Điều phục cơn giận
Mỗi khi giận hay buồn, ta phải biết trở về hơi thở chánh niệm và khởi sự đi thiền để chăm sóc thân tâm. Ta dùng năng lượng chánh niệm để ôm lấy niềm đau của ta. Năng lượng này được chế tác bằng hơi thở và bước chân. Ta ôm niềm đau ấy như ôm một em bé với tất cả lòng ưu ái, thì năng lượng chánh niệm sẽ làm nhẹ niềm đau sau năm hay mười phút. Tiếp tục thở và đi trong chánh niệm, ta nhìn sâu vào tự tánh của niềm đau, nghĩa là những nguyên do xa gần đã làm nó phát khởi. Ta không nên đè nén cơn giận và nỗi buồn. Ta phải cho phép chúng có mặt, và ôm ngay lấy chúng bằng năng lượng chánh niệm. Có chánh niệm là có Bụt bảo hộ, ta đã được đặt vào một khung cảnh an toàn rồi.
Chỉ thực tập thở và đi trong chánh niệm thôi, ta không nói hay không làm bất cứ một điều gì để phản ứng lại khi nỗi buồn hay cơn giận còn đó, bởi vì nói và làm như thế ta sẽ gây sự đổ vỡ trong ta và trong người đối diện. Khi thấy được hạt giống giận hờn và tập khí hay nổi nóng trong ta, và khi thấy được rằng người kia cũng đang có nhiều khổ và tập khí, ta sẽ hết giận và thấy rằng chỉ có sự thục tập hiểu và thương mới giúp được cho ta và cho cả người ấy. Trừng phạt không phải là giải pháp, dù sự trừng phạt ấy được thực hiện bằng lời nói hay bằng hành động. Khuynh hướng muốn trừng phại người kia, làm cho người kia đau khổ để cho mình bớt khổ là khuynh hướng bạo động trong ta, ta phải thấy được điều này trong khi thực tập hơi thở và bước chân ý thức.
Mỗi khi giận hay buồn, ta phải biết trở về hơi thở chánh niệm và khởi sự đi thiền để chăm sóc thân tâm. Ta dùng năng lượng chánh niệm để ôm lấy niềm đau của ta. Năng lượng này được chế tác bằng hơi thở và bước chân. Ta ôm niềm đau ấy như ôm một em bé với tất cả lòng ưu ái, thì năng lượng chánh niệm sẽ làm nhẹ niềm đau sau năm hay mười phút. Tiếp tục thở và đi trong chánh niệm, ta nhìn sâu vào tự tánh của niềm đau, nghĩa là những nguyên do xa gần đã làm nó phát khởi. Ta không nên đè nén cơn giận và nỗi buồn. Ta phải cho phép chúng có mặt, và ôm ngay lấy chúng bằng năng lượng chánh niệm. Có chánh niệm là có Bụt bảo hộ, ta đã được đặt vào một khung cảnh an toàn rồi.
Chỉ thực tập thở và đi trong chánh niệm thôi, ta không nói hay không làm bất cứ một điều gì để phản ứng lại khi nỗi buồn hay cơn giận còn đó, bởi vì nói và làm như thế ta sẽ gây sự đổ vỡ trong ta và trong người đối diện. Khi thấy được hạt giống giận hờn và tập khí hay nổi nóng trong ta, và khi thấy được rằng người kia cũng đang có nhiều khổ và tập khí, ta sẽ hết giận và thấy rằng chỉ có sự thục tập hiểu và thương mới giúp được cho ta và cho cả người ấy. Trừng phạt không phải là giải pháp, dù sự trừng phạt ấy được thực hiện bằng lời nói hay bằng hành động. Khuynh hướng muốn trừng phại người kia, làm cho người kia đau khổ để cho mình bớt khổ là khuynh hướng bạo động trong ta, ta phải thấy được điều này trong khi thực tập hơi thở và bước chân ý thức.