Chưa tin pháp môn Tịnh Độ

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Tà kiến.

Chào hoatihon,

Đạo Phật vốn dựa trên nền căn bản là Luật Nhân Quả,nếu quá đề cao Tha lực thì thật là...Đức Phật có nói "Hãy tự đốt đuốc lên mà đi" là vậy.Đây chính là điều mà tôi không thích ở Đại Thừa,tư tưởng Đại Thừa quá đề cao vấn đề Tha lực mà coi nhẹ việc Tự lực.Tất cả phải dựa trên cái nền Nhân Quả và Nhân Duyên để mà giải thích mới là Chánh Kiến,còn mà coi các vị Phật,Bồ Tát như là đấng toàn năng chuyên đi phát "quà" thì chẳng khác gì bên đạo Thiên Chúa.

Đây có lẽ là sai lầm trong việc cố gắng Hoằng Pháp của các Tổ từ thời xưa khiến cho Đạo Phật bị biến thành một đạo huyền bí như vậy.Ma Vương Ba Tuần có thể ẩn ngay trong những vị tưởng chừng như hiểu đạo thâm sâu.

Kính chú minhđịnh !

Theo hoatihon, muốn tránh Tà Kiến thì ta phải KHÔNG ĐƯỢC THIÊN KIẾN (thấy một bên) BẢO THỦ (không chấp nhận sự thật).

Giả sử có 3 nhóm người cùng muốn đến Ấn độ bằng 3 con đường khác nhau :

1. Nhóm người thứ nhất đi đường bộ thì cần nghiên cứu bản đồ lộ trình kỹ càng, hành trang được chuẫn bị mang theo gồm Ba lô, lều, bạt, đèn Pin, lương khô, nước uống, thuốc chống muỗi, chống sốt rét, ......v....v....

2. Nhóm thứ hai ngồi xe du lịch (theo phái đoàn hành hương chẳng hạn) thì chẳng có gì phải lo lắng cả (không cần nghĩ ngợi gì nhiều, hành trình như thế nào, chiều nay ăn gì, ngủ ở đâu ?) tất cả đã có được chuẫn bị chu đáo hết cả rồi.

3. Nhóm thứ ba đi máy bay dùng phương tiện hàng không lại càng không phải lo nghĩ gì, chỉ ăn nhẹ, uống cà phê, ngủ một giấc khi tỉnh dậy thấy đã đến thủ đô Ấn Độ rồi.

Câu "hãy tự đốt đuốc lên mà đi" là tư lương mà đức Phật đã trang bị cho nhóm hành giả đầu tiên (đi bằng đường bộ), ám chỉ đường lối Nguyên Thủy. Tất cả phải cố gắng đi trên đôi chân của mình, nếu không có sức khỏe, lòng quyết tâm vượt khó thì đừng hòng đi đến đâu.

Có rất nhiều người đã đến _ những vị A La Hán _ là những người đã tự thắp sáng ngọn đuốc của mình và truyền dạy kinh nghiệm lại cho các hậu bối chúng ta. Nếu chúng ta muốn đi đến Ấn Độ bằng đường bộ thì không thể không trân trọng những kinh nghiệm ấy.

Còn nhóm thứ hai cũng đi Ấn Độ nhưng bằng xe hơi (theo phái đoàn hành hương, hay tuor du lịch) thì hành trang không đòi hỏi đèn pin, lều bạt gì cả. Chỉ cần tuân thủ những lời dặn dò của trưởng đoàn là "đi đến nơi về đến chốn". Chúng ta không thể đem những gì chỉ áp dụng cho người đi đường bộ mà buộc những người của nhóm thứ hai này phải tuân thủ, nếu ai không tuân thủ thì chúng ta phê phán là Tà Kiến (hề hề ....lúc đó chính chúng ta mới là Thiên Kiến).

Nhóm thứ ba đi Ấn Độ bằng máy bay thì chỉ cần chấp hành những quy định cần thiết (dành cho người đi máy bay) rồi ăn, rồi ngủ, rồi ngắm cảnh là đến. Chúng ta không thể phê phán : những người này sao không "tự đi trên đôi chân của mình" ? Chúng ta tụt hậu, cỗ hũ thì hãy tròn mắt lên nhìn người khác, xin chớ vội phê phán.

Pháp môn Tịnh Độ là đặc ân của Chư Phật vỉ thương chúng sinh, có nhiều người không đủ điều kiện sức khỏe để tu hành theo Thông giáo nên mở lối tiếp độ riêng _ đới nghiệp Vãng Sanh. Hành giả chỉ cần TIN SÂU, NIỆM PHẬT CHÍ THÀNH sẽ được "khiêng luôn Nghiệp chướng" về Tây Phương Cực Lạc quốc.

Chú minhđịnh lo lắng Luật Nhân Quả sẽ bị phá vở chứ gì ?

Ở bài trên hoatihon đã nói rồi, Vãng Sanh về Tây phương không phải là đã Thành đạo, không phải là đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi mà chỉ là được di chuyển đến một trường Phật Học "mềm dẽo" thuận lợi nhất.

Những nghiệp Ác của chúng ta đã lở tạo ở đây nó tạo thành Nghiệp Thức, cái Nghiệp Thức này khi về đến Tây Phương sẽ được "giải quyết bằng một cách êm ái" tức là hành giả sẽ phải nhập thai trong Hoa Sen. Có những tội ác mà đáng lẻ ra hành giả sẽ phải vào Địa Ngục chịu hình phạt trong chừng bằng thời gian một bửa cơm là trả xong Ác nghiệp này, thì đối với người được "đới nghiệp vãng sanh", Thần Thức của hành giả sẽ Mê muội trong khoảng hàng triệu năm trong Hoa Sen Hạ Phẫm Hạ Sanh (đây chỉ là nói ước lượng giả dụ mang tính tương đối).

Như vậy tất cả Ác Nghiệp của hành giả sẽ phải lần lượt giải trừ cho kỳ hết, rồi hoa sen mới nở ra cho, mới chính thức là con dân của Tây Phương Phật Quốc, mới được thấy, gặp Phật, mới được bắt đầu học Phật pháp.

Như thế, thưa chú minhđịnh ! Nhân Quả có công bằng hay không ?

Kính !



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Học Phật thì nên thực tế với những điều Phật dạy trong kinh điển, chứ đừng tin vào những câu chuyện hoang tưởng rồi bắt trí óc mình phiêu lưu trong hoang tưởng chẳng khác nào vẽ rắn thêm chân.

Tên cháu là Mục Đồng, tức là người chăn trâu phải không? Vậy thử hỏi ông chủ giao trâu cho cháu chăn, vậy là cháu phải tự mình chăn hay là mướn người khác chăn? Cháu đi trên hai chân của cháu cùng với con trâu đi trên bốn chân của nó, vậy đó là gì? Có phải là tự lực hay không?

Con trâu tự nó đi trên bốn chân của nó (tự lực), và nó phải chịu sự sai khiến của cháu bằng sợi dây dàm xỏ trong lỗ mũi để mà đi phải, đi trái theo sự điều khiển của cháu. Vậy con trâu chịu cái gì vậy? Có phải là tha lực, tức sự điều khiển của cháu phải không.

Cháu ngồi trên con trâu (tự lực), muốn nó đi về chuồng, thì phải nhờ sức con trâu (tha lực) để về chuồng. Vậy có phải là tự lực và tha lực gồm đủ không?

Vậy là bốn câu thơ tôi đã nói chính là ý này đấy! Hay ngồi thuyền bơi trên sông, tự mình bơi và nhờ có nước xuôi, thuận gió nên chóng về tới bến vậy.

Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn!

Nói mình không có khả năng tự độ, vậy là không biết Phật dạy: "Mỗi người đều có Phật tánh (tánh giác)" và sử dụng tánh giác của mình qua công phu tu tập, tức là tự độ rồi còn gì!
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Kính đạo hữu Hoatihon.

xin phép cho CSSQ được tham gia.

Nhân các bài viết trên của đạo hữu. CSSQ thấy đạo hữu nói rất chắc chắc rõ rằng như mình biết về các con đường và phương tiên đi còn nói về chỗ của Chư Phật, Bồ Tát và A La Hán. Xin cho con hỏi
Không biết trong các lộ tuyến đó có khi nào các vị Bồ Tát bây giờ cũng thường chém gió như chúng con hay ngồi quán nước mà bàn chuyện kinh tế toàn cầu không ?
Rất mong được lắng nghe sự chia sẻ của đạo hữu
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính đạo hữu Hoatihon.

xin phép cho CSSQ được tham gia.

Nhân các bài viết trên của đạo hữu. CSSQ thấy đạo hữu nói rất chắc chắc rõ rằng như mình biết về các con đường và phương tiên đi còn nói về chỗ của Chư Phật, Bồ Tát và A La Hán. Xin cho con hỏi
Không biết trong các lộ tuyến đó có khi nào các vị Bồ Tát bây giờ cũng thường chém gió như chúng con hay ngồi quán nước mà bàn chuyện kinh tế toàn cầu không ?
Rất mong được lắng nghe sự chia sẻ của đạo hữu
Kính "sư phụ" Chúng sinh sợ Quả !

Trước đây, hoatihon đã có thưa rằng : Hoatihon chỉ lên bục trả bài.

Về những chi tiết mà hoatihon nói đều có trong Kinh A Di Đà, chỉ tại mọi người đọc mà "vô tư" quá nên không để ý đấy thôi. Bây giờ nếu "sư phụ" vấn nạn lại chi tiết nào thì hoatihon sẽ trả lời riêng về chi tiết ấy.

Còn về chuyện "sư phụ ngồi quán nước nói chuyện kinh tế toàn cầu" thì hoatihon không có ý kiến, cái đó là quyền tư do ngôn luận của "sư phụ".

Bản thân hoatihon vẫn thường được mời dự đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, hội hè, đình đám, đám ma, đi chùa; chưa bao giờ hoatihon đem chuyện Phật pháp ra nói ở những nơi công cộng như thế (kể cả là nói chuyện với quý Sư Thầy) những người hàng xóm cũng không ai biết rằng hoatihon là một Phật tử thuần thành. Vì 2 lẻ :

1. Phật pháp không thể "bạ đâu nói đó", đây là lỗi "thuyết pháp phi thời".

2. Đối tượng trao đổi Phật pháp của hoatihon chỉ duy nhất ở Diễn Đàn Phật pháp Online này thôi (ngoài ra hoatihon không tham gia bất kỳ một diễn đàn nào khác) vì Diễn Đàn này có một số thành viên có trình độ, có thể thông cảm với những gì hoatihon nói. Hoatihon chỉ nói những gì cần thiết : có ích cho mình và cho người _ không nói chuyện linh tinh.

Còn câu nói :"Không biết trong các lộ tuyến đó có khi nào các vị Bồ Tát bây giờ cũng thường chém gió...." Chuyện này "sư phụ" có "Sợ Quả" hay không ?

Kính !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính chú minhđịnh !

Theo hoatihon, muốn tránh Tà Kiến thì ta phải KHÔNG ĐƯỢC THIÊN KIẾN (thấy một bên) BẢO THỦ (không chấp nhận sự thật).

Giả sử có 3 nhóm người cùng muốn đến Ấn độ bằng 3 con đường khác nhau :

1. Nhóm người thứ nhất đi đường bộ thì cần nghiên cứu bản đồ lộ trình kỹ càng, hành trang được chuẫn bị mang theo gồm Ba lô, lều, bạt, đèn Pin, lương khô, nước uống, thuốc chống muỗi, chống sốt rét, ......v....v....

2. Nhóm thứ hai ngồi xe du lịch (theo phái đoàn hành hương chẳng hạn) thì chẳng có gì phải lo lắng cả (không cần nghĩ ngợi gì nhiều, hành trình như thế nào, chiều nay ăn gì, ngủ ở đâu ?) tất cả đã có được chuẫn bị chu đáo hết cả rồi.

3. Nhóm thứ ba đi máy bay dùng phương tiện hàng không lại càng không phải lo nghĩ gì, chỉ ăn nhẹ, uống cà phê, ngủ một giấc khi tỉnh dậy thấy đã đến thủ đô Ấn Độ rồi.

Câu "hãy tự đốt đuốc lên mà đi" là tư lương mà đức Phật đã trang bị cho nhóm hành giả đầu tiên (đi bằng đường bộ), ám chỉ đường lối Nguyên Thủy. Tất cả phải cố gắng đi trên đôi chân của mình, nếu không có sức khỏe, lòng quyết tâm vượt khó thì đừng hòng đi đến đâu.

Có rất nhiều người đã đến _ những vị A La Hán _ là những người đã tự thắp sáng ngọn đuốc của mình và truyền dạy kinh nghiệm lại cho các hậu bối chúng ta. Nếu chúng ta muốn đi đến Ấn Độ bằng đường bộ thì không thể không trân trọng những kinh nghiệm ấy.

Còn nhóm thứ hai cũng đi Ấn Độ nhưng bằng xe hơi (theo phái đoàn hành hương, hay tuor du lịch) thì hành trang không đòi hỏi đèn pin, lều bạt gì cả. Chỉ cần tuân thủ những lời dặn dò của trưởng đoàn là "đi đến nơi về đến chốn". Chúng ta không thể đem những gì chỉ áp dụng cho người đi đường bộ mà buộc những người của nhóm thứ hai này phải tuân thủ, nếu ai không tuân thủ thì chúng ta phê phán là Tà Kiến (hề hề ....lúc đó chính chúng ta mới là Thiên Kiến).

Nhóm thứ ba đi Ấn Độ bằng máy bay thì chỉ cần chấp hành những quy định cần thiết (dành cho người đi máy bay) rồi ăn, rồi ngủ, rồi ngắm cảnh là đến. Chúng ta không thể phê phán : những người này sao không "tự đi trên đôi chân của mình" ? Chúng ta tụt hậu, cỗ hũ thì hãy tròn mắt lên nhìn người khác, xin chớ vội phê phán.

Pháp môn Tịnh Độ là đặc ân của Chư Phật vỉ thương chúng sinh, có nhiều người không đủ điều kiện sức khỏe để tu hành theo Thông giáo nên mở lối tiếp độ riêng _ đới nghiệp Vãng Sanh. Hành giả chỉ cần TIN SÂU, NIỆM PHẬT CHÍ THÀNH sẽ được "khiêng luôn Nghiệp chướng" về Tây Phương Cực Lạc quốc.

Chú minhđịnh lo lắng Luật Nhân Quả sẽ bị phá vở chứ gì ?

Ở bài trên hoatihon đã nói rồi, Vãng Sanh về Tây phương không phải là đã Thành đạo, không phải là đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi mà chỉ là được di chuyển đến một trường Phật Học "mềm dẽo" thuận lợi nhất.

Những nghiệp Ác của chúng ta đã lở tạo ở đây nó tạo thành Nghiệp Thức, cái Nghiệp Thức này khi về đến Tây Phương sẽ được "giải quyết bằng một cách êm ái" tức là hành giả sẽ phải nhập thai trong Hoa Sen. Có những tội ác mà đáng lẻ ra hành giả sẽ phải vào Địa Ngục chịu hình phạt trong chừng bằng thời gian một bửa cơm là trả xong Ác nghiệp này, thì đối với người được "đới nghiệp vãng sanh", Thần Thức của hành giả sẽ Mê muội trong khoảng hàng triệu năm trong Hoa Sen Hạ Phẫm Hạ Sanh (đây chỉ là nói ước lượng giả dụ mang tính tương đối).

Như vậy tất cả Ác Nghiệp của hành giả sẽ phải lần lượt giải trừ cho kỳ hết, rồi hoa sen mới nở ra cho, mới chính thức là con dân của Tây Phương Phật Quốc, mới được thấy, gặp Phật, mới được bắt đầu học Phật pháp.

Như thế, thưa chú minhđịnh ! Nhân Quả có công bằng hay không ?

Kính !





Chào Hoatihon,

Đầu tiên tôi xin nhắc lại rằng,như ở comment trước tôi đã nói,không có kinh điển sai,chỉ có người tu học là sai mà thôi.Đại thừa chính là tinh hoa của Phật giáo....Đức Phật,các vị Bồ Tát,các Tổ...là những người đã chứng đắc,giác ngộ.Lời của Đức Phật thì không cần nhắc đến,vì đó là Chân Lý rồi.Còn các vị Bồ Tát,các Tổ đều là những người đã chứng đắc,giác ngộ,giải thoát thì cho dù chưa phải là chân lý thì những lời đó cũng có giá trị gần với chân lý.Nhưng cái quan trọng là ta có hiểu đúng hay không?Ta có thẩm thấu được nó hay không?Ta có "ngộ" ra đúng ý của các vị đó hay không?Đó mới là điều quan trọng.

Cho nên ở đây ý tôi không hề phủ nhận pháp môn Tịnh Độ mà là nói về việc Hoatihon đề cao Tha lực mà hạ thấp Tự lực đó chính là Tà kiến.Tu pháp môn Tịnh Độ mà chỉ đề cao tha lực mà hạ thấp tự lực thì rõ ràng là bạn rơi vào tà kiến rồi.

Trước đây,khi mới bắt đầu vào Đạo Phật,pháp môn tôi theo đầu tiên chính là Tịnh Độ.Tôi tìm hiểu được rằng Tịnh Độ chính là pháp môn dùng Tự Lực nương nhờ Tha lực để được vãng sanh.Mà theo ý tôi,muốn Tự lực thành công thì phải do tích lũy duyên nghiệp nhiều đời nhiều kiếp mới hội đủ cơ duyên mà thành,không phải tự nhiên mà có được.Đây chính là điểm mà nhiều vị Tăng có thể là do hoằng hóa Phật pháp,hoặc do hiểu sai mà đều cho rằng mỗi hành động việc làm của chúng ta đi đến thành công đều do có tha lực của các vị Long thần,Bồ tát hay Phật trợ giúp...nhưng có lẽ các vị đó quên hay cố tình quên rằng Luật Nhân Quả chính là Chân Lý tuyệt đối vậy.Mà đã là Chân lý tuyệt đối thì sẽ không có ngoại lệ,nếu không thì với lòng từ bi của mình,Đức Phật và các vị Bồ Tát đã chẳng để cho cõi Ta bà này có nhiều chúng sinh lâm vào những thảm cảnh đau khổ như vậy.

Lấy ví dụ của bạn,con ếch kia lấy tay nỗ lực gạt con dao không thành không phải vì do tự lực của nó yếu,mà là do nghiệp tích tụ nhiều kiếp của nó khiến nó rơi vào thảm cảnh như vậy.Nếu chỉ thấy nó yếu ớt gạt con dao không thành mà kết luận tự lực của nó không ra gì thì đó chỉ là thấy phần ngọn,chỉ thấy được Quả mà chưa hiểu được Nhân.

Cho nên tôi lại xin copy lại lời Phật dạy :

Đức Phật có nói :

“Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra. Nhưng chỉ khi nào tự mình biết rằng những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và khổ đau thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó. Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhận và thực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lực mà thực hành” (Kinh Kalama, Tăng Chi Bộ kinh I).

Và Đức Phật cũng nói :

“Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh si ám, người hiểu giáo lý mà không có lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng có đủ để làm cội gốc tu hành” (Kinh Niết Bàn)

P/s : Bạn nên tìm đọc thêm cuốn "Tịnh Độ Đại Thừa tư tưởng luận" của Đại Sư Ấn Thuận do Thầy Thích Đức Niệm dịch giải để tìm hiểu thêm.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
_________________________

_ NGHI TÂM là Tâm Sở của Tâm tạp nhiễm, 1 trong 5 Hạ Phần Kiết Sử hay Năm Triền Cái.

_ Tâm Nghi mà không tạo nghiệp thì cái gì tạo NGHIỆP???

Chào bạn Trừng Hải,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Bạn hỏi d/đ như vậy là vì Bạn chưa để ý lời Phật Thích Ca giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.
Suy xét phân biệt là tự tính của tâm Chơn Như (còn gọi là Phật tánh). Cho nên, nghi ngờ mà không vọng động thì vẫn chưa có tạo nghiệp. Bạn hãy suy ngẫm lời giảng này của đức Phật trong kinh Thủ Lăng Nghiêm nhe !

Nếu ông quyết-chấp cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời sự-nghiệp các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, riêng có toàn-tính; chứ như hiện nay ông vâng nghe pháp-âm của tôi, đó là nhân cái tiếng mà có phân-biệt: dầu cho diệt hết tất-cả cái thấy, nghe, hay, biết, bên trong nắm-giữ cái u-nhàn, không biết, không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân-biệt bóng-dáng pháp-trần mà thôi.

Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải, chính nơi tâm ông, suy-xét chín-chắn, nếu rời tiền-trần có tính phân-biệt, thì đó mới thật là tâm của ông. Nếu tính phân-biệt, rời tiền-trần, không còn tự-thể thì nó chỉ là sự phân-biệt bóng-dáng tiền-trần. Tiền-trần không phải thường-trụ, khi thay đổi diệt mất rồi, thì cái tâm nương vào tiền-trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ và pháp-thân của ông cũng thành như đoạn-diệt, còn gì mà tu-chứng vô-sinh-pháp-nhẫn”.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-748_5-50_6-4_17-210_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Như vậy, thì theo Bạn nơi chơn tâm (tâm Chơn Như) của chúng ta có sự suy xét phân biệt chăng ? Và sự nghi ngờ có phải là do từ sự suy xét phân biệt mà có ?
Giờ thì d/đ lại bận nữa rồi. Có gì tuần sau d/đ sẽ giải thích tiếp…

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Học Phật thì nên thực tế với những điều Phật dạy trong kinh điển, chứ đừng tin vào những câu chuyện hoang tưởng rồi bắt trí óc mình phiêu lưu trong hoang tưởng chẳng khác nào vẽ rắn thêm chân.

Tên cháu là Mục Đồng, tức là người chăn trâu phải không? Vậy thử hỏi ông chủ giao trâu cho cháu chăn, vậy là cháu phải tự mình chăn hay là mướn người khác chăn? Cháu đi trên hai chân của cháu cùng với con trâu đi trên bốn chân của nó, vậy đó là gì? Có phải là tự lực hay không?

Con trâu tự nó đi trên bốn chân của nó (tự lực), và nó phải chịu sự sai khiến của cháu bằng sợi dây dàm xỏ trong lỗ mũi để mà đi phải, đi trái theo sự điều khiển của cháu. Vậy con trâu chịu cái gì vậy? Có phải là tha lực, tức sự điều khiển của cháu phải không.

Cháu ngồi trên con trâu (tự lực), muốn nó đi về chuồng, thì phải nhờ sức con trâu (tha lực) để về chuồng. Vậy có phải là tự lực và tha lực gồm đủ không?

Vậy là bốn câu thơ tôi đã nói chính là ý này đấy! Hay ngồi thuyền bơi trên sông, tự mình bơi và nhờ có nước xuôi, thuận gió nên chóng về tới bến vậy.

Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn!

Nói mình không có khả năng tự độ, vậy là không biết Phật dạy: "Mỗi người đều có Phật tánh (tánh giác)" và sử dụng tánh giác của mình qua công phu tu tập, tức là tự độ rồi còn gì!

Kính bác Tuấn Tú !

Có phải chúng ta đang thảo luận trong box Tịnh Độ về một vấn đề "Niềm Tin trong Tịnh Độ" hay không ?

Cháu không phải là người tu Tịnh Độ, nhưng cháu thật ngạc nhiên khi thấy bác lâu nay vẫn xưng là tu pháp môn Tịnh Độ mà lại không hoàn toàn tin Tha Lực của Phật A Di Đà và Chư Thánh chúng, lại tin và sức mình như những vị Tu sĩ Nam Tông, nên cháu mới nhắc nhở bác.

Người Tu sĩ Nam Tông mà không nỗ lực hết sức mình để cầu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, mà cứ ngày ngày tụng kinh cầu nguyện ơn trên phù hộ cho mình thành đạo là SAI 100%.

Người tu pháp môn Tịnh Độ mà không hoàn toàn tin rằng Phật A Di Đà có thể TỨC KHẮC đưa ta về Phật Quốc _ không cần điều kiện gì hết, ngoại trừ một câu A Di Đà Phật để chứng tỏ người ấy Tin Phật A Di Đà, người ấy đang tha thiết cầu xin được về an NGỦ trong lòng bàn tay Phật A Di Đà _ người không có lòng tin mãnh liệt này thì chưa xứng được Vãng Sanh, chưa xứng là Liên tử.

Một hạt sen từ trong bùn nó nhú mầm vươn lên là tự lực hay sao ?

_ Không ! Đó là phản ứng "nhiệt hạch" thay đổi vật chất một cách vô tư không hề có tự lực.

Con trâu nó đi ra đồng gặm cỏ mà là tự lực hay sao ?

_ Không ! Nó đi theo nghiệp của nó là bước đến chỗ nào có cái ăn.

Chiều đến, con trâu về chuồng mà là tự lực hay sao ?

_ Không ! Nó đi theo nghiệp của nó là bước về chỗ nghỉ ngơi qua đêm.

Một nhà sư ngày nào cũng đúng giờ thì lo tụng Kinh mà là tự lực hay sao ?

_ Không ! Nhà sư ấy chỉ làm theo thói quen _ có đôi vị "ghiền" tụng Kinh nữa !

Một sự thật hơi tàn nhẫn là CHÚNG SINH VÔ MINH LUÔN HÀNH XỬ THEO NGHIỆP LỰC LÔI KÉO.

Nếu có một cái gì âm thầm điều hướng cho tất cả "cây cỏ đều ngóc lên tìm ánh sáng mặt trời" thì đó chính là THA LỰC.

Kính !
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Chào bạn Trừng Hải,

Suy xét phân biệt là tự tính của tâm Chơn Như (còn gọi là Phật tánh). Cho nên, nghi ngờ mà không vọng động thì vẫn chưa có tạo nghiệp. Bạn hãy suy ngẫm lời giảng này của đức Phật trong kinh Thủ Lăng Nghiêm nhe !

Như vậy, thì theo Bạn nơi chơn tâm (tâm Chơn Như) của chúng ta có sự suy xét phân biệt chăng ? Và sự nghi ngờ có phải là do từ sự suy xét phân biệt mà có ?
Giờ thì d/đ lại bận nữa rồi. Có gì tuần sau d/đ sẽ giải thích tiếp…

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

_____________

Chào đạo hữu Diệu Đức,

_ "Chơn Tâm"??? đạo hữu đã chứng đắc "Minh Tâm Kiến Tánh"??? nên Vô Nghi??? Xin đừng dẫn chứng các PHẠM TRÙ tức GIÁO LÝ HÀNH QUẢ mà bản thân chưa lãnh hội trọn vẹn.

_ "TÂM NGHI" có NHÂN DUYÊN là do VÔ TRI, nên với người Phật tử thì CHÁNH TRI KIẾN (hay TÁNH GIÁC, BỒ ĐỀ TRÍ) là ĐỐI TRỊ NGHĨA của TÂM NGHI.

Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì do không thấy, không biết nên sanh nghi ngờ; do bởi nghi ngờ nên sa vào TÀ KIẾN hoặc là phủ nhận hoặc là nửa tin nữa ngờ mà "cũng liều nhắm mắt đưa chân. để xem con tạo xoay vần đến đâu" tức NGU SI (Si là Vô minh chi mạc hay Vọng tưởng).

_ Xin cho Trừng Hải ngừng ở đây. Đạo hữu Diệu Đức hãy xem những lời nói trên chỉ là lời trao đổi kiến thức Phật giáo phổ thông; ok cũng được mà non, pas du tout cũng xong, hề hề.

Thân chào
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Kính đạo hữu Hoatihon.
Cám ơn đạo hữu đã rộng lòng có ý kiến.
Hóa ra ở đời cũng không mấy ai thích mình bị coi là chém gió. Thật thất lễ.

Đạo hữu Hoatihon đã hỏi thì CSSQ cũng thành thật trả lời.
Còn câu nói :"Không biết trong các lộ tuyến đó có khi nào các vị Bồ Tát bây giờ cũng thường chém gió...." Chuyện này "sư phụ" có "Sợ Quả" hay không ?
.
Vì ngu si, mê lầm, thuận theo quan tính dễ dãi, buông thả nên chẳng thể lập cái mà gọi là Trí kia nên đâu có biết để mà gọi là Sợ .

Bản thân hoatihon vẫn thường được mời dự đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, hội hè, đình đám, đám ma, đi chùa; chưa bao giờ hoatihon đem chuyện Phật pháp ra nói ở những nơi công cộng như thế (kể cả là nói chuyện với quý Sư Thầy) những người hàng xóm cũng không ai biết rằng hoatihon là một Phật tử thuần thành. Vì 2 lẻ :

1. Phật pháp không thể "bạ đâu nói đó", đây là lỗi "thuyết pháp phi thời".

2. Đối tượng trao đổi Phật pháp của hoatihon chỉ duy nhất ở Diễn Đàn Phật pháp Online này thôi (ngoài ra hoatihon không tham gia bất kỳ một diễn đàn nào khác) vì Diễn Đàn này có một số thành viên có trình độ, có thể thông cảm với những gì hoatihon nói. Hoatihon chỉ nói những gì cần thiết : có ích cho mình và cho người _ không nói chuyện linh tinh.
Quả thật lợi đạo hữu nói thấy rất có Tâm. Mà CSSQ thấy người trong đạo Phật thực rất có tâm. CSSQ xịn hỏi đạo hữu không biết do nguyên nhân gì mà những người có tâm như thế cứ cự qua cự lại với nhau hoài.
Còn nữa cũng hỏi luôn đạo hữu đối với người chưa biết tôn giáo Phật hay đạo khác vì sao đạo hữu hoatihon im lặng.

Thưa đạo hữu Hoatihon gọi "sư phụ" đây là nghĩa thú gì ??? Quả thật từ chữ thì vẫn chân chân mà lòng người thì lại trùng trùng như sóng, quả là không thể nghĩ được.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
CSSQ xịn hỏi đạo hữu không biết do nguyên nhân gì mà những người có tâm như thế cứ cự qua cự lại với nhau hoài.

Nếu tâm thức các bạn luôn luôn đầy ngập với ý định làm lợi lạc cho những người khác, bấy giờ, bất kể những hành động của các bạn ở bề ngoài có như thế nào, sự áp dụng Bồ đề tâm tự lo cho chính nó. Nếu các bạn có thể duy trì thái độ này của Bồ đề tâm, các bạn sẽ không chỉ không bao giờ lạc khỏi con đường, mà còn sẽ tiến bộ chắc chắn trên con đường đó. Khi thân, ngữ và tâm thức các bạn hoàn toàn thấm đẫm bởi mong muốn giúp đỡ tất cả chúng sanh, khi mục tiêu của các bạn là Phật tánh viên mãn cho những người khác và cho cả chính các bạn, bấy giờ ngay cả hành động nhỏ nhất, chỉ một trì tụng manÏi hay chỉ một lễ lạy, sẽ nhanh chóng và chắc chắn đem lại sự hoàn thành mục đích của các bạn.

Za Patrul Rinpoche

http://www.diendanphatphap.com/dien...các-bậc-giác-ngộ&p=84510&viewfull=1#post84510
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Kính bác Tuấn Tú !

Có phải chúng ta đang thảo luận trong box Tịnh Độ về một vấn đề "Niềm Tin trong Tịnh Độ" hay không ?

Cháu không phải là người tu Tịnh Độ, nhưng cháu thật ngạc nhiên khi thấy bác lâu nay vẫn xưng là tu pháp môn Tịnh Độ mà lại không hoàn toàn tin Tha Lực của Phật A Di Đà và Chư Thánh chúng, lại tin và sức mình như những vị Tu sĩ Nam Tông, nên cháu mới nhắc nhở bác.

Người Tu sĩ Nam Tông mà không nỗ lực hết sức mình để cầu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, mà cứ ngày ngày tụng kinh cầu nguyện ơn trên phù hộ cho mình thành đạo là SAI 100%.

Người tu pháp môn Tịnh Độ mà không hoàn toàn tin rằng Phật A Di Đà có thể TỨC KHẮC đưa ta về Phật Quốc _ không cần điều kiện gì hết, ngoại trừ một câu A Di Đà Phật để chứng tỏ người ấy Tin Phật A Di Đà, người ấy đang tha thiết cầu xin được về an NGỦ trong lòng bàn tay Phật A Di Đà _ người không có lòng tin mãnh liệt này thì chưa xứng được Vãng Sanh, chưa xứng là Liên tử.

Một hạt sen từ trong bùn nó nhú mầm vươn lên là tự lực hay sao ?

_ Không ! Đó là phản ứng "nhiệt hạch" thay đổi vật chất một cách vô tư không hề có tự lực.

Con trâu nó đi ra đồng gặm cỏ mà là tự lực hay sao ?

_ Không ! Nó đi theo nghiệp của nó là bước đến chỗ nào có cái ăn.

Chiều đến, con trâu về chuồng mà là tự lực hay sao ?

_ Không ! Nó đi theo nghiệp của nó là bước về chỗ nghỉ ngơi qua đêm.

Một nhà sư ngày nào cũng đúng giờ thì lo tụng Kinh mà là tự lực hay sao ?

_ Không ! Nhà sư ấy chỉ làm theo thói quen _ có đôi vị "ghiền" tụng Kinh nữa !

Một sự thật hơi tàn nhẫn là CHÚNG SINH VÔ MINH LUÔN HÀNH XỬ THEO NGHIỆP LỰC LÔI KÉO.

Nếu có một cái gì âm thầm điều hướng cho tất cả "cây cỏ đều ngóc lên tìm ánh sáng mặt trời" thì đó chính là THA LỰC.

Kính !
Người tự độ cầu thêm Phật độ
Như nước xuôi gặp gió thuận chiều
Đường về chóng biết bao nhiêu
Được hai sức độ mau siêu phàm trần.

Vẫn chưa hiểu bốn câu thơ đã nói, mà câu đầu, tôi nào có nói là không tin "tha lực" của Phật Di Đà bao giờ đâu. Những ví dụ thực tế trên người chăn trâu và con trâu đã chứng minh điều đó (tự lực và tha lực) luôn đi đôi với nhau như hình và bóng.

Ở đây tôi không nói là Nam Tông hay Bắc Tông để tránh phân biệt (mặc dù là tôi tu theo Tịnh Độ). Cháu còn cái tâm "kỳ thị, phân biệt" cộng thêm mấy cái lý luận của ngoại đạo vào để làm luận giải cho kiến hoặc của mình à!

Hãy quán xét lại thân tâm mình từ lúc mới sanh cho đến lúc là "Mục Đồng" thì hiểu rõ luôn luôn có "tự lực và tha lực" theo nhau như hình với bóng đấy! Hãy là Phật tử chân chánh đừng có đem cái thuyết "nhiệt hạch, nhiệt năng" gì đó vào đây nhé! Hãy nói là là "Nhân duyên" hay "Duyên sinh" nhé!
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Nếu tâm thức các bạn luôn luôn đầy ngập với ý định làm lợi lạc cho những người khác, bấy giờ, bất kể những hành động của các bạn ở bề ngoài có như thế nào, sự áp dụng Bồ đề tâm tự lo cho chính nó. Nếu các bạn có thể duy trì thái độ này của Bồ đề tâm, các bạn sẽ không chỉ không bao giờ lạc khỏi con đường, mà còn sẽ tiến bộ chắc chắn trên con đường đó. Khi thân, ngữ và tâm thức các bạn hoàn toàn thấm đẫm bởi mong muốn giúp đỡ tất cả chúng sanh, khi mục tiêu của các bạn là Phật tánh viên mãn cho những người khác và cho cả chính các bạn, bấy giờ ngay cả hành động nhỏ nhất, chỉ một trì tụng manÏi hay chỉ một lễ lạy, sẽ nhanh chóng và chắc chắn đem lại sự hoàn thành mục đích của các bạn.

Za Patrul Rinpoche

http://www.diendanphatphap.com/dien...các-bậc-giác-ngộ&p=84510&viewfull=1#post84510

Kính đạo hữu Hotihon
Cám ơn đạo hữu đã sưu tâm giúp thêm CSSQ một ít.
Thưa với DH CSSQ vẫn còn 2 câu hỏi, nếu được xin DH hãy mở lòng trả lời cho CSSQ về nghĩa thú 2 từ Sư Phụ.

Nhân đây, thật là may mắn với CSSQ nếu được DH giúp CSSQ hiểu biết thêm về các điều mà CSSQ đang cần, rất quan tâm như sau.

Từ Lý giải sinh ra lý giải tiếp.
Từ Cái ( Thấy ) mà sinh ra lý giải.
Từ cái Thấy rõ mà nói lại sinh thêm lý giải.
Từ cái Thấy rõ mà nói.
Từ cái Thấy rõ và hoàn toàn thắng trí sự việc đó.
Thân kính!
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính đạo hữu Hotihon
Cám ơn đạo hữu đã sưu tâm giúp thêm CSSQ một ít.
Thưa với DH CSSQ vẫn còn 2 câu hỏi, nếu được xin DH hãy mở lòng trả lời cho CSSQ về nghĩa thú 2 từ Sư Phụ.

Kính Chúng sinh sợ Quả !

Hoatihon nhớ đã có đóng ngoặc kép cụm từ "sư phụ" này, tức là tuy không phải Thầy Trò nhưng KÍNH đạo hữu là người DÁM NÓI "sợ Quả". Vì hoatihon tuy cũng "sợ Quả" mà không dám tuyên bố ra, bởi biết tâm ý của mình KHÔNG CỐ ĐỊNH.

Nếu một mai "Lòng lâng lâng nhẹ nguồn thơ, sa đà vào vào chốn cuộc cờ thế nhân", tâm trí không còn tỉnh táo nữa, có thể lúc đó hoatihon sẽ có quan điểm "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, sống làm chi le lói suốt năm canh". Lúc đó biết đâu hoatihon sẽ "vô Ác bất tác" (không có việc Ác nào chừa ra, không dám làm) thì sao ?!
Rải rác đó đây đã có gương của những người đi trước (những Sư Thầy hoàn tục).

Nhân đây, thật là may mắn với CSSQ nếu được DH giúp CSSQ hiểu biết thêm về các điều mà CSSQ đang cần, rất quan tâm như sau.

Từ Lý giải sinh ra lý giải tiếp.
Từ Cái ( Thấy ) mà sinh ra lý giải.
Từ cái Thấy rõ mà nói lại sinh thêm lý giải.
Từ cái Thấy rõ mà nói.
Từ cái Thấy rõ và hoàn toàn thắng trí sự việc đó.
Thân kính!
Xin thưa rất đơn giản :

_ Từ NHU CẦU mà có lý giải, không có NHU CẦU thì không có lý giải.
_ Tùy điều kiện : D/Đàn cho phép, có người có thể tiếp thu, đã đến lúc có thể nói được thì nói.

Kính !
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Kính Chúng sinh sợ Quả !

Hoatihon nhớ đã có đóng ngoặc kép cụm từ "sư phụ" này, tức là tuy không phải Thầy Trò nhưng KÍNH đạo hữu là người DÁM NÓI "sợ Quả". Vì hoatihon tuy cũng "sợ Quả" mà không dám tuyên bố ra, bởi biết tâm ý của mình KHÔNG CỐ ĐỊNH.

Nếu một mai "Lòng lâng lâng nhẹ nguồn thơ, sa đà vào vào chốn cuộc cờ thế nhân", tâm trí không còn tỉnh táo nữa, có thể lúc đó hoatihon sẽ có quan điểm "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, sống làm chi le lói suốt năm canh". Lúc đó biết đâu hoatihon sẽ "vô Ác bất tác" (không có việc Ác nào chừa ra, không dám làm) thì sao ?!
Rải rác đó đây đã có gương của những người đi trước (những Sư Thầy hoàn tục).

Xin thưa rất đơn giản :

_ Từ NHU CẦU mà có lý giải, không có NHU CẦU thì không có lý giải.
_ Tùy điều kiện : D/Đàn cho phép, có người có thể tiếp thu, đã đến lúc có thể nói được thì nói.

Kính !

Cám ơn đạo hữu cùng trao đổi.
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính anh Mục đồng !

Ở chủ đề bên kia :

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?23882-%C4%90i%E1%BB%81u-kh%C3%A1c-bi%E1%BB%87t-gi%E1%BB%AFa-Ph%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BA%A1o-v%C3%A0-Ngo%E1%BA%A1i-%C4%90%E1%BA%A1o&p=84813&viewfull=1#post84813

Anh nói "câu tuyên bố của H.t Tịnh Không là sai"("Cái Linh hồn của chúng ta bất tử, dù có đi đâu làm gì đi chăng nữa nó cũng sẽ không hề mất cho đến khi thành Phật").

Vậy người tu Tịnh Độ hướng tâm vào đâu khi "Không có TÔI thì TU làm gì ?", "Không có Linh Hồn thì AI sẽ vãng sanh ?", "Ai sẽ thành Phật ?"

Xin anh giải thích tiếp chỗ KHÓ HIỂU này !

Kính !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
.....
Vậy người tu Tịnh Độ hướng tâm vào đâu khi "Không có TÔI thì TU làm gì ?", "Không có Linh Hồn thì AI sẽ vãng sanh ?", "Ai sẽ thành Phật ?"

Xin anh giải thích tiếp chỗ KHÓ HIỂU này !

Kính !

Kính cám ơn câu hỏi của chị Thanh Trúc !

_ Thưa chị ! Thanh Trúc niệm Phật thì khi vãng sanh > Thanh Trúc vãng sanh.

Mục đồng xin hỏi lại chị câu này nhé :

_ Giả sử Thanh Trúc tu hành cần khổ nhiều năm tháng, nhiều kiếp số. Tất cả công đức có được, Thanh Trúc hồi hướng hết cho Mục đồng để Mục đồng thành đạo (hay thành Phật) còn Thanh Trúc thì vẫn mãi là "cây trúc xanh" trang điểm cho cuộc đời tẻ nhạt này. Vậy Thanh Trúc có vui lòng "bán CÁI" (toàn bộ công đức _ nếu có) hết cho Mục đồng hay không ?

Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Kính cám ơn câu hỏi của chị Thanh Trúc !

_ Thưa chị ! Thanh Trúc niệm Phật thì khi vãng sanh > Thanh Trúc vãng sanh.

Mục đồng xin hỏi lại chị câu này nhé :

_ Giả sử Thanh Trúc tu hành cần khổ nhiều năm tháng, nhiều kiếp số. Tất cả công đức có được, Thanh Trúc hồi hướng hết cho Mục đồng để Mục đồng thành đạo (hay thành Phật) còn Thanh Trúc thì vẫn mãi là "cây trúc xanh" trang điểm cho cuộc đời tẻ nhạt này. Vậy Thanh Trúc có vui lòng "bán CÁI" (toàn bộ công đức _ nếu có) hết cho Mục đồng hay không ?

Kính !

Mô Phật! Hồi hướng công đức mà còn phải đặt điều kiện "Bán cái" nữa sao!? Nếu vậy thì ở đây có bốn người, tôi làm cái chia cho bốn tụ theo câu kệ hồi hướng như sau:

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đồng sanh cõi Cực Lạc.

Chia như sau:

- Câu: "Nguyện đem công đức này" bán cái cho Mục Đồng.
- Câu: "Hướng về khắp tất cả" chia cho Thanh Trúc.
- Câu: "Đệ tử và chúng sanh" chia cho hoatihon.
- Câu: "Đồng sanh cõi Cực lạc" là phần tôi.


À! Vậy là tôi gom hết tất cả đem về cõi Cực Lạc rồi, sướng nhỉ!
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính anh Mục đồng !

Ở chủ đề bên kia :

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?23882-%C4%90i%E1%BB%81u-kh%C3%A1c-bi%E1%BB%87t-gi%E1%BB%AFa-Ph%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BA%A1o-v%C3%A0-Ngo%E1%BA%A1i-%C4%90%E1%BA%A1o&p=84813&viewfull=1#post84813

Anh nói "câu tuyên bố của H.t Tịnh Không là sai"("Cái Linh hồn của chúng ta bất tử, dù có đi đâu làm gì đi chăng nữa nó cũng sẽ không hề mất cho đến khi thành Phật").

Vậy người tu Tịnh Độ hướng tâm vào đâu khi "Không có TÔI thì TU làm gì ?", "Không có Linh Hồn thì AI sẽ vãng sanh ?", "Ai sẽ thành Phật ?"

Xin anh giải thích tiếp chỗ KHÓ HIỂU này !

Kính !


Hihihii,bài trước đã bị bạn Băng Tâm cho vào mục Hí luận.Vậy minh định xin trích dẫn bài kệ của Ngài Phật Âm để nói rõ hơn:

...Không có người làm Nghiệp
Không có người gặt quả báo
Chỉ có hiện tượng trôi chảy
Thấy khác thế là không đúng...

Như bạn đã biết,con người là tập hợp của ngũ uẩn là Sắc,Thọ,Tưởng,Hành,Thức.Trong đó Sắc là thân thể của chúng ta,còn bốn uẩn kia là cái mà chúng ta gọi là Tâm.Cái Tâm này quyết định tất cả,quyết định chúng ta sẽ "đi đâu,về đâu".Tâm tốt thì ta về nơi tốt,Tâm xấu thì chúng ta sa vào chỗ xấu.Đó là thuyết Luân Hồi của Đạo Phật với nền tảng là luật Nhân Quả.Từ đó sinh ra Nghiệp.

Cầu Vãng sanh Tịnh Độ nghĩa là vẫn còn trong Luân Hồi,Nhân Quả cho nên vẫn phải chịu tác động của Nghiệp lực.Vì vậy khi ai đó tu tập được vãng sanh thì khi về Tây Phương Cực Lạc sẽ là dòng Nghiệp thức của người đó.Ví như bạn Thanh Trúc được vãng sanh thì không phải Thanh Trúc về cõi Tịnh Độ mà là dòng Nghiệp thức của bạn sẽ đến Cực Lạc.Ngũ uẩn của bạn Thanh Trúc tan rã thì khi đó,do Tâm của bạn đã chí thành hướng về thế giới Cực Lạc, nên nghiệp thức của bạn sẽ đi theo hướng đó.Đó là Nhân Quả vậy.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Hihihii,bài trước đã bị bạn Băng Tâm cho vào mục Hí luận.Vậy minh định xin trích dẫn bài kệ của Ngài Phật Âm để nói rõ hơn:

...Không có người làm Nghiệp
Không có người gặt quả báo
Chỉ có hiện tượng trôi chảy
Thấy khác thế là không đúng...

Như bạn đã biết,con người là tập hợp của ngũ uẩn là Sắc,Thọ,Tưởng,Hành,Thức.Trong đó Sắc là thân thể của chúng ta,còn bốn uẩn kia là cái mà chúng ta gọi là Tâm.Cái Tâm này quyết định tất cả,quyết định chúng ta sẽ "đi đâu,về đâu".Tâm tốt thì ta về nơi tốt,Tâm xấu thì chúng ta sa vào chỗ xấu.Đó là thuyết Luân Hồi của Đạo Phật với nền tảng là luật Nhân Quả.Từ đó sinh ra Nghiệp.

Cầu Vãng sanh Tịnh Độ nghĩa là vẫn còn trong Luân Hồi,Nhân Quả cho nên vẫn phải chịu tác động của Nghiệp lực.Vì vậy khi ai đó tu tập được vãng sanh thì khi về Tây Phương Cực Lạc sẽ là dòng Nghiệp thức của người đó.Ví như bạn Thanh Trúc được vãng sanh thì không phải Thanh Trúc về cõi Tịnh Độ mà là dòng Nghiệp thức của bạn sẽ đến Cực Lạc. Ngũ uẩn của bạn Thanh Trúc tan rã thì khi đó, do Tâm của bạn đã chí thành hướng về thế giới Cực Lạc, nên nghiệp thức của bạn sẽ đi theo hướng đó.Đó là Nhân Quả vậy.

Ông Từ giữ miễu trước kia tu Tịnh Độ, vì mất lòng tin nơi pháp môn này, nhưng những lý thuyết căn bản về pháp môn Tịnh Độ vẫn chưa mất. Nay "cải đạo" qua Nguyên Thủy, đem giáo lý Nghiệp giảng về "nghiệp thức, nghiệp lực" và nói Thanh Trúc khi chết sẽ "theo dòng nghiệp thức" sanh về đó. Sao không nói trắng ngay là "đới nghiệp vãng sanh" theo pháp môn Tịnh Độ cho Thanh Trúc dễ hiểu.

Rõ ràng chạy đâu cho khỏi, dù cho ông Từ có nói tánh, nói tướng gì đi nữa cũng không thoát khỏi cái "tiềm thức tập khí" của tư tưởng Tịnh Độ còn chưa xóa hết được (hi, hi, mừng ông Từ còn chút lương tâm).
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Thanh Trúc đã viết:
.....
Vậy người tu Tịnh Độ hướng tâm vào đâu khi "Không có TÔI thì TU làm gì ?", "Không có Linh Hồn thì AI sẽ vãng sanh ?", "Ai sẽ thành Phật ?"

Xin anh giải thích tiếp chỗ KHÓ HIỂU này !

Kính !
Hihihii,bài trước đã bị bạn Băng Tâm cho vào mục Hí luận.Vậy minh định xin trích dẫn bài kệ của Ngài Phật Âm để nói rõ hơn:

...Không có người làm Nghiệp
Không có người gặt quả báo
Chỉ có hiện tượng trôi chảy
Thấy khác thế là không đúng...

Như bạn đã biết,con người là tập hợp của ngũ uẩn là Sắc,Thọ,Tưởng,Hành,Thức.Trong đó Sắc là thân thể của chúng ta,còn bốn uẩn kia là cái mà chúng ta gọi là Tâm.Cái Tâm này quyết định tất cả,quyết định chúng ta sẽ "đi đâu,về đâu".Tâm tốt thì ta về nơi tốt,Tâm xấu thì chúng ta sa vào chỗ xấu.Đó là thuyết Luân Hồi của Đạo Phật với nền tảng là luật Nhân Quả.Từ đó sinh ra Nghiệp.

Cầu Vãng sanh Tịnh Độ nghĩa là vẫn còn trong Luân Hồi,Nhân Quả cho nên vẫn phải chịu tác động của Nghiệp lực.Vì vậy khi ai đó tu tập được vãng sanh thì khi về Tây Phương Cực Lạc sẽ là dòng Nghiệp thức của người đó.Ví như bạn Thanh Trúc được vãng sanh thì không phải Thanh Trúc về cõi Tịnh Độ mà là dòng Nghiệp thức của bạn sẽ đến Cực Lạc.Ngũ uẩn của bạn Thanh Trúc tan rã thì khi đó,do Tâm của bạn đã chí thành hướng về thế giới Cực Lạc, nên nghiệp thức của bạn sẽ đi theo hướng đó.Đó là Nhân Quả vậy.

Cám ơn minhđịnh đã góp lời.

Chào Thanh Trúc ! Hôm qua Mục đồng hỏi mà Thanh Trúc phân vân không có câu trả lời. Ắt là bạn còn phân vân chưa rõ, nên nay Mục đồng xin nói rõ "trắng đen" :

Chúng ta sống đây là cái xác thân tứ đại sống, nương theo đó là phần tâm linh (bao gồm Thọ Tưởng Hành Thức) mà nôm na chúng ta thường gọi là TÌNH CẢM & SỰ HIỂU BIẾT (hay còn gọi là Lý Trí). Cái phần tâm linh ấy người bình dân chúng ta thường gọi là Linh Hồn, nhưng Phật giáo thì định danh là THẦN THỨC. Sở dĩ Phật giáo không xài lại từ Linh Hồn vì từ Linh Hồn mang ý nghĩa là một cá thể tự hữu (như định nghĩa của Hòa thượng Tịnh Không "Cái Linh hồn của chúng ta bất tử, dù có đi đâu làm gì đi chăng nữa nó cũng sẽ không hề mất cho đến khi thành Phật").
Với từ THẦN THỨC mà Phật giáo dùng thì cái phần tâm linh của ta chỉ là một HỢP THỂ giả kết, luôn biến đổi.

Khi ta tu hành thì chúng ta dùng cái THẦN THỨC này tu hành, bao nhiêu công đức thì cái THẦN THỨC này tích chứa hết, do vì có tích chứa nên có tiến bộ (đồng thời giải trừ bớt Ác Nghiệp).

Nếu được Vãng Sanh thì cái THẦN THỨC này vãng sanh, nhập thai trong Hoa Sen (do Phật lực biến hiện), thời gian ở trong thai sen lâu hay mau là do nghiệp chướng của chúng ta nhiều hay ít. Những bậc Đại Tu Hành của Tịnh Tông cũng phải nhập thai Sen (Thượng Phẫm Thượng Sanh) trong "thoáng chốc" (cái "thoáng chốc" này bằng cả triệu năm ở cõi Ta Bà này).

Trong Kinh A Di Đà có nói "HOA KHAI KIẾN PHẬT NGỘ VÔ SANH" nghĩa là đến khi Sen nở hành giả từ gương sen bước ra thì được thấy Phật _ Phật chính là BẢN THỂ TÂM của hành giả. Thấy Phật nghĩa là KIẾN TÁNH, KIẾN TÁNH liền nhận ra Thần Thức lâu nay chỉ là "bợn dơ đóng ngoài thành ly" chớ không phải là bản thể tâm của Ta.
Theo nghiệp mà Sanh tử Luân hồi là nó (Thần Thức) không nhận lầm nó là mình nữa thì không có ai Luân Hồi Sanh Tử nữa, nên gọi là VÔ SANH.

Như vậy nó (Thần Thức) không thành Phật _ mà tan rả _ như lớp bột thạch cao đắp mặt nạ.

Cái gì làm cho nó tan rả ? Cái Trí Tuệ Bát Nhã (có được sau khi ra khỏi thai sen) đã chiếu soi "Ngũ Uẩn Giai Không" làm cho nó tan rả (cũng có thể nói là "bốc hơi").

Thế đấy TU LÀ TA TU (Thần Thức), THÀNH PHẬT LÀ TA TIÊU (Thần Thức "bốc hơi").

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên