Bài 6.- Sự biến hóa của Pháp Thân- Phật Tánh.
Chân Như có 3 mặc : THỂ- TƯỚNG- DỤNG.- Trong đó:
Dùng từ ngữ Pháp Thân- Phật Tánh- hay Niết Bàn để diễn tả.- Đây là nói phần TƯỚNG của Chân Như (Thường hay dùng xen lẫn nhau). Chân Như "Vô Tướng" thì sao lại nói Tướng Chân Như ? Là bởi vì Chúng Ta vẫn là phàm phu, nên Tâm ta Vẫn "Huyễn hiện" Tướng Chân Như .- Do vậy ta chưa thể Nhập Chân Như được, Nên ta chưa có được Pháp Thân.
Ở đây chỉ đề cập đến “một thể năm dụng”, liên quan đến chủ đề của bài này. Một thể là bản tâm (Chân Như), năm dụng là năm giác quan, là sắc thân. Đối với tăng Chí Triệt, pháp thân thì không sanh không diệt, là Niết bàn, là thường lạc, còn sắc thân thì sanh diệt, là sanh tử, là khổ đau. Nhưng theo lời dạy của Lục Tổ, với người đã chứng nhập phần lớn pháp thân (ở những địa cao trong mười địa pháp thân) thì tất cả là không sanh không diệt, tất cả là Niết bàn, tất cả là thường lạc.(phỏng theo TVHS.Sắc thân & Pháp Thân).
* Niết bàn không phải là “chết”, là “đoạn”, không còn cái gì cả; không phải là “vô tác”, không có hoạt động nào cả; nói theo tăng Chí Triệt ở trên, “thì tất cả các pháp đều bị Niết bàn cấm cản đè nén”.
Sở dĩ có đủ thứ kiến chấp như vậy bởi vì đều nằm trong thức tình, “đều thuộc tình suy tính”, chưa chuyển hóa thức thành trí được.
* Vấn đề Pháp Thân (biến hóa) này. Lục Tổ dạy:
Với người đã nhập vào pháp thân, thì các căn không bị phế bỏ mà trở thành chỗ ứng dụng của pháp thân, các căn được chuyển hóa thành Thành sở tác trí, trí làm việc và thành tựu những công việc ở cuộc đời vật chất .
Tăng Chí Đạo nghe giảng xong thì đại ngộ, tức là vào được cửa pháp thân, “nhất niệm tương ưng”. Để chứng đắc hoàn toàn pháp thân như Lục Tổ, còn phải tu tập nhiều để “niệm niệm tương ưng”. Thế nên Lục Tổ mới nói, “Ta nay cưỡng nói ra, khiến ông bỏ tà kiến, ông chớ theo lời hiểu, cho ông biết ít phần”. (Đàn kinh).- Đây cũng là chỗ vi mật Biến hóa của Pháp Thân.(Xem Kinh Phật Địa, Đương Đạo dịch và giảng).
* Phật Tánh cũng biến hóa theo duyên như vậy:
+ Đối với người Tu hiền, thì Phật Tánh hiện ra.- từ, bi, hỷ, xã. Nhưng đối với kẻ ác thì lại hiện ra.- tham, sân, si, ác kiến....
Vì vậy ở Chứng Đạo Ca. Tổ huyền giác nói: "Vô Minh" thật tánh tức Phật Tánh, Ão hóa Sanh Thân tức Pháp Thân. (hết trích0
- Phật Tánh. Niết Bàn. Pháp Thân.- Không có tự Tánh. theo nhân duyên mà Hiện là như thế.
Kính các Bạn: Nghe đến đây. có lẽ sẽ có một số không ít Bạn khởi nghi vấn là: Phật Tánh- Niết Bàn- Pháp Thân lại là Pháp Sanh Diệt ư ?
