn đã có rồi ..

nếu hiểu như vậy, chúng ta có nên cũng gọi đó là PHẬT NHÃN = không xúc vốn đã tiềm tàng sẵn trong tâm rồi ? ...

bởi vì tâm chuyển cũng xảy ra ..

- có thể có người nhân chỗ đó ... mà CHẠM ĐƯỢC CÁI KHÔNG của TÂM = tức là KHÔNG XÚC = cũng chính là TỰ TÁNH GIẢI THOÁT .. mà nhận ra À CÓ CÁI ĐÓ THIỆT = PHẬT NHÃN

- hoặc có thể có người nhân chỗ đó... tuy không rõ ràng nó là gì .. nhưng cũng TRỰC GIÁC nhận ra, à TÂM có CHUYỂN với KHỔ: như là thò tay vào lửa có đau khổ thì có rút tay ra liền .. như vậy trong BỔN TÂM tự có cái "THANH TỊNH" = KHÔNG XÚC đó xảy ra .. và cái TRỰC GIÁC đó, cũng như TRỰC GIÁC có "PHẬT NHÃN" tồn tại đâu đó [smile]

nhưng tạm gác vấn đề đó .. để đi vào một câu hỏi tương đối mang tính chất THỜI CUỘC [smile]

Phần lớn những người tui gặp trong diễn đàn thời nay học thiền tông, thiền định thường là tự học, tự đọc, tự hiểu, .. nhưng có lẽ kinh sách đều tới chỗ này, nên phần lớn số người đó cũng đều đi tới điểm

-->> nhấn mạnh "chỗ AUTOMATIC TÂM CHUYỂN" này = và gọi là TỰ TÁNH ... [tức là con đường KHÔNG TÁNH GIẢI THOÁT ]

- đương nhiên có người từ chỗ đó có nhận thức linh lợi .. và từ từ đến "KHÔNG XÚC" thiệt

- nhưng cũng có rất nhiều người thì không ...

** nhưng cũng là chỗ có thể tạm đặt là BƯỚC NGOẶC .. có người ở đó .. "KHÔNG XÚC" sẽ đi sâu vào trong hơn .. có người ở đó, KHÔNG XÚC sẽ không đi vào sâu được ..

liệu chúng ta có cách gì "HỆ THỐNG HÓA" cách nhìn hay giải thích được hiện tượng "PHẬT NHÃN" đó .. nó có thể xảy ra theo một trình tự nhất định nào không ?


KLL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính bạn TK [smile]:

Trước tiên cám ơn bạn ...

- vì bạn đã mở lòng nói về bạn trước ..

- cũng như KLL cũng mở lòng nói về KLL ... chẳng hạn như là những kinh mà KLL đang đọc .. và cũng đang suy tư trên chúng một tí ..

căm ơn bạn TK đã "chịu khó vào kinh TRUNG BỘ" trích kinh phù hợp để nói chuyện với tui ...

À (smile): có một anh bạn dạy tui về QUÁN NĂNG LƯỢNG ... anh ta nói, nếu chúng ta sống chung quanh một cái AO

- AI NHẢY VÀO CÁI AO MỘT CÁI TÙM ... thì tất cả đều nghe .. đều thấy ...


nhưng nếu chúng ta sống ở BIỂN .. sóng biển rì rào .. gió biển ào ào -->> .. AI NHẢY VÀO BIỂN THÌ KỆ HỌ CHỨ .. hỏng kêu chết đuối, cũng chả ai thèm dòm ngó tới ...

KẾT LUẬN : bạn TK là ĐANG NHẢY VÀO MỘT CÁI AO NĂNG LƯỢNG [nói sàm chơi chút .. smile] .. ở trong cái AO NĂNG LƯỢNG này, có nhiều nguồn năng lượng chúng ta biết nó là gì, có nhiều nguồn NĂNG LƯỢNG PHẢI ĐI TRUY LÙNG VÀ KHÁM PHÁ ra mới biết ... chắc chắn và có lẽ là phải tốn chút thời gian với mí cái định luật NĂNG LƯỢNG VẬT LÝ quái chiêu nữa đây ... [smile]




Ở trong kinh Trung Bộ, có một kinh gọi là KINH HỮU HỌC có một đoạn thật là hay:


Này Mahanama, khi một vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh như vậy, hộ trì các căn như vậy, biết tiết độ trong ăn uống như vậy, chú tâm cảnh giác như vậy, đầy đủ bảy diệu pháp như vậy, hiện tại lạc trú bốn Thiền,

thuộc tăng thượng tâm,

chứng đắc không khó khăn,

chứng đắc không mệt nhọc,

chứng đắc không phí sức như vậy,


--> này Mahanama, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đang đi trên con đường hữu học, có trứng không bị hư hoại, có khả năng phá vỡ, có khả năng giác ngộ, có khả năng chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các ách phược.


Này Mahanama, ví như có tám, có mười hay có mười hai trứng gà, được gà mái khéo ấp ngồi, khéo ấp nóng, khéo ấp dưỡng; dầu cho con gà mái ấy không khởi lên ý muốn: "Mong rằng, các con gà con của ta, sau khi phá vỡ vỏ trứng với móng chân, hay với mỏ của chúng, thoát ra ngoài một cách an toàn". Những con gà con ấy, sau khi phá vỡ vỏ trứng với móng chân hay mỏ của chúng, có thể thoát ra ngoài một cách an toàn. Cũng vậy, này Mahanama, khi một vị Thánh đệ tử, thành tựu giới hạnh như vậy, hộ trì các căn như vậy, biết tiết độ trong ăn uống như vậy, chú tâm cảnh giác như vậy, đầy đủ bảy diệu pháp như vậy, hiện tại lạc trú bốn Thiền,

thuộc tăng thượng tâm,

chứng đắc không khó khăn,

chứng đắc không mệt nhọc,

chứng đắc không phí sức như vậy, này Mahanama,

---> vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đang đi trên con đường hữu học, có trứng không bị hư hoại, có khả năng phá vỡ, có khả năng giác ngộ, có khả năng chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các ách phược.




ha ha ha .. đức Phật giới thiệu "HỆ THỐNG GIÁC NGỘ của ngài" hay quá ...

có học qua hệ thống giác ngộ đó rồi,

gặp khổ cũng dễ như là -->> GÀ CON ĐẠP VỎ TRỨNG NHÀO RA VẬY ĐÓ [smile]

- có người thắc mắc hỏi 12 chú gà con coi đạp trứng chui ra có dễ không ?

- DỄ dễ dễ dễ dê dễ dễ ....

ĐÓ HỮU HỌC .. thì cũng rất là DỄ ... vì VỎ TRỨNG chỉ là KHÁI NIỆM, còn CHÂN GÀ là thiệt ... [smile]

MỘT ĐẠP VỠ TUNG vô lượng cõi

lắc mình pháp giới bặt tăm hơi ....


mà bạn TK thấy đúng không ?


*** hôm nay tui hơi bận chút .. chắc tối về rảnh mới nói chuyện về đức PHẬT GIẢNG NÓI HỆ THỐNG GIÁC NGỘ GÌ MÀ HAY QUÁ VẬY .... HỌC CÁI GÌ ?? ? [smile]

:lol: :lol:
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
1.
Ha ha ha ha .. làm sao đốn được CẢ KHU RỪNG "KHÁI NIỆM" ...

- thì CO GIÒ ĐẠP ..vì CÁI GIÒ là HỮU PHẦN đó ...

KLL

Trong vấn đề tu tập để thoát khỏi lậu hoặc thì chẳng cần làm gì với Hữu phần đó cả, bởi vì nó là cái trống không vô nghiã chỉ có tính tương tục của kiếp sống, và trong kinh điển Đức Phật không dạy phải nhảy ra nhảy vào lục lọi tìm kiếm cái gì trong đó cả.

Bởi vì khi huynh có muốn nhảy vào dòng Hữu phần thì lúc đó Ý thức (tác ý chủ quan) của huynh ở đâu để huynh tìm? Giống như người bất tỉnh, ngủ sâu thì làm gì được để mà sửa chữa hay làm gì để thay đổi những tuỳ miên ngủ ngầm đó (kinh văn Nam tông nói rằng phiền não ngủ ngầm chìm sâu trong Hữu phần, Bắc truyền cho rằng chìm sâu trong A lại da thức).

Đệ hỏi huynh, huynh lấy gì để đạp cái Hữu phần đó, mà đạp để làm cái quái gì? Trong khi nhiều thứ cần phải làm trên bề mặt ý thức, ngay cả trong tiềm thức cũng lệ thuộc bề mặt ý thức này! Thực tế thì Tâm không thể sinh lên nếu không có môi trường (cảnh) cho nó thể hiện, do đó nếu cảnh đã không còn thì tâm không thể có. Vậy, huynh [Đạp] làm sao nè?


2.
ha ha ha .. kính bạn TK:

trở lại thí dụ đó .. người ta SẼ NHẢY RA KHỎI CHIẾC XE [smile]
- là tại vì NGƯỜI TA SẼ NHẢY RA KHỎI CHIẾC XE ... và DÒNG SÔNG VẪN TIẾP TỤC
Có nhiều người hợp người ta không biết làm sao NHẢY RA KHỎI CÁI HỐ ? .. CON TÀU ? .. CÁI BÈ ?
- tuy là người ta KHÔNG BIẾT LÀ AI NHẢY RA .. nhưng người ta vẫn NHẢY RA ... mà đúng không ? [smile]

tuyệt học vô vi .. nhàn đạo nhân
bất trừ vọng tưởng .. bất cầu chân
vô minh thực tánh ->> tưc PHẬT TÁNH
ảo hóa không thân --> tức PHÁP THÂN

Thời gian đã qua đi không thể trở lại
Dòng sông đã ra đi làm sao về chốn cũ
- Áng mây trên đầu không thể ngừng trôi
(...)
Người đã ra đi .. tưởng dứt dòng .. mà không đứt bóng .. cuối cùng HỮU PHẦN cũng trở lại vì nó luôn ở đó thôi mà ... [smile]
KLL

Đoạn trích này của huynh đã rõ vấn đề rồi, thiết nghĩ không cần bàn luận thêm điểm này nữa:

Tui thấy bạn TN khi nói chuyện trao đổi thường hay nhấn mạnh nhiều về chỗ "TỰ TÁNH" = KHÔNG .. tức là con đường KHÔNG XÚC ... bởi vì chữ "KHÔNG TÁNH" đó xảy ra...và chúng ta ĐỤNG vào nó ...[smile]

nếu chúng ta cùng nhau nhìn kỹ thêm một tí .. thì nghĩa của chữ "PHẬT NHÃN" trên con đường "TỰ TÁNH" = cứ cho là nó cuối cùng cũng xảy ra theo thời gian, theo sự chuyển biến tự nhiên của tâm với khổ .. hay là chạy khổ hoài cũng có ..

nhưng đó không phải là chỗ do "ĐOẠN GIẢM" hay là "ĐOẠN mà ĐƯỢC" ... mà do tự "BỔN TÂM" có TỰ TÁNH = THANH TỊNH .. rùi tự bổn tâm đó chuyển pháp thôi ... nói TIỆM là có ... nhưng vẫn là sự xoay chuyển của BỔN TÂM vốn đã có rồi ..

nếu hiểu như vậy, chúng ta có nên cũng gọi đó là PHẬT NHÃN = không xúc vốn đã tiềm tàng sẵn trong tâm rồi ? ...

bởi vì tâm chuyển cũng xảy ra ..
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha ha ha a... thì bây giờ bắt đầu tới cái: HỮU PHẦN đó nghen ... chúng ta cùng thử suy tư trên vấn đề này:

CÁI HỮU PHẦN ĐÓ ... NÓ LÀ CÁI GÌ ???



i. Hôm qua cái thí dụ xe đứt thắng .. ai cũng NHẢY RA .. thì mọi người thấy rồi ...

CÁI HỮU PHẦN ... dòng chảy liên tục đó .. TỰ NÓ = ĐẦU SÀO TRĂM TRƯỜNG .. NHẢY QUA BỜ TỬ THỦY ...đúng không ? [smile]


ii. Thò tay vô lửa .. nóng quá rút ra ... sau đó bị thương .. nhưng vẫn là rút ra ... vấn là ĐẦU SÀO TRĂM TRƯỢNG .. NHẢY RA ...

- cái HỮU PHẦN đó .. tự nó chuyển = ĐẦU SÀO TRĂM TRƯỢNG .. nhảy ra khỏi LỬA .... [smile]



iii. Ngưỡng Sơn đi gặp Quy Sơn chỉ hỏi một câu:

- thế nào là ra KHỎI GIẾNG NGHÌN TRƯỢNG mà không cần dây ? [sao hay vậy ... giếng gì ?? ... ]


Quy Sơn hỏng trả lời chỉ hét một câu:

- HUỆ TỊCH


NGƯỠNG SƠN:

- DẠ


Quy Sơn nói:

- RA RỒI ....



vậy có phải là "CÁI NGHE" = tức là VĂN ... cũng giúp người ta có ĐẦU SÀO TRĂM TRƯỢNG nhảy qua bờ tử thủy không ?


Kể cho bạn nghe một câu truyện .. tui có một người bạn .. nói là bạn chứ bả già hơn tui .. cũng ham vui .. nên có lần rủ nhau cho tụi nhỏ cho đi chơi công viên giải trí ..bả đột nhiên nổi hứng .. đòi leo lên cái "roller coaster" = xe trượt lớn đó ..

lên tới nơi .. chưa làm gì mặt mày tái mét .. rùi lúc nó kéo cái xe lên đỉnh cao .. thì coi như BẢ HẾT ĐỜI [smile .. nhìn đôi mắt trắng bệch toàn lo âu .. sợ hãi .. hỏng còn SỨC SỐNG ]

vậy mà khi tới đỉnh .. vừa tụt xuống bả THÉT LÊN làm tui cũng HẾT SỢ LUÔN:

- NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ... mà các bạn thử tưởng tượng .. bà hét luôn như vậy cả gần một phút .. giọng cao vút la hét như vậy ... khiến ai ngồi chung cũng phì cười

-->> VẬY MÀ HẾT SỢ ... cái hết sợ này khiến bà bạo gan lên đi lần tiếp .. lần tiếp .. vì có sao đâu: KÊU PHẬT LÀ KHÔNG SỢ MÀ


từ đó, chúng ta rút ra được hai cái TÂM SINH DIỆT:

A. HỮU PHẦN --> RÚNG ĐỘNG --> DỨT DÒNG --> TÂM (lo âu, sợ hãi, tính toán, ước lượng .. vvv) ---> HỮU PHẦN


B. HỮU PHẦN --> RÚNG ĐỘNG --> DỨT DÒNG --> "VĂN" TÂM (Nam Mô A Di Đà Phật) ---> HỮU PHẦN ....

** chữ VĂN đó .. chính là GIÁO LÝ của hàng THINH VĂN .. phải không ?? [smile]



mà đúng không ? [smile]

*** vì vậy LÃO CA tui hay nói là chữ "VĂN" = tức là NĂNG LƯỢNG ... TÁCH HAI THẾ HỆ: NGƯỜI CÓ TRƯỚC và NGƯỜI CÓ SAU ... NHẤT và NHỊ .. người có nhận thức KHÔNG PHẢI MỘT THỨ .. lai có "VĂN" tức là có NĂNG LƯỢNG của MẶT TRỜI

MẶT TRỜI có tên gọi khác là TỲ LÔ GIÁ NA .. hay là tên gọi khác của NHƯ LAI


cho nên .. chữ VĂN đó .. cũng là NĂNG LƯỢNG của NHƯ LAI TẠNG [smile]

- như vậy ... NĂNG LƯỢNG ĐẠP VỎ TRỨNG CHUI RA của "HỮU PHẦN" ... dễ hay là khó ... đức Phật quảng cáo trong Kinh Trung Bộ nói DỄ ÒM mà [smile]

mà đúng không ?

KLL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
À mà quên .. chúng ta tạm đặt "TÂM SINH DIỆT" trong cái HỮU PHẦN đó là HỐ CHẾT = tức là HỒ TỬ THỦY

thì cái ĐI QUA ... VƯỢT QUA .. ĐẦU SÀO TRĂM TRƯỢNG NHẢY QUA TỪNG CÁI .. NHẢY QUA TỪNG CÁI HỐ CHẾT như vậy .. chính là chỗ "UNG DUNG KHÔNG TRẦN LAO" của PHÁP THÂN


tuyệt học vô vi ... nhàn đạo nhân

bất trừ vọng tưởng bất cầu chân

vô minh = thực tánh .. tức phật tánh

ảo hóa không thân = tức pháp thân



cho nên .. Vĩnh Gia Huyền Giác vẽ luôn cả một bức họa nói tới "CÁI HỮU PHẦN" ẢO HÓA chính là PHÁP THÂN ..


hay có một vi Thiền Sư cũng để lại một bài kệ pháp thân cũng lạ:

TAY = không cầm cây cuốc

đi bộ = cưỡi con trâu

người đi dưới lồng cầu

CẦU TRÔI .. NƯỚC KHÔNG TRÔI



DÒNG NƯỚC tuôn chảy .. vậy mà LUÔN Ở ĐÓ ..

CÂY CÂU ở đó nhìn nước trôi .. mà CÂY CẦY lại trôi ... [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
1.
B. HỮU PHẦN --> RÚNG ĐỘNG --> DỨT DÒNG --> "VĂN" TÂM (Nam Mô A Di Đà Phật) ---> HỮU PHẦN ....

** chữ VĂN đó .. chính là GIÁO LÝ của hàng THINH VĂN .. phải không ??

- mà đúng không ? - Hý luận suông ông ơi, ông nghĩ ra á hả?

2.
(...) thì cái ĐI QUA ... VƯỢT QUA .. ĐẦU SÀO TRĂM TRƯỢNG NHẢY QUA TỪNG CÁI .. NHẢY QUA TỪNG CÁI HỐ CHẾT như vậy .. chính là chỗ "UNG DUNG KHÔNG TRẦN LAO" của PHÁP THÂN

thấy mỗi ông huynh nhảy loi choi chứ chư Tổ chả ai nhảy cả à...và Đức Phật cũng dạy không bước tới, không bước lui thì vượt qua Bộc lưu (chỗ nước xoáy).

ông huynh này chừng nào mới nói được câu Đúng rồi nè!
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính các bạn:

có gì đâu mà khó .. làm rõ chữ "SANH"

nếu chúng ta XÂY MỘT BỨC TƯỜNG ... ngăn cách: NGUỒN CHIẾU -->> BỨC TƯỜNG --> và CÁC ẢNH nó chiếu ra ..

thì ngay bức tường đó .. chính là CHỮ SANH .. .cũng tức là VÔ MINH LUÔN

thừ gì mà biết nổi NGUỒN CHIẾU TRONG KIA là gì ??

phải không ?

cho nên, nếu chúng ta kiếm thử một người đang lo âu .. khắc khoải .. buồn .. tho ựu .. khổ .. chúng ta cứ nói cách này cách nọ để cho họ vui lại .. trở lại bình thường, nhưng họ làm không được nên cứ nói:

- không biết ... không biết .. không biết ... là tại vì trong lòng họ CÓ BỨC TƯỜNG BÊ TÔNG CHẮN ĐƯỜNG ... hay là CON VOI .. [smile]

KLL

Huynh KLL nói đúng, nhưng có trường hợp không thấy, không nghĩ, không đụng chạm nếm ngửi, đã sanh nhưng chưa diệt, huynh sẽ nói gì cho họ làm được Bình thường tức là Đạo???

theo bài: http://www.diendanphatphap.com/dien...-Phẩm-20-21-22&p=121603&viewfull=1#post121603
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
1.

- mà đúng không ? - Hý luận suông ông ơi, ông nghĩ ra á hả?

2.

thấy mỗi ông huynh nhảy loi choi chứ chư Tổ chả ai nhảy cả à...và Đức Phật cũng dạy không bước tới, không bước lui thì vượt qua Bộc lưu (chỗ nước xoáy).

ông huynh này chừng nào mới nói được câu Đúng rồi nè!


ha ha ha ha .. hỏng phải là LÝ LUẬN .. mà là CÁI HỮU PHẦN đó = nó KHÔNG BẤT ĐỘNG đâu ...

phải không ?


Hình như hồi đó tui đọc thây một câu truyện .. Triệu Châu vì chuyện gì đó ở trong phòng mãi không ra .. chư tăng gọi hoài cũng không ra ..

Nam Tuyền thấy thế:

THẢY BÓ ĐUỐC VÀO .. Triệu Châu chạy ra ...




đó là CHỖ KHÔNG BẤT ĐỘNG của HỮU PHẦN đó .. .

- vì vậy mới gọi là VÔ MINH thực tánh .. tức Phật Tánh ... cũng là chỗ khó thấy mà ... .phải không ?



cho nên nếu gọi là LÝ LUẬN thì nó phải là như vầy:

i. Tổ Triệu Châu thấy bó đuốc. .. chạy ra ..

ii. Phàm Phu thấy bó đuốc ... không chạy ra .. . cứ ngồi đó cho cháy chết thui luôn [smile]

nhưng thiệt ra .. AI CŨNG CHẠY RA MÀ ... phải không ?



--->> cho nên .. nó không thuộc về LÝ LUẬN NỮA ... [smile]



mà đúng không ?

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính huynh KLL,

- vậy đây là chỗ dụng công của lão huynh đó sao?

- cho đệ hỏi, nếu không có bó đuốc (nhân) cũng không có căn phòng im re (cảnh), cũng không có thấy biết nghe ngửi chạm (căn), cũng không có ai kêu réo và ném bó đuốc (duyên) thì liệu có cái gì xảy ra chăng (quả)?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ha... Kính bạn TK:

thì chúng ta cứ căn chỗ "KHÔNG LÝ LUẬN" mà ngó ..

- có bịnh ... cầu thuốc

- có khổ .. chạy khổ ..

- có buồn .. tìm vui

HỮU PHẦN chuyển động rần rần .. có bất động đâu ...


chỉ là chỗ "ĐỘNG" đó .. chỗ NGAY ĐÓ chuyên chở .. không rộng không nhiều .. không linh lợi thôi .. cần được THÊM TÍ HỆ THỐNG GIÁC NGỘ của đức Phật [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Giỏi quá, rất là giỏi, hiểu như vậy cũng được.

ha ha ha ha... Kính bạn TK:

thì chúng ta cứ căn chỗ "KHÔNG LÝ LUẬN" mà ngó ..
- có bịnh ... cầu thuốc
- có khổ .. chạy khổ ..
- có buồn .. tìm vui
HỮU PHẦN chuyển động rần rần .. có bất động đâu ...

chỉ là chỗ "ĐỘNG" đó .. chỗ NGAY ĐÓ chuyên chở .. không rộng không nhiều .. không linh lợi thôi .. cần được THÊM TÍ HỆ THỐNG GIÁC NGỘ của đức Phật [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính huynh KLL,

- cho đệ hỏi, nếu không có bó đuốc (nhân) cũng không có căn phòng im re (cảnh), cũng không có thấy biết nghe ngửi chạm (căn), cũng không có ai kêu réo và ném bó đuốc (duyên) thì liệu có cái gì xảy ra chăng (quả)? - huynh chưa trả lời nè!

- cho đệ hỏi tiếp, giữa 2 cái tâm (sanh-diệt)(sanh-diệt) liên tiếp nhau có 1 chỗ hở, nếu vào chỗ hở đó thì đến đâu???
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ha ... kính bạn TK:

không phải là LÝ LUẬN nữa rồi ... vậy KHÔNG CÓ KẼ HỞ ?

hay là:

KHÔNG THẤY KẼ HỞ ? [smile]


KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Dạ, huynh Tịch Nhiên có nói:

thường gọi thấy (biết). Tức dùng Biết sau vác cái Biết trước. Vừa khởi biết thì biết ấy chui vào quá khứ rồi, tương tục không ngừng nên gọi phàm phu.

nhưng quả là trong Thực hành thiền định, đệ thấy có chỗ Hở nên bước vào... không biết có bao giờ huynh thấy Có kẻ hở chăng?

ha ha ha ha ... kính bạn TK:

không phải là LÝ LUẬN nữa rồi ... vậy KHÔNG CÓ KẼ HỞ ?
hay là:

KHÔNG THẤY KẼ HỞ ? [smile]

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính bạn TK:

À .. có một bài hát của Đỗ Lễ ngày xưa tui rất là thích ..

Thôi nín đi em!

Lệ đẫm vai rồi

Buồn thương nhớ ơi!

Anh hỡi đôi mình Mộng nay đã tan Tình đã dở dang


Vậy thì chúng ta THẤY MỘT BỨC TƯỜNG và MỘT CON VOI ..

hỏng biết BỨC TƯỜNG BÊ TÔNG và CON VOI có bất động không nhỉ ?

KLL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ah... kính bạn TK:

thấy chuyển động không ngừng .. hay thấy KẼ HỞ .. là một người

tui thì thấy: HAI NGƯỜI khác nhau ... [smile]

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính huynh KLL,

Đệ cho rằng câu hỏi của huynh giống câu hỏi Gió động hay phướn động? cuối cùng lại chính là Tâm động. Vậy thì theo đệ nghĩ, bất động hay động chỉ do 1 niệm khởi tâm (sanh-diệt) còn nếu đã vượt qua Bộc lưu thì được chỗ Tịch diệt, nên cả động - bất động trở thành vô nghĩa!




Kính bạn TK:

À .. có một bài hát của Đỗ Lễ ngày xưa tui rất là thích ..

Thôi nín đi em!
Lệ đẫm vai rồi
Buồn thương nhớ ơi!
Anh hỡi đôi mình Mộng nay đã tan Tình đã dở dang

Vậy thì chúng ta THẤY MỘT BỨC TƯỜNG và MỘT CON VOI .. hỏng biết BỨC TƯỜNG BÊ TÔNG và CON VOI có bất động không nhỉ ?
KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Ừ thì khác thật, nhưng huynh có bao giờ bước vào Kẽ hở đó chưa???

ha ha ha ah... kính bạn TK:

thấy chuyển động không ngừng .. hay thấy KẼ HỞ .. là một người

tui thì thấy: HAI NGƯỜI khác nhau ... [smile]

KLL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha hah a... kính bạn TK:

cũng như cái RẠP CHIẾU PHIM vậy ...

- bước vào .. là TÌM VUI ..



còn từ trong ấy BƯỚC RA ... là CHIẾU PHIM [smile]

- cái VUI nó ở bên trong .. chiếu ra ...


chắc là HAI NGƯỜI KHÁC NHAU ...

mà đúng không ?



Cho nên tui lại thấy một con đường .. CON ĐƯỜNG CỦ HÀNH ..

- sắc trung cầu .. từ ngoài lột vỏ .. lần lượt đi vào trong .. cuối cùng sau lớp vỏ cuối cùng là TRỐNG RỖNG ..

- hà sa cảnh thị .. từ trong trống rỗng ra ngoài .. lần lượt cũng biết bao nhiêu lớp vỏ ..

cuối cùng .. lại là TRÍ TUỆ BÁT NHÃ vòng vòng vòng vòng [smile]



KLL
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên