VO-NHAT-BAT-NHI

NGÃ không phải là "cái tôi"? Chấp Ngã là gì?(KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,966
Điểm tương tác
784
Điểm
113
1. NGÃ thực thể có thật, tự hữu nhưng không phải cái "tôi".

Xét theo nghĩa ấy: Ngã được định nghĩa là "thực thể, tự hữu" là cái cá nhân chân thật.
Còn "cái tôi" thì lại do sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp thành thì "cái tôi" mang tính chất Nhân Duyên.

Như vậy, một bên là tự hữu, một bên là do nhân duyên. Thì như vậy: NGÃ không phải CÁI TÔI tâm sinh lý!


2. CHẤP NGÃ.

Đó là hiện tượng tâm lý cho rằng NGÃ là một hình thái nhất định nào đó như: Thấy sự tồn tại của NGÃ phải dựa dẫm vào sự tồn tại của sắc, thọ, tưởng, hành thức.


Để phá bỏ cái hiểu biết sai lầm đó, Đức Phật dạy về lý Duyên Khởi và Vô Ngã. Phá bỏ tư tưởng NGÃ lưu trú vào các hiện tượng, sự vật.

Nhưng Đức Thế Tôn không hề phủ nhận sự tồn tại của NGÃ, mà chính bản thân Đức Phật là một minh chứng sinh động của "NGÃ".

Cho nên trong 4 đức của Niết Bàn: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh có chữ "NGÃ", đó NGÃ chân thật đó!

3. Đức Phật có thuyết về sự chân thật của NGÃ không?

NGÃ vốn không hình tướng, không dáng mạo, không thao tác,.... nhưng cũng không ở ngoài các hiện tượng ấy.


TRÍCH KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN-PHẨM NHƯ LAI TÁNH
.......................
Phật nói : “ Ví như hai người làm bạn thân nhau : Một người là vương tử, một người là dân hèn, hai người đó thường qua lại nhau, lúc đó người nghèo thấy vương tử có một con dao tốt, trong lòng thích muốn, thời gian sau, vương tử mang dao trốn qua nước khác. Một hôm, người dân hèn ngủ nhờ nhà người khác, giữa giấc ngũ mơ nói con dao ! con dao ! Người nhà nghe được bắt nộp cho vua. Vua gạn hỏi : Nhà ngươi nói con dao, nay ở đâu ? Người dân bèn thuật rõ việc trước. Nay nhà vua dầu giết thần, banh xẻ tay chân cũng không thể tìm được dao. Thần cùng vương tử vốn là bạn thân, trước kia, dầu mắt được thấy con dao, nhưng còn không dám chạm đến, huống lại cố ý lấy.

Vua lại hỏi : “ Lúc nhà ngươi thấy dao, hình dạng giống thứ gì “.

Người dân bèn thưa : “ Tâu Đại-Vương, thần thấy con dao ấy giống như sừng dê đen”.

Vua nghe xong, vui mừng cả cười, bảo rằng : “ Nhà ngươi chớ sợ, ta tha cho ngươi, trong kho tàng của ta, đều không có thứ dao ấy, huống là ngươi thấy con dao nơi vương tử”.

Lúc đó nhà vua lại hỏi các quan : “ Các khanh từng thấy con dao đó chăng ?” Nói xong vua liền băng. Triều thần liền lập vương tử khác lên làm vua.

Tân Vương lại hỏi các quan : “ Các khanh từng thấy con dao đó chăng ? Hình dáng nó như thế nào ?”

Các quan đồng tâu : “ Chúng thần từng thấy hình nó như sừng dê đen”.

Vua nói : “ Trong kho tàng của ta, chỗ nào mà có thứ dao hình dạng như vậy ?”

Lần lượt bốn vị tân Vương tra tìm con dao ấy đều chẳng đặng.

Sau đó, vị Vương tử đào vong ngày trước, trở về nước, được tôn làm vua. Khi lên ngôi xong, tân Vương nầy lại hỏi các quan : “ Các khanh có thấy con dao đó chăng ? Hình dạng nó thế nào ?”

Các quan tâu : “ Chúng tôi đều thấy”. Rồi đua nhau trình bày hình dáng của con dao. Người thì nói sắc dao thanh tịnh như hoa sen xanh. Người lại nói hình như sừng dê. Người thì nói dao màu hồng đỏ như lửa. Người lại nói dao đen tuyền như rắn đen.

Nhà vua cả cười bảo : “ Các khanh đều chẳng thấy biết hình dáng thật của con dao của ta”.

Nầy Thiện-nam-tử ! Bồ-Tát xuất hiện nơi đời nói tướng chơn thiệt của ngã cũng như vậy. Nói xong bỏ đi. Như Vương-tử mang con dao tốt trốn qua nước khác.

Người phàm phu ngu mê cho rằng tất cả đều có ngã, có ngã. Như người dân hèn ngũ nhờ nhà người khác, mơ nói con dao ! con dao !

Hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác hỏi các chúng sanh, tướng của ngã như thế nào ? Đáp rằng : “ Tôi thấy tướng của ngã lớn bằng ngón tay cái. Có kẻ nói, như hột gạo. Có kẻ nói như hột cỏ. Cũng có kẽ nói tướng của ngã ở trong tâm, sáng rỡ như mặt trời”.

Những chúng sanh đó đều chẳng biết tướng của ngã. Như các quan chẳng biết hình dáng của con dao.

Bồ-Tát nói tướng trạng của ngã, hàng phàm phu chẳng rõ biết, vọng tưởng ra các hình tướng của ngã, như những người nói hình dáng của con dao, giống như sừng dê đen v.v…

Các hạng phàm phu đó, tuần tự nối nhau mà sanh những tà kiến.

Vì dứt những tà kiến đó, nên đức Như-Lai hiện ra đời, nói pháp vô-ngã. Vương- tử bảo các quan : Trong kho tàng của ta không có thứ dao như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Hôm nay đức Như-Lai nói ngã chơn thật gọi là Phật tánh. Phật tánh như vậy ở trong phật pháp của ta, như con dao tốt kia.

Thiện-Nam-tử ! Nếu có kẻ phàm phu, có thể nói đúng, đó chính là do vì tùy thuận Phật pháp vô thượng. Nếu có người khéo phân biệt tùy thuận tuyên nói như đây, nên biết người đó chính là Bồ-tát.

(Hết trích)


Lời Bổn Sư đã nói thế, mà vẫn không hiểu biết, bác bỏ chẳng tin nhận, đó là do người tu vẫn còn ở căn trí nhị thừa!
4. PHẬT TÁNH (CHÂN THẬT NGÃ = TỰ TÁNH MÌNH) không dễ thấy


Trích Kinh Đại Bát Niết Bàn Phẩm Như Lai Tánh
Nầy Thiện-nam-tử ! Kinh điển Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy, lúc đức Như-Lai chưa nói cũng lại như vậy. Vô lượng Bồ-tát dầu đầy đủ thật hành các ba-la- mật, nhẫn đến bậc thập-trụ vẫn còn chưa thấy được Phật tánh. Lúc Như-Lai đã nói, mới thấy được chút ít. Lúc Bồ-Tát nầy đã được thấy, đều nói rằng : “ Thế-Tôn ! Lạ lùng thay, chúng tôi lưu chuyển thọ vô lượng sanh tử, thường bị vô ngã làm mê lầm.

Nầy Thiện-nam-tử ! Bồ-tát nầy lên bực thập-địa còn chưa thấy được Phật tánh rỏ ràng, huống là hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác mà có thể thấy đặng.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người ngước mặt nhìn đàn chim nhạn trên hư không, nhìn kỹ phưởng phất thấy dạng bầy nhạn. Bực thập trụ Bồ-tát đối nơi Phật tánh, thấy biết được chút ít cũng lại như vậy, huống là hàng Thanh- Văn, Duyên-Giác mà thấy biết được !

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như người say, đi trên đường xa, ngó thấy mập mờ. Bực thập trụ Bồ-tát đối với Phật tánh thấy biết được ít phần cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Như người khát nước, đi trong đồng trống, khắp nơi tìm nước, thấy có lùm cây, trong lùm có chim bạch hạc, người đó bị cơn khát bức ngặt, mê muội chẳng phân biệt được là cây hay là nước. Đến lúc nhìn kỹ mới biết là chim bạch hạc cùng với lùm cây. Bực thập trụ Bồ-Tát, đối với Phật tánh, thấy biết phần ít cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người ở trong biển lớn, nhẫn đến trăm ngàn do tuần, trông thấy chiếc thuyền lớn ở ngoài khơi xa, liền nghĩ rằng : Đó là chiếc thuyền hay là khoảng không. Nhìn lâu, trong tâm quyết định biết là thuyền lớn. Bực thập trụ Bồ-Tát, ở trong tự thân, thấy Phật tánh cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như vị Vương-tử, thân rất yếu đuối, dạo chơi suốt đêm,đến sáng ngày sau, mắt mờ thấy không được rõ. Bực Thập-trụ Bồ- Tát dầu ở nơi thân mình thấy được Phật tánh nhưng chưa được rõ ràng cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như quan lại, vì công sự suốt đêm trở về nhà chớp nhoáng thấy bầy trâu, liền nghĩ rằng : Đó là trâu ư, hay là dãy nhà, nhìn lâu, dầu nhận là trâu mà còn chưa định chắc. Bực Thập-trụ Bồ-Tát, dầu ở nơi thân mình thấy Phật tánh, chưa có thể định chắc cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Như Tỳ-kheo trì giới, nhìn trong bát nước không có trùng, mà thấy tướng trùng, liền nghĩ rằng : Trong nước đây là trùng hay bụi đất, nhìn lâu, dầu biết là bụi nhưng chẳng rõ ràng. Bực Thập-trụ Bồ-tát, ở trong thân mình thấy Phật tánh chẳng được rõ ràng lắm cũngnhư vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người, xa thấy đứa trẻ đứng trong bóng tối, liền nghĩ rằng : Đó là con vật, là chim, hay là người ? Nhìn lâu, dầu nhận thấy là đứa trẻ, nhưng vẫn chẳng rõ ràng. Bực Thập-trụ Bồ-tát ở nơi thân mình thấy Phật tánh chẳng rõ ràng lắm cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người ở trong đêm tối, thấy bức họa tượng Bồ- Tát liền nghĩ rằng : Đây là tượng Bồ-Tát hay làtượng Thiên-thần , nhìn lâu dầu nhận là tượng Bồ-Tát, nhưng chẳng rõ ràng. Bực Thập-trụ Bồ-Tát ở nơi thân mình thấy Phật tánh chẳng rõ ràng lắm cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh ấy rất sâu như vậy, khó biết khó thấy, chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác đến được. Người trí phải quan sát như vậy để rõ biết Phật tánh.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : :” Phật tánh vi-tế khó thấy như vậy, thế sao nhục nhãn mà có thể thấy được.”

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Như trời Phi-tưởng Phi-Phi- tưởng kia, cũng chẳng phải hàng nhị thừa biết được, chỉ tin theo khế-kinh mà biết.

Nầy Thiện-nam-tử ! Hàng Thanh-Văn Duyên Giác tin thuận theo kinh Đại- Niết- Bàn nầy tự biết thân mình có Phật tánh.

Nầy Thiện-nam-tử ! Vì thế nên phải tinh tấn tu tập kinh Đại-Niết-Bàn. Phật tánh đó chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác đến được.”

(Hết trích)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,654
Điểm tương tác
236
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
NGÃ là gì ? Chơn Ngã là gì ? Rốt cùng có Ngã hay Vô Ngã ?
Nếu Mà Tin : Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác Và Giáo Pháp Của Ngài : TỰ TÌM ĐỌC : KINH LĂNG GIÀ -TRANG 184 (Việt dịch : Thích Duy Lực )
ĐỨC PHẬT ĐÃ : KHẲNG ĐỊNH :
" ...NÊN BIẾT NGHĨA NHƯ TRÊN"....
...VÀ CÁCH TU HỌC CÁC : PHÁP PHƯƠNG TIỆN =ĐỂ TỰ BẢN THÂN THÂM NHẬP, THẤU TRIỆT : CHÂN THẬT NGHĨA ...TẤT CẢ ( TỰ GIÁC THÁNH TRÍ )


... CÁC ĐẤNG = ĐẠI TRÍ HUỆ - ĐẠỊ TỪ ĐẠI BI - ĐẠI HÙNG ĐẠI LỰC : BUÔNG HAI TAY, KHÔNG HỀ GIẤU PHÁP : TẤT CẢ ĐÃ ĐƯỢC TRUYỀN TRAO...
@- LẤY >< BỎ =DO TỰ TÂM NGUYỆN MỖI HỮU TÌNH =KHI VỚI TẤM LÒNG TRUNG TRỰC & NGAY THẲNG & CHÂN THẬT .


NAM MÔ ĐỨC TỲ LÔ GIÁ NA BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT .
NAM MÔ HỘI THƯỢNG LĂNG GIÀ THẬP PHƯƠNG CHƯ TÔN PHẬT ,CHƯ ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT .


 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Kính thưa quí vị đại chúng.
Xin quí vị "Đừng VƯỚNG MẮC với cái Tên gọi vô nhất bất nhị gì gì đó là Ma Vương là "sự đối đầu với giác ngộ." đang cố gắng NGĂN CẢN quí vị đại chúng tu học theo CHÁNH PHÁP trong diễn đàn này.
cái Tên gọi vô nhất bất nhị gì gì đó là Ma Vương là "sự đối đầu với giác ngộ."
đã khiến nhiều thành viên kỳ cựu phải bỏ diendanphatphap này.
Xin quí vị đại chúng không cần thiết phải hỏi hay trả lời những cái posted của cái Tên gọi vô nhất bất nhị gì gì đó là Ma Vương là "sự đối đầu với giác ngộ."
Hãy để nó Tự Sanh, Tự Diệt trong cõi Vô Minh.

Hòa Thượng Tuyên Hóa bảo: “Ma vương Ma Ba Tuần cư ngụ ở Lục dục thiên. ở đó không chỉ có Ma vương mà toàn bộ ma dân cũng cư ngụ ở đó gồm: Ma nữ, ma con, ma cháu và rất nhiều quyến thuộc. Ma quỷ cũng có quyến thuộc, con cháu, đồ đệ. Nó làm bá chủ một cõi trời, lập thành ma cung.”

Phần nhiều những người tu theo ngoại đạo đều dẫn đến kết cuộc là sinh trong các cõi này. Bậc thượng thì làm Ma vương, bậc trung thì làm ma dân, bậc hạ thì làm ma nữ. Ma nữ đặc biệt là rất đẹp và rất quyến rũ. Bất luận quý vị là ai, như A Nan chẳng hạn, dù đã chứng được quả vị thứ nhất của hàng A la hán, mà cũng không có đủ định lực để làm chủ mình khi nhìn thấy một ma nữ, nên A nan đã gần như muốn thử bất cứ món gì. Ma nữ rất có quyền lực. Quý vị là những người tu đạo nên hết sức cẩn trọng đừng để loài ma này quyến rũ mình.
Kính cáo.


Thiên ma Ba Tuần (tiếng Phạn: मार, Māra; tiếng Trung: 天魔; tiếng Nhật: マーラ; tiếng Miến Điện: မာရ်နတ်; tiếng Hàn: 마라 파피야스; tiếng Thái: มาร; tiếng Anh: Mara), trong Phật giáo, được gọi là Ma Vương, là vua của cõi trời Tha Hóa Tự Tại, là cõi trời cao nhất trong sáu cõi trời của Dục giới trong Tam giới, Ma Vương đã cố gắng NGĂN CẢN Phật Thích Ca đạt được Giác ngộ bằng đội quân của mình và hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ, được cho là con gái của Ma Vương.

Trong vũ trụ phật giáo, Thiên ma Ba Tuần được liên kết với cái chết, luân hồi (tái sinh) và dục vọng.
Nyanaponika Thera đã từng mô tả Ma Vương là "sự đối đầu với giác ngộ." Những tiêu cực này được gọi là Ma chướng (Màra hindrances)

Bốn loại Ma Vương​

  • Kleśa-māra - Ma Vương biểu hiện của tất cả những phiền não, như (tham, sân, si).
  • Mṛtyu-māra - Ma Vương biểu hiện của cái chết.
  • Skandha-māra - Ma Vương được hiểu là một phép ẩn dụ cho toàn bộ sự tồn tại phụ thuộc.
  • Devaputra-māra - Ma Vương, vị vua trời của Tha Hóa Tự Tại, người đã cố gắng NGĂN CẢN Đức Phật đạt được sự giải thoát khỏi vòng luân hồi vào đêm Đức Phật giác ngộ.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Kính thưa quí vị đại chúng.
Xin quí vị "Đừng VƯỚNG MẮC với cái Tên gọi vô nhất bất nhị gì gì đó là Ma Vương là "sự đối đầu với giác ngộ." đang cố gắng NGĂN CẢN quí vị đại chúng tu học theo CHÁNH PHÁP trong diễn đàn này.
cái Tên gọi vô nhất bất nhị gì gì đó là Ma Vương là "sự đối đầu với giác ngộ."
đã khiến nhiều thành viên kỳ cựu phải bỏ diendanphatphap này.
Xin quí vị đại chúng không cần thiết phải hỏi hay trả lời những cái posted của cái Tên gọi vô nhất bất nhị gì gì đó là Ma Vương là "sự đối đầu với giác ngộ."
Hãy để nó Tự Sanh, Tự Diệt trong cõi Vô Minh.

Hòa Thượng Tuyên Hóa bảo: “Ma vương Ma Ba Tuần cư ngụ ở Lục dục thiên. ở đó không chỉ có Ma vương mà toàn bộ ma dân cũng cư ngụ ở đó gồm: Ma nữ, ma con, ma cháu và rất nhiều quyến thuộc. Ma quỷ cũng có quyến thuộc, con cháu, đồ đệ. Nó làm bá chủ một cõi trời, lập thành ma cung.”

Phần nhiều những người tu theo ngoại đạo đều dẫn đến kết cuộc là sinh trong các cõi này. Bậc thượng thì làm Ma vương, bậc trung thì làm ma dân, bậc hạ thì làm ma nữ. Ma nữ đặc biệt là rất đẹp và rất quyến rũ. Bất luận quý vị là ai, như A Nan chẳng hạn, dù đã chứng được quả vị thứ nhất của hàng A la hán, mà cũng không có đủ định lực để làm chủ mình khi nhìn thấy một ma nữ, nên A nan đã gần như muốn thử bất cứ món gì. Ma nữ rất có quyền lực. Quý vị là những người tu đạo nên hết sức cẩn trọng đừng để loài ma này quyến rũ mình.
Kính cáo.


Thiên ma Ba Tuần (tiếng Phạn: मार, Māra; tiếng Trung: 天魔; tiếng Nhật: マーラ; tiếng Miến Điện: မာရ်နတ်; tiếng Hàn: 마라 파피야스; tiếng Thái: มาร; tiếng Anh: Mara), trong Phật giáo, được gọi là Ma Vương, là vua của cõi trời Tha Hóa Tự Tại, là cõi trời cao nhất trong sáu cõi trời của Dục giới trong Tam giới, Ma Vương đã cố gắng NGĂN CẢN Phật Thích Ca đạt được Giác ngộ bằng đội quân của mình và hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ, được cho là con gái của Ma Vương.

Trong vũ trụ phật giáo, Thiên ma Ba Tuần được liên kết với cái chết, luân hồi (tái sinh) và dục vọng.
Nyanaponika Thera đã từng mô tả Ma Vương là "sự đối đầu với giác ngộ." Những tiêu cực này được gọi là Ma chướng (Màra hindrances)

Bốn loại Ma Vương​

  • Kleśa-māra - Ma Vương biểu hiện của tất cả những phiền não, như (tham, sân, si).
  • Mṛtyu-māra - Ma Vương biểu hiện của cái chết.
  • Skandha-māra - Ma Vương được hiểu là một phép ẩn dụ cho toàn bộ sự tồn tại phụ thuộc.
  • Devaputra-māra - Ma Vương, vị vua trời của Tha Hóa Tự Tại, người đã cố gắng NGĂN CẢN Đức Phật đạt được sự giải thoát khỏi vòng luân hồi vào đêm Đức Phật giác ngộ.
Kính chào đạo hữu latuan. Nếu đạo rằng đạo hữu là chân chính thì hãy ở lại, cớ sao lại ra đi bỏ mặc cho tà ma VNBN làm loạn sao? Trước đây VNBN này muốn ra đi vì thấy mình yếu kém bị chém chặt quá trời không chịu nổi nhờ sự từ bi của mọi người mà VNBN ở lại, chớ nếu thật chơn chánh thì càng phải ở lại. Chắc là đạo hữu bất mãn chăng? Tứ đại vai không thì sao bất mãn?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,966
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Tiền Bối VNBN cho hh hỏi: Cái định nghĩa về "NGÃ" mà tiền bối dẫn xuất ở trên.-

+ Là của Đạo nào trên thế giới ?

+ Nếu là của Đạo Phật là trích xuất ở kinh nào ?

+ Nếu không phải của Đạo Phật thì xác định là của Đạo nào ?

+ Lý do gì tiền bối "Đánh tráo khái niệm về Ngã- Vô Ngã của Đạo Phật với Đạo khác ?

Mong tiền bối giải tỏa thắc mắc ạ.
Ngã là khái niệm chung của tất cả tôn giáo. Mọi giáo chủ đều cố gắng chỉ ra cái "Ngã" thật sự của mỗi cá nhân.
Tuy nhiên các tôn giáo bạn đều nhận định sai lầm về ngã, tất cả họ đều đem Ngã gắn vào các pháp cố định, câu sanh vào pháp tướng khiến cho cái Ngã vốn không hình tướng dáng mạo, không tác tạo thành có hình tướng, hoặc có tác tạo,.... Thành ra các lý thuyết linh hồn tái sanh mãi,....

Duy chỉ có Đạo Phật nhận định đúng đắng về Ngã. Bản thân Đức Phật chính là một cái Ngã hiển lộ.
Kinh Đại Niết Bàn, Phẩm Như Lai Tánh, Đức Thích Ca Mâu Ni đã giảng giải về ngã và xác quyết: "Ngã chân thật chính là Phật Tánh". VNBN đã trích dẫn ở bên trên, bạn đọc nhé.

NGÃ và PHÁP là hai phạm trù, bạn cần hiểu cho thật rõ.
NGÃ là thực thể chân thật nhưng chẳng có hình tướng dáng mạo thao tác nên rất khó để chỉ cho người khác thấy được. Trước hết, cần phá bỏ những định kiến về Ngã dính mắc trong các PHÁP nên Đức Thế Tôn đã dạy các pháp vô ngã, cởi bỏ hết dây mơ rễ má của thức phân biệt bám chấp vào các pháp, từ đó họ mới dần cảm nhận được dần dần thực tánh của chính họ (Ngã).

PHÁP là hiện tượng, là biến dụng của NGÃ.
Bản thân NGÃ chẳng tự sanh ra PHÁP mà phải nhờ đến nhân duyên tương tác thì mới sanh PHÁP.

Đây là nhận thức tối thượng, cả đời Đức Phật chỉ mong tuyên thuyết được giáo pháp này nhằm để hoàn mục tiêu Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến cho chúng sanh.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,966
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ở chủ đề này. ĐH VNBN định nghĩa về NGÃ:
VO-NHAT-BAT-NHI said:
1. NGÃ thực thể có thật, tự hữu nhưng không phải cái "tôi".
Xét theo nghĩa ấy: Ngã được định nghĩa là "thực thể, tự hữu" là cái cá nhân chân thật.

++++++++++
VQ nhận xét thấy:

Đây thuộc phạm vi Đại Ngã. thuộc Tôn Giáo Hữu Ngã (nói ở đoạn 1)

  • Đạo Phật không chấp nhận quan niệm Hữu Ngã này !
  • Đạo Phật là Đạo Vô Ngã.
Hi hi, nếu đã xét thì Thầy nên xét cho khách quan.
Nhờ Thầy chỉ rõ: ý nào của VNBN cho thấy đó là đấng tạo hóa!
Đại Ngã của ngoại đạo Tự Nó sanh pháp nên mới gọi "đấng tạo hóa".
Còn Ngã của VNBN nói, tự nó không sanh pháp mà tùy theo nhân duyên sanh pháp.
Khác nhau một trời một vực đấy ạ.
E rằng bản thân Thầy cũng chẳng biết "Đâu đích thực là Thầy Viên Quang?!"




  • Đạo Phật là Đạo Vô Ngã.


Đây là nhận xét của hàng Nhị Thừa!
Đạo Phật chẳng phải Hữu Ngã, cũng chẳng phải Vô Ngã. Nhưng để chúng sanh tiếp thu được nên mới lập ra phương tiện Vô Ngã để làm hành trang bước vào giới pháp chân thật.

Kinh Đại Niết Bàn, Phẩm Như Lai Tánh nói rằng:
Trích
Bồ-Tát nói tướng trạng của ngã, hàng phàm phu chẳng rõ biết, vọng tưởng ra các hình tướng của ngã, như những người nói hình dáng của con dao, giống như sừng dê đen v.v…

Các hạng phàm phu đó, tuần tự nối nhau mà sanh những tà kiến.

Vì dứt những tà kiến đó, nên đức Như-Lai hiện ra đời, nói pháp vô-ngã. Vương- tử bảo các quan : Trong kho tàng của ta không có thứ dao như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Hôm nay đức Như-Lai nói ngã chơn thật gọi là Phật tánh. Phật tánh như vậy ở trong phật pháp của ta, như con dao tốt kia.
Hết Trích

Thầy Viên Quang chỉ mới biết pháp vô ngã nên mới nói "Đạo Phật là Đạo Vô Ngã".
Mà chẳng biết, chỗ rốt ráo mà Đức Thế Tôn mới tuyên thuyết chính mà "ngã chơn thật gọi là Phật tánh".

Chúng ta cũng khảo sát thêm một số lời dạy của Đức Thế Tôn, để quán sát, nay VNBN mong muốn các bạn tiếp cận với giáo lý rốt ráo của chư Phật:

a. Tríchh Kinh Đại Bát Niết Bàn:


Nầy Thiện-nam-tử ! Đức Như-Lai cũng vậy. Vì độ tất cả chúng sanh nên dạy tu pháp vô ngã. Nhờ tu pháp đó dứt hẳn tâm chấp ngã, được nhập Niết- bàn. Vì trừ những vọng kiến trong đời nên thị hiện pháp xuất thế gian. Lại chỉ rõ quan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng chẳng phải chơn thật, nên dạy tu pháp vô ngã để được thân thanh tịnh.
Hết Trích

=> Pháp vô ngã là phương tiện để phá chấp hiểu biết sai lầm về NGÃ. Chứ không hề phủ nhận sự tồn tại của Ngã Chân Thật là Phật Tánh.


b. Trích Kinh Đại Bát Niết Bàn:

Cũng vậy, chúng sanh chẳng biết gần gũi thiện-tri-thức, chẳng biết bảo tạng Như- Lai, nên tu học vô ngã. Như hạng chẳng phải bực Thánh, dầu nói là có ngã, nhưng lại chẳng biết chơn tánh của ngã.

Hàng đệ tử của ta cũng giống như vậy, vì chẳng biết gần gũi bực thiện-tri- thức, nên tu học vô ngã mà chẳng biết chỗ thật của vô ngã. Còn chẳng tự biết chơn tánh của vô ngã, huống lại có thể biết chơn tánh của ngã.
Hết trích

=> Pháp vô ngã là phưong tiện để phá chấp ngã, không phải để bác bỏ sự tồn tại của ngã chân thật.

.................Rất nhiều, quí thầy, quí bạn đọc và nghiền ngẫm Kinh Đại Biết Bàn phẩm Như Lai Tánh rồi hãy thảo luận nhé....................
 
Sửa bởi Amin:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
1. NGÃ thực thể có thật, tự hữu nhưng không phải cái "tôi".

Xét theo nghĩa ấy: Ngã được định nghĩa là "thực thể, tự hữu" là cái cá nhân chân thật.
Còn "cái tôi" thì lại do sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp thành thì "cái tôi" mang tính chất Nhân Duyên.

Như vậy, một bên là tự hữu, một bên là do nhân duyên. Thì như vậy: NGÃ không phải CÁI TÔI tâm sinh lý!


2. CHẤP NGÃ.

Đó là hiện tượng tâm lý cho rằng NGÃ là một hình thái nhất định nào đó như: Thấy sự tồn tại của NGÃ phải dựa dẫm vào sự tồn tại của sắc, thọ, tưởng, hành thức.


Để phá bỏ cái hiểu biết sai lầm đó, Đức Phật dạy về lý Duyên Khởi và Vô Ngã. Phá bỏ tư tưởng NGÃ lưu trú vào các hiện tượng, sự vật.

Nhưng Đức Thế Tôn không hề phủ nhận sự tồn tại của NGÃ, mà chính bản thân Đức Phật là một minh chứng sinh động của "NGÃ".

Cho nên trong 4 đức của Niết Bàn: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh có chữ "NGÃ", đó NGÃ chân thật đó!

3. Đức Phật có thuyết về sự chân thật của NGÃ không?

NGÃ vốn không hình tướng, không dáng mạo, không thao tác,.... nhưng cũng không ở ngoài các hiện tượng ấy.


TRÍCH KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN-PHẨM NHƯ LAI TÁNH
.......................
Phật nói : “ Ví như hai người làm bạn thân nhau : Một người là vương tử, một người là dân hèn, hai người đó thường qua lại nhau, lúc đó người nghèo thấy vương tử có một con dao tốt, trong lòng thích muốn, thời gian sau, vương tử mang dao trốn qua nước khác. Một hôm, người dân hèn ngủ nhờ nhà người khác, giữa giấc ngũ mơ nói con dao ! con dao ! Người nhà nghe được bắt nộp cho vua. Vua gạn hỏi : Nhà ngươi nói con dao, nay ở đâu ? Người dân bèn thuật rõ việc trước. Nay nhà vua dầu giết thần, banh xẻ tay chân cũng không thể tìm được dao. Thần cùng vương tử vốn là bạn thân, trước kia, dầu mắt được thấy con dao, nhưng còn không dám chạm đến, huống lại cố ý lấy.

Vua lại hỏi : “ Lúc nhà ngươi thấy dao, hình dạng giống thứ gì “.

Người dân bèn thưa : “ Tâu Đại-Vương, thần thấy con dao ấy giống như sừng dê đen”.

Vua nghe xong, vui mừng cả cười, bảo rằng : “ Nhà ngươi chớ sợ, ta tha cho ngươi, trong kho tàng của ta, đều không có thứ dao ấy, huống là ngươi thấy con dao nơi vương tử”.

Lúc đó nhà vua lại hỏi các quan : “ Các khanh từng thấy con dao đó chăng ?” Nói xong vua liền băng. Triều thần liền lập vương tử khác lên làm vua.

Tân Vương lại hỏi các quan : “ Các khanh từng thấy con dao đó chăng ? Hình dáng nó như thế nào ?”

Các quan đồng tâu : “ Chúng thần từng thấy hình nó như sừng dê đen”.

Vua nói : “ Trong kho tàng của ta, chỗ nào mà có thứ dao hình dạng như vậy ?”

Lần lượt bốn vị tân Vương tra tìm con dao ấy đều chẳng đặng.

Sau đó, vị Vương tử đào vong ngày trước, trở về nước, được tôn làm vua. Khi lên ngôi xong, tân Vương nầy lại hỏi các quan : “ Các khanh có thấy con dao đó chăng ? Hình dạng nó thế nào ?”

Các quan tâu : “ Chúng tôi đều thấy”. Rồi đua nhau trình bày hình dáng của con dao. Người thì nói sắc dao thanh tịnh như hoa sen xanh. Người lại nói hình như sừng dê. Người thì nói dao màu hồng đỏ như lửa. Người lại nói dao đen tuyền như rắn đen.

Nhà vua cả cười bảo : “ Các khanh đều chẳng thấy biết hình dáng thật của con dao của ta”.

Nầy Thiện-nam-tử ! Bồ-Tát xuất hiện nơi đời nói tướng chơn thiệt của ngã cũng như vậy. Nói xong bỏ đi. Như Vương-tử mang con dao tốt trốn qua nước khác.

Người phàm phu ngu mê cho rằng tất cả đều có ngã, có ngã. Như người dân hèn ngũ nhờ nhà người khác, mơ nói con dao ! con dao !

Hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác hỏi các chúng sanh, tướng của ngã như thế nào ? Đáp rằng : “ Tôi thấy tướng của ngã lớn bằng ngón tay cái. Có kẻ nói, như hột gạo. Có kẻ nói như hột cỏ. Cũng có kẽ nói tướng của ngã ở trong tâm, sáng rỡ như mặt trời”.

Những chúng sanh đó đều chẳng biết tướng của ngã. Như các quan chẳng biết hình dáng của con dao.

Bồ-Tát nói tướng trạng của ngã, hàng phàm phu chẳng rõ biết, vọng tưởng ra các hình tướng của ngã, như những người nói hình dáng của con dao, giống như sừng dê đen v.v…

Các hạng phàm phu đó, tuần tự nối nhau mà sanh những tà kiến.

Vì dứt những tà kiến đó, nên đức Như-Lai hiện ra đời, nói pháp vô-ngã. Vương- tử bảo các quan : Trong kho tàng của ta không có thứ dao như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Hôm nay đức Như-Lai nói ngã chơn thật gọi là Phật tánh. Phật tánh như vậy ở trong phật pháp của ta, như con dao tốt kia.

Thiện-Nam-tử ! Nếu có kẻ phàm phu, có thể nói đúng, đó chính là do vì tùy thuận Phật pháp vô thượng. Nếu có người khéo phân biệt tùy thuận tuyên nói như đây, nên biết người đó chính là Bồ-tát.

(Hết trích)


Lời Bổn Sư đã nói thế, mà vẫn không hiểu biết, bác bỏ chẳng tin nhận, đó là do người tu vẫn còn ở căn trí nhị thừa!
4. PHẬT TÁNH (CHÂN THẬT NGÃ = TỰ TÁNH MÌNH) không dễ thấy


Trích Kinh Đại Bát Niết Bàn Phẩm Như Lai Tánh
Nầy Thiện-nam-tử ! Kinh điển Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy, lúc đức Như-Lai chưa nói cũng lại như vậy. Vô lượng Bồ-tát dầu đầy đủ thật hành các ba-la- mật, nhẫn đến bậc thập-trụ vẫn còn chưa thấy được Phật tánh. Lúc Như-Lai đã nói, mới thấy được chút ít. Lúc Bồ-Tát nầy đã được thấy, đều nói rằng : “ Thế-Tôn ! Lạ lùng thay, chúng tôi lưu chuyển thọ vô lượng sanh tử, thường bị vô ngã làm mê lầm.

Nầy Thiện-nam-tử ! Bồ-tát nầy lên bực thập-địa còn chưa thấy được Phật tánh rỏ ràng, huống là hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác mà có thể thấy đặng.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người ngước mặt nhìn đàn chim nhạn trên hư không, nhìn kỹ phưởng phất thấy dạng bầy nhạn. Bực thập trụ Bồ-tát đối nơi Phật tánh, thấy biết được chút ít cũng lại như vậy, huống là hàng Thanh- Văn, Duyên-Giác mà thấy biết được !

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như người say, đi trên đường xa, ngó thấy mập mờ. Bực thập trụ Bồ-tát đối với Phật tánh thấy biết được ít phần cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Như người khát nước, đi trong đồng trống, khắp nơi tìm nước, thấy có lùm cây, trong lùm có chim bạch hạc, người đó bị cơn khát bức ngặt, mê muội chẳng phân biệt được là cây hay là nước. Đến lúc nhìn kỹ mới biết là chim bạch hạc cùng với lùm cây. Bực thập trụ Bồ-Tát, đối với Phật tánh, thấy biết phần ít cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người ở trong biển lớn, nhẫn đến trăm ngàn do tuần, trông thấy chiếc thuyền lớn ở ngoài khơi xa, liền nghĩ rằng : Đó là chiếc thuyền hay là khoảng không. Nhìn lâu, trong tâm quyết định biết là thuyền lớn. Bực thập trụ Bồ-Tát, ở trong tự thân, thấy Phật tánh cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như vị Vương-tử, thân rất yếu đuối, dạo chơi suốt đêm,đến sáng ngày sau, mắt mờ thấy không được rõ. Bực Thập-trụ Bồ- Tát dầu ở nơi thân mình thấy được Phật tánh nhưng chưa được rõ ràng cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như quan lại, vì công sự suốt đêm trở về nhà chớp nhoáng thấy bầy trâu, liền nghĩ rằng : Đó là trâu ư, hay là dãy nhà, nhìn lâu, dầu nhận là trâu mà còn chưa định chắc. Bực Thập-trụ Bồ-Tát, dầu ở nơi thân mình thấy Phật tánh, chưa có thể định chắc cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Như Tỳ-kheo trì giới, nhìn trong bát nước không có trùng, mà thấy tướng trùng, liền nghĩ rằng : Trong nước đây là trùng hay bụi đất, nhìn lâu, dầu biết là bụi nhưng chẳng rõ ràng. Bực Thập-trụ Bồ-tát, ở trong thân mình thấy Phật tánh chẳng được rõ ràng lắm cũngnhư vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người, xa thấy đứa trẻ đứng trong bóng tối, liền nghĩ rằng : Đó là con vật, là chim, hay là người ? Nhìn lâu, dầu nhận thấy là đứa trẻ, nhưng vẫn chẳng rõ ràng. Bực Thập-trụ Bồ-tát ở nơi thân mình thấy Phật tánh chẳng rõ ràng lắm cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người ở trong đêm tối, thấy bức họa tượng Bồ- Tát liền nghĩ rằng : Đây là tượng Bồ-Tát hay làtượng Thiên-thần , nhìn lâu dầu nhận là tượng Bồ-Tát, nhưng chẳng rõ ràng. Bực Thập-trụ Bồ-Tát ở nơi thân mình thấy Phật tánh chẳng rõ ràng lắm cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh ấy rất sâu như vậy, khó biết khó thấy, chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác đến được. Người trí phải quan sát như vậy để rõ biết Phật tánh.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : :” Phật tánh vi-tế khó thấy như vậy, thế sao nhục nhãn mà có thể thấy được.”

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Như trời Phi-tưởng Phi-Phi- tưởng kia, cũng chẳng phải hàng nhị thừa biết được, chỉ tin theo khế-kinh mà biết.

Nầy Thiện-nam-tử ! Hàng Thanh-Văn Duyên Giác tin thuận theo kinh Đại- Niết- Bàn nầy tự biết thân mình có Phật tánh.

Nầy Thiện-nam-tử ! Vì thế nên phải tinh tấn tu tập kinh Đại-Niết-Bàn. Phật tánh đó chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác đến được.”

(Hết trích)

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân. Ý nghĩa của từ hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân theo Tự điển Phật học như sau:

hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân có nghĩa là:

(Hàn Lu là con chó mực rất thông minh của nước Hàn vào thời Xuân Thu Trung Quốc). Có người quăng ra cục xương, con chó đuổi theo cục xương mà cắn, sư tử thì phát hiện người quăng cục xương mà cắn ngay người đó. Người đó dụ cho tự tánh, cục xương dụ cho lời nói của chư Phật chư Tổ. Nếu hướng vào lời nói lãnh hội là con chó, hướng vào vào tự tánh lãnh hội mới là con sư tử.

Trên đây là ý nghĩa của từ hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.
Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,966
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân. Ý nghĩa của từ hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân theo Tự điển Phật học như sau:

hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân có nghĩa là:

(Hàn Lu là con chó mực rất thông minh của nước Hàn vào thời Xuân Thu Trung Quốc). Có người quăng ra cục xương, con chó đuổi theo cục xương mà cắn, sư tử thì phát hiện người quăng cục xương mà cắn ngay người đó. Người đó dụ cho tự tánh, cục xương dụ cho lời nói của chư Phật chư Tổ. Nếu hướng vào lời nói lãnh hội là con chó, hướng vào vào tự tánh lãnh hội mới là con sư tử.

Trên đây là ý nghĩa của từ hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.
Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:
Hi hi, người học đạo không nên dùng chiêu thức bẩn thiểu bạn nhé.
Bạn chưa đủ tư cách để nói chuyện với VNBN.
VNBN thương xót nên mới nói chuyện cùng bạn.

Người có thực lực sẽ làm mọi thứ an ổn mà không cần dùng chiêu thức bẩn thểu. Nên học các hạnh trang nghiêm, chớ nên học tà hạnh.

Thương thay!
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Đức Phật cũng chỉ TÙY DUYÊNnói, NÓI đâu BỎ đó.
vì người khác có NGHE cũng chẳng hiểu gì, GIỮ lại làm chi.
Này Đại Huệ!
Có lúc nói là không, vô tướng, vô nguyện, như, thật tế, pháp tánh, pháp thân, niết-bàn…, các cú [từ] như vậy là nói về Như lai tạng mà thôi,

Như lai Ứng cúng Chánh đẳng giác vì nhằm trừ bỏ nỗi sợ của kẻ phàm phu ngu si về cú [từ] vô ngã nên nói đến môn Như lai tạng
– cảnh giới lìa vọng tưởng, vô sở hữu. … Nhằm khai mở và dẫn dắt các ngoại đạo chấp về ngã nên nói về Như lai tạng, khiến họ lìa cái vọng tưởng về ngã kiến không thật, nhập vào cảnh giới ba môn giải thoát, hi vọng họ mau chóng được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.
Vì vậy Như lai Ứng cúng Chánh đẳng giác nói về cái tạng của Như lai NHƯ THẾ. …

Nhằm lìa các kiến chấp của ngoại đạo thì phải dựa vào cái tạng vô ngã của Như lai.”


Đây là PHƯƠNG TIỆN nhằm ‘trừ bỏ nỗi sợ của kẻ phàm phu ngu si về cú [từ] VÔ NGÃ,’

‘KHAI mở và dẫn dắt các ngoại đạo chấp về ngã.’

Trong dòng trôi lăn của sanh tử và giải thoát, ngoại đạo đều chủ trương có ‘ngã’.

. Phật nói VÔ NGÃ (nirātman), là điều mà ngoại đạo, cũng như những người thông thường không dễ gì tin và chấp nhận được.

Không có ngã, thì ai là kẻ tạo nghiệp, ai chịu quả báo?
Không có ngã, thì sự giải thoát không phải là bằng với sự không có gì cả ư?
Cái vô ngã và niết-bàn (nirvāṇa) mà Phật nói ấy, là chỗ sợ hãi của ngoại đạo và những kẻ phàm phu ngu si thông thường.

Bất đắc dĩ, đành phải lấy CHÂN NHƯ nói là Như lai tạng, nói gần với thần ngã của ngoại đạo.

Người sau, không ngay đó mà TỰ THẤY SỰ THẬT, cứ CHẤP vào ngôn từ kinh điển, hiểu theo Ý mình, rồi gán cho đó là lời Phật dạy.

Nếu hỏi lại, Phật có nói "LỜI đó?" không?, CHẮC Ngài cũng sẽ trả lời:

Như Lai nói HỒI nào, đâu có NHỚ? Sư Thầy HT. Viên Minh nói....​

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,966
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Này Đại Huệ!
Có lúc nói là không, vô tướng, vô nguyện, như, thật tế, pháp tánh, pháp thân, niết-bàn…, các cú [từ] như vậy là nói về Như lai tạng mà thôi,

Như lai Ứng cúng Chánh đẳng giác vì nhằm trừ bỏ nỗi sợ của kẻ phàm phu ngu si về cú [từ] vô ngã nên nói đến môn Như lai tạng
– cảnh giới lìa vọng tưởng, vô sở hữu. … Nhằm khai mở và dẫn dắt các ngoại đạo chấp về ngã nên nói về Như lai tạng, khiến họ lìa cái vọng tưởng về ngã kiến không thật, nhập vào cảnh giới ba môn giải thoát, hi vọng họ mau chóng được a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.
Vì vậy Như lai Ứng cúng Chánh đẳng giác nói về cái tạng của Như lai NHƯ THẾ. …

Nhằm lìa các kiến chấp của ngoại đạo thì phải dựa vào cái tạng vô ngã của Như lai.”


Đây là PHƯƠNG TIỆN nhằm ‘trừ bỏ nỗi sợ của kẻ phàm phu ngu si về cú [từ] VÔ NGÃ,’

‘KHAI mở và dẫn dắt các ngoại đạo chấp về ngã.’

Trong dòng trôi lăn của sanh tử và giải thoát, ngoại đạo đều chủ trương có ‘ngã’.

. Phật nói VÔ NGÃ (nirātman), là điều mà ngoại đạo, cũng như những người thông thường không dễ gì tin và chấp nhận được.

Không có ngã, thì ai là kẻ tạo nghiệp, ai chịu quả báo?
Không có ngã, thì sự giải thoát không phải là bằng với sự không có gì cả ư?
Cái vô ngã và niết-bàn (nirvāṇa) mà Phật nói ấy, là chỗ sợ hãi của ngoại đạo và những kẻ phàm phu ngu si thông thường.

Bất đắc dĩ, đành phải lấy CHÂN NHƯ nói là Như lai tạng, nói gần với thần ngã của ngoại đạo.
Hi hi hi, đúng là nước đổ đầu vịt, chẳng động lại một tí nào. kakakaka
Thôi, tạm dừng với bạn nhé. Bạn chưa đủ tư cách!

Chúc bạn sớm hồi quang phản tỉnh nhận ra Bản Lai Diện Mục của chính mình.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Duyên khởi là giáo lý mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni và chư Thế Tôn quá khứ đều giác ngộ Vô thượng giác từ giáo lý Duyên khởi (vì Duyên khởi là thực tính, thực tướng của tất cả pháp).

  • Kinh 28, Trung Bộ kinh I (Tượng Tích Dụ Đại kinh).
  • Tương Ưng III, tr.144 (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu, ĐTKVN);
  • Tiểu Bộ kinh I, tr.48 (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu, ĐTKVN);

Ghi lại lời Thế Tôn dạy rằng: "Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".

Từ đấy, thấy Duyên khởi triệt để quả là một cái thấy của một vị Phật. Thấy Duyên khởi là thấy sự thật Vô ngã của các pháp (hữu vi và vô vi), đây là cái thấy độc đáo nhất trong lịch sử tôn giáo và triết học xưa nay. Chính Vô ngã là nét đặc thù của giáo lý Phật giáo, khác biệt hẳn với mọi triết thuyết, tín ngưỡng của thế gian: Giữa khi 62 học thuyết của Ấn Độ đương thời và giữa khi nhân loại đang chấp thủ ngã và ngã sở (Ta, của ta) để chìm sâu vào sinh tử thì Đức Phật nói lên tiếng nói Vô ngã (không phải ta, không phải của ta).
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,966
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính ĐH VNBN:

Tổ Long Thọ nói:

* Ngã bất đắc nghĩa là cái “Ta” chẳng dựng lập được. Vì cái ta vốn không thật có. Vì vậy cái ta không biết được ta.- bất đắc ,bất giác- (Pháp bất tri pháp.).- ĐTĐL-

Kính ĐH. Ngã bất đắc. Vậy cái nào là "Mình" mà có đích thực hay vô thực !!!

Dạ quả thật như ĐH nói: VQ "Đâu đích thực là Thầy Viên Quang?!"

* Vì làm gì có cái gọi là NGÃ.- như (ĐH nói: Nó thực thể có thật, tự hữu !!!)



Lời này hoàn toàn không đi theo Đại Thừa PG (cụ thể là kinh Bát Nhã và Tổ long Thọ)
Riêng về Phật Tánh ở kinh Đại Niết Bàn VQ sẽ phân tích sau...(các Bạn ráng chờ đợi thêm)

Mến
Ngã mà Tổ Long Thọ nói là cái tôi ngũ uẩn, không phải Ngã Chân Thật.
Thầy Viên Quang bác bỏ cái ta ngũ uẩn, cũng lại bác bỏ cái chân thật gọi là "Mình" xưa nay thì lý thuyết đó rơi vào hư vô đoạn diệt.

Đức Thích Ca Mâu Ni, chính rõ biết thật tánh bản thân của Ngài ấy nên được Chân Như Niết Bàn, không những không rơi vào lý thuyết chấp ngã mà còn biết được ngã chân thật.


Với câu hỏi: "Đâu đích thực là Thầy Viên Quang?!" là xét tận cùng nơi Thầy Viên Quang nhưng Thầy không thấy được chân tánh của chính bản thân Thầy, thì nghĩa là Thầy Viên Quang là hư vô.

Do bản thân Thầy chưa tìm thấy được đâu chính thực là Thầy thì đương nhiên không thể đủ năng lực để bàn về Phật Tánh nơi cá nhân rồi. Vì chính Thầy phủ nhận là nó không có. Điều này đi ngược lại với tất cả Kinh Điển Đại Thừa. Thật uổng cho Thầy vậy!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,966
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Đề nghị: Thầy Viên Quang và bạn Tham Trang muốn truyền đạt tư tưởng gì thì hãy lập chủ đề riêng để nói.

Ở đây, VNBN lập ra chủ đề này để nói thẳng Ngã Chân Thật mà Phật dạy và dành không gian để thảo luận với các bạn muốn phản biện. Rất hoan nghênh tinh thần, dùng cái hiểu của bản thân các bạn, hạn chế sao chép lời các vị khác, riêng lời Tổ, lời Phật thì có thể dùng làm trích dẫn.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 40%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
312
Điểm tương tác
63
Điểm
28
Kính Quý Tiền Bối:

Như trên nói.- Thì Đại Ngã hay Tiểu Ngã tức linh hồn đều sai lệch tinh thần vô ngã của Đạo Phật.

Vậy cho HH hỏi: Thân Trung Ấm thì sao ạ ?

Trung Ấm có phải là Ngã thật không ạ ?
Câu hỏi thích hợp bên chủ đề " Sanh TỬ,!" hơn

Còn về Đại Ngã hay Tiểu Ngã? không phải theo cái thấy của mấy người tìm hiểu sơ sài, hay nghe qua loa từ những Phật tử, sư Phật giáo.
Đức Phật nói "CHỚ...CHỚ....CHỚ...vội tin.?"

Cá nhân này thấy các Tôn Giáo thế giới đều theo mỗi một con đường là ĐẠO.
Cá nhân này đã sững sờ khi thấy Hồi giáo, ấn độ giáo, Bahai giáo có cùng một cái Bất Khả Tư Nghị với Phật Lão Khổng.

Như Đức Phật nói: Pháp đó. Cho dù Như Lai có xuất hiện hay KHÔNG xuất hiện.

Như Đạo của lão tử. Nói Đạo là gì cũng KHÔNG PHẢI.

Người Trung Hoa thấy Phật Lão Khổng đồng lưu cũng là vì thấy cái ĐỒNG ĐẠO của cả ba Phật Lão Khổng.

Tại sao không thấy cái ĐỒNG ĐẠO của tất cả Tôn Giáo trên thế giới này???

Nếu cho rằng chỉ có:
"Pháp đó. Cho dù Như Lai có xuất hiện hay KHÔNG xuất hiện là đủ giải thoát cho chúng sanh thôi sao?"

Chư Tổ Thiền Tông có nói:
Kiến Tánh chỉ chấm dứt Phần Đoạn Sanh TỬ.
Nhưng chúng ta chỉ là HIỆN TƯỢNG BIẾN HIỆN thì chấm dứt Phần Đoạn Sanh TỬ chỉ chấm dứt phần NIỆM Thô trong TÂM Thức khi còn sống.
Còn NIỆM vi tế? Chỉ khởi lúc sáu căn không còn khả năng?

Vậy phải KHỞI Tu khi gần đất xa trời thì đến KIẾP nào mới thấy được Pháp Bất Khả Tư Nghị? Cho dù Như Lai có xuất hiện hay KHÔNG xuất hiện đây?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top