- Tham gia
- 10/7/16
- Bài viết
- 709
- Điểm tương tác
- 438
- Điểm
- 63
KHÔNG, cứ hiểu theo đúng nghĩa đen và đơn giản nhất là KHÔNG CÓ GÌ CẢ.
Tất nhiên khi nói như vậy thì chắc ai cũng liên tưởng và hình dung đến Hư không (Hư vô) nhưng Hư không thật ra cũng chỉ là 'Không tương đối' chứ không phải 'Không tuyệt đối'. Sở dĩ tôi tạm gọi là 'Không tương đối' vì nó chỉ là ý niệm 'Không' đối đãi với 'Có' (tương đối) mà ra. Xét cho cùng thì cái hư không đó cũng là CÓ theo nghĩa nào đó rồi (có thứ không có gì cả), tức là do có ý niệm về CÓ mới phát sinh ra ý niệm về KHÔNG, theo nghĩa 'cái này có do cái kia có'. Nói khác đi, do có cái gì đó nên mới có cái 'không có gì cả'. Để phân biệt, trong Phật giáo dùng từ Ngoan không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tương đối này, và dùng từ Chân không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tuyệt đối, trống rỗng, vắng bặt tất cả, không có đối đãi.
Theo Phật giáo, Chân không chính là nguồn gốc tạo ra vũ trụ. Trong các đạo giáo phương Đông, có đạo Lão và Kinh Dịch cũng cùng chung quan điểm này.
Theo lý lẽ thường tình thì mọi người cho rằng có một cái gì đó là nguyên nhân đầu tiên cho vạn vật. Bởi vì phải có thứ này mới sinh ra thứ kia, chứ không thể từ hư vô sinh ra được cái gì, bởi cái lẽ đơn giản dễ hiểu rằng từ Không (hư không) thì không thể sinh ra Có (vạn vật) và ngược lại, vạn vật thì không thể tự dưng biến mất thành hư không. Tuy nhiên, với Chân không thì lại khác. Chính vì tuyệt đối trống rỗng mới là nền tảng khởi sinh Có và Không (vạn vật và hư vô) đối đãi nhau.
Khoa học hiện đại đã làm sáng tỏ sự minh triết của các thánh nhân phương Đông. Khi loại bỏ gần như tất cả mọi thứ, tưởng như chỉ còn là hư không, bỗng nhiên các nhà khoa học lại phát hiện ra một điều kỳ lạ. Có hằng hà sa số những hạt 'ảo' sinh ra và mất đi liên tục ở nơi 'không có gì cả' đó. Tại sao lại có hiện tượng này? Trong thế giới lượng tử thì theo nguyên lý bất định Heisenberg, không thể xác định vị trí và vận tốc của một hạt cùng một lúc. Nếu là hư không thì sẽ xác định tại một vị trí nhất định có năng lượng bằng không, như vậy sẽ sai trái với nguyên lý bất định. Do đó ở bất kỳ nơi nào trong chân không, luôn xuất hiện những cặp hạt ảo có điện tích trái ngược nhau, sau đó chúng hủy diệt nhau. Sự thăng giáng lượng tử này luôn tạo sinh ra các hạt ảo. Sở dĩ gọi là hạt ảo vì chúng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, chúng từ chân không xuất hiện và ngay sau đó biến mất, trở lại với chân không. Có giả thuyết cho rằng hạt ảo có thể là một vũ trụ. Gamov từng đưa ra giả thuyết về một đa vũ trụ, xuất hiện từ hư vô, khi cho rằng mỗi vũ trụ trong đó có năng lượng dương nhưng năng lượng liên kết giữa chúng là âm với giá trị bằng nhau. Do đó xét về tổng thể thì đa vũ trụ có năng lượng bằng không, tức là từ chỗ không có gì mà thành ra có tất cả, đây là bữa tiệc không mất tiền tối hậu. Tương truyền rằng khi Gamov trình bày giả thuyết của mình cho Einstein nghe, ông ta đang đi qua đường bỗng đứng sững lại vì ý tưởng quá độc đáo này, đến nỗi suýt bị xe tông.
Người đời vốn dĩ hay thắc mắc, trong số đó có thắc mắc rằng tại sao lại có mọi thứ trên đời mà không phải là không có gì cả. Đó là quan điểm chấp có cố hữu của con người. Họ không biết rằng mọi thứ tưởng rằng có thật ra là không (không có thật, vì là giả có) và ý niệm 'không có gì cả' hư vô thật ra là do ý niệm có kia mà thành. Giống như con gà và quả trứng: con gà đẻ ra quả trứng, quả trứng nở ra con gà.
Kinh dịch cho rằng Vô cực sinh ra Thái cực, tức là từ nơi không có đối đãi phát sinh ra đối đãi. Lão Tử cũng có nói: "Khi thiên hạ cho rằng Lành tức là Lành thì đã có cái chẳng Lành rồi", tức là khi xác định có Thiện thì đó là do có cái Ác sinh ra nó.
Trong phim Kungfu Panda có nói đến sự minh triết của phương Đông theo cách vừa hài hước vừa thâm thúy. Chú gấu trúc sau này có thú nhận rằng bí quyết gia truyền của món mì nhà làm là...không có bí quyết gì cả. Còn tinh hoa võ học khi được mở bọc ra thì thấy...không có gì trong đó.
Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna), luận sư vĩ đại nhất của Phật giáo, có tóm gọn lại Chân lý tuyệt đối bằng một câu: "Tất cả đều là không, ngay cả không cũng là không nốt!"
Như thế đó, chính vì không có cả hư vô, chỉ là sự trống không tuyệt đối mới là nền tảng phát sinh và dung chứa cho hết thảy mọi thứ.
Tất nhiên khi nói như vậy thì chắc ai cũng liên tưởng và hình dung đến Hư không (Hư vô) nhưng Hư không thật ra cũng chỉ là 'Không tương đối' chứ không phải 'Không tuyệt đối'. Sở dĩ tôi tạm gọi là 'Không tương đối' vì nó chỉ là ý niệm 'Không' đối đãi với 'Có' (tương đối) mà ra. Xét cho cùng thì cái hư không đó cũng là CÓ theo nghĩa nào đó rồi (có thứ không có gì cả), tức là do có ý niệm về CÓ mới phát sinh ra ý niệm về KHÔNG, theo nghĩa 'cái này có do cái kia có'. Nói khác đi, do có cái gì đó nên mới có cái 'không có gì cả'. Để phân biệt, trong Phật giáo dùng từ Ngoan không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tương đối này, và dùng từ Chân không ám chỉ cho cái 'không có gì cả' tuyệt đối, trống rỗng, vắng bặt tất cả, không có đối đãi.
Theo Phật giáo, Chân không chính là nguồn gốc tạo ra vũ trụ. Trong các đạo giáo phương Đông, có đạo Lão và Kinh Dịch cũng cùng chung quan điểm này.
Theo lý lẽ thường tình thì mọi người cho rằng có một cái gì đó là nguyên nhân đầu tiên cho vạn vật. Bởi vì phải có thứ này mới sinh ra thứ kia, chứ không thể từ hư vô sinh ra được cái gì, bởi cái lẽ đơn giản dễ hiểu rằng từ Không (hư không) thì không thể sinh ra Có (vạn vật) và ngược lại, vạn vật thì không thể tự dưng biến mất thành hư không. Tuy nhiên, với Chân không thì lại khác. Chính vì tuyệt đối trống rỗng mới là nền tảng khởi sinh Có và Không (vạn vật và hư vô) đối đãi nhau.
Khoa học hiện đại đã làm sáng tỏ sự minh triết của các thánh nhân phương Đông. Khi loại bỏ gần như tất cả mọi thứ, tưởng như chỉ còn là hư không, bỗng nhiên các nhà khoa học lại phát hiện ra một điều kỳ lạ. Có hằng hà sa số những hạt 'ảo' sinh ra và mất đi liên tục ở nơi 'không có gì cả' đó. Tại sao lại có hiện tượng này? Trong thế giới lượng tử thì theo nguyên lý bất định Heisenberg, không thể xác định vị trí và vận tốc của một hạt cùng một lúc. Nếu là hư không thì sẽ xác định tại một vị trí nhất định có năng lượng bằng không, như vậy sẽ sai trái với nguyên lý bất định. Do đó ở bất kỳ nơi nào trong chân không, luôn xuất hiện những cặp hạt ảo có điện tích trái ngược nhau, sau đó chúng hủy diệt nhau. Sự thăng giáng lượng tử này luôn tạo sinh ra các hạt ảo. Sở dĩ gọi là hạt ảo vì chúng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, chúng từ chân không xuất hiện và ngay sau đó biến mất, trở lại với chân không. Có giả thuyết cho rằng hạt ảo có thể là một vũ trụ. Gamov từng đưa ra giả thuyết về một đa vũ trụ, xuất hiện từ hư vô, khi cho rằng mỗi vũ trụ trong đó có năng lượng dương nhưng năng lượng liên kết giữa chúng là âm với giá trị bằng nhau. Do đó xét về tổng thể thì đa vũ trụ có năng lượng bằng không, tức là từ chỗ không có gì mà thành ra có tất cả, đây là bữa tiệc không mất tiền tối hậu. Tương truyền rằng khi Gamov trình bày giả thuyết của mình cho Einstein nghe, ông ta đang đi qua đường bỗng đứng sững lại vì ý tưởng quá độc đáo này, đến nỗi suýt bị xe tông.
Người đời vốn dĩ hay thắc mắc, trong số đó có thắc mắc rằng tại sao lại có mọi thứ trên đời mà không phải là không có gì cả. Đó là quan điểm chấp có cố hữu của con người. Họ không biết rằng mọi thứ tưởng rằng có thật ra là không (không có thật, vì là giả có) và ý niệm 'không có gì cả' hư vô thật ra là do ý niệm có kia mà thành. Giống như con gà và quả trứng: con gà đẻ ra quả trứng, quả trứng nở ra con gà.
Kinh dịch cho rằng Vô cực sinh ra Thái cực, tức là từ nơi không có đối đãi phát sinh ra đối đãi. Lão Tử cũng có nói: "Khi thiên hạ cho rằng Lành tức là Lành thì đã có cái chẳng Lành rồi", tức là khi xác định có Thiện thì đó là do có cái Ác sinh ra nó.
Trong phim Kungfu Panda có nói đến sự minh triết của phương Đông theo cách vừa hài hước vừa thâm thúy. Chú gấu trúc sau này có thú nhận rằng bí quyết gia truyền của món mì nhà làm là...không có bí quyết gì cả. Còn tinh hoa võ học khi được mở bọc ra thì thấy...không có gì trong đó.
Bồ tát Long Thọ (Nagarjuna), luận sư vĩ đại nhất của Phật giáo, có tóm gọn lại Chân lý tuyệt đối bằng một câu: "Tất cả đều là không, ngay cả không cũng là không nốt!"
Như thế đó, chính vì không có cả hư vô, chỉ là sự trống không tuyệt đối mới là nền tảng phát sinh và dung chứa cho hết thảy mọi thứ.