"Thiền Lâm Bảo Huấn"

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">41. CHỮ HÁN: <B>Bạch Vân vị Vô Vi Tử viết: Khả ngôn bất khả hành, bất nhược vật ngôn. Khả hành bất khả ngôn, bất nhuợc vật hành. Phát ngôn tất lự kỳ sở chung, lập hành tất kê kỳ sở tế. Ư thị tiên triết, cẩn ư ngôn, trạch ư hành. Phát ngôn phi cẩu hiển kỳ lý, tương khải học giả chi vị ngộ, lập hành phi độc thiện kỳ thân, tương huấn học giả chi vị thành. Sở dĩ phát ngôn hữu loại, lập hành hữu lễ, toại năng ngôn bất tập họa, hành bất chiêu nhục. Ngôn vi tắc Kinh, hành vi tắc Pháp. Cố viết: "Ngôn hành nãi quân tử chi xu cơ, trị thân chi đại bản", động thiên địa cảm quỷ thần, đắc bất kính đồ.</B>
<P align="right"><B>Bạch Vân Quảng Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">41. DỊCH NGHĨA: <I>Bạch Vân bảo Vô Vi Tử</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>rằng: Nếu nói mà chẳng làm, thà rằng đừng nói, làm mà chẳng nói, thà rằng đừng làm. Phát ngôn phải lo đến hậu quả của nó, làm việc phải xét đến chỗ che đậy của nó. Bởi thế, bậc tiên triết cẩn thận ở lời nói, lựa chọn ở việc làm. Phát ngôn chẳng những để hiển đạo lý, mà còn đem mở bảo cho người học chưa ngộ. Làm việc không phải chỉ để hay riêng cho mình</I><SUP><B>(2)</B></SUP>, <I>mà còn đem dạy bảo cho người học chưa thành đạt. Vậy nên, phát ngôn có phát tắc, lập hành có lễ nghĩa, nên mỗi khi nói ra chẳng gặp vạ, mỗi khi làm chẳng bị nhục. Ðã nói ra thời là Kinh, làm việc thời là Pháp. Cho nên nói rằng: "Nói và làm là then chốt của người quân tử, là gốc lớn của việc sửa mình", động đến trời đất, cảm đến quỷ thần, thật đáng kính vậy".</I>
<P align="right"><B>Bạch Vân Quảng Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Vô Vi Tử</B>: <I>Tên là Dương Kiệt, tên chữ là Thứ Công, làm quan Lễ Bộ Ngoại Lang, biệt hiệu là Vô vi Tử, pháp tự của Thiên Y Hoài thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Hay riêng cho mình</B>: <I>Dịch ở chữ độc thiện kỳ thân. Thầy Mạnh Tử nói: "Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ". Nghĩa là: Cùng thì chỉ hay riêng cho mình, đạt thời hay khắp cho trong thiên hạ.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">42. CHỮ HÁN: <B>Bạch Vân vị Diễn Tổ viết: Thiền giả trí năng, đa kiến ư dĩ nhiên bất năng kiến ư vị nhiên. Chỉ quán định tuệ phòng ư vị nhiên chi tiền, tác chỉ nhậm diệt giác ư dĩ nhiên chi hậu. Cố tác chỉ nhậm diệt, sở dung dị kiến, chỉ quán định tuệ sở vị nan tri. Duy cổ nhân chí tại ư đạo, tuyệt niệm ư vị manh, tuy hữu chỉ quán định tuệ, tác chỉ nhậm diệt, giai vi bản mạt chi luận dã. Sở dĩ vấn: "Nhược hữu hào đoan hứa ngôn ư bản mạt giả, giai vi tự khi, thử cổ nhân kiến triệt xứ nhi bất tự khi giả.</B>
<P align="right"><B>Thực Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">42. DỊCH NGHĨA: <I>Bạch Vân bảo Diễn Tổ rằng: Trí năng của bậc thiền, phần nhiều chỉ thấy những việc đã rồi, chẳng hay thấy được việc chưa tới. Chỉ quán định tuệ</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>thì phòng ngừa ở lúc trước của sự việc chưa tới, tác chỉ nhậm diệt</I><SUP><B>()</B></SUP> <I>2thì biết được sau của sự việc đã rồi. Cho nên chỗ dùng của tác chỉ nhậm diệt thời dễ thấy, chỗ làm của chỉ quán định tuệ thì khó biết. Tuy có chỉ quán định tuệ, tác chỉ nhậm diệt, cũng đều bàn về gốc ngọn vậy. Sở dĩ nói rằng: "Nếu có một mảy may nào nói tới gốc ngọn đều là tự dối mình, đó là chỗ thấy triệt để của cổ nhân chẳng bao giờ tự dối mình vậy"</I><SUP><B>(3)</B></SUP>.
<P align="right"><B>Thực Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Chỉ quán định tuệ</B>: <I>Nương vào nguyên khí về phần thực tướng của thể tính mà nói là chỉ, về phần thường chiếu của bản giác gọi là quán, phần tam muội là định, phần bát nhã gọi là tuệ.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Tác chỉ nhậm diệt</B>: <I>Ðó là chỉ về bốn căn bệnh thấy chép trong kinh Viên Giác: "Tác bệnh, nhậm bệnh, chỉ bệnh và diệt bệnh". Chỗ tu chứng của bậc thiện tri thức cần phải xa lìa căn bệnh này.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3): <I>Câu này là lời thị chúng của Ðức Sơn.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">43. CHỮ HÁN: <B>Bạch Vân viết: Ða kiến nột tử, vị thường kinh cập viễn đại chi kế, dư khủng tùng lâm tự thử suy bạc hỹ. Dương Kỳ tiên sư mỗi ngôn: "Thượng hạ thâu an, tối vi pháp môn đại hoạn". Dư tích ẩn cử Qui Tông thư dường, phi duyệt kinh sử, bất thí sổ bách quá mục, kỳ giản biện tế cố cực hỹ. Nhiên mỗi khai quyển tất hữu tâm hoạch chi ý. Dư dĩ thị tư chi, học bất phụ nhân như thử.</B>
<P align="right"><B>Bạch Vân Thực.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">43. DỊCH NGHĨA: </I>Bạch Vân nói: Phần nhiều thấy những nột tử chưa từng trải kịp đến cái kế xa và lớn, ta sợ chốn tùng lâm sẽ suy vi từ đây. Dương Kỳ tiên sinh thường nói: "Trên dưới muốn lẫn tránh cho an nhàn, đó là mối đại họa cho chốn thiền môn". Ta trước ẩn náu ở thư viện Qui Tông, duyệt xem kinh sử, chẳng những chỉ vài trăm lần qua mắt, mà xem đến nỗi kinh sách đó cũ nát tới cùng cực. Nhưng mỗi khi mở quyển tất nhiên lại cùng thu hoạch được nhiều ý mới lạ, như vậy thì sự học chẳng phụ người là thế vậy.</I>
<P align="right"><B>Bạch Vân Thực Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">44. CHỮ HÁN: <B>Bạch Vân sơ trụ Cửu Giang Thừa Thiên, thứ thiên Viên Thông, niên xỉ thậm thiểu. Thời Hối Ðường tại Bảo Phong, vị Nguyệt Công Hối viết: Tân Viên Thông đỗng triệt kiến nguyên, bất thiểm Dương Kỳ chi tự, tích hồ phát dụng thái tảo, phi tùng lâm phúc. Công Hối nhân vấn kỳ cố. Hối Ðường viết: "Công danh mỹ khí, tạo vật tích chi, bất dữ nhân toàn, nhân cố dục chi thiên tất đoạt chi". Ðãi Bạch Vân chung vu thư chi Hải Hội, phương ngũ thập lục tuế. Thức giả vị: "Hối Ðường tri cơ vi, chân triết nhân hỹ".</B>
<P align="right"><B>Trạm Ðường Ký Văn.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">44. DỊCH NGHĨA: <I>Bạch Vân lúc đầu ở chùa Thừa Thiên thuộc Cửu Giang, sau dời về chùa Viên Thông, tuổi đời còn rất nhỏ. Khi bấy giờ Hối Ðường</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>ở Bảo Phong, bảo Nguyệt Công Hối</I><SUP><B>(2)</B></SUP> <I>rằng: "Tân Viên Thông là người thấu triệt được kiến nguyên</I><SUP><B>(3)</B></SUP>. <I>thực chẳng hổ là pháp tự của Dương Kỳ, chỉ tiếc là ra ứng cơ</I><SUP><B>(4)</B></SUP> <I>quá sớm nên chẳng phải là phúc của tùng lâm". Công Hối, nhân hỏi về nguyên cớ. Hối Ðường nói: "Cái mỹ khí của công danh, tạo vật đều tiếc, chẳng để trọn vẹn cho con người, nếu người cố tâm muốn có nó, thì trời tất nhiên sẽ cướp đi". Cuối cùng Bạch Vân mất ở chùa Hải Hội, thuộc Từ Châu vừa vặn năm mươi sáu tuổi. Người thức giả thường bảo rằng: "Hối Ðường chẳng những chỉ biết về thời cơ mà còn biết tới chỗ vi tế nữa, quả là một triết nhân vậy".</I>
<P align="right"><B>Trạm Ðường Ký Văn<SUP>(5)</SUP>.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Hối Ðường</B>: <I>Hối Ðường Bảo Quốc Tổ Tâm thiền sư, người đất Nam Hùng, pháp tự của Hoàng Long Nam thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Nguyệt Công Hối</B>: <I>Hiểu Nguyệt thiền sư, pháp tự của Lang Nha Giác thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Kiến nguyên</B>: <I>Kiến tính.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) <B>Ứng cơ:</B>: <I>Dịch ở chữ dụng, có nghĩa là ra tiếp hóa tế độ cho đời như trụ trì v.v...</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) <B>Trạm Ðường</B>: <I>Lặc Ðàm Văn Chuẩn thiền sư,hiệu là Trạm Ðường, pháp tự của Thực Phong Văn thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">45. CHỮ HÁN: <B>Hối Ðường Tâm Hòa thượng tham Nguyệt Công Hối vu Bảo Phong. Công Hối đỗng minh Lăng Nghiêm thâm chỉ, hải thượng độc bộ. Hối Ðường mỗi văn, nhất cú nhất tự, như hoạch chí bảo, hỷ bất tự thắng. Nột tử trung, gián hữu thiết nghị giả. Hối Ðường văn chi viết: "Khấu bỉ sở trường, lệ ngả sở đoản, ngô hà hiềm yên". Anh Thiệu Võ viết: "Hối Ðường sư huynh đạo học vi thiền nột sở tôn, do dĩ tôn đức tự thắng vi cường, dĩ vị kiến vị văn vi quý, sử tùng lâm tự quảng nhi hiệp ư nhân giả, hữu sở căng thức, khởi tiểu bổ tai".</B>
<P align="right"><B>Linh Nguyên Thập Di.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">45. DỊCH NGHĨA: <I>Hối Ðường Tâm Hòa thượng tham thiền với Nguyệt Công Hối ở Bảo Phong. Công Hối thông hiểu triệt để tông chỉ kinh Lăng Nghiêm một cách trác tuyệt vô song. Hối Ðường mỗi khi nghe được một câu một chữ, như là người được viên ngọc báu</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>vui mừng khôn xiết. Trong đám nột tử có người bàn lén việc này. Hối Công nghe biết và nói: "Học chỗ sở trường của người, sửa chỗ sở đoản của ta, ta có nề hà chi vậy". Anh Thiệu Võ</I><SUP><B>(2)</B></SUP> <I>nói: "Sự học đạo của Hối sư huynh, đã được các nột tử chốn tùng lâm lấy làm tông chỉ, thế mà còn lấy chỗ tôn đức tự thắng làm vui, lấy điều chưa thấy nghe làm xấu hổ, khiến cho tùng lâm tu rộng mà lại hẹp ở con người, để có chỗ, làm khuôn phép</I><SUP><B>(3)</B></SUP>, <I>thì đâu phải là bổ ích nhỏ vậy".</I>
<P align="right"><B>Linh Nguyên Thập Di.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Ngọc báu</B>: <I>Thứ ngọc quý toàn bích không một tỳ vết.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Anh Thiệu Võ</B>: <I>Tức Hồng Anh thiền sư, pháp tự của Hoàng Long thiền sư, vì là người của Thiệu Võ Quán, nên gọi là Anh Thiệu Võ.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Khuôn phép</B>: <I>Dịch ở chữ căng thức. Căng nghĩa là kinh, thức là pháp tắc, nghĩa là mô phạm hay khuôn phép.</I></P>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">46. CHỮ HÁN: <B>Hối Ðường viết: Trụ trì chi yếu, đương thủ kỳ viễn đại giả, lược kỳ cận tiểu giả. Sự cố vi quyết, nghi tư tuân vu lão thành chi nhân. Thượng nghi hỹ, cánh khấu vấn vu thức giả, túng hữu vị tận, diệc bất chí thậm hỹ. Kỳ hoặc chủ giả, hiếu sính tư tâm, chuyên tự thủ dữ, nhất đán tao tiểu nhân sở mưu, tội tương thùy qui. Cố viết: "Mưu tại đa, đoán tại độc. Mưu chi tại đa, khả dĩ quan lợi, hại chi cực chí, đoán chi tại ngã, khả dĩ định tùng lâm chi thị phi dã".</B>
<P align="right"><B>Dữ Thảo Ðường thư.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">46. DỊCH NGHĨA: <I>Hối Ðường nói: Cái yếu của trụ trì là phải đặt kế hoạch xa và lớn, tỉnh lược những công việc gần và nhỏ. Công việc gì chưa quyết đoán được, nên đem thỉnh vấn các bậc lão thành</I><SUP><B>(1)</B></SUP>. <I>Nếu vẫn còn ngờ vực, lại tới hỏi ở hàng thức giả. Ví hoặc cũng vẫn chưa hết chỗ quyết nghi, thì cũng chẳng đến nỗi quá tệ vậy. Giả hoặc người chủ, thích buông theo tư tâm, chuyên trách việc thủ xả theo ý muốn của mình, nhất đáng gặp mưu kế của kẻ tiểu nhân, tội đó sẽ qui về ai! Cho nên nói: "Mưu lược cần phải có sự tham gia của số đông người, quyết đoán công việc, cần phải ở ý kiến của một người. Mưu lược phải cần sự gớp ý ở nhiều người, để xét rõ phần cùng cực của lợi hại, quyết đoán cần phải ở chính mình, mới có thể định rõ điều phải trái trong chốn tùng lâm".</I>
<P align="right"><B>Thư gởi Thảo Ðường</I><SUP><B>(2)</B></SUP>.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Lão thành</B>: <I>Bậc tiền bối tuổi cao đức trọng.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Thảo Ðường</B>: <I>Tức Thảo Ðường Thiện Thanh thiền sư, pháp tự của Hối Ðường Tâm thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">47. CHỮ HÁN: <B>Hối Ðường bất phó Qui Sơn thỉnh. Diên Bình Trần Oánh Trung, di thư miễn chi viết: "Cổ nhân trụ trì vô chức sự, tuyển hữu đức giả cư chi. Ðương thị nhậm giả, tất tương dĩ tư đạo giác tư dân, chung bất dĩ thế vị thanh lợi vi chi biến. Kim học giả đại đạo vị minh, các xu dị học, lưu nhập danh tướng, toại vi thanh sắc sở động, hiền bất tiếu, tập nhụ bất khả biệt bạch, chính nghi lão thành giả, trắc ẩn tồn tâm chi thời, dĩ đạo tự nhậm, chướng hồi bách xuyên, cố vô nan hỹ. Nhược phù thoái cầu tĩnh bật, vụ tại an dật, thử độc thiện kỳ thân giả sở hiếu, phi tùng lâm sở dĩ vọng công giả".</B>
<P align="right"><B>Linh Nguyên Thập Di.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">47. DỊCH NGHĨA: <I>Hối Ðường không nhận lời mời phó hội của Qui Sơn. Trần Oánh Trung</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>ở Diên Bình, gởi thơ khuyên rằng: "Cổ nhân xưa kia, nếu mỗi khi ngôi trụ trì khuyết chức, thì tuyển người hữu đức để bổ sung. Người nhậm chức vụ này, tất phải đem cái đạo ấy để giác ngộ cho người ấy, tuyệt nhiên không vì thế lực thanh lợi làm biến đổi. Người học đời nay chưa thấu tỏ đại đạo, lại đua theo học dị học, trôi vào ngã danh tướng, liền bị dao động bởi thanh sắc, kẻ hiền người ngu lẫn lộn, không phân biệt rõ ràng. Chính vì thế, các bậc lão thành động lòng trắc ẩn</I><SUP><B>(2)</B></SUP> <I>thì cần phải lấy đạo để tự nhậm, ngăn cản trăm con sông để xoay chuyển lại những ngọn cuồng ba cũng không khó. Trái lại, nếu lui bước để tìm sự tĩnh mịch, chú trọng chốn an nhàn, lấy việc hay riêng thân mình làm sở thích, thì quả thật chẳng phải nơi tùng lâm kỳ vọng ở ngài vậy".</I>
<P align="right"><B>Linh Nguyên Thập Di.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Trần Oánh Trung</B>: <I>Người đất Sa Hà, châu Nam Kiếm.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Trắc ẩn</B>: <I>Lòng thương mến sâu xa, đó là nguồn gốc của lòng nhân.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">48. CHỮ HÁN: <B>Hối Ðường nhất nhật kiến Hoàng Long hữu bất dự chi sắc, nhân nghịch vấn chi. Hoàng Long viết: "Giám thu vị đắc nhân". Hối Ðường toại tiến Cảm Phó tự. Hoàng Long viết: "Cảm thượng bạo, khủng vi tiểu nhân sở mưu". Hối Ðường viết: "Hóa Thị giả sảo liêm cẩn". Hoàng Long vị: "Hóa tuy liêm cẩn bất nhược Tú Tạng Chủ hữu lượng nhi trung". Linh Nguyên thường vấn Hối Ðường: "Hoàng Long dụng nhất giám thu, hà quá lự như thử". Hối Ðường viết: "Hữu quốc hữu gia giả, vị thường bất bản thử, khởi đặc Hoàng Long vi nhiên, tiên thánh diệc tằng giới chi".</B>
<P align="right"><B>Ðộn Am Bích Ký.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">48. DỊCH NGHĨA: <I>Một bữa Hối Ðường thấy Hoàng Long</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>có sắc mặt chẳng vui, nhân thế mới hỏi duyên cớ. Hoàng Long nói: "Chưa tìm được người giám thu</I><SUP><B>(2)</B></SUP>. <I>Hồi Ðường bèn tiến cử Cảm Phó Tự</I><SUP><B>(3)</B></SUP>. <I>Hoàng Long nói: "Cảm còn thô bạo, sợ bị kẻ tiểu nhân mưu hại". Hối Ðường nói: "Hóa Thị giả</I><SUP><B>(4)</B></SUP> <I>là người liêm cẩn"</I><SUP><B>(5)</B></SUP>. <I>Hoàng Long bảo: "Hóa tuy liêm cẩn nhưng lại không bằng Tú Tạng Chủ</I><SUP><B>(6)</B></SUP>, <I>có lượng mà trung thành". Linh Nguyên</I><SUP><B>(7)</B></SUP> <I>thường hỏi Hối Ðường rằng: "Hoàng Long dùng một người giám thu, tại sao quá lo lắng như thế". Hối Ðường nói: "Có nước có nhà ai chẳng lấy việc đó làm gốc, chẳng những Hoàng Long làm như thế, mà các bậc Tiên thánh cũng từng cảnh giới việc này".</I>
<P align="right"><B>Ðộn Am Ký.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Hoàng Long</B>: <I>Hoàng Long Nam thiền sư, húy là Huệ Nam, pháp tự của Thạch Sương Viên thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Giám thu</B>: <I>Người trông nom việc thu nhập.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Cảm Phó Tự:</B>: <I>Tức Phúc Nghiêm Từ Cảm thiền sư, pháp tự của Hoàng Long.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) <B>Hóa Thị giả</B>: <I>Tức Song Lĩnh Hóa thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Hối Ðường Tâm thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) <B>Liêm cẩn</B>: <I>Ngay thẳng cẩn thận.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(6) <B>Tú Tạng Chủ</B>: <I>Tức Ðại Qui Hoài Tú thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Nam thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(7) <B>Linh Nguyên</B>: <I>Hoàng Long Linh Nguyên Duy Thanh thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Tố Tâm thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">49. CHỮ HÁN: <B>Hối Ðường vị Chu Cấp Sự Thế Anh viết: "Dư sơ nhập đạo, tự thị thậm dị, đãi kiến Hoàng Long tiên sư hậu, thoái tư nhật dụng, dữ lý mâu thuẫn giả cực đa, toại lực hành chi tam niên, tuy kỳ hàn nhục thử, xác chí bạt di, nhiên hậu phương đắc sự sự như lý, nhi kim khái thóa trạo tý, dã thị Tổ Sư Tây lai ý".</B>
<P align="right"><B>Chương Giang Tập.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">49. DỊCH NGHĨA: <I>Hối Ðường bảo Chu Cấp Sự</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>Thế Anh rằng: "Ta khi mới nhập đạo, thường mắc cái tính tự thị</I><SUP><B>(2)</B></SUP>. <I>Sau khi gặp Hoàng Long tiên sư, ta mới xét lại những sự việc thông dụng hàng ngày, thì mâu thuẫn với đạo lý quá nhiều, liền tận lực làm việc trong ba năm, chẳng quản ngại khi trời rét dữ hay nắng gắt, cũng vững chí không dời đổi, rồi sau đó được tới chỗ sự lý viên dung, nên bây giờ tất cả những cử động như ho hắng hay chuyển động tay chân cũng đều hợp với ý của Tổ Sư từ Tây Trúc lại"</I><SUP><B>(3)</B></SUP>.
<P align="right"><B>Chương Giang Tập.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Chu Cấp Sự</B>: <I>Tên là Chu Ðinh Kiệt, tên chữ là Thế Anh, làm quan đến chức Cấp Sự, người đất Vĩnh Phúc, đổ Tiến sĩ trong năm Sùng Ninh. Cấp Sự là chức quan Hoàng Môn Thị Lang, coi công việc nội ngoại trong cung vua.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Tự thị</B>: <I>Tự cho mình là phải.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Ý của Tổ Sư từ Tây Trúc lại</B>: <I>Ý nói Phật pháp tức là thế pháp đều nhất trí với nhau.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">50. CHỮ HÁN: <B>Chu Thế Anh vấn Hối Ðường viết: "Quân tử bất hạnh tiểu hữu quá sai, nhi văn kiến chỉ mục chi bất hạ, tiểu nhân chung nhật tạo tác, nhi bất dĩ vi nhiên, kỳ cố hà tai". Hối Ðường viết: "Quân tử chi đức tỷ mỹ ngọc yên, hữu hà sinh nội tất hiện ư ngoại, cố kiến giả xưng dị, bất đắc bất chỉ mục dã. Nhược phù tiểu nhân giả, nhật dụng sở tác, vô phi quá ác, hựu an dụng ngôn chi".</B>
<P align="right"><B>Chương Giang Tập.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">50. DỊCH NGHĨA: <I>Chu Thế Anh</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>hỏi Hối Ðường rằng: "Người quân tử chẳng may phạm điều lầm lỗi nhỏ, mà có ngươi nghe biết hay thấy thì họ đều chỉ trích không ngớt, kẻ tiểu nhân trọn ngày làm điều ác, mà chẳng hề bị người chỉ trích, đó là cớ sao vậy?". Hối Ðường nói: "Ðức của người quân tử ví như ngọc tốt, nếu có vết ở bên trong tất phải hiện ra ở bên ngoài, nên người ta dễ thấy và cho đó là điềm lạ, không thể không chỉ trích được, còn kẻ tiểu nhân, căn cứ vào chỗ làm hàng ngày của họ, thì họ có đầy rẫy điều tội lỗi, làm sao lại có thể dùng lời mà diễn tả được nữa vậy".</I>
<P align="right"><B>Chương Giang Tập.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðại ý đoạn này là biện minh chỗ không giống nhau giữa quân tử và tiểu nhân.</I></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">51. CHỮ HÁN: <B>Hối Ðường viết: Thánh nhân chi đạo, như thiên địa dục vạn vật, vô hữu bất bị ư đạo giả. Chúng nhân chi đạo như giang hà Hoài Tế, sơn xuyên lăng cốc, thảo mộc côn trùng, các tận kỳ lượng nhi dĩ, bất tri kỳ ngoại vô hữu bất bị giả. Phù đạo khởi nhị da. Do đắc chi thâm thiển, thành hữu tiểu đại nhĩ.</B>
<P align="right"><B>Ðáp Trương Vô Tận Thư.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">51. DỊCH NGHĨA: <I>Hối Ðuờng nói</I><SUP><B>(1)</B></SUP>: <I>Cái đạo của Thánh nhân, cũng như trời đất nuôi vạn vật, nên đạo không chỗ nào là không đầy đủ. Cái đạo của chúng nhân, ví như sông lớn sông nhỏ, sông Hoài sông Tế, như gò núi suối hang, như côn trùng cây cỏ, đều chỉ hết cái lượng của chúng mà thôi. Chúng đâu có biết, ngoài phạm vi của chúng ra, đạo vẫn bao trùm khắp nơi chốn vậy. Ôi! há đâu lại có hai ngã vậy ư! Ðó chỉ là do chỗ biết có nông sâu, nên mới thành ra có lớn nhỏ.</I>
<P align="right"><B>Thư trả lời Trương Vô Tận<SUP>(2)</SUP>.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðoạn này nói về đại đạo là chí cực của trời đất thì đồng nhất và bao trùm cùng khắp đó đây.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Trương Vô Tận</B>: <I>Tức Trương Thương Anh, tên chữ là Thiên Giác, người đất Tân Trạch thuộc Thục Châu, trước tác bộ Hộ Pháp luận.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">52. CHỮ HÁN: <I>Hối Ðường viết: Cửu phế bất khả tốc thành, tích tệ bất khả đốn trừ, ưu du bất khả cửu luyến, nhân tình bất năng kháp hảo, họa hoạn bất khả cẩu miễn, phù vi thiện tri thức, đạt thử ngũ sự, thiệp thế khả vô muộn hỹ.</I>
<P align="right"><B>Dữ Tường Hòa Thượng Thư.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">52. DỊCH NGHĨA: <I>Hối Ðường nói</I><SUP><B>()</B></SUP>: <I>Bỏ lâu không thể thành công mau chóng, điều tệ tích chứa không thể trừ bỏ ngay, chơi bời thong thả không thể mên tiếc lâu dài, tình người chẳng hay thỏa đáng tốt đẹp, họa hoạn không thể dễ dàng trôi qua. Ôi! Làm bậc thiện tri thức đạt được năm việc này, thời có thể thiệp thế mà không buồn phiền vậy.</I>
<P align="right"><B>Thư gởi Tường Hòa Thượng.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðoạn này chỉ rõ về cách dụng ý xử thế của trụ trì, để biết chỗ đối với đại pháp của cổ nhân.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">53. CHỮ HÁN: <B>Hối Ðường viết: Tiên sư tiến chỉ nghiêm trọng, kiến giả kính úy, nột tử nhân sự thỉnh giả, đa tuấn cự phất tòng, duy văn tỉnh thị thân lão, hí sắc mục nhiên, hiệu ư nhan diện, tận lễ tân khiển, kỳ ái nhân cung hiếu như thử.</B>
<P align="right"><B>Dữ Tạ Cảnh Ôn Thư.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">53. DỊCH NGHĨA: <I>Hối Đường nói: Bậc tiên sư khi tiến lúc ngưng, đều trang nghiêm trịnh trọng, người đời thấy thế đều cung kính sợ hãi. Kẻ nột tử, nhân khi có việc xin đi đâu, ngài phần nhiều quở trách không ưng thuận. Nhưng khi nghe thấy xin phép về thăm cha mẹ già, thì khí sắc vui vẻ của ngài hiện ngay nơi nét mặt, rất vui vẻ chấp thuận ngay. Ngài yêu thương người hiếu kính đến thế.</I>
<P align="right"><B>Thư gởi Tạ Cảnh Ôn<SUP>(1)</SUP>.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Tạ Cảnh Ôn</B>: <I>Tên chữ là Sư Trực.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">54. CHỮ HÁN: <B>Hối Dường viết: Hoàng Long tiên sư tích đồng Vân Phong Duyệt Hòa Thượng, hạ cư Kinh Nam Phượng Lâm. Duyệt hảo biện luận, nhất nhật dữ nột tử tác huyên. Tiên sư duyệt kinh tự nhược, như bất văn kiến. Dĩ nhi, Duyệt nghệ tiên sư án đầu, sân mục trách chi viết: "Nhĩ tại thử tập thiện tri thức lượng độ da?". Tiên sư khể thủ tạ chi, duyệt kinh như cố.</B>
<P align="right"><B>Linh Nguyên Thập Di.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">54. DỊCH NGHĨA: <I>Hối Ðường nói: Hoàng Long tiên sư xưa kia cùng với Vân Phong</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>Duyệt Hòa Thượng, ngồi hạ ở Kinh Nam Phượng Lâm. Duyệt là người thích biện luận, có một ngày tạo ra cảnh huyên náo với nột tử. Tiên sư vẫn lặng lẽ xem kinh, coi như mình không hề nghe biết. Sau đó, Duyệt tới đầu án kinh của tiên sư, quắc mắt trách rằng: "Ông ở chỗ này học tập cái độ lượng của bậc thiện tri thức vậy ư?". Tiên sư cúi đầu bái tạ, rồi lại xem kinh như cũ.</I>
<P align="right"><B>Linh Nguyên Thập Di.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Vân Phong</B>: <I>Nam Nhạc Vân Phong Văn Duyệt thiền sư, pháp tự của Ðại Ngu Chí thiền sư, phái Nam Nhạc đời thứ 11.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">55. CHỮ HÁN: <B>Hoàng Long Nam Hòa thượng viết: Dư tích đồng Văn Duyệt, du Hồ Nam, kiến nột tử đảm lung hành cước giả, Duyệt kinh dị súc át, dĩ nhi hạ viết: "Tụ gia khuê cáp trung vật, bất khẳng phóng hạ, phản lụy cáp tha nhân đảm phân, vô nãi thái lao hồ.</B>
<P align="right"><B>Lâm Gian Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">55. DỊCH NGHĨA: <I>Hoàng Long Nam</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>Hòa thượng nói: Ta trước kia cùng Văn Duyệt vân du ở Hồ Nam, thấy kẻ nột tử mang lung</I><SUP><B>(2)</B></SUP> <I>đi hành cước</I><SUP><B>(3)</B></SUP>. <I>Duyệt kinh dị, nhăn mặt châu mày mắng rằng: "Vật trong nơi khuê cáp</I><SUP><B>(4)</B></SUP> <I>ở chính trong nhà mình mà chẳng chịu bỏ đi, lại phiền lụy đến phần gánh của người khác, thật quả là quá mệt nhọc vậy.</I>
<P align="right"><B>Lâm Gian Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðại ý trong đoạn này bàn về người học đạo, cần phải phóng há vạn duyên.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Lung:</B>: <I>Cái lồng hoặc cái đương làm bằng tre, khoác sau lưng để đựng đồ vật.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Hành cước</B>: <I>Ði hành cước, vị Tăng không cần chốn ở nhất định, tự mình đi khắp đó đây để tìm thầy học đạo, hoặc giáo hóa quần chúng.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) <B>Khuê cáp</B>: <I>Cái cửa nhỏ, cửa nách, câu này ý nói tự mình hãy còn vọng tưởng chấp trước.</I></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">56. CHỮ HÁN: <B>Hoàng Long viết: Trụ trì yếu tại đắc chúng, đắc chúng yếu tại kiến tình. Tiên Phật ngôn: "Nhân tình giả, vi thế chi phúc điền, cái lý đạo sở do sinh dã". Cố thời chi bĩ thái, sự chi tổn ích, tất nhân nhân tình. Tình hữu tông tắc, tắc bĩ thái sanh, sự hữu hậu bạc, tắc tổn ích chí. Duy Thánh nhân năng thông thiên hạ chi tình, cố dịch chi biệt quái, càn hạ khôn thượng tắc viết thái, càn thượng khôn hạ tắc viết bĩ. Kỳ thủ tượng, tổn thượng ích hạ, tắc viết ích, tổn hạ ích thượng, tắc viết tổn. Phù càn vi thiên, khôn vi địa, thiên tại hạ nhi địa tại thượng, vị cố quai hỹ, nhi phản vị chi thái giả, thượng hạ giao cố dã. Chủ tại thượng nhi tân xử hạ, nghĩa có thuận hỹ, nhi phản vị chi bĩ giã, thượng hạ bất giao cố dả. Thị dĩ thiên địa bất giao, thứ vật bất dục, nhân tình bất giao, vạn sự bất hòa, tổn ích chi nghĩa diệc do thị hỹ. Phù tại nhân thượng giả, năng ước kỷ dĩ dụ hạ, hạ tất duyệt nhi phụng thưởng hỹ, khởi bất vị chi ích hồ. Tại thượng giả miệt hạ nhi tứ chư kỷ, hạ tất oán nhi bạn thượng hỹ, khởi bất vị chi tổn hồ. Cố thượng hạ giao tắc thái, bất giao tắc bĩ. Tự tổn giả nhân ích, tự ích giả nhân tổn, tình chi đắc thất, khởi dung dị hồ. Tiên thánh thường dụ nhân vi chu, tình vi thủy, tủy năng tải chu, diệc năng phú chu, thủy thuận chu phù, vi tắc một hỹ. Cố trụ trì đắc nhân tình tắc hưng, toàn thất nhi toàn phế. Cố đồng thiện tắc phúc đa, đồng ác tắc họa thậm. Thiện ác đồng loại, đoan như quán châu, hưng phế tượng hành, minh nhược quan nhật, tư lịch đại chi nguyên qui dã.</B>
<P align="right"><B>Dữ Hoằng Nguyệt Thắng Thư.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">56. DỊCH NGHĨA: <I>Hoàng Long nói</I><SUP><B>(1)</B></SUP>: <I>Trụ trì cần ở chỗ được lòng chúng. Ðược lòng chúng là ở chỗ thấy tình. Ðức Phật nói: "Tình người làm ruộng phước cho đời, đạo lý đều từ đó sanh ra". Cho nên, sự bĩ thái của thời, tổn ích của việc, tất nương vào tình người. Tình người có thông tác, nên bĩ thái phát sinh. Sự việc có hậu bạc, nên tổn ích phải đến. Duy Thánh nhân hay sáng suốt được cái tình của thiên hạ, nên những quẻ riêng biệt trong kinh Dịch có chia ra; Càn ở dưới khôn ở trên thời nói rằng thái</I><SUP><B>(2)</B></SUP>, <I>càn ở trên khôn ở dưới, thời nói rằng bĩ</I><SUP><B>(3)</B></SUP>. <I>Theo Tượng truyện của Dịch: Tổn ở trên ích ở dưới, thời nói rằng ích</I><SUP><B>(4)</B></SUP>, <I>tổn ở dưới ích ở trên, thời nói rằng tổn</I><SUP><B>(5)</B></SUP>. <I>Ôi! Càn là trời, khôn là đất, trời ở dưới mà đất ở trên, thời ngôi vị đó trái ngược, mà lại bảo đó là thái, là vì lẽ trên dưới giao hòa nhau vậy. Chủ ở trên mà khách ở dưới, thì nghĩa đó là thuận, mà trái lại bảo đó là bĩ, là vì lẽ trên dưới chẳng giao hòa với nhau vậy. Bởi lẽ trời đất chẳng giao hòa với nhau, nên mọi vật chẳng được sự nuôi nấng, lòng người chẳng giao cảm với nhau, nên muôn việc chẳng hòa, cái nghĩa tổn ích cũng bởi thế mà ra. Ôi! Người ở địa vị trên, thời tự biết mình phải tiết ước, mà phải rộng rãi với kẻ dưới, thời người dưới tất vui vẻ mà cung phụng người trên, há chẳng bảo đó là ích vậy ư! Ở ngôi trên mà khinh miệt kẻ dưới, lại tự mình phóng túng, thời người dưới tất oán mà trái lệnh trên, há chẳng bảo đó là tổn vậy ư! Cho nên trên dưới giao hòa thời thái, chẳng giao hòa thời bĩ! Tự tổn mình thì ích người, tự ích mình thì tổn người. Sự được hay mất của tình người, đâu có dễ dàng vậy. Tiên thánh thường ví</I><SUP><B>(6)</B></SUP> <I>người là con thuyền, tình là nước, nước hay chở được thuyền, nhưng nước cũng hay lật được thuyền, thuận với nước thì thuyền nổi, trái với nước thì thuyền chìm. Vậy nên, người trụ trì nếu được lòng người thì hưng thịnh, mất lòng người thời suy vi. Ðược hoàn toàn thì hoàn toàn thịnh, mất hoàn toàn thì hoàn toàn suy. Thế nên, cùng làm điều thiện thì phúc nhiều, cùng làm điều ác thì vạ lắm. Thiện ác cùng một loại, luân chuyển như đầu mối chuỗi hạt châu. Thịnh suy theo pháp tắc tuần hành tỏ rõ như xem mặt trời vậy. Ðó là nguyên qui</I><SUP><B>(7)</B></SUP> <I>cho đời này qua đời khác phải noi theo.</I>
<P align="right"><B>Thư gởi cho Hoàng Nghiệt Thắng<SUP>(8)</SUP>.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðoạn này nói rõ sự tương quan trên và dưới phải giao hòa với nhau thì mọi việc mới nhất trí.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Càn ở dưới khôn ở trên, thời nói rằng thái</B>: <I>Dịch ở câu: Càn hạ khôn thượng, tắc vị chi thái. Ðó là nói quẻ Ðịa Thiên Thái. Quẻ Địa Thiên Thái thì càn ở dưới khôn ở trên, nên gọi là càn hạ khôn thượng. Khôn là địa, càn là thiên, nên tên quẻ đọc là Ðiạ Thiên Thái. Thái có nghĩa là an vui, thông thuận.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Càn ở trên khôn ở dưới, thời nói rằng bĩ</B>: <I>Dịch ở câu: Càn thượng khôn hạ, tắc viết bĩ. Ðó là nói về quẻ Thiện Ðịa Bĩ trong kinh Dịch. Quẻ Thiên Ðịa Bĩ thì khôn ở dưới, càn ở trên. Càn là thiên, khôn là địa, nên quẻ đọc là Thiên Ðịa Bĩ. Bĩ nghĩa là che lấp, cùng quẫn.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) <B>Tổn ở trên ích ở dưới, thời nói rằng ích:</B>: <I>Dịch trong câu: Tổn thượng ích hạ, tắc viết ích. Ðó là quẻ Phong Lôi Ích trong kinh Dịch Quẻ Phong Lôi Ích thi chấn ở dưới tốn ở trên. Tốn là phong, chấn là lôi nên tên quẻ đặt là Phong Lôi Ích. Phong là gió, lôi là sấm, gió mạnh thời sấm càng vang, sấm vang thời gió càng dữ, gió sấm hổ trợ nhau nên gọi là ích.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) <B>Tổn ở dưới ích ở trên, thời nói rằng tổn:</B>: <I>Dịch ở câu: Tổn hạ ích thượng, tắc viết tổn. Ðó là quẻ Sơn Trạch Tổn trong kinh Dịch. Quẻ này đoài ở dưới cấn ở trên. Cấn là sơn, đoài là trạch, nên tên quẻ đọc là Sơn Trạch Tổn (sơn là núi, trạch là sông). Tổn có nghĩa là thiệt hại, giảm bớt. Ví như đào đất ở dưới đưa đắp lên trên làm nền, thời nền hỏng mà tường tháp phải đổ ngay, thế thì tổn dưới ích trên là việc rất nguy hiểm, nên đặt quẻ bằng tổn.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(6) <B>Tiên thánh thường ví</B>: <I>Sách Gia Ngữ chép: "Ôi! Vua như là con thuyền, dân như là nước, nước hay chở được thuyền, nhưng nước cũng hay làm cho thuyền lật.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(7) <B>Nguyên qui:</B>: <I>Nguyên qui có nghĩa là con rùa lớn, ngày xưa thường dùng mai rùa để bói việc cát hung. Nguyên qui ở đây có nghĩa là khuôn phép cho muôn đời vậy.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(8) <B>Hoàng Nghiệt Thắng</B>: <I>Hoàng Nghiệt Duy Thắng thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Nam thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">57. CHỮ HÁN: <B>Hoàng Long vị Kinh Công viết: Phàm thao tâm sở vi chi sự, thường yếu diện, tiền lộ kính, khai quát sử nhất thiết nhân hành đắc, thủy thị đại nhân dụng tâm. Nhược dã, hiểm ải bất thông, bất độc sử tha nhân bất năng hành kiêm tự gia diệc vô thố túc chi địa hỹ.</B>
<P align="right"><B>Chương Gia Tập.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">57. DỊCH NGHĨA: <I>Hoàng Long bảo Kinh Công</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>rằng: Phàm để tâm vào công việc chỗ mình làm, thường cần phải mở rộng con đường thẳng trước mắt, khiến cho hết thảy mọi người đều đi được, đó mới là cách dụng tâm của đại nhân. Bằng như con đường lại nguy hiểm chẳng thông, chẳng những khiến người ta chẳng hay đi được, mà chính ngay cả tự mình cũng không có nơi đặt chân vậy.</I>
<P align="right"><B>Chương Gia Tập.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Kinh Công</B>: <I>Tên chữ là Giới Thụ, thường gọi là Vương An Thạch, là quan Tri Sự ở Kinh Châu, pháp tự của Bảo Phong thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">58. CHỮ HÁN: <B>Hoàng Long viết: Phù nhân ngữ mặc cử thố, tự vị thượng bất khi thiên, ngoại bất khi nhân, nội bất khi tâm, thành khả vị chi đắc hỹ. Nhiên do giới cẩn hồ độc cư ẩn vi chi gian, quả vô tiêm hào sở khi, tư khả vị chi đắc hỹ.</B>
<P align="right"><B>Ðáp Kinh Công thư.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">58. DỊCH NGHĨA: <I>Hoàng Long nói</I><SUP><B>(1)</B></SUP>: <I>Ôi! Người ta nói năng lúc lặng thinh, khi cử động lúc an tĩnh, tự mình phải, trên chẳng dối trời, ngoài không dối người, trong chẳng dối lòng, đó mới bảo là được vậy. Tuy nhiên, cũng còn phải nên khuyên răn và thận trọng trong cả ở chỗ một mình hay nơi vắng kín, quả thật không một mảy may dối trá, như thế mới bảo đó là được vậy.</I>
<P align="right"><B>Thư đáp Kinh Công.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðoạn này ý nói về việc làm của con người dù ở chỗ sáng cũng như chỗ tối, cần phải thân tâm nhất chí.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">59. CHỮ HÁN: <B>Hoàng Long viết: Phù Trưỡng lão chi chức, nãi đạo đức chi khí. Tiên thánh kiến tùng lâm, trần kỷ cương, lập danh vị, tuyển trạch hữu đạo đức nột tử, mênh chi viết Trưởng lão giả, tương hành kỳ đạo đức, phi cẩu thiết thị danh dã. Từ Minh tiên sư thường viết: "Dữ kỳ thủ đạo, lão tử khâu hác, bất nhược hành đạo lãnh chúng ư tùng lâm". Khởi phi thiện thủ Trưởng lão chi chức giả, tắc Phật Tổ chi đạo đức tồn dư.</B>
<P align="right"><B>Dữ Thúy Nham Chân thư.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">59. DỊCH NGHĨA: <I>Hoàng Long nói: Ôi! cái chức của Trưởng lão</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>là khí cụ của đạo đức. Bậc Tiên thánh kiến tạo tùng lâm, đặt ra kỷ cương, lập ra danh vị, tuyển chọn người nột tử có đạo đức để gánh vác chức đó. Nên chức vụ của Trưởng lão có trách nhiệm là phải thực hành phần đạo đức của mình, chẳng phải chỉ lạm dụng cái tên đó vậy. Từ Minh tiên sư thường nói: "Cùng với người giữ đạo tuy cùng chết già trong lò gạch, nhưng chẳng bằng người hành đạo lãnh chúng chốn tùng lâm". Há chẳng phải là người khéo giữ cái chức vụ Trưởng lão, thời đạo đức của Phật Tổ còn được tồn tại đó sao".</I>
<P align="right"><B>Thư gởi Thúy Nham Chân.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Trưởng lão</B>: <I>Chức Trưởng lão trong thiền gia có ba bậc:
<p style="padding-left: 84px;">a. Kỳ niên trưởng lão, vị có nhiều tuổi đời và tuổi hạ.
b. Pháp trưởng lão, chỉ vào vị có trí tuệ, đức độ, liễu đạt được pháp tánh.
c. Tác trưởng lão, chỉ gán cho danh hiệu trưởng lão mà thôi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">60. CHỮ HÁN: <B>Hoàng Long vị ẩn sĩ Phan Diên Chi viết: Thánh hiền chi học, phi tạo thứ khả thành, tu tại tích lũy. Tích lũy chi yếu, duy chuyên dữ cần. Bình tuyệt thị hiếu, hành chi vật quyện, nhiên hậu khoáng nhi sung chi, khả tận thiên hạ chi diệu.</B>
<P align="right"><B>Long Sơn Quảng Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">60. DỊCH NGHĨA: <I>Hoàng Long bảo ẩn sĩ Phan Diên Chi</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>rằng: Cái học của Thánh hiền, không thể thành tựu ngay được mà cần phải tích lũy. Cái yếu của tích lũy, duy ở chỗ chuyên và cần, trừ khử lòng thị hiếu, thực hành không biết mỏi, vậy sau mới mở mang rộng rãi ra, thì có thể hết được cái diệu trong thiên hạ.</I>
<P align="right"><B>Long Sơn Quảng Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Phan Diên Chi</B>: <I>Tức cao sĩ Phan Diên Chi, tên chữ Hưng Tự, thường hỏi pháp ở Hoàng Long Nam thiền sư.</I></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">61. CHỮ HÁN: <B>Phan Diên Chi văn Hoàng Long pháp đạo nghiêm mật, nhân vấn kỳ yếu. Hoàng Long viết: "Phụ nghiêm tắc tử kính, kim nhật chi qui huấn, hậu nhật chi mô phạm dã. Thi tri chư địa, long giả hạ chi, oa giả bình chi. Bỉ tương đăng vu thiên nhận chi sơn, ngô diệc dữ chi câu. Khốn nhi cực ư cửu uyên chi hạ, ngô diệc dữ chi câu. Kỹ chi cùng, vọng chi tận, bỉ tắc tự hưu dã". Hựu viết: "Hú chi ấu chi, xuân, Hạ sở dĩ sinh dục dã. Sương chi tuyết chi, Thu, Ðông sở dĩ thành thục dã. Ngô dục vô ngôn khả hồ".</B>
<P align="right"><B>Lâm Gian Lục</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">61. DỊCH NGHĨA: <I>Phan diên Chi</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>nghe biết Hoàng Long là người đạo pháp nghiêm mật, nhân đến hỏi vế yếu lĩnh đó. Hoàng Long nói: "Cha nghiêm thời con kính, qui huấn ngày nay là mô phạm cho đời sau. Ví như san đất, chỗ cao thì đào cho thấp, chỗ trũng thì lấp cho bằng. Kẻ kia muốn lên núi cao ngàn nhận</I><SUP><B>(2)</B></SUP> <I>ta cũng theo họ đi cùng, khốn khổ đến cùng cực ở nơi vực thẳm</I><SUP><B>(3)</B></SUP>, <I>ta cùng đi tới với họ. Khi tài đã cùng, vọng đã hết, thời kẻ kia tự nghỉ vậy". Lại nói rằng: "Có nuôi có dưỡng</I><SUP><B>(4)</B></SUP>, <I>nên vạn vật sở dĩ sinh trưởng ở mùa Xuan mùa Hạ, có sương có tuyết, nên vạn vật thành thục ở mùa Thu mùa Ðông. Ta muốn đừng nói có thể được vậy ư"</I><SUP><B>(5)</B></SUP>.
<P align="right"><B>Lâm Gian Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðoạn này đại ý nói sự tiếp chúng của thầy cũng giống với lý phát sinh nuôi dưỡng vạn vật của trời đất không khác.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Nhận</B>: <I>Nhà Chu ấn định bề cao ba thước ta là một nhận.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Cửu uyên</B>: <I>Dịch là vực thẳm, tức là chỗ nước sâu nhất.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) <B>Có nuôi có dưỡng</B>: <I>Dịch câu: Hú chi ấu chi. Trời lấy khí để nuôi vạn vật gọi là hú, đất lấy hình để dưỡng vạn vật gọi là ấu.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5): <B>Câu này ý nói</B>: <I>Theo chỗ phát sinh và nuôi dưỡng vạn vật là chỗ buông thả của tự nhiên, nhưng vì căn cơ thấp kém của thời mạt pháp, nên ta phải rủ lòng khắn bó dạy bảo.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">62. CHỮ HÁN: <B>Hoàng Long thất trung hữu tam quan ngữ. Nột tử thiểu khế kỳ cơ giả, thoát hữu thù đối, duy liễm mục nguy tọa, thù vô khả phủ. Diên chi ích khấu chi. Hoàng Long viết: "Dĩ quá quan giả trạo tý nhi khứ, tòng quan lại vấn khả phú, thử vị thấu quan giả dã.</B>
<P align="right"><B>Lâm Gian Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">62. DỊCH NGHĨA: <I>Hoàng Long trong trượng thất có ba lời then chốt gọi là "Tam quan ngữ"</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>. Kẻ nột tử ít người khế hợp được cơ đó, hoặc có thù đối, chỉ nhắm mắt ngồi ngay, không quyết đoán khả phủ</I><SUP><B>(2)</B></SUP> <I>được. Diên Chi luôn luôn nghiền ngẫm quan ngữ đó. Hoàng Long nói: "Người đã qua cửa ải rồi thì vung cánh tay mà đi, nếu còn theo người giữ cửa để hỏi khả phủ, thì đó là người chưa thấu được quan ngữ vậy".</I>
<P align="right"><B>Lâm Gian Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Tam quan ngữ</B>: <I>Theo Văn Ngọa Kỷ Ðàm: Hoàng Long Tuệ Nam thiền sư, lúc bình thời, nếu thấy học đồ tới, tất nhiên, ngài đem ba điểm then chốt là "Sinh Duyên": Duyên nơi sinh. "Phật thủ": Tay Phật và "Lư cước": Chân lừa để hỏi. Như Hoàng Long hỏi Long Khánh Nhàn: "Mỗi người đều có cái sinh duyên, vậy sinh duyên của Thượng tọa ở chốn nào?". Nhàn thưa: "Sáng sớm ăn cháo hoa, đến tối lại thấy đói". Lại duỗi tay và hỏi: "Tay làm thế nào giống như tay Phật?". Nhàn thưa: "Gảy khúc đàn Tỳ bà dưới trăng". Lại duỗi chân ra và hỏi: "Chân ta sao giống tợ chân lừa?". Nhàn thưa: "Cò trắng đứng trên tuyết chẳng cùng màu sắc". Cứ vấn đáp như thế, nếu người học chưa khế ngộ được cơ đó thì dù hơn ba mươi năm trời, hoặc có thù đáp chăng nữa, cũng duy chỉ nhắm mắt ngồi ngay mà thôi, vẫn chưa quyết đoán được khả phủ. Vì thế nên chốn tùng lâm gọi đó là "Tam quan ngữ" của Hoàng Long.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài tụng tổng quát về Tam quan ngữ của Hoàng Long như sau:
<p style="padding-left: 56px;">Sinh duyên đoạn xứ thân lư cước,
Lư cước thân thời Phật thủ khai.
Vị đáo ngũ hồ, tham học giả,
Tam quan nhất nhất thấu tương lai.
<BR>Tạm dịch:
<BR><I>Chân lừa khi duỗi đoạn duyên sinh,
Tay Phật mở ra lúc đó liền.
Tham học những người trong bốn biển,
Phải lo thấu triệt nghĩa tam quan.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Khả phủ</B>: <I>Nên hay không nên, được hay không được.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">63. CHỮ HÁN: <B>Hoàng Long viết: Ðạo như sơn, du thăng nhi du cao, như địa, du hành nhi du viễn. Học gia ti thiển, tận kỳ nhi chỉ nhĩ, duy hữu chí ư đạo giả nãi năng cùng kỳ cao viễn, kỳ tha thục dữ yên.</B>
<P align="right"><B>Ký Văn.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">63. DỊCH NGHĨA: <I>Hoàng Long nói</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>: Ðạo như núi, càng lên lại càng cao, như đất, càng đi lại càng xa. Người học nông cạn chỉ hết cái sức của họ mà ngưng vậy. Duy người có chí với đạo, mới hay cùng được chỗ cao xa đó. Ngoài ra, thì ai sánh kịp được như thế vậy.</I>
<P align="right"><B>Ký Văn.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðoạn này chỉ rõ chỗ cao xa của người học đạo phải nhất chí chuyên tâm để đạt tới chỗ cùng cực của đạo.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">64. CHỮ HÁN: <B>Hoàng Long viết: Cổ chi thiên địa nhật nguyệt, do kim chi thiên địa nhật nguyệt. Cổ chi vạn vật tính tình, do kim chi vạn vật tính tình. Thiên địa nhật nguyệt, cố vô dịch dã, vạn vật tính tình cố vô biến dã, đạo hồ vi nhi độc biến hồ. Ta kỳ vị chí giả, yếm cố duyệt tân, xả thử thủ bỉ, do thích Việt giả, bất chi nam nhi chi bắc, thành khả vị dị ư nhân hỹ. Nhiên đồ lao kỳ tâm, khổ kỳ thân, kỳ chỉ du cần, kỳ đạo du viễn hỹ.</B>
<P align="right"><B>Ðộn An Bích Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">64. DỊCH NGHĨA: Hoàng Long nói</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>: Trời đất, mặt trời mặt trăng ở thời xưa, cũng như trời đất, mặt trời mặt trăng ở thời nay. Tính tình vạn vật ở thời xưa, cũng như tính tình vạn vật ở thời nay. Trời đất, mặt trời mặt trăng thì cố định không đổi. Tính tình của muôn vật cũng cố định không biến. Tại sao riêng có đạo biến đổi được vậy ư! Ðáng buồn cho người chưa đến được đạo, chỉ chán cũ vui mới, bỏ cái này lấy cái kia, cũng giống như người đi về đất Việt</I><SUP><B>(2)</B></SUP> <I>, chẳng đi về phía nam mà đi về phía bắc, đó bảo là khác người vậy. Như thế, chỉ luống nhọc lòng họ, khổ thân họ, chí của họ càng siêng, nhưng cái đạo đó lại càng xa vậy.</I>
<P align="right"><B>Ðộn Am Bích Ký.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðoạn này đại ý nói, đại đạo thì nhất quán, cái lý thì chẳng biến đổi ở cả xưa và nay.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Người đất Việt</B>: <I>Ðất Việt, giống người Việt, ngày xưa ở các vùng Giang, Triết, Mân, Việt bên Tàu, đều là nòi giống Việt, gọi là Bách Việt, như giống Ư Việt thì ở Triết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Ðông, Lạc Việt ở nước Việt Nam ta.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">65. CHỮ HÁN: <B>Hoàng Long vị Anh Thiệu Võ viết: Chí đương qui nhất, cửu nhi vật thoái, tha nhật tất tri diệu đạo sở qui. Kỳ hoặc tâm hồn hiếu ố, tình túng tà tích, tuy hữu chí khí như cổ nhân, dư khủng chung bất đắc kiến kỳ đạo hỹ.</B>
<P align="right"><B>Bích Kỳ</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">65. DỊCH NGHĨA: <I>Hoàng Long bảo Anh Thiệu Võ rằng: Chí con người phải qui về một, phải giữ cho bền lâu chớ đổi dời, thì một ngày kia tất biết được chỗ qui thú của diệu đạo. Giả hoặc kẻ đó tâm còn đắm vào tốt xấu, tình còn buông vào tà vạy, thì dẫu có chí khí như cổ nhân, ta sợ trọn đời cũng chẳng được thấy đạo vậy.</I>
<P align="right"><B>Bích kỳ.</B></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">66. CHỮ HÁN: <B>Bảo Phong Anh Hòa thượng viết: Chư phương lão túc, phê phán tiên giác ngữ ngôn, niêm đề, công án, do như phủng thổ bồi Thái sơn, cúc thủy ốc Ðông hải. Nhiên bỉ khởi nại thử dĩ vi cao thâm da. Quan kỳ chí tại ích chi, nhi bất tự tri phi kỳ đáng dã.</B>
<p align=right><B>Quảng Lục</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">66. DỊCH NGHĨA: <I>Bảo Phong Anh Hòa thượng nói: Các bậc lão túc khắp nơi, có những niêm đề, công án</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>để phê phán về lời nói của các bậc tiên giác, đó chẳng qua như người bưng đất đắp Thái sơn, vúc nước tưới biển Ðông hải. Song các ngài há lại cậy vào đó để làm cao sâu vậy ư! Căn cứ vào chí của mình thì đó là ích, nhưng lại chẳng tự biết, đó chẳng phải là thỏa đáng vậy.</I>
<p align=right><B>Quảng Lục.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Niêm đề, công án</B>: <I>Niêm đề có nghĩa là nhắc lấy một đề mục để phê phán cái pháp tắc của cổ nhân, gọi là cổ tắc, nên gọi niêm đề là niêm cổ, hay niêm tắc, có nghĩa là lựa chọn những cổ tắc công án trong thiền lâm, để khai phát tâm địa của người học. Công án ngụ ý là án đọc của công phủ, dùng ngôn ngữ để kiểm thảo phần sở đắc của pháp. Công là phần chí lý, tức là cái lý công của thiên hạ, án là phần văn chương, ghi chép chỗ chí lý của Thánh hiền. Vậy công án tức là phần ký lục về những sự kiện thương lượng vấn đáp chí lý trong thiền gia, để giúp ích cho người tham thiền biện đạo.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">67. CHỮ HÁN: <B>Anh Thiệu Võ mỗi kiến học giả, tứ tứ bất cụ nhân quả, thán tức cửu chi viết: "Lao sinh như lữ phạ, trụ tắc tùy duyên, khứ tắc vong hỹ, bỉ sở đắc năng kỷ hà, nhĩ bối bất thức liêm sĩ, can phạm danh phận, ô độc tôn giáo, nãi chí như thị. Ðại trượng phu chí tại khôi hoằng tổ đạo, dụ dịch hậu lai, bất ưng tư thiện kỷ dục, vô sở tị kỵ, mỗi nhất thân chi họa, tạo vạn kiếp chi ương, tam đồ địa ngục thụ khổ giả, vi thị khổ dã, hướng ca sa hạ thất khước nhân thân, thực vi khổ dã".</B>
<p align=right><B>Bích Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">67. DỊCH NGHĨA: <I>Anh Thiệu Võ thường thấy người học buông lung chẳng sợ nhân quả. Liền than thở hoài và nói: "Ðời người</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>như quán trọ, ở thời tùy duyên, đi thời mất vậy, chỗ sở đắc của họ có được là bao. Lũ các ngươi chẳng biết liêm sĩ, can phạm danh phận, nhơ nhuốc tôn giáo, đến nỗi như thế. Chí của người đại trượng phu là ở chỗ khôi phục hoằng đương cái đạo của Phật Tổ, dẫn dụ kẻ hậu lai. Không nên chuyên chú vào lòng ham muốn riêng mình, không kiêng sợ điều gì, gây cái vạ cho một đời, tạo cái ương cho muôn kiếp. Dù có phải chịu cái khổ ở tam đồ</I><SUP><B>(2)</B></SUP> <I>địa ngục cũng chưa phải là khổ, mà hướng dưới tấm ca sa</I><SUP><B>(3)</B></SUP> <I>mất thân người mới thật là khổ vậy.</I>
<p align=right><B>Bích Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Ðời người</B>: <I>Dịch ở chữ lao sinh. Vì lẽ cái hình chở đại ngã nên làm nhọc cho cái ngã sinh ra, nên gọi là lao sinh, cũng giống như chữ nhân sinh.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Tam đồ</B>: <I>Ba địa ngục: Hỏa đồ, Ðao đồ và Huyết đồ.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Hướng dưới tấm ca sa</B>: <I>Chỉ vào người xuất gia, mà không minh được đại sự là điều tối kỵ.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">68. CHỮ HÁN: <B>Anh Thiệu Võ vị Hối Ðường viết: Phàm xưng thiện tri thức, trợ Phật Tổ dương hóa, sử nột tử hồi tâm hướng đạo, di phong dịch tục, cố phi thiển bạc giả chi sở năng vi. Mạt pháp Tỳ khưu, bất tu đạo đức, thiểu hữu tiết nghĩa, vãng vãng cẩu thả khảng tảng, dao vĩ khất lân, truy cầu thanh lợi ư quyền thế chi môn. Nhất đáng nghiệp doanh phúc tạ, thiên nhân yếm chi, điếm ô chính tông, si sư hữu lụy, đắc bất thái tức". Hối Ðường hạm chi.</B>
<p align=right><B>Linh Nguyên Thập Di</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">68. DỊCH NGHĨA: <I>Anh Thiệu Võ</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I> bảo Hối Ðường rằng: "Phàm gọi là thiện tri thức, giúp đở sự tuyên dương hoằng hóa của Phật Tổ, khiến kẻ nột tử hồi tâm hướng đạo, thay đổi phong tục, cố nhiên không phải là người thiển bạc mà họ có thể hay làm được. Tỳ khưu thời mạt pháp, phần nhiều chẳng tu đạo đức, ít có tiết nghĩa, lại thường chen gót tới lui, van xin sự thương xót, truy cầu thanh lợi trước cửa quyền thế. Nhất đáng nghiệp đầy phúc hết, thời trời người chán ghét, gây vết do cho chính tông, làm hệ lụy cho thầy bạn, thật là đáng buồn vậy". Hối Ðường gật đầu.</I>
<p align=right><B>Linh Nguyên Thập Di</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðoạn này đề cao chỗ tôn quý của chính đạo, và hạ trách cái tệ phong của Tỳ Khưu.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">69. CHỮ HÁN: <B>Anh Thiệu Võ vị Phan Diên Chi viết: Cổ học giả trị tâm, kim học giả trị tích, nhiên tâm dữ tích tương khứ tiêu nhương hỹ.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">69. DỊCH NGHĨA: <I>Anh Thiệu Võ</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I> bảo Phan Diên Chi rằng: Người học giả thời xưa chuyên sửa tâm (gốc), người học giả thời nay lại sửa tích (ngọn). Song tâm với tích thì cách xa nhau một trời một vực vậy.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðoạn này nói rõ chỗ cách biệt về sự học đạo của người thời xưa và thời nay.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">70. CHỮ HÁN: <B>Anh Thiệu Võ vị Chân Tịnh Văn Hòa thượng viết: Vật bạo trường giả tất yểu triết, công tốc thành giả tất dị hoại. Bất suy cửu trường chi kế, nhi tạo thốt thành chi công, giai phi viễn đại chi tư. Phù thiên địa tối linh, do ngũ tải tái nhuận, nãi thành kỳ công, bị kỳ hóa, huống đại đạo chi diệu, khởi thảng thốt nhi năng biện tai. Yếu tại tích công lũy đức. Cố viết: "Dục tốc bất đạt, tế hạnh tắc bất thất. Mỹ thành tại cửu, toại hữu chung thân chi mưu". Thánh nhân vân: "Tín dĩ thủ chi, mẫn dĩ hành chi, trung dĩ thành chi, sự tuy đại nhi tất tế".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tích Triết Thị Giả, dạ tọa bất thụy, dĩ viên mộc vi chẩm, tiểu thụy tắc chẩm chuyển, giác nhi phục khởi, an tọa như cố, xuất dĩ vi thường. Hoặc vị dụng tâm thái quá. Triết viết: "Ngã ư bát nhã duyên phận tố bạc, nhược bất khắc khổ lệ chi, khủng vị vọng tập sở khiên, huống mộng huyễn bất chân, an đắc vi cửu trường kế. Dư tích tại Tương Tây, mục kích kỳ thao lý như thử. Cố tùng lâm phục kỳ danh, kính kỳ đức nhi xưng chi".</B>
<p align=right><B>Linh NGuyên Thập Di</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">70. DỊCH NGHĨA: <I>Anh Thiệu Võ bảo Chân Tịnh Văn</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>Hòa thượng rằng: Vật gì lớn mạnh, tất phải gãy non, công nghiệp chóng thành, tất nhiên dễ hoại. Chẳng suy tín cái kế lâu dài, chỉ gây dựng cái công nghiệp vội thành, đều chẳng phải là chỗ nương vào kế xa và lớn. Ôi! Trời đất thì thiêng linh rất mực, cũng còn cứ năm năm lại có hai năm nhuận, thì cái công của trời đất mới thành, cái hóa của trời đất mới đủ, huống chi chỗ nhiệm mầu của đại đạo, há lại vội vàng hấp tấp, mà hay thành biện được vậy ư? Ðiều thiết yếu là chỗ góp công chứa đức. Cho nên nói rằng: "Việc muốn chóng thành thời chẳng đạt, việc làm kỹ lưỡng thời chẳng mất. Sự thành quả của vẻ đẹp là ở nhiều công phu liền có cái mưu chung thân". Thánh nhân nói</I><SUP><B>(2)</B></SUP><I>: "Ðem lòng tin để giữ, gắng gỏi để làm, đem lòng trung thành để tới, thời việc tuy lớn nhưng tất phải xong".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Xưa Triết Thị Giả</I><SUP><B>(3)</B></SUP>, <I>ngồi thiền thâu đêm không ngủ. Thường lấy cây tròn làm gối, nếu hơi ngủ thời gối chuyển, rồi lại thức dậy, ngồi nguyên như củ, coi làm thường lệ. Hoặc có người bảo đó là việc dụng tâm thái quá. Triết đáp: "Ta đối với trí huệ thì duyên phận rất mong manh, nếu chẳng khắc khổ gắng chí, sợ bị vọng tập lôi kéo. Huống hồ, đời là mộng huyễn không thực, sao được coi đó làm kế lâu dài. Ta trước ở Tương Tây, mục đích thấy người noi theo như thế, nên trong chốn tùng lâm, ai cũng phục cái danh đó, mến cái đức đó mà đều khen".</I>
<p align=right><B>Linh Nguyên Thập Di</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Chân Tịnh Văn</B>: <I>Tức Chân Tịnh Khắc Văn thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Nam.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Thánh nhân nói</B>: <I>Ðọan này trích ở Xuân Thu Tả Thị truyện.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Triết Thị Giả</B>: <I>Chỉ vào Mộ Triết Chân Như thiền sư ở Ðàm Châu, pháp tự của Thúy Nham Khả Chân thiền sư.</I></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">71. CHỮ HÁN: <B>Chân Tịnh Văn Hòa thượng cửu tham Hoàng Long, sơ hữu bất xuất nhân tiền chi ngôn, hậu thụ Ðỗng Sơn thỉnh, đạo quá Tây Sơn, phỏng Hương Thành Thuận Hòa thượng. Thuận hý chi viết: "Gia Cát tích niên xưng ẩn giả, mao lư kiên thỉnh xuất sơn lai, tùng hoa nhược dã triêm xuân lực, căn tại thâm nham dã trược khai". Chân Tịnh tạ nhi thoái.</B>
<p align=right><B>Thuận Ngữ Lục</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">71. DỊCH NGHĨA: <I>Chân Tịnh Văn Hoà thượng</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>tham thiền ở Hoàng Long đã lâu ngày, lúc đầu đã nói không xuất hiện trước quần chúng. Nhưng sau đó đã nhận lời mời của Ðỗng Sơn. Trên đường đi qua Tây Sơn có tới thăm Hương Thành Thuận Hòa thượng</I><SUP><B>(2)</B></SUP>. <I>Hòa thượng bỡn rằng: "Gia Cát</I><SUP><B>(3)</B></SUP> <I>xưa kia ẩn am tranh, lời mời khẩn khoản xuất núi xanh, tùng hoa lại đượm màu xuân sắc, gốc ở thâm nham vẫn nở cành". Chân Tịnh cảm tạ rồi bái lui.</I>
<p align=right><B>Thuận Ngữ Lục</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðoạn này đại ý nói về người vân thủy tu hành, ẩn dật nơi núi rừng để tu thân tích đức, nhưng khi cảm thấy sự thuận cảnh của nhân thiên, cũng lại xuất hiện để ứng dụng với đời.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Hương Thành Thuận Hòa thượng</B>: <I>Thượng Giám thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Nam.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Gia Cát</B>: <I>Gia Cát Lượng Khổng Minh, chỉ việc cũ của Gia Cát trong Tam Quốc chí.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">72. CHỮ HÁN: <B>Chân Tịnh cử Quảng Ðạo Giả trụ Ngũ Phong, dư nghị Quảng, sơ truyết vô ứng thế tài. Ðãi Quảng trụ trì, tinh dĩ trị kỷ, khoan dĩ lâm chúng, vị kỷ bách phế cụ cử, nột tử vãng lai cạnh tranh huyên truyền. Chân Tịnh Văn chi viết: "Học giả hà dị hủy dự da". Dư mỗi kiến tùng lâm thiết nghị viết: "Na cá Trưởng lão hành đạo an chung, na cá trưởng lão bất xâm dụng thường trụ, dữ chúng đồng cam khổ". Phù xưng thiện tri thức, vi nhật tự chi chủ, hành đạo an chúng, bất xâm thường trụ, dữ chúng cam khổ, cố đương vi chi, hụu hà túc đạo". Như sĩ đại phu tố quan, vị quốc an an, nãi viết: "Ngã bất thụ tang, bất nhiễu dân". Thả bất thụ tang, bất nhiễu dân, khởi phận ngoại sự da.</B>
<p align=right><B>Sơn Ðường Tiểu Sam</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">72. DỊCH NGHĨA: <I>Chân Tịnh cử Quảng Ðạo Giả</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>trụ trì chùa Ngũ Phong. Du luận cho rằng, Quảng là người vụng về, không có tài ứng thế. Kịp tới lúc Quảng trụ trì, thì tinh tiến để sửa mình, khoan hồng để xét chúng. Chưa bao lâu mà hàng trăm việc đình trệ đều được tiến hành. Kẻ nột tử đi lại tấp nập, náo nhiệt tuyên truyền. Chân Tịnh nghe biết thế và nói: "Người học sao lại khen chê dễ dàng quá vậy". Ta mỗi khi thấy chốn tùng lâm, có người bàn lén rằng: "Vị Trưởng lão này thì hành đạo an chúng, vị Trưởng lão này chẳng lạm dụng của thường trụ, cùng với chúng đồng chịu khổ". Ôi! Xưng là bậc thiện trí thức, làm chủ một ngôi chùa, hành đạo an chúng, chẳng lạm dụng của thường trụ, cùng với chúng đồng chịu cam khổ, cố nhiên là việc phải làm, lại còn gì để phải nói hơn. Như kẻ sĩ đại phu làm quan, vì nước an dân, liền nói rằng: "Ta không nhận của hối lộ, chẳng sách nhiễu dân". Vậy việc không nhận hối lộ, không sách nhiễu dân, đâu phải là ngoài phận sự vậy ư.</I>
<p align=right><B>Sơn Ðường</I><SUP>(2)</SUP>Tiểu Sam.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Quảng Ðạo Giả</B>: <I>Tức Ðoan Châu Cửu Phong Hy Quảng thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Sơn Ðường</B>: <I>Hoàng Long Ðường Ðạo Chấn thiền sư, pháp tự của Thảo Ðường Thiện Thanh.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">73. CHỮ HÁN: <B>Chân Tịnh trụ Qui Tông, mỗi tuế hóa chủ nạp sớ, bá bạch vân ủy. Chân Tịnh thị chi, tần túc dĩ nhi thán viết: "Tín tâm cao huyết, dư tâm vô đức, hà dĩ khắc
đáng".</B>
<p align=right><B>Lý Thương Lão Nhật Thiệp Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">73. DỊCH NGHĨA: <I>Chân Tịnh ở chùa Qui Tông. Hàng năm có các hóa chủ</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>lại dâng mục lục</I><SUP><B>(2)</B></SUP> <I>những đồ vật cúng dường, trong đó có vải lụa rất nhiều. Chân Tịnh thấy thế cau mày than rằng: "Ðây là tâm huyết của lòng tin, ta hổ thẹn không có đức, đem gì để đền bù xứng đáng".</I>
<p align=right><B>Lý Thương Lão Nhật Thiệp<SUP>(3)</SUP> Ký.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Hóa chủ</B>: <I>Người đàn việt, người đem đồ vật bố thí cúng dường.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Mục lục</B>: <I>Dịch ở chữ sớ, có nghĩa tờ ghi chép những phẩm vật dâng cúng.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Lý Thương Lão Nhật Thiệp</B>: <I>Nhật Thiệp Quốc Phụ, tên của Lý Thượng Lão, tham thiền ở Bảo Phong Trạm Ðường.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">74. CHỮ HÁN: <B>Chân Tịnh viết: Mạt pháp Tỳ khưu, tiển hữu tiết nghĩa, mỗi kiến kỳ cao đàm khoát luận, tự vị nhân mạc năng cập. Ðãi hồ nhất phạn chi huệ, tắc thủy dị nhi chung phụ chi, tiên hủy nhi hậu dự chi. Cầu kỳ thị viết thị, phi viết phi, trung chính nhi bất ẩn giả thiểu hỹ.</B>
<p align=right><B>Bích Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">74. DỊCH NGHĨA: <I>Chân Tịnh nói: Tỳ khưu thời mạt pháp</I><SUP><B>(1)</B></SUP>, <I>ít có người tiết nghĩa. Mỗi khi thấy họ bàn cao luận rộng và tự nói người chẳng ai kịp mình. Tới khi chịu cái ơn của một bữa ăn, thời họ lại cho cái lúc trước kia khác, nhưng sau lại phụ họa theo, trước thì khen đấy rồi sau chê đấy. Còn tìm được người, phải thì nói rằng phải, trái thì nói rằng trái, trung chính mà chẳng che đậy quả thật hiếm vậy.</I>
<p align=right><B>Bích Ký.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Mạt pháp</B>: <I>Sau khi đức Phật tịch diệt, giáo pháp của ngài chia làm ba thời: Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp. Hiện nay thuộc thời Mạt pháp.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">75. CHỮ HÁN: <B>Chân Tịnh viết: Tỳ khưu chi pháp, thụ dụng bất nghi phong mãn, phong mãn tắc dật, xứng ý chi sự bất khả đa mưu, đa mưu chung bại, tương hữu thành chi, tất hữu hoại chi. Dư kiến Hoàng Long tiên sư, ứng thế tứ thập niên, ngữ mặc động tĩnh, vị thường dĩ nhan sắc lễ mạo văn tài, lao lung đương thế nột tử. Duy xác hữu kiến địa, lý thực tiển chân giả, ủy khúc thành sỉ, chi kỳ thận trọng, chân đắc cổ nhân thể tài, chư phương hãn hữu luân tỷ. Cố kim nhật lâm chúng, vô bất thủ pháp.</B>
<p align=right><B>Nhật Thiệp Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">75. DỊCH NGHĨA: <I>Chân Tịnh nói</I><SUP><B>(1)</B></SUP>: <I>Cái pháp của Tỳ Khưu, thụ dụng chẳng nên phong phú và mãn túc. Khi quá phong mãn tất phải tràn đầy. Cái việc xứng ý chẳng nên đa mưu, nếu đa mưu thì việc hỏng trọn vẹn. Cái gì có thành, tất nhiên có hoại. Ta thấy Hoàng Long tiên sư, ra ứng thế bốm mươi năm, khi nói thì lặng, lúc động thì tĩnh, chưa từng lấy sắc mặt, đem lễ mạo hoặc văn tài, để lao lung kẻ nột tử đương thời, mà chỉ đem chỗ thấy biết xác đáng, noi theo chỗ thật, xét theo chỗ chân, để biết nguyên do ủy khúc của thành bại. Sự thận trọng của ngài như thế, thật là đạt được cái thể tài của cổ nhân, mọi nơi ít có ai sánh bằng, nên ngày nay tới chúng, đều lấy đó làm pháp tắc.</I>
<p align=right><B>Nhật Thiệp Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðại ý đoạn này nói rõ sự tôn quí của tri túc và chỗ chí yếu của thực tiễn.</I><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">76. CHỮ HÁN: <B>Chân Tịnh trụ Kiến Khang Bảo Ninh, Thư Vương trai thấn tố kiêm. Nhân vấn thị Tăng: "Thử hà vật?". Ðối viết: "Phưởng ty la". Chân Tịnh viết: "Hà dụng". Thị Tăng viết: "Kham tố ca sa". Chân Tịnh chỉ sở y bố Già Lê viết: "Ngã tầm thường phi thử, kiến giả diệc bất thậm hiềm ố". Tức linh tống khố tư cô mại cung chúng. Kỳ bất sự phục sức như thử.</B>
<p align=right><B>Nhật Thiệp Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">76. DỊCH NGHĨA: <I>Chân Tịnh ở chùa Bảo Ninh thuộc Kiến Khang. Có Thư Vương</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>cúng trai và thần vật như lụa là... Nhân hỏi Tăng thị giả: "Ðây là vật gì?". Thị Tăng nói: "Tơ gai lụa là". Chân Tịnh hỏi: "Dùng làm gì?", Thị Tăng nói: "Dùng để may ca sa". Chân Tịnh chỉ vào tấm áo Già Lê</I><SUP><B>(2)</B></SUP> <I>mình đang mặc bằng vải thô và nói: "Ta mặc áo tầm thường như thế này, mà cũng chẳng tránh được sự phê phán của người đời, nữa là lại dùng tơ lụa như vậy ư". Ngài liền ra lệnh đưa cho người coi kho đem bán lấy tiền cung chúng. Ngài chẳng những về hình thức phục sức là như thế.</I>
<p align=right><B>Nhật Thiệp Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Thư Vương</B>: <I>Tức Kinh Công. Vưa Tống Huy Tông tặng Kinh Công làm Thư Vương.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Già Lê</B>: <I>Tức áo Tăng già lê. Vì một vị Tỳ khưu đều có ba tấm ca sa: tấm thứ nhất gọi là tấm ngũ điều hay gọi là An đà hội, tấm thứ hai gọi là Uất đa la tăng hay tấm thất điều, tâm thứ ba gọi là Tăng già lê, hay tấm cửu điều.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">77. CHỮ HÁN: <B>Chân Tịnh vị Thư Vương viết: Nhật dụng thị xử lực hành, chi phi tắc cố chỉ, chi bất ưng dĩ nam di kỳ chí. Cẩu dĩ kim nhật chi nan, trạo đầu phất cố, an tri tha nhật bất nan ư kim nhật hồ.</B>
<p align=right><B>Nhật Thiệp Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">77. DỊCH NGHĨA: <I>Chân Tịnh bảo Thư Vương rằng</I><SUP><B>(1)</B></SUP>: <I>Chỗ dùng hàng ngày là căn cứ ở sức làm việc, nếu một khi có điều gì trái, thời phải ngăn đi bằng được, không nên vì khó dễ mà thay đổi ý chí. Nếu đem việc khó ngày hôm nay mà quay đầu đi chẳng đoái hoài đến, thời sao biết được cái khó ở ngày khác lại chẳng khó hơn ở ngày hôm nay ư.</I>
<p align=right><B>Nhật Thiệp Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Ðoạn này ý nói dù có nương vào hoàn cảnh thuận hay nghịch, cũng nên phải bền chí chớ thay đổi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">78. CHỮ HÁN: <B>Chân Tịnh văn nhất phương hữu đạo chí sĩ hóa khứ, trắc nhiên thán tức, chí ư khấp thế. Thời Trạm Ðường vi thị giả, nãi viết: "Vật sinh thiên địa gian, nhất triệu hình chất, khô tử tàn đố, tự bất khả đào, hà khổ tư thương". Chân Tịnh viết: "Pháp môn chi hưng, nại hữu đức giả chấn chi, kim giai vong hỹ. Tùng lâm suy thế dụng thử khả bốc".</B>
<p align=right><B>Nhật Thiệp Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">78. DỊCH NGHĨA: <I>Chân Tịnh khi nghe biết có một đạo sĩ ở một địa phương thiên hóa</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>thì ngài thương tiếc đến rơi lệ. Lúc đó Trạm Ðường làm thị giả, bèn hỏi: "Vạn vật sinh trong khoảng trời đất, một khi hình chất đã thành, thì phải khô chết tàn lụi, tựa hồ như không thể tránh khỏi được, vậy vì lẽ khổ đau gì mà tự ngài phải đau lòng đến thế?". Chân Tịnh nói: "Sự hưng thịnh của pháp môn, đều nhờ vào người có đức mà hưng thịnh, nay thì đều mất vậy. Sự suy vi của tùng lâm, phải lấy đó làm chiêm nghiệm".</I>
<p align=right><B>Nhật Thiệp Ký</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Thiên hóa</B>: <I>Có nghĩa là dời hóa về một thế giới khác, tức là chết.</I>
<CENTER><B>THIỀN LÂM BẢO HUẤN</B>
Quyển thứ nhất
<B>- HẾT - </B></CENTER></P>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Chú Chiếu Thanh mến,

Rất tiếc là tôi không thể tiếp tục đăng bài trong chủ đề "Thiền Lâm Bảo Huấn" được nữa. Lý do: Cách đây một tuần khi diễn đàn bị trục trặc lần thứ hai, tôi tắt máy và tham dự khoa thực tập định kỳ hàng tháng trong nhóm, tối về mở máy ra xem thì than ôi, chỉ còn thấy một màu đen tối trên máy vi tính. Tôi biết rồi, vì đây là lần thứ ba máy của tôi bị hacker vào xóa hết những gì lưu trữ trong máy. Tôi mang máy ra tiệm sửa và đành chịu mất hết tất cả trong đó có hai bài: "Thiền Lâm Bảo Huấn" và "Lăng Già Tâm Ấn". Thật là công dã tràng...

Hình như chú biết chỗ đăng bài "Thiền Lâm Bảo Huấn", vậy xin chú tiếp tục đăng vào nhé. Còn bài "Lăng Già Tâm Ấn", độc giả có thể tìm đọc trên các trang Web do đệ tử của Hòa Thượng Thanh Từ đăng vào.

Chân thành xin cáo lỗi cùng quý vị.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
79-Diệu ngộ.
______________

Trạm Đường khi mới tham học Ngài Chân Tịnh, thường thắp đèn trong mùng xem sách. Thấy thế, Ngài Chân Tịnh quở trách :

" Gọi là người tham học, trị Tâm trước hết. Dù học nhiều mà Tâm không trị thì học có ích gì? Hơn nửa, các môn học khác nhau của trăm nhà nhiều như núi cao, như biển sâu, ông học được hết chăng? Nay ông bỏ gốc theo ngọn, như người nghèo muốn sai khiến người giàu, không những khó thực hiện mà còn sợ rằng phương hại đến đạo nghiệp. Vậy, ông nên ngăn lấp ngay mọi duyên, quyết cầu sự diệu ngộ. Ngày kia chứng ngộ rồi, ông xem đọc kinh sách, như là đẩy cánh cửa vào không khó khăn gì cả!"


Tức thì, ngài Trạm Đường bỏ hết sự học tập củ, chuyên chú vào thiền quán. Một ngày nọ, nghe thấy một vị Tăng sỉ đọc bài biểu xuất-quân của Gia Cát Khổng Minh, bổng dưng Ngài khai ngộ.. Do sự khai ngộ, tất cả những gì ngưng trệ trong Ngài từ trước, đều lưu xuất tiêu tan và Ngài biện tài lưu loát, mà những vị đồng hàng ít người có được.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
79-Diệu ngộ.
______________
___________________________

Chào đạo hữu Chiếu Thanh,

Hề hề, vậy là cuốn Thiền Lâm Bảo Huấn ngang đây chấm, dứt bởi lão nhân thì tán gia, bại sản mà người khí tráng cương dương thì dốc lòng không...đọc sách tìm lối về DIỆU NGỘ, hề hề.
Một lời dạy vốn cũng đã quá nhiều mà nay có cả một một rừng...lời dạy (thiền lâm bảo huấn) quả là oải cái...lỗ tai, hề hề.

Kính, hề hề
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
___________________________

Chào đạo hữu Chiếu Thanh,

Hề hề, vậy là cuốn Thiền Lâm Bảo Huấn ngang đây chấm, dứt bởi lão nhân thì tán gia, bại sản mà người khí tráng cương dương thì dốc lòng không...đọc sách tìm lối về DIỆU NGỘ, hề hề.
Một lời dạy vốn cũng đã quá nhiều mà nay có cả một một rừng...lời dạy (thiền lâm bảo huấn) quả là oải cái...lỗ tai, hề hề.

Kính, hề hề

Kính Bác "trừng hải"!

Thiền Lâm Bảo Huấn là những lời dạy (huấn) vàng ngọc (bảo) nơi chốn Thiền. Hai trăm chín mươi bốn lời dạy (294), mỗi người tùy nghi áp dụng, có khi là một hoặc hai hoặc ba ..., và tùy lúc tùy thời áp dụng như cây thuốc tùy bịnh mà kê đơn, chứ chẳng phải ôm đồm bất kể.

Ví dụ như thiên " 79-Diêu Ngộ ", ấy là kê đơn cho những con bịnh mọt sách trong chốn Thiền Lâm vậy.

Thâm nhập kinh tạ̣ng, mà không tiêu hóa thành ngưng trệ̣, tệ hơn nửa thành "sở tri" phương hại (chướng) trên đường đạo nghiệp.

Biết thuốc dùng, biết cách dùng, là "diệu trị".

Kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Kính Bác "trừng hải"!

Thiền Lâm Bảo Huấn là những lời dạy (huấn) vàng ngọc (bảo) nơi chốn Thiền. Hai trăm chín mươi bốn lời dạy (294), mỗi người tùy nghi áp dụng, có khi là một hoặc hai hoặc ba ..., và tùy lúc tùy thời áp dụng như cây thuốc tùy bịnh mà kê đơn, chứ chẳng phải ôm đồm bất kể.

Ví dụ như thiên " 79-Diêu Ngộ ", ấy là kê đơn cho những con bịnh mọt sách trong chốn Thiền Lâm vậy.

Thâm nhập kinh tạ̣ng, mà không tiêu hóa thành ngưng trệ̣, tệ hơn nửa thành "sở tri" phương hại (chướng) trên đường đạo nghiệp.

Biết thuốc dùng, biết cách dùng, là "diệu trị".

Kính.
_________________________

Kính đạo hữu Chiếu Thanh,

Hề hề, lời nói thì mới nghe cũng hữu lý, nhưng thật ra thì lại VÔ DỤNG. Bởi vì sao nói lời VÔ DỤNG, vì cái chỗ CHÂM TRẦM THUỶ ĐỂ vốn phải do bậc bổn sư cùng môn đệ tu học cùng chung một tùng lâm mà hàng ngày QUÁN SÁT mới thấy chỗ CHƯỚNG NGẠI nơi môn đệ mà chỉ điểm độ người. Lúc đó mới gọi là BẢO HUẤN; chớ đành này lượm lặt chỗ này chỗ nọ rồi gom lại một...rừng thì mới CHÍNH THỊ là "mọt sách", hề hề.

Chỉ là lời nhận xét trao đổi chớ không có ý gì. Đừng cho là lời chê trách rồi sanh lòng thị phi phải trái, mong lắm thay.

Kính, hề hề.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
_________________________

Kính đạo hữu Chiếu Thanh,

Hề hề, lời nói thì mới nghe cũng hữu lý, nhưng thật ra thì lại VÔ DỤNG. Bởi vì sao nói lời VÔ DỤNG, vì cái chỗ CHÂM TRẦM THUỶ ĐỂ vốn phải do bậc bổn sư cùng môn đệ tu học cùng chung một tùng lâm mà hàng ngày QUÁN SÁT mới thấy chỗ CHƯỚNG NGẠI nơi môn đệ mà chỉ điểm độ người. Lúc đó mới gọi là BẢO HUẤN; chớ đành này lượm lặt chỗ này chỗ nọ rồi gom lại một...rừng thì mới CHÍNH THỊ là "mọt sách", hề hề.

Chỉ là lời nhận xét trao đổi chớ không có ý gì. Đừng cho là lời chê trách rồi sanh lòng thị phi phải trái, mong lắm thay.

Kính, hề hề.

Kính Bác "trừng hải" !
Thấy rằng, mười người vào diển đàn thì hết bảy người là "mọt sách", hoặc xem tùm lum hoặc viết tùm lum, Bác là một trong số bảy người đó vậy.

Gợm, lời Bác viết thật là "cao siêu", khó tưởng, khó biết và khó hiểu (chử tô đỏ). À, Bác muốn chứng tỏ là "trí" cao vút của mình, nhưng không dè để lộ ra Tâm hơn thua bự tổ bố, vì "trí" đó chỉ là "phàm phu trí", đi cùng Tâm địa chúng sanh chưa gạn lọc (hoặc gạn bỏ nước trong, lọc lấy đá bự).

Thật ra, Bài "Thiền Lâm Bảo Huấn" do CT khởi tạo, chủ ý là để CT tự học, tự sửa, và tự tu cho chính mình. Bởi vậy, trong những bài đầu lúc nào dưới mổi bài củng có "Bài thu hoạch", nói lên chính kiến tiếp nhận được qua bài học. Nếu Bác có "bài thu hoạch" tương tự, hoặc giả chỉ cái sai trong bài học thì mới đúng là bậc Thiện Tri Thức, cho CT cùng đại chúng học hỏi, tu sửa... vậy hay biết bao, công đức biết chừng nào! , lúc đó CT sẻ tung hô là Bậc Thánh Trí (chớ không là Phàm Phu Trí).

Cuối cùng...
Đây là, chuyên mục "Thảo Luận Thiền Tông" và CT là mod, nếu bài viết thảo luận xung quanh đề mục thì hoan hô cả hai tay, bằng như xa đề, lạc đề thì xin mời ra phòng "chat linh tinh" chuyện phiếm.
Không phải giởn đâu, mà hề hề...

Kính!
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
80.– Diệu Hòa

Ngài Trạm-Đường nói:
"Người có đạo-đức muốn vui chung với mọi người. Người không có đạo-đức thích vui riêng nơi thân mình. Vui chung với mọi người thì sự vui ấy được lâu dài, còn vui riêng nơi thân mình thì sự vui ấy chóng mất".

Thời nay xưng là trụ-trì, thường hay đem tâm ưa, ghét đối với chúng-nhân, nên chúng-nhân không theo. Trụ-trì biết quan-sát, tại sao cái ưa thích của mình mà chúng-nhân lại ghét bỏ và cái ghét bỏ của mình chúng-nhân lại ưa-thích, thì hiện nay ít có. Cho nên, có chỗ nói: “cùng chung cùng vui, buồn cùng ưa, ghét đó là điều nghĩa. Có nghĩa thì trong thiên-hạ ai cũng qui-kính.”
81.– Quyền biến​

Ngài Trạm-Đường nói:

"Đạo là cái cân chính-đáng của xưa và nay. Người khéo hoằng đạo là người biết được chỗ biến, thông. Người không biết biến, thông hay câu-nệ văn-tự, giáo-điển, chấp tướng, chấp tình là những người chưa đạt được quyền biến."

Có vị tăng hỏi ngài Triệu-Châu: “Vạn pháp qui về một, thì một ấy qui về đâu?” Ngài Triệu-Châu đáp: “Khi tôi ở Thanh-Châu, tôi may một cái áo đơn nặng bảy cân.” nếu cho là cổ-nhân không đạt được quyền biến thì sao có những lời thù tạc như thế. Thánh-nhân có nói: “Hang sâu vô tư, nên nhận những tiếng vang từ chỗ khác tới. Chuông chịu dùi đánh nên đánh vào là thấy tiếng ứng ngay.” thế mới biết các bậc thượng-sĩ thông phương, làm ngược lại sự bình thường mà hợp đạo, chứ không giữ một mực mà không biết ứng biến.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
82.– Đạo Hửu

Ngài Trạm-Đường nói:

" Người tu học cần tìm bạn, mà bạn phải là người đáng làm khuôn pháp cho ta theo. được bạn như thế rồi, hàng ngày ta phải thực lòng tôn kính bạn và, làm việc gì phải giữ đúng pháp, hầu mong có lợi-ích cho ta. Hoặc trí-thức của bạn hơi hơn ta, ta cũng noi theo, để thức tỉnh ta trong những chỗ chưa kịp bạn. Vạn nhất, bạn cùng ta tương tự, chẳng bằng không có bạn."
Thu hoạch:
Trong tu học củng cần có bạn đạo, "ăn cơm có canh, tu hành có bạn", bạn là bạn tương đồng về cái nhìn, về cái biết. Nhỉnh hơn mình về cái biết thì theo cái biết của bạn mà ta học hỏi, vương lên cho bằng, thà không bạn chứ đối đế thì bạn phải đồng với ta, về cái nhìn, cái thấy và cái biết, nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan .



83.– Được Người

Ngài Trạm-Đường nói:

"Tổ-đình ở vào thời cuối thu, có người ở chốn thiền-lâm mà không làm những việc ồn ào, nông nổi, thực là khó tìm được. Xưa kia, Chân-Như-Triết thiền-sư ở chùa Trí-Hải thường nói: Khi tôi ở chùa Đạo-Ngô, thuộc miền tương-giang tuy chúng không nhiều, chỉ có mấy vị lão-tăng, mà hành-trì được đạo. Từ khi tôi từ chùa đạo-qui dời về chùa Trí-Hải này, tăng chúng không dưới chín trăm vị, mà không có được năm, bảy vị hiểu được lời nói của tôi. Thế mới biết, được người không phải ở chỗ đông đảo."

84.– Khó khăn

Ngài Trạm-Đường nói:

"Trên đời này chỉ có việc làm biết thực người là khó. Không thể bằng vào một lời cật-vấn hay đối đáp mà có thể biết hết được về người. Có người, miệng lưỡi biện luận linh lợi, nhưng việc làm của họ có thể chưa tin được. Có người lời nói của họ vụng về, nhưng lý của họ chưa phải là cùng. Tuy cùng lời, nhưng sợ chưa cùng lý. Tuy phục miệng nhưng sợ chưa phục tâm. Biết người là khó, thánh nhân còn lo!"

Gần đây, sự thông-minh của hàng tăng-sĩ, chẳng qua chỉ chuyên về việc thông suốt nhân-tình, và sự thấy, nghe của họ chỉ rình mò vào kẽ hở lỗi-lầm của người khác mà thôi. Vì vậy, dục vọng của họ trái với chúng nhân, phương hướng của họ trái với đại đạo. Thời thường, tâm cùng ưa chuộng của họ là giả-dối, niệm cùng che giấu của họ là man-trá. Như thế, tất nhiên khiến đạo phật tổ càng ngày càng suy kém, thực không sao cứu vãn được!
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
85.– NƯƠNG TỰA​

Ngài Trạm-Đường nói với ngài Diệu-Hỷ:

"Tỳ-Khưu trong thời tượng-quí này, bên ngoài thì thuận theo vật cảnh, bên trong thì không rõ tâm-tính. Dù có người làm những việc coi như là rộng lớn nhưng, chỉ là hư-phù, mà đều không phải là cứu-cánh. Vì đó chỉ là nương-tựa vào sự ty-tiện, bỉ-ổi, nơi người khác mà nên. Như con nhặng đậu trên lưng con trâu, thì nó chỉ đi được vài bước. Nhưng nếu nó bám vào đuôi con ngựa giỏi, thì coi như nó có tài nhanh như theo gió và đuổi theo mặt trời. Đó chỉ là thắng lợi do sự nương tựa mà thôi.

Cho nên, người tu học, "ở phải chọn nơi, chơi phải lựa người," mới có thể dứt được những điều tà vạy, gần được người trung chính và nghe được lời nói chân-chính."

86-Tham Thiền​

Ngài Trạm-Đường nói với ngài Diệu-Hỷ:

"Tham thiền cần phải có thức-kiến cao, suy nghĩ xa, chí-khí siêu-việt. Trong khi nói năng, làm việc cần giữ lòng thành-tín đối với người và, không khuất-phục theo thế-lực, quyền lợi. Được như thế, tự nhiên không bị những bạn bè vẽ vời, đòi hỏi và không bị sự lên, xuống của thời thế."
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
87.– THÀNH THỰC

<p style="TEXT-INDENT: 20pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Trạm-Đường nói:
<p style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xưa kia, tôi cùng với ngài Linh-Nguyên hầu Hòa-Thượng Hối-Đường ở chùa Chương-Giang. Một hôm, ngài Linh-Nguyên cùng với hai vị Tăng đi vào trong thành đến chiều mới về. <p style="TEXT-INDENT: 20pt; TEXT-ALIGN: justify">Hòa-Thượng Hối-Đường hỏi:
_Hôm nay các ông đi đâu?
<p style="TEXT-INDENT: 20pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên đáp:
_Chúng con vừa đến chùa Đại-Ninh về.
<p style="TEXT-INDENT: 20pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc ấy, ngài Tử-Tâm đứng ở bên, cất tiếng trách:
_Tham thiền muốn thoát sinh tử, nói năng trước phải thành thực, sao Thanh huynh lại nói dối!
<p style="TEXT-INDENT: 20pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên đỏ mặt và không dám đáp lại. Từ đấy ngài Linh-Nguyên không dám vào thành và cũng không dám nói dối nữa.

<p style="TEXT-INDENT: 20pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi vẫn biết ngài Linh-Nguyên và ngài Tử-Tâm đều là bậc lương-khí.</p>

<p style="TEXT-INDENT: 20pt; TEXT-ALIGN: justify">Học thiền, tham thiền liểu thoát sanh tử cốt ở chổ thành thực không dối, có dối tức là còn vướng ở "tâm không thành", sinh ra "có Tâm", thành ngăn ngại.</p>
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
88. THÀNH TÂM

HÁN VIỆT:
Trạm Dường viết: Linh Nguyên hiếu duyệt kinh sử, thực tức vị thường thiểu khế, cận năng bối phúng nãi chí. Hối Đường nhân hạ chi Linh Nguyên viết: "Thường văn, dụng lực chi dã, thu công tiễn," Cố Hoàng Thải Sử Lỗ Trực viết: "Thanh huynh hiếu học như cơ khát chi thị ẩm thực, thị lợi dưỡng phồn hoa nhược xú ố. Cái kỳ thành tâm tự nhiên phi đặc nhĩ dã"
CHẾ VƯ TẬP

DỊCH NGHĨA:
Trạm Đường nói: Linh Nguyên thích xem kinh sử, ăn xong chưa từng nghĩ ngơi một chút nào, vội đọc kinh sử cho đến khi thuộc lòng mới thôi. Hối Đường thấy thế liền trách mắng. Linh Nguyên nói: "Tôi từng nghe dụng sức nhiều thì thu công cũng xa" Nên Hoàng Thái Sử Lỗ Trực nói: "Ông anh hiếu học, như đói thích ăn, như khát thích uống, coi lợi dưỡng phồn hoa như phân rác." Đó là lẽ tự nhiên của tâm thành thực nên mới được như thế.

_______________________

"Tức Tâm Tức Phật" mà Tâm vốn không tịch nên Tâm ấy là Tánh tức Tự Tánh, nên mới "Kiến Tánh Thành Phật". Cũng vì vậy Thiền Tông còn được gọi là Phật Tâm Tông; Vậy thì thiền gia gọi vạn sự tướng trên thế gian chỉ bởi do Tâm. Nếu Tâm kia là Phật Tánh tức thị là Thực Tướng; mà Tâm kia là tánh vọng tưởng thì là tưởng tượng tức huyễn hữu vậy thôi. Nên lời của thiền giả Chiếu Thanh nói về "Ác Tri Thức" hay hình ảnh "thần hộ pháp phẫn nộ Dạ Ma có gì là sai???"

Cùng một Thiền Lâm Bảo Huấn chỗ thì khiển trách chuyện đọc kinh sách không ngủ (79), chỗ thì gọi đó là THÀNH TÂM (88) tức lời phải khởi sanh từ Phật tánh (vì Tức Tâm Tức Phật). Nên mới biết rằng việc chỉ trích thật dễ sa vào chỗ cực đoan, thiên lệch tức biên kiến thay. Phật Đà thì khuyên lấy PHÁP và LUẬT làm THẦY chỉ đạo; Lục Tổ đưa ra "Ba mươi sáu phép đối" để không lìa Tự Tánh với lời khuyên ngừng chỉ trích tức lìa phiền não; Chúng Tăng Già thì dạy cư sĩ tại gia điều ngự thân, khẩu, ý tức tác trì giới Vọng Ngữ và Tà Ý vậy mà sao lớp tiểu bối sinh sau ngày ngày dùng miệng lưỡi kế xảo thế gian chỉ này, nói nọ (dù đạo hữu Chiếu Thanh đã trích dẫn lời người chưa đạt đạo cũng chỉ là nhà xí dầu tô trét màu mè cũng không mất mùi hôi?) Ôi dáng thương thay, mà cũng đáng buồn thay.

(Theo gương đạo hữu Hý Luận chép tiếp Thiền Lâm Bảo Huấn giúp cho đạo hữu Chiếu Thanh đang bị banned)

Đồng Kính, hề hề
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
"Tức Tâm Tức Phật" mà Tâm vốn không tịch nên Tâm ấy là Tánh tức Tự Tánh, nên mới "Kiến Tánh Thành Phật". Cũng vì vậy Thiền Tông còn được gọi là Phật Tâm Tông; Vậy thì thiền gia gọi vạn sự tướng trên thế gian chỉ bởi do Tâm. Nếu Tâm kia là Phật Tánh tức thị là Thực Tướng; mà Tâm kia là tánh vọng tưởng thì là tưởng tượng tức huyễn hữu vậy thôi. Nên lời của thiền giả Chiếu Thanh nói về "Ác Tri Thức" hay hình ảnh "thần hộ pháp phẫn nộ Dạ Ma có gì là sai???"

........

(Theo gương đạo hữu Hý Luận chép tiếp Thiền Lâm Bảo Huấn giúp cho đạo hữu Chiếu Thanh đang bị banned)

Đồng Kính, hề hề

Kính bác Trừng Hải !

Bác tuy lớn tuổi, học nhiều nhưng chỉ được cái "đa văn" chứ chưa biết phân "nặng nhẹ".

Câu bác nói "
Tâm kia là tánh vọng tưởng thì là tưởng tượng tức huyễn hữu vậy thôi" câu này tuy không sai nhưng còn thiếu :

Trong Kinh Kim Cang đức Phật dạy :



Phật cáo Tu Bồ Ðề: "Chư Bồ tát Ma ha tát, ưng như thị, hàng phục kỳ tâm: Sở hữu nhứt thiết chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng; nhược phi hữu tưởng, phi vô tưởng, ngã giai linh nhập Vô dư Niết Bàn, nhi Diệt độ chi.Như thị Diệt độ vô lượng vô số, vô biên chúng sanh, thiệt vô chúng sanh, đắc diệt độ giả.
Với cái thấy của vị Bồ tát thì thấy KHÔNG CÓ CHÚNG SINH, nhưng cái làm của Bồ tát thì VẪN ĐỘ SINH.

Cái thấy của bậc Bồ tát là "Niết Bàn, Sinh Tử như không hoa" nhưng không vì thế mà bỏ Bồ tát hạnh.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm có câu "Thuấn-nhã-đa tánh khả tiêu vong, Thước-ca-ra tâm vô động chuyển" mà đồng nghĩa với câu này là câu mà hằng ngày quý Sư Thầy vẫn tụng "Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng" (Giả sử sau này, nếu có một lúc nào đó, con thực chứng "vạn pháp giai không" đi nữa, thì cái bổn nguyện mà con đã thề _ trước sự linh thiêng của Chư Phật _ cũng không vì thế mà có sự đổi thay)

Cái hiểu theo Nhất thừa Tuyệt Đối luận, không phải "bạ đâu nói đó" được, không phải ai cũng đủ đạo lực để nói.


Chắc bác còn nhớ có một Hòa thượng trả lời với một vị Tăng "Không có Nhân Quả" mà phải đọa Địa ngục lâu dài, chừng được lên kiếp súc sinh thì làm con chồn hôi (ăn tạp) 500 kiếp.

Hành giả được nghe "Vô vô minh diệc vô vô minh tận" nghĩ rằng "như vậy thì Nhân Quả làm gì có ?!"

Vâng ! Nhân Quả không có với Chân Lý Tuyệt Đối, với Nhất Thừa Tuyệt Đối luận, nhưng nó có với tất cả những ai còn đang tu.

Ngay như vị "cỗ Phật" Duy Ma Cật (vì cái Trí Bát Nhã của Ngài cùng chư Phật không khác) vẫn còn nói năng phải lựa lời, chưa hề dám tung hê tất cả.

Thế mà chú Chiếu Thanh đã thực sự chứng đắc được gì chưa ? mà dám "bôi bác" một vị Đại Bồ Tát, dám cho rằng :


"chứ đâu phải diễn đàn siêu hình cõi trên, tôi thẳng thắn bài bác chuyện tưởng tượng Thần linh. Ấy. Ngài Mã Đầu hay Ngưu Đầu gì cũng là do trí tưởng tượng ra. AI Nam Mô thì tôi không trách cứ, nhưng ai phản đối thì đó cũng là lẻ tự nhiên thôi. Tưởng tượng quá nhiều rồi ai nói mình "uống thuốc lắc" thì lại phản ứng cho là phá hoại , nực cười."

Hoàng Trí thực sự lo lắng cho cái Nhân Quả mà chú Chiếu Thanh _ nói trong lúc quá hứng khởi _ sẽ phải gánh chịu.

Đã có cái gương của một vị "đại học giả" (xin dấu tên) vì nói bậy một câu mà ngay hiện kiếp phải bị ung thư vòm họng mà chết. Mà đã xong đâu, bên kia cửa tử không biết vị ấy sẽ còn phải trả nghiệp Địa Ngục cho đến bao giờ ?!

Hoàng Trí.

(Về chuyện viết tiếp TLBH, bác Trừng Hải đừng lo, vì Hý Luận hay Quay Lại cũng đều là Chiếu Thanh cả, vốn "không hai không khác" mà ! :icon_megagrin:)

 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
89 - SAI LẦM​

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Linh-Nguyên-Thanh Hoà-Thượng trụ-trì chùa Thái-Bình (Thư-châu) mỗi khi thấy ngài Phật-Nhãn xử sự với chúng rất chu đáo tế-mật và, không để một việc gì xảy ra không hay. Nhân đó, Ngài mới hỏi về yếu-nghĩa của vấn đề ấy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"> Ngài Phật-Nhãn nói: [bubble]<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"> Dụng sự, thà rằng bị sai lầm trong lúc thong-thả, chứ không nên để xảy ra sự sai lầm trong lúc cấp-bách, thà rằng bị sai lầm trong khi còn giản-lược, chứ không nên để xảy ra sự sai lầm trong khi đã xét kỹ. Sai lầm xảy ra trong lúc cấp-bách thì không thể nào gỡ được, sai lầm trong khi đã xét kỹ thì không thể dung được. Nên giữ mức trung đạo và, đãi ngộ với người trong lúc thong-thả, mới là phương-pháp làm việc xử sự với chúng vậy.</p>[/bubble]</p>

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xử sự, việc nên nói, việc nên làm, phải dung hòa, chu đáo và cẩn thận ngay cả lúc thong thả lẩn lúc cấp bách! Lúc nào củng vậy không để xảy ra sai lầm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như DĐ bây giờ là lúc cấp bách, nếu không khéo, để xảy ra một sai lầm nhỏ có thể "tiêu đời nhiều TV" thậm chí "đay ô vơ".


90.– ĐẠO VÀ THỜI​

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói với Trường-Linh-Trác Hoà-Thượng( ):
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Làm đạo phải có thời. Xưa kia, ngài Từ-Minh dụng-ý đi lang-thang trong đất Kinh-Sở để tìm hiểu phương-pháp truyền đạo. Người ta thấy thế, khinh-khi Ngài, Ngài an chịu sự nhẫn-nhục nhơ-nhớp ấy và, Ngài chỉ cười mà thôi. Có người hỏi: Sao họ đối xử với Ngài như thế mà Ngài lại cười? Ngài đáp: [bubble] Ngọc liên-thành( ) và ngói sỏi va chạm nhau, tôi biết hẳn là tôi không thắng nổi! [/bubble] Mãi sau khi yết-kiến ngài Thần-Đỉnh( ), tiếng khen của Ngài mới vang dậy khắp tùng-lâm và, sau này Ngài sáng khởi lên đạo-phái Lâm-Tế.

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ôi, đạo và thời không thể cưỡng được!


<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Liên-thành-bích: Viên ngọc bích rất quí giá, có thể đem viên ngọc này đổi lấy nhiều thành trì, nhiều đất đai. Xưa kia, nước Triệu có viên ngọc Biện-Hòa rất quí. Tần-Chiêu-Vương muốn đem 12 thành liên cận (liên thành) để đổi lấy viên ngọc ấy. Vua Triệu sai ông Lạng Tương-Như đem viên ngọc ấy vào cho vua Tần coi. Ông Tương-Như thấy vua Tần có ý lấy viên ngọc ấy, nhưng không muốn cắt đất đai để đổi. Ông Tương-Như liền nói dối là ngọc ấy có vết, xin vua Tần đưa lại để ông chỉ cho. Vua Tần tưởng thật, trao viên ngọc lại cho ông Tương-Như. Ông Tương-Như cầm viên ngọc đứng dựa vào cột, tỏ vẻ giận dữ nói: Tôi nghe những người mặc áo vải(hạng bình dân) chơi với nhau còn không lừa dối nhau, huống là Quốc-vương của một nước lớn ! Nếu nhà vua cưỡng-bách tôi, thì đầu tôi và viên ngọc này, đều vỡ tan ở nơi cột này. Nhà vua sợ vỡ viên ngọc, cho người nâng ông Tương-Như dậy. Vì vậy, người đời gọi là liên-thành-bích.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong đây có một câu chuyện Thiền rất hay, nói về Ngài Từ Minh và Thần Đỉnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thần-Đỉnh, Hồng-Nhân Thiền-Sư ở Đàm-châu. Ngài họ Hồ ở Tương-Thủy. Ngài nối pháp Thủ-Sơn-Niệm Thiền-Sư, thuộc đời thứ 9 của phái Nam-Nhạc. Ngài tu khổ-hạnh, thường thường chỉ có một áo đụp để che đỡ rét, nóng. Sau Ngài vào ẩn ở núi Hành-Nhạc. Một hôm có một nhà hào-quí đi chơi núi, trông thấy khí-mạo nhàn-tĩnh của Ngài, đồ dùng chỉ có một cái bát. Họ liền thỉnh Ngài về trụ-trì chùa Thần-Đỉnh (thành ra có hiệu là Thần Đỉnh).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Suốt mười năm khô khan, đạm bạc không thay đổi, trong chùa không có một thưng gạo, ngày xin một chén cơm, pháp tọa là một giường gỗ, chung quanh có vài vị tàn-tăng(tăng ốm đói) mà thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau này tiếng Ngài vang khắp nơi, đệ-tử đông-đảo và tài giỏi. Giữa lúc này, thì ngài Từ-Minh đến yết-kiến. Ngài Từ-Minh để tóc dài không cắt, mặc áo rách, nói tiếng nước Sở. Khi vào yết-kiến ngài Thần-Đỉnh, xưng là Pháp-điệt(?). Cả chúng đều cười.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Thần-Đỉnh sai đồng tử ra hỏi: Trưởng-lão nối pháp ai? Ngài Từ-Minh ngửa mặt trông lên nhà và nói: Ta từ Phần-Dương lại. Ngài Thần-Đỉnh chống gậy đi ra, nhìn và hỏi: Phần-châu có bậc Tây-hà sư-tử này à? Ngài Từ-Minh chỉ về đàng sau và nói: Nhà nghiêng kìa! Đồng-tử chạy về và ngài Thần-Đỉnh cũng quay trở lại nhìn. Ngài Từ-Minh ngồi xuống đất cởi một chiếc giày ra ngó. Ngài Thần-Đỉnh quên cả việc hỏi han. Ngài Từ-Minh từ từ đứng dậy, xốc áo và vừa đi vừa nói: “Thấy mặt không bằng nghe tên!”. Ngài Thần-Đỉnh cho người đuổi theo, không được, than: “Phần-châu lại có người này à!” Ngài Từ-Minh từ đấy tiếng khen vang khắp các nơi và làm hưng hiển lại đạo-phái Lâm-Tế.</p>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên