VO-NHAT-BAT-NHI

Lịch sử duyên pháp của một vị Phật?

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Mỗi một Chân Tâm vốn có sẽ ứng với một vị Phật trong vũ trụ pháp giới.

Như vậy, xảy ra một quá trình duyên pháp của Chân Tâm ấy: mê mờ rồi giác ngộ.

- Xin mới các đạo hữu chia sẽ hiểu biết về quá trình duyên pháp của Chân Tâm từ mê mờ đến giác ngộ thành Phật, trãi qua những giai đoạn nào?

- Có người cho rằng, khi là chúng sanh thì họ luôn là loài hữu tình (động vật,người, trời, ,,, hữu tri) không bao giờ là loài vô tình (đất đá,... vô tri)? Điều đó có đúng không?

PS. đòi hỏi người thảo luận phải rõ mọi pháp vô ngã để tránh chấp ngã trong quá trình luận pháp.
Kế đến người không biết mà lại bàn ra thì không nên tham gia.
VNBN có chủ kiến của mình nhưng muốn trao đổi cùng các đạo hữu.

Kính mời.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17/1/24
Bài viết
161
Điểm tương tác
129
Điểm
43
Mỗi một Chân Tâm vốn có sẽ ứng với một vị Phật trong vũ trụ pháp giới.

Như vậy, xảy ra một quá trình duyên pháp của Chân Tâm ấy: mê mờ rồi giác ngộ.

- Xin mới các đạo hữu chia sẽ hiểu biết về quá trình duyên pháp của Chân Tâm từ mê mờ đến giác ngộ thành Phật, trãi qua những giai đoạn nào?

- Có người cho rằng, khi là chúng sanh thì họ luôn là loài hữu tình (động vật,người, trời, ,,, hữu tri) không bao giờ là loài vô tình (đất đá,... vô tri)? Điều đó có đúng không?

PS. đòi hỏi người thảo luận phải rõ mọi pháp vô ngã để tránh chấp ngã trong quá trình luận pháp.
Kế đến người không biết mà lại bàn ra thì không nên tham gia.
VNBN có chủ kiến của mình nhưng muốn trao đổi cùng các đạo hữu.

Kính mời.
Dạ xin chào Đại Đức!
Thật may mắn mới vào đã gặp bài này của đại đức! - Thú thật là mình có đọc 1 số kinh sách nhưng cũng hơi khó hiểu, tình cờ thấy đại đức nói ra mình mới biết " Mỗi chân tâm vốn có sẽ tương ứng với 1 vị phật trong vũ trụ pháp gới". Đúng là phá mê khai sáng, Tuyệt quá ạ, mình chưa bao giờ thấy ý tưởng này trong sách nào đã từng xem, thật là thú vị và mới mẻ nên mình bày tỏ sự tán thán với Đại đức và bỏ qua phần PS ạ!
Xin Đại đức miêu tả rỏ ràng cái phần Chân Tâm vốn có của mỗi vị phật cho mình đỡ tò mò với ạ.
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23/12/23
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Mỗi một Chân Tâm vốn có sẽ ứng với một vị Phật trong vũ trụ pháp giới.

Như vậy, xảy ra một quá trình duyên pháp của Chân Tâm ấy: mê mờ rồi giác ngộ.

- Xin mới các đạo hữu chia sẽ hiểu biết về quá trình duyên pháp của Chân Tâm từ mê mờ đến giác ngộ thành Phật, trãi qua những giai đoạn nào?

- Có người cho rằng, khi là chúng sanh thì họ luôn là loài hữu tình (động vật,người, trời, ,,, hữu tri) không bao giờ là loài vô tình (đất đá,... vô tri)? Điều đó có đúng không?

PS. đòi hỏi người thảo luận phải rõ mọi pháp vô ngã để tránh chấp ngã trong quá trình luận pháp.
Kế đến người không biết mà lại bàn ra thì không nên tham gia.
VNBN có chủ kiến của mình nhưng muốn trao đổi cùng các đạo hữu.

Kính mời.
Thưa đạo hữu VNBN,

Thứ lỗi cho tôi nói thẳng! Chủ đề này sẽ không có một ai tham gia, lý do:
  1. Việc bạn yêu cầu người thảo luận phải rõ mọi pháp vô ngã là một yêu cầu khá cao! Đây là một khái niệm khá trừu tượng và khó hiểu đối với nhiều người khiến họ không muốn thảo luận.
  2. Bạn cho rằng những ai không biết thì không nên tham gia. Điều này có thể khiến nhiều người sẽ không muốn tham gia, ngay cả những người am hiểu họ cũng không muốn chia sẻ!
 

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2/7/23
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Trong truyện Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là con thạch hầu, không rõ nhân duyên gì từ cục đá sinh ra con khỉ tinh vừa sinh ra có khí chất hơn hẳn đám khỉ tinh khác... và nghiễm nhiên làm con đầu đàn. Rồi nó đi học đạo tiên nhưng chỉ thích học thần thông biến hoá chứ không học lễ nghĩa, sau lần đại náo thiên cung thì TNK trở thành tay máu mặt có tiếng trong tam giới, trên trời dưới âm không ai chẳng sợ, sau có duyên hội ngộ Phật Tổ và lãnh một Như Lai Thần Chưởng... bị đày 500 năm dưới chân núi coi như thời gian tu khổ hạnh và chiêm nghiệm sự đời, đồ ăn thức uống do thổ địa cung cấp. Sau 500 năm khỉ tinh được Bồ Tát giao trọng trách phò tá Đường Tăng, thời gian phò tá khỉ học được thêm giáo lý nhà Phật từ Đường Tăng và kinh nghiệm của quá trình đi thỉnh kinh mà thành Phật nhanh hơn người thường.
Kế đến, trong phim Hậu Tây Du Ký thì TNK là trợ thủ đắc lực của Phật Tổ đấu lại Vô Thiên.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Dạ xin chào Đại Đức!
Thật may mắn mới vào đã gặp bài này của đại đức! - Thú thật là mình có đọc 1 số kinh sách nhưng cũng hơi khó hiểu, tình cờ thấy đại đức nói ra mình mới biết " Mỗi chân tâm vốn có sẽ tương ứng với 1 vị phật trong vũ trụ pháp gới". Đúng là phá mê khai sáng, Tuyệt quá ạ, mình chưa bao giờ thấy ý tưởng này trong sách nào đã từng xem, thật là thú vị và mới mẻ nên mình bày tỏ sự tán thán với Đại đức và bỏ qua phần PS ạ!
Xin Đại đức miêu tả rỏ ràng cái phần Chân Tâm vốn có của mỗi vị phật cho mình đỡ tò mò với ạ.
Cám ơn bạn nhưng VNBN không phải là Đại Đức đâu ạ. VNBN chỉ là người học Phật tại gia lăn lộn giữa đời thôi ạ.
Gọi VNBN bằng gì cũng được bằng bạn bằng nickname, .... nhưng gọi VNBN bằng các danh từ cao quý, VNBN chưa đủ Đức để nhận ạ.

Chân Tâm vốn có thì rất nhiệm mầu nhưng nó không phải cái gì xa lạ cả, chính là con người chân thật vốn có là bạn. Thí dụ như chất vàng. Lúc ở trong quặng thì chất vàng ấy vẫn là nó không bị bến hoại nhưng bị dơ bẩn che lắp nên chưa tỏa sáng được; chỉ khi sạch hết bẩn dơ thì vàng ấy mới được hiển lộ tỏa sáng thành vàng ròng và vàng ấy vẫn là vàng không hề đổi khác. Vàng là thí dụ cho con người thật của bạn; quặng vàng là thí dụ cho quá trình mê mờ; còn ròng là thí dụ bạn khi thành Phật.

Đó là đại khái, còn muón thâm nhập hiểu rõ hơn, từng quá trình chi tiết hơn thì phải nghiên cứu, tu tập,.... dần dần sẽ hiểu rõ hơn. Vấn đề mà VNBN đưa ra, đòi hỏi người phải có sự thâm nhập tham cứu mới có thể trả lời được.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Thưa đạo hữu VNBN,

Thứ lỗi cho tôi nói thẳng! Chủ đề này sẽ không có một ai tham gia, lý do:
  1. Việc bạn yêu cầu người thảo luận phải rõ mọi pháp vô ngã là một yêu cầu khá cao! Đây là một khái niệm khá trừu tượng và khó hiểu đối với nhiều người khiến họ không muốn thảo luận.
  2. Bạn cho rằng những ai không biết thì không nên tham gia. Điều này có thể khiến nhiều người sẽ không muốn tham gia, ngay cả những người am hiểu họ cũng không muốn chia sẻ!
Bạn nói cũng có lí.
- Nhưng VNBN chỉ yêu cầu phải rõ tinh thần vô ngã, để khỏi phải lầm nhận Chân Tâm trụ ở một giai thoại nào đó.
- Không biết thì có thể xem và lắng nghe.

Mời bạn, có thể kiến giải vấn đề mà VNBN theo ý bạn nhé!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Trong truyện Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là con thạch hầu, không rõ nhân duyên gì từ cục đá sinh ra con khỉ tinh vừa sinh ra có khí chất hơn hẳn đám khỉ tinh khác... và nghiễm nhiên làm con đầu đàn. Rồi nó đi học đạo tiên nhưng chỉ thích học thần thông biến hoá chứ không học lễ nghĩa, sau lần đại náo thiên cung thì TNK trở thành tay máu mặt có tiếng trong tam giới, trên trời dưới âm không ai chẳng sợ, sau có duyên hội ngộ Phật Tổ và lãnh một Như Lai Thần Chưởng... bị đày 500 năm dưới chân núi coi như thời gian tu khổ hạnh và chiêm nghiệm sự đời, đồ ăn thức uống do thổ địa cung cấp. Sau 500 năm khỉ tinh được Bồ Tát giao trọng trách phò tá Đường Tăng, thời gian phò tá khỉ học được thêm giáo lý nhà Phật từ Đường Tăng và kinh nghiệm của quá trình đi thỉnh kinh mà thành Phật nhanh hơn người thường.
Kế đến, trong phim Hậu Tây Du Ký thì TNK là trợ thủ đắc lực của Phật Tổ đấu lại Vô Thiên.
Tây Du Kí tuy không phải văn tự y cứ của Phật giáo.
Nhưng người viết kịch bản là người hiểu Phật Pháp rất cao thâm.
Cái khó nhất trong truyện Tây Du Kí là tác giả đã dựa vào đâu trong Phật giáo mà đã cho rằng: cục đá (vô tình chúng sanh) nhưng lại sanh ra con khỉ TNK (hữu tình chúng sanh)?

Bạn QN cho ý kiến thử coi.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Tây Du Kí tuy không phải văn tự y cứ của Phật giáo.
Nhưng người viết kịch bản là người hiểu Phật Pháp rất cao thâm.
Cái khó nhất trong truyện Tây Du Kí là tác giả đã dựa vào đâu trong Phật giáo mà đã cho rằng: cục đá (vô tình chúng sanh) nhưng lại sanh ra con khỉ TNK (hữu tình chúng sanh)?

Bạn QN cho ý kiến thử coi.
Có gì mà khó, dễ ợt, hề hề, chỉ có điều Ngô thừa ân không dựa vào kinh điển của Phật giáo mà từ...Kinh thánh vì đã "chôm" ý tưởng Adam được sanh ra từ cát bụi, he he, thành Tôn ngộ không từ cục đá sanh ra.

Rồi hề hề đại luận sư...VNBN lại "chôm" lại từ Tây du ký nhưng nâng thêm một tầng cao mới "cục đá cũng thành phật".

Đúng hông dzậy, he he?


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2/7/23
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Tây Du Kí tuy không phải văn tự y cứ của Phật giáo.
Nhưng người viết kịch bản là người hiểu Phật Pháp rất cao thâm.
Cái khó nhất trong truyện Tây Du Kí là tác giả đã dựa vào đâu trong Phật giáo mà đã cho rằng: cục đá (vô tình chúng sanh) nhưng lại sanh ra con khỉ TNK (hữu tình chúng sanh)?

Bạn QN cho ý kiến thử coi.
Theo QN,
Như con đực giao cấu con cái đẻ ra con con, cái thân xác tứ đại của con cái với con đực chỉ là vật vô tri là nơi nương gá cho cái biết, thân xác là vật để thần thức không hình không tướng tức cái biết nương vào mà có thân. Vậy cái thần thức từ đâu mà có? Theo QN là từ hữu tình khác sinh ra thông qua sự tạo tác của ý thức, vô minh sinh ra vô minh, hữu tình sinh ra hữu tình, không có chuyện cục đá vô tri tự biến thành hữu tình hữu tri. Bốn đại chỉ là nơi nương gá để thành cái thân, có cái thân thì mới tương tác qua lại nhau bằng thân và khẩu thông qua tác ý, từ đó hình thành ân oán giữa các chúng hữu tình với nhau gọi là nghiệp. Vì hữu tình sinh ra hữu tình nên Phật Bồ Tát cứu độ mãi không độ hết chúng sinh vì chúng hữu tình không ngừng tạo tác không ngừng sinh sản. Từ hữu tình sinh ra hữu tình nên con khỉ đá mới sinh ra từ cục đá ở nơi có bầy khỉ, khi sinh ra nó mang sẵn nghiệp vô minh của loài khỉ và mang thân tứ đại vi tế của loài khỉ tinh nên mới ở trong hón đá chui ra.
Tại sao khi sinh ra có tố chất thông minh lanh lợi hơn con khác? Trong truyện nói chung chung là do hấp thụ linh khí của trời đất qua hàng ngàn năm, trong thời gian đó ắt có duyên đặc biệt khác tác động thêm vào mới sinh ra con khỉ khôn thế chứ thuần là tác ý của đám khỉ thì vẫn ngu vậy thôi. Biểu hiện là khi sinh ra TNK đã làm thủ lĩnh, lại biết cảm thông nỗi khổ sinh tử và biết tìm đạo bất tử và học mọi thứ rất nhanh, lại có duyên với Phật Tổ rồi phò Đường Tăng thỉnh kinh.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

MOD VNBN thích hăm he hù người khác .. chứ tu đắc pháp đại thừa [smile] .. thì AI CŨNG HIỂU VÔ NGÃ rùi [smile]

- Có người cho rằng, khi là chúng sanh thì họ luôn là loài hữu tình (động vật,người, trời, ,,, hữu tri) không bao giờ là loài vô tình (đất đá,... vô tri)? Điều đó có đúng không? MOD VNBN


vậy thì MOD VNBN có thể cho biết "CÓ NGƯỜI CHO RẰNG" là bao gồm những ai không? [smile]

Chính Phật Thích CA thuyết luôn thì MOD VNBN sẽ tính toán NÓI LẠI là sao nhỉ ? [smile]

Vi Diệu Pháp xuất phát từ đâu?

Theo lịch sữ Phật Giáo thì Vi Diệu Pháp được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo Lợi (Tam Thập Tam Thiên – Tāvatiṃsa) ---> với mục đích là độ thân mẫu của Ngài.

vậy thì trong VI DIỆU PHÁP, đức Phật nói gì ? [smile] .... [smile] ... A hahahahah


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23/12/23
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Bạn nói cũng có lí.
- Nhưng VNBN chỉ yêu cầu phải rõ tinh thần vô ngã, để khỏi phải lầm nhận Chân Tâm trụ ở một giai thoại nào đó.
- Không biết thì có thể xem và lắng nghe.


Mời bạn, có thể kiến giải vấn đề mà VNBN theo ý bạn nhé!
Vốn hiểu biết của tôi về Phật - Pháp còn nhiều hạn chế. Nếu đạo hữu không chê bai, tôi mới có can đảm bình luận về bài viết của đạo hữu.:p
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Vốn hiểu biết của tôi về Phật - Pháp còn nhiều hạn chế. Nếu đạo hữu không chê bai, tôi mới có can đảm bình luận về bài viết của đạo hữu.:p
Bạn khách sáo quá. Tiêu chuẩn mà VNBN đưa ra để rào chắn bớt lại nhưng tư tưởng chấp ngã rồi đem đó vào Chân Tâm, vốn là để có lợi cho người học.
Bạn Hoàng hoàn toàn dư điều kiện để thảo luận rồi. Mời bạn.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Theo QN,
Như con đực giao cấu con cái đẻ ra con con, cái thân xác tứ đại của con cái với con đực chỉ là vật vô tri là nơi nương gá cho cái biết, thân xác là vật để thần thức không hình không tướng tức cái biết nương vào mà có thân. Vậy cái thần thức từ đâu mà có? Theo QN là từ hữu tình khác sinh ra thông qua sự tạo tác của ý thức, vô minh sinh ra vô minh, hữu tình sinh ra hữu tình, không có chuyện cục đá vô tri tự biến thành hữu tình hữu tri. Bốn đại chỉ là nơi nương gá để thành cái thân, có cái thân thì mới tương tác qua lại nhau bằng thân và khẩu thông qua tác ý, từ đó hình thành ân oán giữa các chúng hữu tình với nhau gọi là nghiệp. Vì hữu tình sinh ra hữu tình nên Phật Bồ Tát cứu độ mãi không độ hết chúng sinh vì chúng hữu tình không ngừng tạo tác không ngừng sinh sản. Từ hữu tình sinh ra hữu tình nên con khỉ đá mới sinh ra từ cục đá ở nơi có bầy khỉ, khi sinh ra nó mang sẵn nghiệp vô minh của loài khỉ và mang thân tứ đại vi tế của loài khỉ tinh nên mới ở trong hón đá chui ra.
Tại sao khi sinh ra có tố chất thông minh lanh lợi hơn con khác? Trong truyện nói chung chung là do hấp thụ linh khí của trời đất qua hàng ngàn năm, trong thời gian đó ắt có duyên đặc biệt khác tác động thêm vào mới sinh ra con khỉ khôn thế chứ thuần là tác ý của đám khỉ thì vẫn ngu vậy thôi. Biểu hiện là khi sinh ra TNK đã làm thủ lĩnh, lại biết cảm thông nỗi khổ sinh tử và biết tìm đạo bất tử và học mọi thứ rất nhanh, lại có duyên với Phật Tổ rồi phò Đường Tăng thỉnh kinh.
Từ câu chuyện này, QN hãy liên tưởng đến bản thân QN.
Theo QN, trong quá trình duyên pháp từ vô thỉ đến nay, QN luôn là loài hữu tình?
Nếu luôn là loài hữu tình thì cái hữu tình đó được hình thành như thế nào hay cơ sở nào?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Có gì mà khó, dễ ợt, hề hề, chỉ có điều Ngô thừa ân không dựa vào kinh điển của Phật giáo mà từ...Kinh thánh vì đã "chôm" ý tưởng Adam được sanh ra từ cát bụi, he he, thành Tôn ngộ không từ cục đá sanh ra.

Rồi hề hề đại luận sư...VNBN lại "chôm" lại từ Tây du ký nhưng nâng thêm một tầng cao mới "cục đá cũng thành phật".

Đúng hông dzậy, he he?


Trừng Hải
Hiii,
- Trong phim TDK thì bảo là do linh khí trời đất hội tụ nơi cục đá mà phát sanh ra. Như vậy, Ngô Thừa Ân không đơn thuần thấy TNK từ cục đá và còn có cái gọi là "linh khí trời đất"- yếu tố tinh thần nữa. Phân tích chút nữa thì linh khí trời đất cũng là yếu tố ngoại lai, cục đá cũng là yếu tố ngoại lai. Hai thứ này phối hợp thì lại sanh ra TNK, ban đầu quậy, tu dưỡng dần rồi cuối cùng thành Phật.
Nếu thấy TNK đơn thuần là đá hoặc linh khí thì làm sao thành Phật được vì Phật là giác ngộ cả tâm và vũ trụ.

-Con người, học Phật thấy rằng họ có thể thành Phật. Nhưng cái gì nơi con người thành Phật? Thì họ sẽ có những cái ngộ nhận. Vì vậy, hễ thấy con người thành Phật thì cục đá cũng sẽ thành Phật; vì cục đá xét rộng ra chính là tứ đại một yếu tố cấu thành nên con người, thế thì con người thành Phật lẽ nào lại bỏ sót một yếu tố của nơi nó!


- Theo Ngài Trừng Hải thì cái gì trong con người được thành Phật? Ngài có thể chia sẽ, hiểu biết của Ngài về pháp trình duyên pháp từ vô thỉ đến nay hay không?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
ha ha ha [smile]

MOD VNBN thích hăm he hù người khác .. chứ tu đắc pháp đại thừa [smile] .. thì AI CŨNG HIỂU VÔ NGÃ rùi [smile]

- Có người cho rằng, khi là chúng sanh thì họ luôn là loài hữu tình (động vật,người, trời, ,,, hữu tri) không bao giờ là loài vô tình (đất đá,... vô tri)? Điều đó có đúng không? MOD VNBN


vậy thì MOD VNBN có thể cho biết "CÓ NGƯỜI CHO RẰNG" là bao gồm những ai không? [smile]

Chính Phật Thích CA thuyết luôn thì MOD VNBN sẽ tính toán NÓI LẠI là sao nhỉ ? [smile]

Vi Diệu Pháp xuất phát từ đâu?

Theo lịch sữ Phật Giáo thì Vi Diệu Pháp được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo Lợi (Tam Thập Tam Thiên – Tāvatiṃsa) ---> với mục đích là độ thân mẫu của Ngài.

vậy thì trong VI DIỆU PHÁP, đức Phật nói gì ? [smile] .... [smile] ... A hahahahah


ờ mà đúng hông? [smile]
Bạn hãy nêu câu trả lời của bạn về câu hỏi: Có người cho rằng, khi là chúng sanh thì họ luôn là loài hữu tình (động vật,người, trời, ,,, hữu tri) không bao giờ là loài vô tình (đất đá,... vô tri)? Điều đó có đúng không?
Mời bạn.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha[smile]

A hahahahah .. câu hỏi này của MOD VNBN đang bị QUÁNG đó mà [smile]

Có người cho rằng, khi là chúng sanh thì họ luôn là loài hữu tình (động vật,người, trời, ,,, hữu tri) không bao giờ là loài vô tình (đất đá,... vô tri)? Điều đó có đúng không?
Mời bạn.

*** còn hỏi tui thì tui nói là PHẬT THUYẾT trong VI DIỆU PHÁP [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23/12/23
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Bạn khách sáo quá. Tiêu chuẩn mà VNBN đưa ra để rào chắn bớt lại nhưng tư tưởng chấp ngã rồi đem đó vào Chân Tâm, vốn là để có lợi cho người học.
Bạn Hoàng hoàn toàn dư điều kiện để thảo luận rồi. Mời bạn.
Cảm ơn đạo hữu VNBN
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ các từ Hán Việt sau
:
  • Chân Tâm: Chân Tâm là bản chất chân thật của tất cả chúng sinh, vốn là vô ngã, không sinh không diệt, không có hình tướng, không có tính chất, không có chủ thể, không có đối tượng. Chân Tâm là sự trống rỗng, là sự tịch diệt, là sự an nhiên tự tại.
  • Phật Tánh: Phật Tánh là khả năng giác ngộ của tất cả chúng sinh, vốn là Phật. Phật Tánh là khả năng nhận biết được bản chất vô ngã của vạn pháp, khả năng giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
  • Niết Bàn: Niết Bàn là trạng thái giải thoát hoàn toàn khỏi sinh tử luân hồi, đạt được khi chúng sinh chứng ngộ được bản chất của Chân Tâm và Phật Tánh. Niết Bàn là một trạng thái vĩnh hằng, bất biến, không có sinh diệt.
  • Vô Ngã: Vô Ngã là không có tự ngã, không có thực thể riêng biệt. Vô Ngã là một trong những giáo lý quan trọng nhất của Phật giáo, có ý nghĩa sâu sắc đối với sự tu tập của người Phật tử.
  • Vô minh: Mù mịt, không hiểu biết, không thấy được bản chất của vạn pháp.
  • Nghiệp: Hành động thiện ác của chúng sinh, tạo ra quả báo trong tương lai.
  • Sinh tử luân hồi: Chuỗi vòng sinh tử nối tiếp nhau, không có điểm kết thúc.
  • Hữu tình: Có tri giác, có thể cảm nhận được thế giới xung quanh.
  • Vô tình: Không có tri giác, không thể cảm nhận được thế giới xung quanh.
  • Vạn pháp: Tất cả các pháp
  • Vô ngã: Không có tự ngã
  • Thực thể: Bản chất, tính chất
  • Cố định: Không thay đổi
  • Biến đổi: Thay đổi
  • Sinh diệt: Xuất hiện và biến mất
Tiểu thừa luận, do ngài Thích Huyền Trang dịch, ghi rằng:
Chân Tâm tức là Phật Tánh (1), vốn là Niết Bàn, vốn là Vô Ngã.
Chân Tâm là bản chất chân thật của tất cả chúng sinh, không bị sinh tử luân hồi chi phối.
Phật Tánh là bản chất giác ngộ của tất cả chúng sinh, vốn là Phật.
Niết Bàn là trạng thái giải thoát hoàn toàn khỏi sinh tử luân hồi.
Vô Ngã là không có tự ngã, không có thực thể riêng biệt.

Vậy, lịch sử duyên pháp của một vị Phật là quá trình từ mê mờ đến giác ngộ, từ chúng sinh thành Phật. Quá trình này trải qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1: Vô minh (Mê mờ)
Trong giai đoạn này, Chân Tâm bị vô minh che lấp, chúng sinh không nhận ra bản chất chân thật của mình. Chúng sinh lầm tưởng mình là những thực thể riêng biệt, có sinh có diệt, có khổ có vui. Do đó, chúng sinh tạo nghiệp, luân hồi trong sinh tử.

Giai đoạn 2: Nhận thức
Khi có duyên lành, chúng sinh bắt đầu nhận thức được sự vô ngã của vạn pháp, từ đó sinh khởi tâm chán nản sinh tử luân hồi. Chúng sinh bắt đầu tìm kiếm con đường giải thoát.

Giai đoạn 3: Tu tập
Chúng sinh bắt đầu tu tập theo giáo pháp của Đức Phật, đoạn trừ vô minh, phiền não, chứng ngộ Chân Tâm. Quá trình tu tập này có thể trải qua nhiều kiếp, tùy theo căn cơ của mỗi chúng sinh.

Giai đoạn 4: Giác ngộ
Khi vô minh được đoạn trừ hoàn toàn, chúng sinh chứng ngộ Chân Tâm, trở thành Phật. Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn, không còn luân hồi sinh tử.

Về vấn đề có người cho rằng, khi là chúng sanh thì họ luôn là loài hữu tình (động vật,người, trời, ,,, hữu tri) không bao giờ là loài vô tình (đất đá,... vô tri)?

Dưới con mắt phàm phu, một hạt cải nhỏ bé chỉ là một vật vô tri, vô tình, không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, dưới con mắt của Phật, hạt cải lại là một biểu hiện của sự vô lượng vô biên của vũ trụ. Trong hạt cải nhỏ bé ấy, chứa đựng tất cả các pháp, tất cả các thế giới, tất cả chúng sinh.

Trong kinh Đại Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật dạy:
"Bồ-tát Quán Thế Âm, quán chiếu thâm sâu về bản tính của chúng sinh, thấy rằng chúng sinh không có tự tính, không có bản chất cố định. Do đó, một hạt cải nhỏ bé cũng có thể chứa đựng toàn bộ tam thiên đại thiên thế giới."

Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy:
"Vũ trụ là một thể thống nhất, trong đó tất cả các pháp đều tương liên và tương tác với nhau. Một hạt cải nhỏ bé cũng có thể chứa đựng toàn bộ tam thiên đại thiên thế giới, nếu chúng ta biết cách nhìn nhận và thấu hiểu nó."

Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy:
"Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều có khả năng thành Phật. Một hạt cải nhỏ bé cũng có thể chứa đựng toàn bộ Phật tính, nếu chúng ta biết cách tu tập và phát triển."

Lăng Nghiêm kinh, do ngài Đàm Vô Ngôn dịch, ghi rằng:
Tất cả chúng sinh, từ phàm phu đến thánh nhơn, từ hữu tình đến vô tình, đều có Phật tánh.
Phật tánh là bản chất chân thật của tất cả chúng sinh, vốn là giác ngộ.

Kinh Đại Bát Nhã Tâm Kinh
, do ngài Cưu Ma La Thập dịch, ghi rằng:
Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh.

(Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh.)

Những kinh sách này đều khẳng định tất cả chúng sinh, dù là hữu tình hay vô tình, đều có Chân Tâm vốn là Phật.
Theo quan điểm Phật giáo, tất cả vạn pháp đều là vô ngã, không có sự phân biệt hữu tình hay vô tình. Tất cả chúng sinh đều có khả năng giác ngộ, đều có Chân Tâm vốn là Phật.

Về mặt ngôn ngữ Phật học:
Vạn pháp đều là vô ngã
, tức là không có thực thể riêng biệt, không có bản chất cố định. Tất cả chúng sinh, dù là hữu tình hay vô tình, đều là những hiện tượng sinh diệt, không có thực thể cố định.

Chân Tâm là bản chất chân thật của tất cả chúng sinh, vốn là Phật. Chân Tâm là vô ngã, không có tự ngã. Do đó, không có sự phân biệt hữu tình hay vô tình.

Bản chất của thực tại: Thực tại là vô ngã, tức là không có thực thể cố định, không có bản chất riêng biệt. Tất cả vạn pháp, từ hữu tình đến vô tình, đều là những hiện tượng sinh diệt, không có thực thể cố định.

Sự vô ngã của chúng sinh: Chúng sinh cũng là những hiện tượng sinh diệt, không có thực thể cố định. Chúng sinh không phải là những thực thể riêng biệt, có sinh có diệt, có khổ có vui.

Con đường giác ngộ: Con đường giác ngộ là con đường đoạn trừ vô minh, phiền não, chứng ngộ Chân Như. Con đường này có thể được thực hiện thông qua tu tập theo giáo pháp của Đức Phật.

Vì vậy, quan điểm cho rằng, khi là chúng sanh thì họ luôn là loài hữu tình là một quan điểm sai lầm. Tất cả chúng sinh, dù là hữu tình hay vô tình, đều có khả năng giác ngộ, đều có Chân Tâm vốn là Phật.

(1) Bổ sung và giải thích về Chân Tâm và Phật Tánh:
Chân Tâm và Phật Tánh là hai khái niệm quan trọng trong Phật giáo. Tuy nhiên, hai khái niệm này không đồng nhất.

Chân Tâm là bản chất chân thật của tất cả chúng sinh, vốn là vô ngã. Chân Tâm là không sinh không diệt, không có hình tướng, không có tính chất, không có chủ thể, không có đối tượng. Chân Tâm là sự trống rỗng, là sự tịch diệt, là sự an nhiên tự tại.

Phật Tánh là khả năng giác ngộ của tất cả chúng sinh, vốn là Phật. Phật Tánh là khả năng nhận biết được bản chất vô ngã của vạn pháp, khả năng giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Hai khái niệm này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chân Tâm là nền tảng của Phật Tánh. Phật Tánh là biểu hiện của Chân Tâm.

Vì sao hai khái niệm Chân TâmPhật Tánh không đồng nhất:
Chân Tâm là bản chất, còn Phật Tánh là khả năng. Chân Tâm là cái vốn có, vốn sẵn, không sinh không diệt. Phật Tánh là khả năng, là tiềm năng, có thể được phát triển, tu tập.

Chân Tâm là vô ngã, còn Phật Tánh là giác ngộ. Chân Tâm là sự trống rỗng, không có tự ngã. Phật Tánh là khả năng nhận biết được bản chất vô ngã của vạn pháp, khả năng giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Có thể hiểu đơn giản như sau:
Chân Tâm là cái cây, còn Phật Tánh là hoa. Cái cây là nền tảng, là điều kiện cần để hoa có thể nở ra. Hoa là biểu hiện của cái cây, là kết quả của sự phát triển của cái cây.

Chân Tâm là bản thể, còn Phật Tánh là hiện tượng. Bản thể là cái bên trong, là cái không thay đổi. Hiện tượng là cái bên ngoài, là cái luôn biến đổi.
 

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2/7/23
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Chân Tâm là bản thể, còn Phật Tánh là hiện tượng. Bản thể là cái bên trong, là cái không thay đổi. Hiện tượng là cái bên ngoài, là cái luôn biến đổi.
Kính bác Hoàng,
QN xin hỏi đoạn này, thế nào là trong, thế nào là ngoài? Nếu bản thể là vô tướng, trùm khắp thì đáng ra nó không bị giới hạn ở trong hay ngoài chứ.
 

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2/7/23
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Từ câu chuyện này, QN hãy liên tưởng đến bản thân QN.
Theo QN, trong quá trình duyên pháp từ vô thỉ đến nay, QN luôn là loài hữu tình?
Nếu luôn là loài hữu tình thì cái hữu tình đó được hình thành như thế nào hay cơ sở nào?
QN không trl đc, hì. Lót dép ngồi hóng...
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23/12/23
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Kính bác Hoàng,
QN xin hỏi đoạn này, thế nào là trong, thế nào là ngoài? Nếu bản thể là vô tướng, trùm khắp thì đáng ra nó không bị giới hạn ở trong hay ngoài chứ.
Kính đạo hữu,

Câu hỏi của đạo hữu rất hay và sâu sắc.
Câu trả lời sẽ là:
Trong và ngoài là khái niệm tương đối, chỉ mang tính biểu tượng.

Chân Tâm là bản thể, là cái vốn có, vốn sẵn, không sinh không diệt. Chân Tâm là vô tướng, trùm khắp, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Phật tánh là biểu hiện của Chân Tâm. Biểu hiện của Chân Tâm có thể được nhìn thấy ở bên trong và bên ngoài của chúng sinh.

Bên trong là chỉ cho nội tâm của chúng sinh. Bên ngoài là chỉ cho thế giới bên ngoài.

Khi chúng sinh còn ở giai đoạn 1, họ bị vô minh che lấp, nên họ không nhận ra bản chất chân thật của mình là Phật. Chân Tâm của họ bị chôn vùi bên trong, không thể hiện ra bên ngoài.

Khi chúng sinh tu tập, dần dần đoạn trừ vô minh, thì Chân Tâm của họ bắt đầu được thể hiện ra bên ngoài.

Khi chúng sinh giác ngộ, Chân Tâm của họ được thể hiện ra trọn vẹn, họ có thể nhận ra bản chất chân thật của mình là Phật.

Vậy nên, trong và ngoài ở đây là chỉ cho sự thể hiện của Chân Tâm. Chân Tâm là vô tướng, trùm khắp, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tuy nhiên, khi biểu hiện ra bên ngoài, Chân Tâm có thể được nhìn thấy ở bên trong và bên ngoài của chúng sinh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top