Mèo hoá Rồng

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Hề hề,

Thấy khổ khởi tâm từ
Thấy oán khởi tâm bi
Ý chừng mực quân bình
Phú quý thường khởi xả

Ngày cơm ăn hai bữa
Chiều tắm rửa một lần
Tưởng thân này bất tịnh
Nam nữ đồng anh nhi.

Thời thời thường quán chiếu
Sắc thì như phù mạc
Thọ như thủy thượng bào
Tưởng như dương thời diệm
Hành lại như hương giá
Thức tùy duyên ảo tưởng.
Ai là là ta với người?

Hồng danh con đảnh lễ
Tùy tín đến bờ kia.
Đương niệm này nhất hạ
Bồ đề Tát bà ha.

Trừng Hải
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Kính chào đạo hữu VNBN thân mến,

Lâu nay thân tạm vẫn khoẻ mạnh an khang chứ, việc thế gian có chướng ngại sự nghiệp vãng sanh về Tây nhiều không ?

Khổ tập diệt đạo vốn là chân lý chắc thật đức Từ phụ nói ra và nhắc lại ở giây phút đầu và cuối quãng đời hoằng hoá của Ngài, trong mỗi một đều gồm thâu ba cái còn lại rồi, thì há phải đợi nói riêng về Đạo nữa ư !

Đạo hữu nhờ thọ giáo đức Thích Ca mà biết được đức Di Đà, nay lại nghe theo lời khuyến thỉnh "nếu chúng sinh nào nghe được... thì nên phát nguyện vãng sanh về cõi nước kia...vì ở đó các bậc Thượng thiện nhân tụ hội một chỗ...ta thấy sự lợi ích như thế nên nói Kinh pháp khó tin này, đó là việc khó" phát thệ nguyện lớn hết một đời này quyết sanh Tây Phương thì ắt phải y nguyện thật hành cho tới "nhất tâm bất loạn" thì mới có đủ "thiện căn, phước đức, nhân duyên" mà được "Thánh chúng hiện tiền", mà được " tức đắc vãng sanh". Hãy cố gắng ! Cố gắng !

Thời thời khắc khắc niệm Di Đà,
Đâu còn vướng bận chuyện ngày qua.
Khổ công niệm niệm chẳng dừng nghỉ,
Vãng sanh chắc chắn có phần mà.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ba Tuần.
Cám ơn Ngài đã hỏi thăm.
-Thân thể và việc thế gian do nhân duyên chiêu hội, không phải của riêng, VNBN chỉ tùy thuận làm hết sức mình để làm lợi mình lợi người. Nguyện vãng sanh Tây Phương cũng là mục đích như vậy; vì Thánh Đạo là chuẩn mực để làm lợi mình lợi người nên lấy vãng sanh Tây Phương là làm trên hết. Huống chi thời nay, căn tánh chúng sanh đã suy tàn nên pháp vãng sanh này mới có thể cứu vớt. VNBN này vì thương cho chính mình, thương cho thiên hạ nên nhất định phải vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

- Khổ tập diệt đạo, tuy là bao hàm lẩn nhau nhưng để thực hành, ắt phải nói rõ từng phần. Chẳng hạn, trong tứ diệu đế Đức Phật có nói Bát Chánh Đạo.

Kính mong Ngài nói về Đạo trong Khổ Tập Diệt Đạo để mọi người học hỏi và giao lưu ạ!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Cám ơn Ngài đã hỏi thăm.
-Thân thể và việc thế gian do nhân duyên chiêu hội, không phải của riêng, VNBN chỉ tùy thuận làm hết sức mình để làm lợi mình lợi người. Nguyện vãng sanh Tây Phương cũng là mục đích như vậy; vì Thánh Đạo là chuẩn mực để làm lợi mình lợi người nên lấy vãng sanh Tây Phương là làm trên hết. Huống chi thời nay, căn tánh chúng sanh đã suy tàn nên pháp vãng sanh này mới có thể cứu vớt. VNBN này vì thương cho chính mình, thương cho thiên hạ nên nhất định phải vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

- Khổ tập diệt đạo, tuy là bao hàm lẩn nhau nhưng để thực hành, ắt phải nói rõ từng phần. Chẳng hạn, trong tứ diệu đế Đức Phật có nói Bát Chánh Đạo.

Kính mong Ngài nói về Đạo trong Khổ Tập Diệt Đạo để mọi người học hỏi và giao lưu ạ!
Kính chào đạo hữu VNBN thân mến,

Hãy khoan nói về "căn tánh chúng sanh thời nay", bởi chỉ Phật mới thấy rõ ràng nhất. Nay xét riêng bản thân mình, nếu thấy phù hợp pháp môn có duyên là Niệm Phật Di Đà cầu sanh Tây Phương, thì tự mình phải nỗ lực hành trì, từ khi phát nguyện tới lúc lâm chung, chẳng biến chẳng đổi thiết lập thời khoá số lượng làm chỗ tự xét, hễ phạm tất là thối thất, là biếng trễ...cứ thế tự hành tự xét, ắt sẽ tiến xa trên đạo lộ về Tây.

Nói về Bát chánh đạo thì:
  • Tin Phật, Niệm Phật cầu sanh Tây Phương, vì ở đó chẳng có ba đường ác nên ta chẳng hành nghiệp tam đồ từ nay cho đến hết đời thì đó là chánh tri kiến.
  • Tin Phật, niệm Phật, thời thời chẳng niệm tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến điên đảo, chỉ một lòng hướng Phật niệm Phật là chánh tư duy.
  • Tin Phật, niệm Phật, chẳng khởi niệm ác bất thiện, thường nói ái ngữ, thường khuyên việc lành, thường khởi niệm Phật là chánh ngữ.
  • Tin Phật, niệm Phật, chẳng phạm ngũ giới, chẳng hành thập ác, lấy việc lợi người lợi mình làm kế mưu sinh, trong mỗi việc làm thường thầm niệm Phật là chánh mạng.
  • Tin Phật, niệm Phật, khởi thân làm miệng nói ý nghĩ hễ phạm bất thiện, liền khởi tâm chí thành sám hối, hết lòng niệm Phật để giải trừ nghiệp xưa đó là chánh hạnh.
  • Tin Phật, niệm Phật, hễ gặp cảnh nghịch lẫn cảnh thuận, chẳng theo cảnh sinh niệm ưa ghét, chẳng theo niệm ưa ghét khởi sinh hạnh bất thiện, thời thời khắc khắc quay về niệm Phật, giữ đúng khoá trình mỗi ngày 10.000, cho đến 20.000 câu Phật hiệu chẳng bỏ, ấy là chánh tinh tấn.
  • Tin Phật, niệm Phật, khiến cho thức ngủ đều niệm, gặp cảnh thiện ác tốt xấu thuận nghịch niệm thiện ác vừa khởi liền mất, chẳng thấy có hai niệm, chỉ thuần nhất danh hiệu vang vọng trong tâm, như ngoài không gian có tiếng niệm Phật, ấy là chánh định.
  • Tin Phật, niệm Phật, quên thân tâm thế giới, thấy rõ người niệm chẳng chút lầm lẫn, hằng ngày sinh hoạt biết xưa cũng như nay chẳng lìa Tây Phương một khắc, xả bỏ thân này ắt lại về Tây, ấy là chánh huệ.

Trên đây là lược nói chỗ bát chánh của hành giả Tịnh Tông để đạo hữu tham khảo.

"Da mỗi tóc bạc lần lần,
Lụm khụm bước run mấy chốc.
Dù sang vàng ngọc đầy nhà,
Vẫn khổ suy già bệnh tật,
Ví hưởng khoái lạc ngàn muôn,
Đâu khỏi vô thường chết mất,
Duy có đường tắt thoát ly,
Thường niệm A Di Đà Phật"

Thân mến,
Ba Tuần.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Kính chào đạo hữu VNBN thân mến,

Hãy khoan nói về "căn tánh chúng sanh thời nay", bởi chỉ Phật mới thấy rõ ràng nhất. Nay xét riêng bản thân mình, nếu thấy phù hợp pháp môn có duyên là Niệm Phật Di Đà cầu sanh Tây Phương, thì tự mình phải nỗ lực hành trì, từ khi phát nguyện tới lúc lâm chung, chẳng biến chẳng đổi thiết lập thời khoá số lượng làm chỗ tự xét, hễ phạm tất là thối thất, là biếng trễ...cứ thế tự hành tự xét, ắt sẽ tiến xa trên đạo lộ về Tây.

Nói về Bát chánh đạo thì:
  • Tin Phật, Niệm Phật cầu sanh Tây Phương, vì ở đó chẳng có ba đường ác nên ta chẳng hành nghiệp tam đồ từ nay cho đến hết đời thì đó là chánh tri kiến.
  • Tin Phật, niệm Phật, thời thời chẳng niệm tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến điên đảo, chỉ một lòng hướng Phật niệm Phật là chánh tư duy.
  • Tin Phật, niệm Phật, chẳng khởi niệm ác bất thiện, thường nói ái ngữ, thường khuyên việc lành, thường khởi niệm Phật là chánh ngữ.
  • Tin Phật, niệm Phật, chẳng phạm ngũ giới, chẳng hành thập ác, lấy việc lợi người lợi mình làm kế mưu sinh, trong mỗi việc làm thường thầm niệm Phật là chánh mạng.
  • Tin Phật, niệm Phật, khởi thân làm miệng nói ý nghĩ hễ phạm bất thiện, liền khởi tâm chí thành sám hối, hết lòng niệm Phật để giải trừ nghiệp xưa đó là chánh hạnh.
  • Tin Phật, niệm Phật, hễ gặp cảnh nghịch lẫn cảnh thuận, chẳng theo cảnh sinh niệm ưa ghét, chẳng theo niệm ưa ghét khởi sinh hạnh bất thiện, thời thời khắc khắc quay về niệm Phật, giữ đúng khoá trình mỗi ngày 10.000, cho đến 20.000 câu Phật hiệu chẳng bỏ, ấy là chánh tinh tấn.
  • Tin Phật, niệm Phật, khiến cho thức ngủ đều niệm, gặp cảnh thiện ác tốt xấu thuận nghịch niệm thiện ác vừa khởi liền mất, chẳng thấy có hai niệm, chỉ thuần nhất danh hiệu vang vọng trong tâm, như ngoài không gian có tiếng niệm Phật, ấy là chánh định.
  • Tin Phật, niệm Phật, quên thân tâm thế giới, thấy rõ người niệm chẳng chút lầm lẫn, hằng ngày sinh hoạt biết xưa cũng như nay chẳng lìa Tây Phương một khắc, xả bỏ thân này ắt lại về Tây, ấy là chánh huệ.

Trên đây là lược nói chỗ bát chánh của hành giả Tịnh Tông để đạo hữu tham khảo.

"Da mỗi tóc bạc lần lần,
Lụm khụm bước run mấy chốc.
Dù sang vàng ngọc đầy nhà,
Vẫn khổ suy già bệnh tật,
Ví hưởng khoái lạc ngàn muôn,
Đâu khỏi vô thường chết mất,
Duy có đường tắt thoát ly,
Thường niệm A Di Đà Phật"

Thân mến,
Ba Tuần.
Vâng cám ơn đạo hữu đã khuyến tấn.
Với việc niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, VNBN chẳng có nghi hoặc gì, chỉ cần bền bỉ chân thật hành trì thì tất được như ý. Chỉ lấy câu Phật hiệu làm chỗ tâm duyên hành trì thì tự nhiên thỏa mãn tất cả giáo lý.

Điều mà VNBN muốn hỏi, xuất phát từ duyên với các bài viết của Ngài. VNBN muốn biết Đạo mà Ngài đang hành trì như thế nào?

Chắc có lẽ là Ngài xem VNBN như kẻ trí nhỏ nên không muốn chia sẽ, sợ nói đại pháp phá hỏng con đường mà VNBN đang đi chăng?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Vâng cám ơn đạo hữu đã khuyến tấn.
Với việc niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, VNBN chẳng có nghi hoặc gì, chỉ cần bền bỉ chân thật hành trì thì tất được như ý. Chỉ lấy câu Phật hiệu làm chỗ tâm duyên hành trì thì tự nhiên thỏa mãn tất cả giáo lý.

Điều mà VNBN muốn hỏi, xuất phát từ duyên với các bài viết của Ngài. VNBN muốn biết Đạo mà Ngài đang hành trì như thế nào?

Chắc có lẽ là Ngài xem VNBN như kẻ trí nhỏ nên không muốn chia sẽ, sợ nói đại pháp phá hỏng con đường mà VNBN đang đi chăng?
Kính chào đạo hữu VNBN thân mến,

Chẳng phải Ba Tuần xem "VNBN là kẻ trí nhỏ", mà chính VNBN tự xem mình là "căn tánh chúng sanh đã suy tàn."

Như chén nước đã đầy,
Chẳng thể rót thêm nữa.
Như người chẳng biết đói,
Cấy trồng để làm gì ?

Thân ái,
Ba Tuần.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Kính chào đạo hữu VNBN thân mến,

Chẳng phải Ba Tuần xem "VNBN là kẻ trí nhỏ", mà chính VNBN tự xem mình là "căn tánh chúng sanh đã suy tàn."

Như chén nước đã đầy,
Chẳng thể rót thêm nữa.
Như người chẳng biết đói,
Cấy trồng để làm gì ?

Thân ái,
Ba Tuần.

Hề hề,

Mô Phật

Mô Phật là "ba phải", là "Bất định pháp" hay là "Tâm bình", he he
Gặp người làm Thiện, Mô Phật.
Gặp người làm ác, "Mô Phật".
Gặp người...không làm gì cũng, Mô Phật. He he

Mô Phật

Trừng Hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Hề hề,

Mô Phật

Mô Phật là "ba phải", là "Bất định pháp" hay là "Tâm bình", he he
Gặp người làm Thiện, Mô Phật.
Gặp người làm ác, "Mô Phật".
Gặp người...không làm gì cũng, Mô Phật. He he

Mô Phật

Trừng Hải
Hề hề,

Mô Phật là "đại pháp".

Mến kính,
Ba Tuần.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Hề hề,

Mô Phật là "đại pháp".

Mến kính,
Ba Tuần.

Hề hề,

Không "Ba phải", không "Bất định pháp" lẫn không "Tâm bình" mà là đại, "Đại pháp", he he.

Trong Huê Nghiêm Kinh, có phẩm "Như lai tùy hảo quang minh công đức" nói về việc do công đức này mà hữu tình ở địa ngục được hóa sanh về Đấu xuất; rồi từ Đâu xuất nhờ nghe tiếng trống "Đại pháp" gọi là Thậm khả ái nhạo (?) nên sanh tâm Vô thượng Bồ đề mà được thọ ký thật là bất khả tư nghì bất khả nghì bất khả tư nghì...
Cũng từ bài kinh này mà Huê nghiêm tông đưa ra thuyết "Tam sanh thành Phật" với chiêu bài "Kiến văn thành Phật" nên phải chăng HỒNG DANH PHẬT ĐÀ thật là mầu nhiệm BẤT KHẢ TƯ NGHÌ BẤT KHẢ NGHÌ BẤT KHẢ TƯ NGHÌ.


Trừng Hải
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Hề hề,

Không "Ba phải", không "Bất định pháp" lẫn không "Tâm bình" mà là đại, "Đại pháp", he he.

Trong Huê Nghiêm Kinh, có phẩm "Như lai tùy hảo quang minh công đức" nói về việc do công đức này mà hữu tình ở địa ngục được hóa sanh về Đấu xuất; rồi từ Đâu xuất nhờ nghe tiếng trống "Đại pháp" gọi là Thậm khả ái nhạo (?) nên sanh tâm Vô thượng Bồ đề mà được thọ ký thật là bất khả tư nghì bất khả nghì bất khả tư nghì...
Cũng từ bài kinh này mà Huê nghiêm tông đưa ra thuyết "Tam sanh thành Phật" với chiêu bài "Kiến văn thành Phật" nên phải chăng HỒNG DANH PHẬT ĐÀ thật là mầu nhiệm BẤT KHẢ TƯ NGHÌ BẤT KHẢ NGHÌ BẤT KHẢ TƯ NGHÌ.


Trừng Hải
Quả thật Danh Phật truyền tới nay,
Vang vọng bốn phương, quy ngưỡng thay !
Trải vô lượng thân, vô số kiếp,
Phóng thí hỷ xả khắp chốn này.

Từ nơi Địa ngục tới Thiên đàng,
Chư Thiên, Thánh chúng đều rõ ràng,
Quỷ thần chịu ơn sâu khó tả,
Dạ xoa, La sát thảy hân hoan.

Hạnh Phật thậm thâm vô số môn,
Vô tình, hữu tình cảm biết ơn.
Thành Danh là bởi hạnh công đức,
Cho nên Danh tới chúng "kinh hồn",

Hết thảy phát tâm đều hộ trì,
Người chấp trì Danh, vô lượng Bi.
Bởi lòng chí thiết tâm tinh tấn,
Long Thiên Hộ Pháp nguyện theo đi.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Kính chào đạo hữu VNBN thân mến,

Chẳng phải Ba Tuần xem "VNBN là kẻ trí nhỏ", mà chính VNBN tự xem mình là "căn tánh chúng sanh đã suy tàn."

Như chén nước đã đầy,
Chẳng thể rót thêm nữa.
Như người chẳng biết đói,
Cấy trồng để làm gì ?

Thân ái,
Ba Tuần.
Hiiiii, trí nhỏ với căn tánh suy tàn không giống nhau, thưa Ngài.
Căn Tánh suy tàn mà VNBN muốn nói là chúng sanh thời nay nghiệp duyên rất nặng, tập khí sâu dày. Giống như kẻ nghiện ma túy nặng nề, tuy có ý chí lớn nhưng lực bất tòng tâm, phải tìm phương pháp khế hợp.

Còn trí nhỏ là những người cầu nhị thừa.

Người tin tưởng Phật A Di Đà thì họ đều có tín căn nơi Đại Thừa Phật Pháp ít hay nhiều. Trong thời đại nhiễu nhương thế này, nghiệp duyên sâu nặng, vẫn phát tâm tu học vãng sanh lợi mình lợi người thì họ đều là những người có chí lớn; không thể gọi là nhỏ được.

Nếu Ngài không ngại thì ngưỡng mong Ngài chia sẽ đạo lộ mà Ngài đang đi để VNBN học hỏi.
Đây là lần thứ 3, VNBN đã ngưỡng cầu!
Nếu Ngài vẫn khép lòng thì thôi vậy.
 

CHOCOLATE

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 1 2024
Bài viết
150
Điểm tương tác
118
Điểm
43
Hề hề,

Mô Phật

Mô Phật là "ba phải", là "Bất định pháp" hay là "Tâm bình", he he
Gặp người làm Thiện, Mô Phật.
Gặp người làm ác, "Mô Phật".
Gặp người...không làm gì cũng, Mô Phật. He he

Mô Phật

Trừng Hải
Hì chào sư phụ!

Theo con đoán thì là ba phải :D - Làm gì cũng đều phải :p
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Hiiiii, trí nhỏ với căn tánh suy tàn không giống nhau, thưa Ngài.
Căn Tánh suy tàn mà VNBN muốn nói là chúng sanh thời nay nghiệp duyên rất nặng, tập khí sâu dày. Giống như kẻ nghiện ma túy nặng nề, tuy có ý chí lớn nhưng lực bất tòng tâm, phải tìm phương pháp khế hợp.

Còn trí nhỏ là những người cầu nhị thừa.

Người tin tưởng Phật A Di Đà thì họ đều có tín căn nơi Đại Thừa Phật Pháp ít hay nhiều. Trong thời đại nhiễu nhương thế này, nghiệp duyên sâu nặng, vẫn phát tâm tu học vãng sanh lợi mình lợi người thì họ đều là những người có chí lớn; không thể gọi là nhỏ được.

Nếu Ngài không ngại thì ngưỡng mong Ngài chia sẽ đạo lộ mà Ngài đang đi để VNBN học hỏi.
Đây là lần thứ 3, VNBN đã ngưỡng cầu!
Nếu Ngài vẫn khép lòng thì thôi vậy.

Hề hề,

Ba Tuần không buồn trả lời (hay chưa trả lời, hề hề) thì để cho Trừng Hải này...chia xẻ vậy, he he

Trí vốn không lớn nhỏ mà do lòng người chấp trước chỗ suy tàn mà thành nên...ngắn ngủn (Gọi là...ngắn ngủn, he he bởi chỉ còn chỗ tàn cục mà vô tri cái vô biên của Pháp giới thể tánh trí). Trí ngắn ngủn nên mới thấy vũ trụ vô biên có bốn phương tám hướng trên dưới hiện hữu chỗ gọi là Tây phương để về.
Đại thừa sở dĩ gọi là Đại thừa do bởi nơi chí nguyện mang cả tam thiên đại thiên thế giới đến bờ kia cho nên Tịnh độ tông mới được xếp vào nơi Biệt giáo là Giáo pháp dành cho các bậc Đại Bồ tát ma ha tát phát tâm Vô thượng Bồ đề hoành pháp phổ độ chúng sanh miền Tịnh thổ (Đọc "Tạng, Thông, Biệt, Viên/Thiên thai tông").
Tịnh thổ hiện tiền hay Tịnh thổ ở Tây phương với người Tùy tín hành đều có phần. Nhưng khuyến tấn người có chí Đại thừa về nơi an phận sống trong hoa sen thanh tịnh tránh ác chướng thì đúng là Tiểu nha bại chủng (với lời ngụy biện là về Tây phương rồi phát tâm Vô thượng Bồ đề hoành pháp độ sanh khi ngay tại Ta bà lại sợ hãi ác chướng).

Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Hề hề,

Ba Tuần không buồn trả lời (hay chưa trả lời, hề hề) thì để cho Trừng Hải này...chia xẻ vậy, he he

Trí vốn không lớn nhỏ mà do lòng người chấp trước chỗ suy tàn mà thành nên...ngắn ngủn (Gọi là...ngắn ngủn, he he bởi chỉ còn chỗ tàn cục mà vô tri cái vô biên của Pháp giới thể tánh trí). Trí ngắn ngủn nên mới thấy vũ trụ vô biên có bốn phương tám hướng trên dưới hiện hữu chỗ gọi là Tây phương để về.
Đại thừa sở dĩ gọi là Đại thừa do bởi nơi chí nguyện mang cả tam thiên đại thiên thế giới đến bờ kia cho nên Tịnh độ tông mới được xếp vào nơi Biệt giáo là Giáo pháp dành cho các bậc Đại Bồ tát ma ha tát phát tâm Vô thượng Bồ đề hoành pháp phổ độ chúng sanh miền Tịnh thổ (Đọc "Tạng, Thông, Biệt, Viên/Thiên thai tông").
Tịnh thổ hiện tiền hay Tịnh thổ ở Tây phương với người Tùy tín hành đều có phần. Nhưng khuyến tấn người có chí Đại thừa về nơi an phận sống trong hoa sen thanh tịnh tránh ác chướng thì đúng là Tiểu nha bại chủng (với lời ngụy biện là về Tây phương rồi phát tâm Vô thượng Bồ đề hoành pháp độ sanh khi ngay tại Ta bà lại sợ hãi ác chướng).


Trừng Hải
Rất hoan hỷ tinh thần không ngại chia sẽ của hiền hữu Trừng Hải.

1. Bàn về thực tánh thì ngay cả Trí vốn không lớn nhỏ kia cũng không có sẵn, huống chi là nói trí vốn không lớn nhỏ thì đều gọi là hiện tượng. Bàn về hiện tượng thì trí lớn như Phật và Đại Bồ Tát thì trong mắt các Ngài, trí không có lớn nhỏ mà chỉ thuần một tự tánh nhiệm màu bình đẳng; bên cạnh đó còn có hiện tượng Thanh Văn, Phàm Phu,.... với các trí năng không đồng đều, tạm thời hiện hữu.

Bàn về thực tánh, tam thiên đại thiên thế giới, hoa tạng thế giới hải các tịnh độ, Cực Lạc Tây Phương đều không thật, chỉ là hiện tượng.


2. Không thể nói rằng Tây Phương Cực Lạc là do trí lớn hay trí nhỏ của người quan sát mà có.

Thí dụ cõi ta bà này, có phải do trí lớn hay trí nhỏ của người quan sát mà hiện hữu không? Chỉ có thể nói không có trí thì chiêu cảm và bị giam cầm ở ta bà; trí nhỏ thì sợ ta bà mà cách ly ra, trí lớn thì không ngại gì.

Cõi ta bà này do nhân duyên cộng nghiệp của phàm phu hữu tình chiêu cảm mà xuất hiện. Đã là cộng nghiệp thì không thể nói do trí lớn nhỏ của cá nhân nào mà có được.

Tây Phương Cực Lạc là một hiện tượng, cụ thể là nhân nơi 48 đại nguyện mà hiện hữu, rồi sau một thời gian cũng biến đổi. 48 nguyện này được phát ra từ tiền thân của Phật A Di Đà. Không thể do trí lớn hay trí nhỏ của người khác mà tạo ra được; chỉ có thể nói do trí lớn hay nhỏ như thế nào được đến câu hội.

3. Tu vãng sanh và tu kiến tạo tịnh độ là hai việc không đồng nhất với nhau.
- Tu vãng sanh là đã có tịnh độ của một vị Phật đã có sẵn rồi, chúng ta theo bổn nguyện của Phật tu tập ứng hợp với bổn nguyện mà được đến câu hội. Như vậy, phàm phu đều có phần.

- Tu kiến tạo tịnh độ thì giống như Phật A Di Đà, phát ra đại nguyện về thế giới mà mình muốn thị hiện thành Phật. Tu Bồ Tát Đạo công đức trọn đủ thì các nguyện được hiện khởi tạo nên một cảnh tịnh độ để thị hiện thành Phật và độ sanh.

Ngài Trừng Hải bảo là : Đại thừa sở dĩ gọi là Đại thừa do bởi nơi chí nguyện mang cả tam thiên đại thiên thế giới đến bờ kia cho nên Tịnh độ tông mới được xếp vào nơi Biệt giáo là Giáo pháp dành cho các bậc Đại Bồ tát ma ha tát phát tâm Vô thượng Bồ đề hoành pháp phổ độ chúng sanh miền Tịnh thổ (Đọc "Tạng, Thông, Biệt, Viên/Thiên thai tông").

Thì đó chính là tu kiến tạo Tịnh độ. Phàm phu, nhị thừa, Bồ tát chưa đạt pháp nhẫn thì thiếu năng lực để làm.

4. Vãng sanh Cực Lạc tịnh thổ là để rèn dưỡng tự lực rồi mới nên vào ác giáo hóa cái ác, viên thành Phật Đạo. Là cách lui binh tạm chiến, chuẩn bị đầy đủ rồi trở lại, chứ không phải trốn chạy.

Bản thân chưa tự độ nổi thì chưa đủ thực lực giúp người ra khỏi tam đồ. Người nào đã đủ rồi thì đương nhiên không cần đến Cực Lạc cũng chẳng hề gì.

Người chưa đủ thì họ cần một nơi để tu tập hoàn thiện. Như vậy, nếu được chọn lựa thì sẽ chọn đến nơi nào có điều kiện tốt nhất, chứ dại gì chọn nơi mà khó khăn đủ thứ. Người còn non kém thì tất nhiên phải cần như thế.

Do đó, chư Phật mười phương khuyên nhủ chúng hữu tình vãng sanh Cực Lạc để thân cận Phật và Thánh chúng hoàn thiện tự lực của bản thân, rồi mới có thể thực hiện hạnh nguyện độ sanh.

Võ sỉ muốn thi đấu chiến thắng thì trước tiên phải tìm một nơi thật tốt để rèn dưỡng rồi mới có thể sẵn sàng đón nhận sự hiểm ác của đối phương.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Rất hoan hỷ tinh thần không ngại chia sẽ của hiền hữu Trừng Hải.

1. Bàn về thực tánh thì ngay cả Trí vốn không lớn nhỏ kia cũng không có sẵn, huống chi là nói trí vốn không lớn nhỏ thì đều gọi là hiện tượng. Bàn về hiện tượng thì trí lớn như Phật và Đại Bồ Tát thì trong mắt các Ngài, trí không có lớn nhỏ mà chỉ thuần một tự tánh nhiệm màu bình đẳng; bên cạnh đó còn có hiện tượng Thanh Văn, Phàm Phu,.... với các trí năng không đồng đều, tạm thời hiện hữu.

Bàn về thực tánh, tam thiên đại thiên thế giới, hoa tạng thế giới hải các tịnh độ, Cực Lạc Tây Phương đều không thật, chỉ là hiện tượng.


2. Không thể nói rằng Tây Phương Cực Lạc là do trí lớn hay trí nhỏ của người quan sát mà có.

Thí dụ cõi ta bà này, có phải do trí lớn hay trí nhỏ của người quan sát mà hiện hữu không? Chỉ có thể nói không có trí thì chiêu cảm và bị giam cầm ở ta bà; trí nhỏ thì sợ ta bà mà cách ly ra, trí lớn thì không ngại gì.

Cõi ta bà này do nhân duyên cộng nghiệp của phàm phu hữu tình chiêu cảm mà xuất hiện. Đã là cộng nghiệp thì không thể nói do trí lớn nhỏ của cá nhân nào mà có được.

Tây Phương Cực Lạc là một hiện tượng, cụ thể là nhân nơi 48 đại nguyện mà hiện hữu, rồi sau một thời gian cũng biến đổi. 48 nguyện này được phát ra từ tiền thân của Phật A Di Đà. Không thể do trí lớn hay trí nhỏ của người khác mà tạo ra được; chỉ có thể nói do trí lớn hay nhỏ như thế nào được đến câu hội.

3. Tu vãng sanh và tu kiến tạo tịnh độ là hai việc không đồng nhất với nhau.
- Tu vãng sanh là đã có tịnh độ của một vị Phật đã có sẵn rồi, chúng ta theo bổn nguyện của Phật tu tập ứng hợp với bổn nguyện mà được đến câu hội. Như vậy, phàm phu đều có phần.


- Tu kiến tạo tịnh độ thì giống như Phật A Di Đà, phát ra đại nguyện về thế giới mà mình muốn thị hiện thành Phật. Tu Bồ Tát Đạo công đức trọn đủ thì các nguyện được hiện khởi tạo nên một cảnh tịnh độ để thị hiện thành Phật và độ sanh.

Ngài Trừng Hải bảo là : Đại thừa sở dĩ gọi là Đại thừa do bởi nơi chí nguyện mang cả tam thiên đại thiên thế giới đến bờ kia cho nên Tịnh độ tông mới được xếp vào nơi Biệt giáo là Giáo pháp dành cho các bậc Đại Bồ tát ma ha tát phát tâm Vô thượng Bồ đề hoành pháp phổ độ chúng sanh miền Tịnh thổ (Đọc "Tạng, Thông, Biệt, Viên/Thiên thai tông").

Thì đó chính là tu kiến tạo Tịnh độ. Phàm phu, nhị thừa, Bồ tát chưa đạt pháp nhẫn thì thiếu năng lực để làm.

4. Vãng sanh Cực Lạc tịnh thổ là để rèn dưỡng tự lực rồi mới nên vào ác giáo hóa cái ác, viên thành Phật Đạo. Là cách lui binh tạm chiến, chuẩn bị đầy đủ rồi trở lại, chứ không phải trốn chạy.


Bản thân chưa tự độ nổi thì chưa đủ thực lực giúp người ra khỏi tam đồ. Người nào đã đủ rồi thì đương nhiên không cần đến Cực Lạc cũng chẳng hề gì.

Người chưa đủ thì họ cần một nơi để tu tập hoàn thiện. Như vậy, nếu được chọn lựa thì sẽ chọn đến nơi nào có điều kiện tốt nhất, chứ dại gì chọn nơi mà khó khăn đủ thứ. Người còn non kém thì tất nhiên phải cần như thế.

Do đó, chư Phật mười phương khuyên nhủ chúng hữu tình vãng sanh Cực Lạc để thân cận Phật và Thánh chúng hoàn thiện tự lực của bản thân, rồi mới có thể thực hiện hạnh nguyện độ sanh.

Võ sỉ muốn thi đấu chiến thắng thì trước tiên phải tìm một nơi thật tốt để rèn dưỡng rồi mới có thể sẵn sàng đón nhận sự hiểm ác của đối phương.

Hề hề,

Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có chừng đó thôi sao (gặp VNBN tại diễn đàn này cũng đã hơn 10 năm rồi, sao cứ mãi dùng trí xảo vậy!!!?)

Trí mà có lớn nhỏ thì làm sao các Bồ tát ma ha tát hay A Di Đà Phật tựu thành đại nguyện độ hết thảy chúng sanh vãng sanh đều thành Phật hết được. Vì lý đó nên nói trí vốn không lớn nhỏ vì đều bình đằng vậy.

Tịnh thổ hiện tiền hay Tịnh thổ Tây phương là phương tiện độ người hữu tình của Phật Đà Thích Ca Mâu Ni. Việc hoành pháp phổ độ chúng sanh là việc của Chư Phật Mười Phương hay Bồ tát ma ha tát đâu có phải là việc của, hề hề VNBN mà suốt ngày cứ nói chúng sanh thế này chúng sanh thế nọ thì phải cứ...thế thế cho thỏa cái tư ngã vậy???!!!

Suy lường kiếu yếu thủ cường công là chuyện của hạng...hình nhi hạ! Người vỗ ngực tự xưng là phát Bồ đề tâm phiền não, chúng sanh thề nguyện đoạn, độ mà lại có chuyện tùy thời, tùy xứ, tùy người rồi...ngắt khúc chuyện tu học tu hành (vốn phải thời thời không...đứt khúc, hề hề) mà chơi trò chơi...chính trị nghĩa là sao nhỉ, đạo đức giả chăng!?

Trừng Hải
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Hề hề,

Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có chừng đó thôi sao (gặp VNBN tại diễn đàn này cũng đã hơn 10 năm rồi, sao cứ mãi dùng trí xảo vậy!!!?)

Trí mà có lớn nhỏ thì làm sao các Bồ tát ma ha tát hay A Di Đà Phật tựu thành đại nguyện độ hết thảy chúng sanh vãng sanh đều thành Phật hết được. Vì lý đó nên nói trí vốn không lớn nhỏ vì đều bình đằng vậy.

Tịnh thổ hiện tiền hay Tịnh thổ Tây phương là phương tiện độ người hữu tình của Phật Đà Thích Ca Mâu Ni. Việc hoành pháp phổ độ chúng sanh là việc của Chư Phật Mười Phương hay Bồ tát ma ha tát đâu có phải là việc của, hề hề VNBN mà suốt ngày cứ nói chúng sanh thế này chúng sanh thế nọ thì phải cứ...thế thế cho thỏa cái tư ngã vậy???!!!

Suy lường kiếu yếu thủ cường công là chuyện của hạng...hình nhi hạ! Người vỗ ngực tự xưng là phát Bồ đề tâm phiền não, chúng sanh thề nguyện đoạn, độ mà lại có chuyện tùy thời, tùy xứ, tùy người rồi...ngắt khúc chuyện tu học tu hành (vốn phải thời thời không...đứt khúc, hề hề) mà chơi trò chơi...chính trị nghĩa là sao nhỉ, đạo đức giả chăng!?

Trừng Hải
Hiii,
- Trí không có lớn nhỏ thì đó là trí của Bồ Tát, của Phật; chứ không phải trí của các hạng dưới. Bậc đại trí, tuy thấy bình đẳng tất thảy nhưng vẫn trưởng dưỡng các thiện pháp, đối với chúng sanh cần phân biệt rõ các căn tánh để giáo hóa. Đức Phật trí tuệ rốt ráo, đối với tất cả chúng sanh đều tùy thuận phương tiện thiện xảo. Nếu chỉ nhìn phương tiện thì có thể Ngài Trừng Hải cũng sẽ phán Đức Phật dùng xảo trí.

- Tịnh thổ hiện tiền hay Tây Phương như đạo hữu Trừng Hải nói là phương tiện thì ắt hẳn trong đó phải phân biệt rõ lý lẽ nhân duyên. Tịnh thổ hiện tiền chú trọng liễu ngộ tại tâm niệm mà chẳng bị trần cảnh trói buộc.


Còn Tây Phương Tịnh Thổ thì lại chú trọng vãng sanh câu hội Phật A Di Đà để thọ trì giáo pháp không ngừng vững chắc tiến lên. Như vậy không thể nói rằng là ngắt khúc tu hành; chỉ là đổi hoàn cảnh tu hành thôi. Việc đổi này là hoàn toán hợp lẽ vì khi mạng căn chấm hết thì cũng là điểm khởi đầu một đời sống mới, chọn lựa Tây Phương Cực Lạc không chọn ta bà cũng là lý do chính đáng. Lý lẽ như vậy thì lẽ nào đạo hữu không hiểu được!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113

Vâng cám ơn đạo hữu đã khuyến tấn.
Với việc niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, VNBN chẳng có nghi hoặc gì, chỉ cần bền bỉ chân thật hành trì thì tất được như ý. Chỉ lấy câu Phật hiệu làm chỗ tâm duyên hành trì thì tự nhiên thỏa mãn tất cả giáo lý.

Điều mà VNBN muốn hỏi, xuất phát từ duyên với các bài viết của Ngài. VNBN muốn biết Đạo mà Ngài đang hành trì như thế nào?

Chắc có lẽ là Ngài xem VNBN như kẻ trí nhỏ nên không muốn chia sẽ, sợ nói đại pháp phá hỏng con đường mà VNBN đang đi chăng?
Trước phải giữ giới cho tinh,
Lìa tâm chấp trước lừa mình mới nên.
Bởi do thói cũ lâu bền,
Phật xưa đã dạy, tâm nên quý tàm.

Sau thời tri túc ta làm,
Muốn ít, biết đủ, chẳng màng lợi danh.
Tổ xưa dạy rõ đinh ninh,
Tâm thường là Phật, tạng Kinh sẵn rồi.

Báu kia có đủ ai ơi,
Tin thời lấy lại, tới nơi thanh nhàn.
Lời xưa sách ấy mạt vàng,
Bụi làm mờ mắt, xót than tấm lòng.

Cửa kia, nghĩa ấy là Không,
Không hờn, không giận, không lầm, không chê.
Không kia tức ấy lối về,
Là trong nghịch cảnh, tâm mê tỏ tường.

Mê danh, mê lợi dễ lường;
Mê văn mê tự, biết đường nào ra.
Sở tri, chướng ấy đó mà;
Sao mình lại nghĩ, đó là người si !

Can ngăn, khuyên bảo chẳng đi;
Lẽ nào quả trổ, mới kỳ tỉnh ra.
Chợt e hoa ấy tàn, qua;
Ngàn năm có gặp, "xuân Đà" nữa không !?

Than ôi,
Ba Tuần.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]

Không kia --> tức ấy lối về, [smile]

Là trong nghịch cảnh, ---> tâm mê tỏ tường. - BT

Cái Tâm vốn thanh tịnh ---> lại buông cho ảnh hưởng của các phiền não phụ thuộc, mạt na, và cái ngã

1707106761844.png


ờ mà đúng hông? [smile]
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113

ha ha ha[smile]

Không kia --> tức ấy lối về, [smile]

Là trong nghịch cảnh, ---> tâm mê tỏ tường. - BT

Cái Tâm vốn thanh tịnh ---> lại buông cho ảnh hưởng của các phiền não phụ thuộc, mạt na, và cái ngã

View attachment 8645


ờ mà đúng hông? [smile]
Kính chào đạo hữu VNBN thân mến,

Chỉ cần là kẻ ngu độn siêng niệm Phật, chẳng cần làm kẻ lanh lợi thông thuộc vạn lời Kinh; Huệ Năng siêng hành, Thần Tú siêng giảng, kẻ hành thanh thản, người giảng lo âu ( suy nghĩ đắn đo chẳng giám trình kệ, viết kệ xong rồi lại càng suy tư).

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Hiii,
- Trí không có lớn nhỏ thì đó là trí của Bồ Tát, của Phật; chứ không phải trí của các hạng dưới. Bậc đại trí, tuy thấy bình đẳng tất thảy nhưng vẫn trưởng dưỡng các thiện pháp, đối với chúng sanh cần phân biệt rõ các căn tánh để giáo hóa. Đức Phật trí tuệ rốt ráo, đối với tất cả chúng sanh đều tùy thuận phương tiện thiện xảo. Nếu chỉ nhìn phương tiện thì có thể Ngài Trừng Hải cũng sẽ phán Đức Phật dùng xảo trí.

- Tịnh thổ hiện tiền hay Tây Phương như đạo hữu Trừng Hải nói là phương tiện thì ắt hẳn trong đó phải phân biệt rõ lý lẽ nhân duyên. Tịnh thổ hiện tiền chú trọng liễu ngộ tại tâm niệm mà chẳng bị trần cảnh trói buộc.


Còn Tây Phương Tịnh Thổ thì lại chú trọng vãng sanh câu hội Phật A Di Đà để thọ trì giáo pháp không ngừng vững chắc tiến lên. Như vậy không thể nói rằng là ngắt khúc tu hành; chỉ là đổi hoàn cảnh tu hành thôi. Việc đổi này là hoàn toán hợp lẽ vì khi mạng căn chấm hết thì cũng là điểm khởi đầu một đời sống mới, chọn lựa Tây Phương Cực Lạc không chọn ta bà cũng là lý do chính đáng. Lý lẽ như vậy thì lẽ nào đạo hữu không hiểu được!

Hề hề,

Trí không lớn nhỏ là nhằm chỉ Thể tánh trí, gọi đầy đủ là Pháp giới thể tanh trí (Theo Huê nghiêm tông thì Trí này nằm ở trung tâm của Tứ trí Duy thức, Đại viên, Bình đẳng, Diệu quan sát và Thành sở tác). Nói Trí không lớn nhỏ là nhằm chỉ nơi TIỀM NĂNG mọi chúng sanh đều là Phật sẽ thành. Còn Phật trí, Bồ tát trí hay Thánh trí là ở nơi ĐẠO QUẢ gọi là BỒ ĐỀ TRÍ.
Phương tiện thiện xảo trí là VÔ LƯỢNG TRÍ của Phật Đà Chánh Đằng Giác vì căn tánh của chúng sanh vô lượng nên trí đó cũng vô lượng nhằm phổ độ chúng sanh, nên lẽ dĩ nhiên khi đến nói TRÍ XẢO là nhằm chỉ thế gian trí chỉ toàn là những ngôn từ, văn tự rỗng tuếch không thực.. thuộc Biến kế sở tri.

Mà chia xẻ thì cũng đã chia xẻ xong rồi lại do chia xẻ không hề có dụng tâm nên đến đây cũng xin ngừng:

Thanh mục đổ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu.


Hề hề, Trừng Hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Hề hề,

Trí không lớn nhỏ là nhằm chỉ Thể tánh trí, gọi đầy đủ là Pháp giới thể tanh trí (Theo Huê nghiêm tông thì Trí này nằm ở trung tâm của Tứ trí Duy thức, Đại viên, Bình đẳng, Diệu quan sát và Thành sở tác). Nói Trí không lớn nhỏ là nhằm chỉ nơi TIỀM NĂNG mọi chúng sanh đều là Phật sẽ thành. Còn Phật trí, Bồ tát trí hay Thánh trí là ở nơi ĐẠO QUẢ gọi là BỒ ĐỀ TRÍ.
Phương tiện thiện xảo trí là VÔ LƯỢNG TRÍ của Phật Đà Chánh Đằng Giác vì căn tánh của chúng sanh vô lượng nên trí đó cũng vô lượng nhằm phổ độ chúng sanh, nên lẽ dĩ nhiên khi đến nói TRÍ XẢO là nhằm chỉ thế gian trí chỉ toàn là những ngôn từ, văn tự rỗng tuếch không thực.. thuộc Biến kế sở tri.

Mà chia xẻ thì cũng đã chia xẻ xong rồi lại do chia xẻ không hề có dụng tâm nên đến đây cũng xin ngừng:

Thanh mục đổ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu.


Hề hề, Trừng Hải
Đạo hữu Trừng Hải thân mến,

Mời đạo hữu một ly trà !

Mến kính,
Ba Tuần.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên