Phải Cung Kính Tượng Phật

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
135120736_3268678596571925_6194654174850199248_n.jpg


1. NẾU COI TƯỢNG BẰNG ĐẤT, GỖ, VÀNG, SƠN VẼ V.V… LÀ PHẬT THẬT SẼ DIỆT ĐƯỢC NGHIỆP CHƯỚNG, PHÁ PHIỀN HOẶC, CHỨNG TAM-MUỘI XUẤT SANH TỬ.

Sách Luận Ngữ nói: “Chẳng hạ thấp hơn người khác thật sâu, chẳng được lẽ chân”. Như Lai diệt độ, chỉ còn kinh tượng tồn tại. Nếu coi tượng bằng đất, gỗ, vàng, sơn vẽ v.v… là Phật thật sẽ diệt được nghiệp chướng, phá phiền hoặc, chứng tam-muội xuất sanh tử.

Nếu coi là đất, gỗ, vàng, sơn vẽ v.v... thì chỉ là đất, gỗ, vàng, sơn vẽ mà thôi; khinh nhờn đất, gỗ, vàng, sơn vẽ thì không mắc lỗi gì.

Nếu khinh nhờn tượng Phật bằng đất, gỗ, vàng, sơn vẽ v.v... thì tội ngập trời. Đọc tụng kinh Phật, lời Tổ phải nghĩ Phật, Tổ đang hiện diện đích thân nói cho chúng ta, chẳng dám manh nha ý niệm lười nhác, coi thường. Tôi nói người làm được như thế ắt được vãng sanh, cao đăng phẩm vị, chứng ngộ triệt để Nhất Chân.

- Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)

2. ĐỐI VỚI TƯỢNG PHẬT NÊN COI NHƯ LÀ PHẬT THẬT, CHẲNG THỂ XEM NHƯ ĐẤT, GỖ, ĐỒNG, SẮT V.V...

Tội khinh nhờn khó thể tưởng được nổi. Dẫu cho được làm người, sanh lên trời, trọn khó thể dự vào hải hội. Đối với tượng Phật nên coi như là Phật thật, chẳng thể xem như đất, gỗ, đồng, sắt v.v... Kinh điển là thầy của tam thế chư Phật, như xá-lợi của Pháp Thân Như Lai, cũng nên xem như Phật thật, chẳng được coi như giấy, mực v.v... Lúc đối trước kinh tượng, nên như trung thần thờ thánh vương, như con hiếu đọc di chúc. Làm được như thế thì không nghiệp chướng nào chẳng tiêu, không phước huệ nào chẳng đủ. Nay những sĩ đại phu học Phật thì nhiều, nhưng thảy đều là đọc kinh văn, hiểu ý nghĩa, lấy đó để ăn nói, hòng được tiếng là một tay thông gia mà thôi. Còn như cung kính chí thành, y giáo tu trì, thật khó được mấy kẻ!

Vị tổ thứ hai mươi mốt ở Tây Thiên (Ấn Độ) là tôn giả Bà Tu Bàn Đầu (Vasubandhu) tự nói trong kiếp xưa khi sắp chứng Nhị Quả (Thánh Quả Tư Đà Hàm), nhân vì lầm lỗi dựa mình vào hình Phật vẽ trên vách nên bị thoái thất hết sạch. Tôi nói: “Bậc Nhị Quả còn mất quả vị. Nếu là phàm phu ắt vĩnh viễn mất thân người, thường ở trong ác đạo chẳng còn ngờ chi”. Ví như kẻ cự phú phạm phải đại tội, dốc sạch của cải trong nhà để chuộc tội chết, còn kẻ nghèo ắt lập tức bị chém đầu. Chuyện này được chép nơi chương ghi về vị tổ thứ hai mươi là Xà Dạ Đa tôn giả trong sách Truyền Đăng Lục. Vì thế biết tội khinh mạn chẳng phải nhỏ.

Tôi thường nói: “Muốn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp thì phải hướng về cung kính mà cầu. Có một phần cung kính thì tiêu tội nghiệp một phần, tăng phước huệ một phần. Có cung kính mười phần, thì tiêu tội nghiệp mười phần, tăng phước huệ mười phần. Nếu không cung kính đến nỗi khinh nhờn thì tội nghiệp càng tăng, phước huệ càng giảm”. Than ôi! Hễ gặp bạn tri giao, hãy nên ra rả đem lời này bảo cho họ biết, không còn pháp thí nào lớn hơn.

- Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên