Không biết có phải do Nghiệp chướng kiếp trước để lại hay không nữa ( mong các thầy sư giúp đỡ con )

hungonelove

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 6 2012
Bài viết
1
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Kính thưa các sư thầy,
Con năm nay 21 tuổi, sinh ngày 18/10/1991. Con không biết vì sao số con gặp rất nhiều điều xui xẻo, mọi việc xảy ra quá nhiều làm con không thể nào quên được ngày xui xẻo ấy được.
Lúc 5 tuổi bị ốm sốt 40,5 độ may mắn có bác sĩ tới chơi nên thoát chết. Đến những lần xe tông vào đầu, té trên lầu xuống, té trên cây cao xuống .... đều thoát chết, lên lớp 9 con bị căn bệnh nặng khối u não trên đầu đúng vào ngày thi tốt nghiệp, 1 tháng sau con được ra viện, tưởng chừng như đã hết bệnh vậy mà nó cứ ám ảnh con và bị động kinh bất cứ lúc nào làm con bị suy nhược suốt 3 năm trời. Lên lớp 12 cũng vào ngày con thi tốt nghiệp lại 1 lần nữa căn bệnh ấy làm con không thể thi tốt nghiệp. Buồn lắm thầy ơi, gia đình con phài chạy lui chạy tới để chữa bệnh cho con nhưng các bệnh viện đều không chữa được, cuối cùng con được bác ruột con cúng cô nhờ cô chữa bệnh, và từ đó cho đến nay con không còn bệnh nữa nhưng để lại di chứng sau này như trí nhớ giảm rất nhiều, việc học càng trở nên khó khăn, trong cuộc sống của con gặp rất nhiều chuyện buồn chẳng hạn như giúp đỡ bạn thân của mình cho mượn 1 số tiền 5tr, cuối cùng họ không 1 lời cảm ơn còn trở mặt và không trả mà còn bị chửi, ấm ức lắm vì không làm được gì. 1 lần nữa cho ông anh họ nhà nghèo mượn 1tr để đi làm cuối cùng cũng không trả vì cờ bạc.Đó là số tiền giành giụm 4 năm (tiền đi làm,tiền ăn vặc ) đã tiêu tan hết. Bạn bè đến người thân con giúp đỡ rất nhiệt tình nhưng đổi lại con toàn gặp nhiều điều xui xẻo từ những việc làm ấy. Những công việc hằng ngày của con hầu như làm việc gì cũng thất bại cho dù cố gắng rất nhiều. Con nói năng không được hay và lủng củng nên nhiều lần bị mọi người hiểu lầm, vì vậy bạn bè cũng ít đi. Con chỉ kể 1 ít thôi chứ còn rất nhiều. Vì vậy mà con rất buồn, con buồn vì con chỉ làm gánh nặng cho cha mẹ, công sức bao nhiêu làm ra đều do mình làm mất, con muốn sau này phụng dưỡng cha mẹ nhưng cho đến bây giờ việc học của con chẳng ra gì, trí nhớ quá kém, con muốn giải nghiệp kiếp trước cho mình nhưng không biết phải làm sao. Mong các sư thầy giúp đỡ con. con cảm ơn rất nhiều
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Tất cả đều do nghiệp lực mà có. Chính những nghiệp đã được tạo nên trong quá khứ luân hồi, chiêu cảm nên cuộc sống hôm nay của đạo hữu.

Nếu muốn hóa giải nghiệp mau chóng thì đạo hữu hãy trì tụng chú Đại Bi.

Một lòng thành tâm trì tụng chú Đại Bi, tất cả nghiệp sẽ theo đó mà hóa giải. Đây là lời dạy của Hòa Thượng Ân Sư. Xin chia sẽ lại cho đạo hữu.

Mến !
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
- Đúng như Tấn Hạnh đã nói... ban cứ trì chú Đại bi (trì liên tục mỗi khi có tạp niệm, nếu lộn thì trì lại từ đầu) nội tâm sẽ dần dần ổn định, nội tâm ổn định thì tuệ sẽ khai mở, đến lúc đó... bạn sẽ biết được: Cái gì cần làm, cái gì không cần làm...(phải nhớ rằng: Không nên mong cầu bất kỳ một điều gì, nếu nghe tiếng nói.. hoặc thấy hình ảnh trong cõi vô hình... bạn không nên tin theo và cũng không nên chống lại nó: Mê nó, nó dẫn ta xa rời thực tại... dẫn đến bệnh thần kinh; chống nó, nó sẽ phá ta... cần phải cảnh giác!)
- Từ bi phải đi đôi với trí tuệ; bố thí ba la mật... rất tốt, nhưng nếu thiếu trí tuệ ba la mật... thì sẽ phát sinh nhiều chướng ngại, dẫn đến mất niềm tin, mất phương hướng... đáng tiếc lắm!
- Khi bạn muốn giúp ai, bạn nên xác định rằng: Họ trả lại cũng được, họ không trả lại cũng được... vì thế, bạn phải tự lượng sức!
- Khi giúp ai, bạn nên quên cái gọi là giúp của mình, không thấy rằng mình đã làm cái việc kia đó, không thấy rằng người kia... ta đã giúp họ ( không tự hào, không tự phụ, không tự đắc, không tỏ vẻ " ta đây"...), được như thế thì... họ có đối xử với ta như thế nào... ta cũng không bị tổn thương, không mất niềm tin, không mất phương hướng!
Vi trần cẩn chí!
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
- Đúng như Tấn Hạnh đã nói... ban cứ trì chú Đại bi (trì liên tục mỗi khi có tạp niệm, nếu lộn thì trì lại từ đầu) nội tâm sẽ dần dần ổn định, nội tâm ổn định thì tuệ sẽ khai mở, đến lúc đó... bạn sẽ biết được: Cái gì cần làm, cái gì không cần làm...(phải nhớ rằng: Không nên mong cầu bất kỳ một điều gì, nếu nghe tiếng nói.. hoặc thấy hình ảnh trong cõi vô hình... bạn không nên tin theo và cũng không nên chống lại nó: Mê nó, nó dẫn ta xa rời thực tại... dẫn đến bệnh thần kinh; chống nó, nó sẽ phá ta... cần phải cảnh giác!)
- Từ bi phải đi đôi với trí tuệ; bố thí ba la mật... rất tốt, nhưng nếu thiếu trí tuệ ba la mật... thì sẽ phát sinh nhiều chướng ngại, dẫn đến mất niềm tin, mất phương hướng... đáng tiếc lắm!
- Khi bạn muốn giúp ai, bạn nên xác định rằng: Họ trả lại cũng được, họ không trả lại cũng được... vì thế, bạn phải tự lượng sức!
- Khi giúp ai, bạn nên quên cái gọi là giúp của mình, không thấy rằng mình đã làm cái việc kia đó, không thấy rằng người kia... ta đã giúp họ ( không tự hào, không tự phụ, không tự đắc, không tỏ vẻ " ta đây"...), được như thế thì... họ có đối xử với ta như thế nào... ta cũng không bị tổn thương, không mất niềm tin, không mất phương hướng!
Vi trần cẩn chí!

Thư Gửi…
* * *
Dạo trước con có hỏi ta rằng: Sống, chết là vấn đề trọng đại sao sư lại bảo không quan trọng? Ta đáp: “Sống, chết” không phải là vấn đề quan trọng, chỉ có khổ đau là quan trọng mà thôi. Trả lời chung chung như thế sợ con không hiểu nên hôm nay ta phải viết trang này:
1. Sở dĩ vấn đề “sống, chết” không đáng quan tâm vì có sống ắt phải có chết, không ai là không phải chết, sớm muộn gì cũng phải chết, chẳng chết trẻ thì chết già, không sao tránh khỏi, dù thuật trường sinh có thể kéo dài tuổi sống nhưng không thể bất tử được.
“Sinh ra, rồi lớn, rồi già…
Rồi đau, rồi chết, rồi qua một đời”!
Vì thế “sinh, tử” là quy luật có gì đáng quan tâm, bao giờ chết mặc kệ, lo lắng làm chi cho thêm khổ, nếu lo lắng mà chẳng phải chết nữa thì nên lo, nhưng vô thường không tránh được, sinh tử chẳng riêng ai, do đó sinh tử chẳng phải là vấn đề cấp bách, chỉ có khổ đau là đáng phải quan tâm.
2. Khổ đau là vấn đề đáng quan tâm vì nó là cái không thoải mái nhất của kiếp con người và vạn loại chúng sinh: Khổ vì sinh kế, khổ vì già nua, khổ vì bệnh hoạn, khổ vì tai nạn, khổ vì chia ly, khổ vì tử biệt, khổ vì hận thù, khổ vì gặp cảnh trái ý, nghịch lòng… ngoài ra còn có muôn ngàn sự khổ khác nữa.
Các tôn giáo, các học thuật, các chủ thuyết… đua nhau ra đời cũng vì muốn giải quyết vấn đề khổ đau cho sinh loại, nhưng tất cả chỉ xoa dịu vơi bớt phần nào cảnh sống khổ đau, chứ không thể nào chấm dứt được những khổ đau cố hữu đã đè nặng con người cùng chúng sinh vạn loại vì lý do không xác định được nguồn gốc của đau khổ… chỉ chạy theo ảo ảnh hạnh phúc đối đãi nhất thời, vì thế chúng sinh vốn không thích khổ đau mà cứ mãi đâm đầu vào nó, tự liều lĩnh đứng lại giữa dòng thác đổ… thật đáng xót thương! Chỉ có Đạo Phật mới giải quyết được vấn đề khổ đau cho sinh loại vì biết được nguồn gốc của khổ đau và đã có được phương pháp thoát ly khổ đau! Đạo Phật được mệnh danh là Đạo cứu khổ, không phải là không có căn cứ.
a. Cái gì là nguồn gốc của khổ đau?
Chính lòng ham muốn là cội rễ của khổ đau, ham muốn nhiều thì khổ đau nhiều, ham muốn ít thì khổ đau ít, không còn ham muốn nữa thì không còn phải khổ đau!
Thật vậy, khi bắt đầu ham muốn một điều gì là đã bắt đầu cưu mang lấy khổ đau rồi, tiếp đến nào mưu này kế nọ, thao thức ưu tư, tìm phương thỏa mãn, đau đầu nhức óc, mất ngủ quyên ăn, ngày đêm trằn trọc… ôi, thật là khổ hết sức! Nhưng khi đạt được rồi lại chẳng vừa lòng, chỉ vui giây phút rồi lại nhàm chán, tiếp tục vọng cầu những thứ khác. Nếu không vọng cầu những thứ khác cũng chẳng yên thân được, vì sợ mất đi cái đã được. Do vậy, vui sướng chẳng được bao nhiêu mà khổ đau thì vô cùng, vô tận.
Lo âu mất mát mà không mất mát thì cũng nên lo, nhưng trái lại nào được như vậy: Có được thì có mất: Được thì vui, mất thì buồn… vì ngay trong cái được đã ươm sẵn mầm mất nên ngay trong cái vui đã sẵn chứa nỗi buồn!
Thành tựu được điều mình ham muốn còn phải chịu nhiều khổ đau huống là khi điều mình ham muốn không đạt được như ý thì khổ đau chắc là ghê gớm lắm! Đời muôn mặt, cạm bẫy khắp nơi, dễ gì không vướng mắc! Vì thế vào đời như chiến binh lâm trận dễ gì tránh khỏi mũi đạn, đường tên…!
b. “Ít ham muốn, biết đủ” là diệu dược giảm bớt khổ đau, tiêu mầm điên đảo, kiến lập yên vui trong kiếp khổ Ta-bà.
- Ít ham muốn là chỉ ham muốn những gì có khả năng tiêu mòn đau khổ, tăng trưởng yên vui.
- Biết đủ là bằng lòng với thực tại: Nhìn lên tuy còn thua xa người khác nhưng nhìn xuống còn lắm kẻ nheo nhóc khốn khổ hơn ta, ta phải tự dừng lại, không nên tham cầu quá trớn!
- Dục vọng: Vui ít, khổ nhiều… chớ nên mong mỏi!
- Dục chẳng vọng là ham muốn thiện giải thoát, ham muốn thoát khỏi điên đảo: Thể hiện nhân tính, thiên tính, Phật tính… vui nhiều khổ ít… phương tiện về nương.
Tình thương cũng vậy:
- Tình thương hướng thượng, từng bước khai phóng thấp hèn, vui nhiều khổ ít, giải thoát khổ đau.
- Tình thương hướng hạ thấp hèn, trao gánh khổ cho nhau ngày mỗi nặng oằn bao giờ yên rảnh, nào có vui gì: Vui giây phút, sầu khổ triền miên; thương gây khổ cho nhau, ấy là thương hại, đâu phải thật thương!
- Thương dắt nhau qua miền giải thoát, tháo gỡ cho nhau những xiềng xích gông cùm, chấm dứt khổ đau, kiến lập yên vui vĩnh hằng bất hoại, như thế mới đúng nghĩa yêu thương.
- Thực hành lý tưởng Từ-bi: Khai phóng thấp hèn, cùng nhau hướng về tối thượng, chẳng ngại khó khăn, chẳng nề gian khổ, sau trước một lòng, không lay không chuyển, mới đúng là tình thương chân thật.
- Tình thương chân thật, khai phóng mọi thấp hèn, không thiên vị, bình đẳng với mọi đối tượng chúng sinh, chính là tâm Từ-bi của Chư Phật. Học đòi Chư Phật không phải là khát vọng ảo huyền, vì nhiều ít gì thứ tình thương đó cũng đã có sẵn trong mỗi chúng ta và sự thể hiện tình thương ấy không phải là không có, dù chỉ giây phút thôi cũng đủ chứng tỏ rằng: Chúng ta đã là Phật rồi và hiện tại cũng là Phật, mặc dù cái Phật ấy chưa liên tục. Sở dĩ cái Phật của chúng ta chưa liên tục vì chúng ta suy nghĩ lung tung: Danh, lợi, sắc, tình, được, mất, hơn, thua, hưng, suy, vinh, nhục… Nếu lòng ta thường “rỗng, sáng” như gương và thể hiện tính bình đẳng khách quan không gián đoạn thì cái Phật của chúng ta sẽ liên tục chỉ đạo chúng ta thành tựu Phật hạnh, chẳng phải vọng cầu. Vì cái Phật đó chẳng từ đâu đến và nó cũng chẳng đi về nơi đâu, do đó khởi tâm vọng cầu tức thời nghìn trùng xa cách. Vọng cầu chẳng khởi, vạn khổ liền không, an trú Niết-bàn, bất ly sinh tử!
3. Tuổi sống không nhất định, chúng ta có biết được chắc chắn cuộc đời chúng ta sẽ kết thúc ở một thời điểm nhất định nào đâu! Nếu thiếu Phước đức, chúng ta có thể chết bất kỳ lúc nào, không sao lường trước được!
Tu chỉnh bản thân, “rỗng, sáng” bổn tâm giúp chúng ta bình tỉnh và sáng suốt để đương đầu với những sóng gió của cuộc đời, mới không còn những liều lĩnh phi lý; mới hy vọng tăng thêm tuổi sống, hội ngộ bền lâu chẳng mất hướng lạc đường, mới kiến lập được hạnh phúc vĩnh hằng bất hoại, dừng bước đi hoang trên con đường sinh tử.
“Chớ hẹn tuổi già mới học Đạo,
Mồ hoang lắm kẻ tuổi thanh xuân”…
Tóm lại: Vấn đề sống chết là vấn đề phụ, chẳng đáng quan tâm! Vấn đề chính cần phải giải quyết là vấn đề khổ đau!
- Sống chết là quy luật, là lẽ thường nhiên không cần lưu ý đến, nếu lưu ý chỉ thêm phiền não, chẳng lợi ích gì.
- Không còn quan tâm đến vấn đề sống chết, bao giờ chết cũng được: Không tham sống sợ chết và cũng không tham chết sợ sống, như thế là đã ra khỏi “sống, chết”, là đã giải quyết được vấn đề “sinh, tử” rồi vậy.
- Khổ đau là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết, mặc dầu “chấp nhận khổ để tìm phương cứu khổ” nhưng phải từng bước tiêu mòn quả khổ thì sự hy sinh ấy mới đúng nghĩa hy sinh. Nếu chấp nhận khổ mà không tiêu mòn được khổ, trái lại chồng chất thêm khổ não đọa đày thì không nên phương tiện vậy!
- Biết được tham vọng là cội rễ của khổ đau. Từng bước tiêu mòn tham vọng, từng bước khổ đau bị đẩy lùi! Khổ đau chấm dứt, hạnh phúc liền kề, chẳng phải nhọc lòng tìm kiếm đâu xa! Nếu mãi vọng cầu, chạy theo ảo ảnh hạnh phúc, sẽ phải đày đọa cuộc đời trong giấc khổ trầm luân! Chớ nên nhân danh hạnh phúc mà hành động phi lý: Nhận chìm chính bản thân mình và tất cả chúng sinh trong “biển đắng, sông cay”, uổng phí nhân thân, uổng đời nhân trí!
- Chúng ta và tất cả chúng sinh đều là Phật, mặc dù cái Phật đó chưa liên tục, nhưng không vì thế mà phủ nhận giá trị chân thật đó. Chúng ta tìm cách thức dậy cái Phật sẵn có ấy: Suy nghĩ, nói năng và hành động theo sự chỉ đạo của cái Phật ấy, chắc chắn rằng khổ đau sẽ ngày mỗi thưa dần, cánh hoa hạnh phúc sẽ ngày mỗi nhiều hơn, trang điểm vườn đời thêm xuân sắc.
Chân Như Không Tánh 1990

Tái bút:
- Ngày ấy khi đọc được mấy dòng của con, lòng ta hỗn loạn, ta lang thang khắp nơi nhưng không thể nào xóa sạch, ta đành trở về, viết thư này cho con nhưng chưa kịp gửi thì ta đã khùng mất rồi! Hiện tại mọi người tưởng rằng ta đã lập gia đình... không, đó là bà cô của ta, đã cưu mang ta từ lúc ta khùng (mọi người thấy ta khùng đều sợ ta, xa lánh ta, nhưng chỉ có cô ấy là không sợ ta, cưu mang ta và động viên ta viết bài... khi ta tỉnh lại).
- Nếu tiện thì con nên tìm đọc tập "Ma ảnh thiền / Không tánh" sẽ hiểu về ta!
- Nếu con đọc được trang này, con hãy thông cảm cho ta... cố gắng tu hành nghe con nhé!

Vi trần (Giác Đạo Ta Bà) Cẩn chí!
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

Xin THẦY cho đường linh về "Ma ảnh thiền / Không tánh" để học trò tìm đọc
Kính cám ơn
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Xin THẦY cho đường linh về "Ma ảnh thiền / Không tánh" để học trò tìm đọc
Kính cám ơn

Gửi MTLR!
- Ma ảnh thiền... viết năm 2001, lúc đó chưa có máy tính, nhờ người đánh thuê nên bản gốc không có sẵn ở máy, vì thế chưa chưa gửi cho bạn được, tôi sẽ gửi cho bạn một ngày gần đây. Bấy giờ bạn cho phép tôi được gửi cho bạn tôi một lá thư, xin bạn tha lỗi cho tôi nhé!

Ngày 06 tháng 09 năm 2014.
Gửi anh Minh...

Thắm thoát đã 42 năm kể từ khi rời khỏi giảng đường Đại học, hôm nay chợt nhớ về anh nên tôi vội viết đôi dòng kính gửi:
Anh ơi! Đà lạt bây giờ ra sao? Vẫn còn nét tinh khôi như ngày nào... hay là đã mất đi rồi nét hoang sơ tĩnh lặng?
Hiện tại anh ra sao? Vẫn còn ở Linh Sơn tự hay là đã trở về quê hương "gió Lào, cát nóng"?
Sức khỏe của anh... giờ nó thế nào? Bệnh của anh giờ nó ra sao? Một lá phổi còn lại của anh ... có còn đủ khí thở không anh?
Tôi bây giờ... không khác gì anh, lá gan của tôi đã "hoại tử" rồi, từng cơn đau nó hành hạ tôi... khiến tôi "nửa tỉnh nửa say", hình như tôi không còn thấy có tôi: Tôi quên tất cả nhưng có lúc thì "cái gì tôi cũng nhớ". Tuy nhiên, tôi phải cảm ơn nó vì nhờ có nó mà tôi chẳng là tôi, nó đã giúp tôi thoát khỏi "lao tù lục đạo".
Lâu quá rồi, chắc anh không còn nhớ! Tôi và Long... hai đứa ngày xưa, lúc trả lại nhà thuê, đã đem tượng Phật Thích Ca gửi ở nơi anh, nhưng mãi đến hôm nay vẫn chưa một lần trở lại. Long ngày ấy đã "cắt ái ly gia" nhưng đến năm 1975 lại phải "tù trong lục đạo" và đến bây giờ cũng đã sáng mắt rồi! Tôi tuy không "tù trong lục đạo" nhưng bởi " tù trong thánh đạo" nên đã phải điên khùng suốt mấy mươi năm, giờ tỉnh ra... mới biết sai lầm, vì " thánh, phàm... là cặp song sinh" không đơn phương tồn tại!
Bài "Chinh phu thi / Sương Nguyệt Ánh" anh viết tặng tôi, đến nay tôi vẫn còn nhớ mãi: "Đình thảo thành hào liễu hữu ti, chinh phu hà nhựt thị quy kỳ; bán liêm tàn nguyệt thương tâm dạ, nhứt chẩm đề quyên lạc lệ thì. Tái Bắc vân trường cô nhạn ảnh, giang Nam sương lạc lạo nga mi; tái lai ký đệ tương tư mộng, tang đáo quân biên tri bất tri!
Áo não quá, bi thảm quá! Anh cho tôi được phép sửa lại 2 câu thơ cuối: Chúng sinh trầm nịch Nam Kha mộng, thế giới vô thường tốc liễu tri!" để cho phù hợp với tâm trạng chúng ta, nghe anh nhé!
Thật vậy, "tăng sĩ lữ hành" có khác gì một chiến binh, ngoài "nhất bát, tam y" không có gì thêm nữa! Giãi nắng giầm sương: Không chiếu không giường... bữa đói bữa no... lang thang vất vưởng! Luôn cảnh giác vì kẻ thù trong tâm đang rình rập, chờ cơ duyên để đánh úp chúng ta; ngoài ra còn phải phương tiện tùy duyên... dắt chúng sinh về nơi tịnh lạc.
Ngày xưa, anh thường nói 2 chữ " bằng lòng"... đến bây giờ... anh đã bằng lòng thật sự hay chưa? Nếu anh vẫn còn sống... tức là anh đã bằng lòng, nếu anh chết mất rồi... tức là anh chưa bằng lòng đó vậy!
Nói đùa thôi, xin anh đừng hờn nhé! Dù còn sống hay là anh đã chết, cũng chúc anh hạnh nguyện sớm viên thành: Kiếp kiếp thị hiện hóa thân dạo khắp cõi trần, dẫn dắt chúng sinh hữu duyên về nơi an dưỡng!

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát Ma ha tát.
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Gửi MTLR!
- Ma ảnh thiền... viết năm 2001, lúc đó chưa có máy tính, nhờ người đánh thuê nên bản gốc không có sẵn ở máy, vì thế chưa chưa gửi cho bạn được, tôi sẽ gửi cho bạn một ngày gần đây. Bấy giờ bạn cho phép tôi được gửi cho bạn tôi một lá thư, xin bạn tha lỗi cho tôi nhé!

Ngày 06 tháng 09 năm 2014.
Gửi anh Minh...

Thắm thoát đã 42 năm kể từ khi rời khỏi giảng đường Đại học, hôm nay chợt nhớ về anh nên tôi vội viết đôi dòng kính gửi:
Anh ơi! Đà lạt bây giờ ra sao? Vẫn còn nét tinh khôi như ngày nào... hay là đã mất đi rồi nét hoang sơ tĩnh lặng?
Hiện tại anh ra sao? Vẫn còn ở Linh Sơn tự hay là đã trở về quê hương "gió Lào, cát nóng"?
Sức khỏe của anh... giờ nó thế nào? Bệnh của anh giờ nó ra sao? Một lá phổi còn lại của anh ... có còn đủ khí thở không anh?
Tôi bây giờ... không khác gì anh, lá gan của tôi đã "hoại tử" rồi, từng cơn đau nó hành hạ tôi... khiến tôi "nửa tỉnh nửa say", hình như tôi không còn thấy có tôi: Tôi quên tất cả nhưng có lúc thì "cái gì tôi cũng nhớ". Tuy nhiên, tôi phải cảm ơn nó vì nhờ có nó mà tôi chẳng là tôi, nó đã giúp tôi thoát khỏi "lao tù lục đạo".
Lâu quá rồi, chắc anh không còn nhớ! Tôi và Long... hai đứa ngày xưa, lúc trả lại nhà thuê, đã đem tượng Phật Thích Ca gửi ở nơi anh, nhưng mãi đến hôm nay vẫn chưa một lần trở lại. Long ngày ấy đã "cắt ái ly gia" nhưng đến năm 1975 lại phải "tù trong lục đạo" và đến bây giờ cũng đã sáng mắt rồi! Tôi tuy không "tù trong lục đạo" nhưng bởi " tù trong thánh đạo" nên đã phải điên khùng suốt mấy mươi năm, giờ tỉnh ra... mới biết sai lầm, vì " thánh, phàm... là cặp song sinh" không đơn phương tồn tại!
Bài "Chinh phu thi / Sương Nguyệt Ánh" anh viết tặng tôi, đến nay tôi vẫn còn nhớ mãi: "Đình thảo thành hào liễu hữu ti, chinh phu hà nhựt thị quy kỳ; bán liêm tàn nguyệt thương tâm dạ, nhứt chẩm đề quyên lạc lệ thì. Tái Bắc vân trường cô nhạn ảnh, giang Nam sương lạc lạo nga mi; tái lai ký đệ tương tư mộng, tang đáo quân biên tri bất tri!
Áo não quá, bi thảm quá! Anh cho tôi được phép sửa lại 2 câu thơ cuối: Chúng sinh trầm nịch Nam Kha mộng, thế giới vô thường tốc liễu tri!" để cho phù hợp với tâm trạng chúng ta, nghe anh nhé!
Thật vậy, "tăng sĩ lữ hành" có khác gì một chiến binh, ngoài "nhất bát, tam y" không có gì thêm nữa! Giãi nắng giầm sương: Không chiếu không giường... bữa đói bữa no... lang thang vất vưởng! Luôn cảnh giác vì kẻ thù trong tâm đang rình rập, chờ cơ duyên để đánh úp chúng ta; ngoài ra còn phải phương tiện tùy duyên... dắt chúng sinh về nơi tịnh lạc.
Ngày xưa, anh thường nói 2 chữ " bằng lòng"... đến bây giờ... anh đã bằng lòng thật sự hay chưa? Nếu anh vẫn còn sống... tức là anh đã bằng lòng, nếu anh chết mất rồi... tức là anh chưa bằng lòng đó vậy!
Nói đùa thôi, xin anh đừng hờn nhé! Dù còn sống hay là anh đã chết, cũng chúc anh hạnh nguyện sớm viên thành: Kiếp kiếp thị hiện hóa thân dạo khắp cõi trần, dẫn dắt chúng sinh hữu duyên về nơi an dưỡng!

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát Ma ha tát.

Gửi MTLR.
- Vì ngồi lâu đau bụng nên "Ma ảnh thiền" vẫn chưa chép xong, khi nào chép xong, tôi sẽ gửi cho bạn, mong bạn thông cảm!
- Chỉ có chư Phật mới là thầy của chúng ta, chúng ta cũng là chư Phật, nhưng cái Phật ấy chưa xuất hiện liên tục, vì thế chúng ta vừa là thầy vừa là trò, chúng ta nên xem nhau như bạn (... Bất thối Bồ tát vi bạn lữ...), đừng dùng kính ngữ làm gì! Chúng ta gặp nhau ở đây chỉ là những người vô hình, đừng khách sáo nữa nghe bạn!
- Nếu chúng ta không nghĩ rằng mình là một cái gì... thì thiên hạ có như thế nào đối với chúng ta... chúng ta cũng bình thường:
Tĩnh lặng như như... thế giới như... đạo, đời... không khuyết cũng không ưu, trần gian lai khứ... không lai khứ... tỉnh lặng như như... thế giới như! (Vi trần cẩn chí!)
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Gửi MTLR.
- Vì ngồi lâu đau bụng nên "Ma ảnh thiền" vẫn chưa chép xong, khi nào chép xong, tôi sẽ gửi cho bạn, mong bạn thông cảm!
- Chỉ có chư Phật mới là thầy của chúng ta, chúng ta cũng là chư Phật, nhưng cái Phật ấy chưa xuất hiện liên tục, vì thế chúng ta vừa là thầy vừa là trò, chúng ta nên xem nhau như bạn (... Bất thối Bồ tát vi bạn lữ...), đừng dùng kính ngữ làm gì! Chúng ta gặp nhau ở đây chỉ là những người vô hình, đừng khách sáo nữa nghe bạn!
- Nếu chúng ta không nghĩ rằng mình là một cái gì... thì thiên hạ có như thế nào đối với chúng ta... chúng ta cũng bình thường:
Tĩnh lặng như như... thế giới như... đạo, đời... không khuyết cũng không ưu, trần gian lai khứ... không lai khứ... tỉnh lặng như như... thế giới như! (Vi trần cẩn chí!)

Gửi Mùa Thu Lá Rụng!

Ma Ảnh Thiền...
Thay lời Tựa
***
Thiền đạo vốn vô ngôn vì mọi khái niệm đều không mở được cửa thiền, nhưng khái niệm có thể tiêu mòn và quét sạch khái niệm nên tạm mượn đôi dòng điên đảo, đảo điên.
Thân phận hèn mọn của một kiếp người thiết nghĩ chẳng có gì đáng để ghi lại, nhưng kinh nghiệm của người đi trước dù tốt hay xấu cũng đều là chìa khóa giúp người sau mở được cửa thiền, vì thế không ngại lời thô ý thiển, kẻ quê mùa dốt nát này mạo muội viết lên trang “Ma ảnh thiền” những mong góp phần quét sạch mây mù cho trời đất sáng bừng giúp muôn người vững vàng thoát ly sinh tử ngay trong dòng chảy tử sinh này và trực nhận được “ Thiền khách là khán giả chứ không phải là diễn giả”… để có được tư duy khách quan hơn mới dễ dàng hội nhập chân tánh, mới sớm tỉnh cơn mê trong giấc đời đại mộng.
Đôi dòng quê mùa thô kệch, có chỗ nào không được như ý, kính mong quý độc giả từ bi hỷ xả.

Ngày 14 tháng 09 năm 2001 (27/07 Tân Tỵ) Chân Như Không Tánh (Cẩn chí).

I. Khái niệm thiền học :
Thiền học là môn học giúp ta có cái nhìn khách quan khi trực diện nội ngoại giới. Tùy theo mức độ khách quan và tùy theo phương tiện thực hành mà thiền học được phân chia thành nhiều loại khác nhau như: Thế gian thiền, Xuất thế gian thiền, Nhị thừa thiền, Đại thừa thiền, Tối thượng thiền, xứng tánh thiền, Tổ thiền, Mật thiền, Ngoại đạo thiền.
1.Thế gian thiền là loại thiền giúp ta có được mức độ khách quan tương đối trong cảnh giới thế gian tương đối. Loại thiền này chỉ nhằm phục vụ cho tham vọng thế gian nên mức độ khách quan của loại thiền này không có được bao nhiêu.
2. Xuất thế gian thiền y cứ vào những sinh diệt đối đãi, vô thường biến đổi của vạn hữu để có được những nhận định khách quan hơn về nhân sinh và vũ trụ.
3. Nhị thừa thiền là loại thiền y cứ vào những sinh diệt đối đãi, vô thường biến đổi của nhân sinh và vũ trụ để sinh tâm chán ngán, nương tịnh cảnh để tịnh tâm, nhưng bởi chưa phát hiện được thật tánh và thật tướng của vạn hữu nên đa số “Trầm không, thủ tịch”. Loại thiền này như “đá đè cỏ”, làm ngơ trước mọi sự việc để được yên thân, do đó khi nội thức quá sâu sắc, hành giả thường thúc thủ hoặc toan tính bỏ thân vì cứ tưởng rằng chính cái thân xác này là nguyên nhân của mọi sự rắc rối. Đây là loại thiền “Thủ chấp không tịch”.
4. Đại thừa thiền là loại thiền phát hiện được chân tướng của vạn hữu là vô tướng (vì thay đổi theo duyên), là huyễn giả nên không sợ vạn hữu, chấp nhận đối mặt vạn hữu và cảnh giác bằng “Định như huyễn” (Như huyễn tam muội). Tuy biết được vạn hữu huyễn hóa nhưng chưa phát hiện được cái thật tánh của vạn hữu, cái thật hữu của vạn hữu, nên còn chấp huyễn do đó hành động bất chấp dẫn đến dễ nhuận sinh nghiệp. Loại thiền này trụ vào “Huyễn pháp”.
5. Tối thượng thiền là loại thiền vượt khỏi đối đãi hữu vô, nhận được lý “bất hữu trung hữu, phi vô trung vô”, thấy được cái chân thật thường tại, chẳng phải hữu, chẳng phải vô, nhưng thật hữu bất biến, do đó chẳng chấp hữu, chẳng chấp vô, chẳng ly hữu chẳng ly vô, liễu ngộ trung đạo đệ nhất nghĩa. Loại thiền này an trụ vào “Chân như”.
6. Xứng tánh thiền là loại thiền xứng tánh thanh tịnh, niệm khởi liền biết (tất cả mọi khái niệm đều là khách thể) vận dụng kiến giải thiền học để thanh lọc và quét sạch khái niệm, đây là loại thiền “Cảnh giác niệm”.
7. Tổ thiền là loại thiền truyền tâm (dĩ tâm ấn tâm) thông qua một vị thầy tổ nào đó. Hệ thống tổ thiền bắt đầu từ Mahacadiếp đến Huệ Năng, trải qua tất cả 33 đời (28 Ấn + 5 Hoa) mỗi đời chỉ truyền cho một người lấy y bát làm biểu chứng đây là loại thiền “ Quy nguyên”.
8. Mật thiền là loại thiền trụ niệm bằng Đalani để đối trị tạp niệm, loại thiền này thích hợp cho những người nhiều hoang tưởng, nhưng nếu kiến giải thiền học không vững vàng có thể bị “lạc cảnh giới" dẫn đến hành động điên đảo, tác hại chúng sinh và tổn hại bản thân nếu cuồng tín hoặc thất chí.
9. Ngoại đạo thiền là loại thiền vọng bắt nguồn từ khát vọng, nhằm mục đích thỏa mãn khát vọng…
(còn tiếp)
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Ma ảnh thiền (tiếp theo).

II. Ma ảnh thiền :
1.Định nghĩa: Ma ảnh thiền là loại thiền có thể xuất phát từ 1 trong 9 loại thiền đã nói ở phần “Khái niệm thiền học” khi không khách quan được với nội thức, bị nội thức hấp dẫn duyên sinh ảo giới, xa lìa thực tế đắm chìm trong cái ảo giác do nội thức và vô tướng giới duyên sinh (mắc kẹt ở nội thức, mắc kẹt ở ảo cảnh).
2. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân đưa đến ma ảnh thiền nhưng có lẽ nguyên nhân mạnh nhất đưa ta đến ma ảnh thiền là cuồng tín hoặc thất chí. Dù chánh hay tà, chân hay ngụy, tiểu hay đại, thiên hay viên… nếu cuồng tín hoặc thất chí cũng có thể đưa ta lạc vào ma cảnh. Trạng thái “lú lẫn khi tuổi già” cũng là trạng thái “lạc cảnh giới” vì nội thức quá sâu sắc duyên sinh ảo giới.
3. Hình thái: Tùy loại nội thức mà duyên sinh nhiều ảo giới khác nhau: Địa ngục giới, Ngạ quỷ giới, Cầm thú giới, Atula giới, Nhân giới, Thiên giới, Thinh văn giới, Duyên giác giới, Bồ tát giới, Phật khái niệm giới… nhưng tất cả chỉ là ảo giác duyên sinh ảo giới. Hình thái ấy phong phú đa dạng, khởi niệm liền có, vì thế nó dễ hấp dẫn ta khiến ta say đắm, quên mất thực tại, ma lực ấy khiến ta có cảm giác nhẹ nhàng, lâng lâng như ngây như dại, quên ăn quên ngủ… bào mòn thân xác đến khi “sức cùng lực tận”, hơi thở cuối cùng ra đi không trở lại, liền lúc ấy ảo giới của niệm cuối cùng là chỗ đi về của hành giả.
4. Nhận định: Ma ảnh thiền là loại thiền đưa ta vào ma cảnh nhưng đã không ít người khao khát nó, vì thế người tu hiện tại đa số khi tuổi về già thường bị rơi vào cảnh giới ma ấy, do vậy mà thường có những triệu chứng lơ lơ lãng lãng, khi nhớ khi quên, nói năng loạn xạ hành động không bình thường…

III. Kinh nghiệm bản thân:
Ma cảnh bản thân tôi đã kinh qua không sao kể hết, ở đây chỉ xin kể vài trường hợp điển hình trong 3 lĩnh vực: Phật pháp giới, Chiến tranh giới, Tình cảm giới.
1. Phật pháp giới (Lĩnh vực Phật pháp):
Xuất gia tu hành yên ổn được một thời gian, sau đó sóng gió nổi lên, tôi cố hết sức cũng không thích nghi được nên một hôm tôi đến trước Phật điện bạch rằng:
- Con đã hết cách, không thể tiếp tục mang hình thức tu sĩ nữa, bạch Phật chứng minh cho con được “xả y bát”. Bạch xong tôi vào thiền thất tĩnh tọa ít phút sau tôi thấy một tăng sĩ hình vóc to lớn “mặc áo tràng màu đà” trong tư thế tĩnh tọa hỏi tôi rằng: Thích Ca lỗi hay Di Lặc lỗi? Tôi cố gắng tư duy câu nói ấy nên khái niệm hình thành đưa tôi về với hiện thực. Biết được ý chỉ ấy nên tôi bỏ ý định “xả y bát” và cố gắng tinh tấn hơn, nhưng cũng chỉ cố gắng được đến ngày 24 tháng 10 năm Canh ngọ (1990) tôi phải lần nữa quỳ trước Phật điện bạch rằng:
- Kính bạch đức thế tôn con đã cố gắng hết sức, hôm nay không thể cố gắng thêm được nữa, dù Ngài đồng ý hay không con cũng xin được xả y bát.
Y bát tuy đã xả nhưng tôi vẫn giữ hạnh. Do cùng đường thất chí và làm việc quá sức nên chứng đau gan liên tục hành hạ tôi, tôi ăn ngủ ngày một ít đi, sức khỏe yếu dần, nằm liệt giường không đi đâu nữa.
Một hôm cha tôi đến thăm, thấy bàn thờ bụi bặm bảo tôi rằng: Sao không lau bàn ghế lại để dơ thế này? Tôi bảo rằng: Bệnh quá có tu hành được nữa đâu, thôi để các ngài đi đâu thì đi!
Lau bàn ghế đốt hương xong cha tôi vô nhà trong. Tôi nằm thiếp đến chừng nửa buổi sáng chợt thấy cửa chánh điện tự nhiên mở rộng, sau đó có rất nhiều người từ trong chánh điện đi ra tôi choàng ngồi dậy nhìn lên chánh điện thấy cửa vẫn đóng, không thấy gì cả… tôi tiếp tục nằm xuống. Mãi đến trưa tôi thấy đứng bên giường tôi nằm là Ngài Sư Tử Hống Bồ tát tay cầm pháp khí hàng ma và đứng chắn ngang cửa vào thiền thất là Ngài Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ tát. Tôi mở mắt ra xem thử không thấy gì, tôi thầm nghĩ: Các Ngài đến từ biệt mình rồi đó! Tôi nhắm mắt lại nằm yên; đến chiều tối, tôi thấy hai người mặc quần áo đen đi vào bằng cửa thiền thất, tôi mở mắt ra nhìn không thấy ai, tôi lẩm bẩm: Vậy là đã đến lúc rồi đó! Từ đó ma cảnh xuất hiện, người đến đông nghẹt cả trong lẫn ngoài… yêu cầu tôi thuyết pháp; tôi thuyết giảng từ lúc bắt đầu tối mãi đến gần sáng… không biết thuyết giảng như thế được bao lâu, một hôm chị tôi bảo rằng: Nói gì mà nói suốt đêm, không cho ai ngủ vậy? Tôi bảo: Có người yêu cầu mới nói chứ, nếu không cho nói nữa, tôi đi đến chỗ khác để nói. Từ đó tôi bắt đầu đi lang thang…
Lang thang vô định mỏi mệt lại trở về tịnh thất ngủ, Má tôi tuy lúc nào cũng dọn cơm sẵn cho tôi nhưng có lúc tôi ăn, có lúc tôi đổ. Bà đi bốc thuốc về cho tôi uống nhưng chẳng kết quả gì, khi thì ngủ ly bì không sao thức dậy được, khi thì thức trắng đêm không sao chợp mắt, trong khi ấy nhiễu âm và nhiễu ảnh (ảo ảnh) cứ khuấy động mãi làm cho tôi ngày mỗi xa rời thực tế. Một hôm Má tôi bưng bát thuốc đưa tôi, tôi bưng bát thuốc ném ra rào, miệng bảo rằng: Bệnh gì không chẩn mạch mà lại bốc thuốc? Từ ấy tôi không phải uống thuốc nữa, Cha, má, chị và các em tôi lại chạy theo thầy bùa thầy ngải, ông đồng bà bóng…
Một ngày nọ tôi nằm trên tấm phản đặt dưới đất trong một căn nhà gỗ ở phía đông, khi ấy có một bà đồng đến đứng dưới chân tôi, tôi đạp chân bảo rằng: Đi đi đứng đó tao đá bây giờ! Bà đồng vội vàng rút lui.
Bệnh tôi ngày một nặng thêm, một hôm nằm trong thiền thất, miệng tôi niệm danh hiệu các Đức Phật trong khi tay phải tôi đưa ra lướt nhẹ từ thấp lần đến cao (vì khi ấy tôi thấy có người lênh đênh trên mặt biển nên tôi đưa tay ra vớt). Liền khi ấy một tên thầy bùa thầy ngải gì đó bước đến chụp vào bụng tôi, tôi ngồi bật dậy và nói rằng: Sao lại chụp vào người tôi, tên ấy liền đứng sang một bên, tôi đi thẳng lên chánh điện rút then gỗ cài cửa cầm trên tay, mở cửa chánh điện bước ra sân đứng gần cây mận, miệng bảo rằng: Có giỏi thì ra đây! Tên ấy bước ra đứng cách tôi chừng 4 đến 5 mét miệng hắn nói: Tao bẻ cổ mày! Tôi bảo: Hãy làm thử coi rồi miệng tôi đọc chú Kim Cang Uế Tích. Tên thầy liền bỏ đi vào nhà cùng cha tôi.
Mấy ngày sau Cha tôi, em trai tôi, em rễ tôi… ra chỗ tôi ở lén chụp bắt tôi rồi đè xuống bóp mũi bắt tôi uống thứ thuốc bùa ngải gì đó, tôi không uống, Cha tôi dùng vật gì đó cậy răng tôi đổ thuốc làm cho môi trái trên tôi bị xướt và răng tôi bị mẻ, đau nhức suốt từ đó (sau này tôi phải đi nhổ 2 cái răng trên và dưới ấy mới thấy êm được).
Gia đình tôi tốn không biết bao nhiêu tiền cho những tay thầy bùa thầy ngải và ông đồng bà bóng nhưng bệnh ngày một nặng thêm. Tôi ngày một yếu và ít đi xa hơn chỉ quanh quẩn ở nhà, không còn cách nào khác nữa, các em của tôi cùng với cha tôi lừa bắt tôi đưa đi bệnh viện, vào bệnh viện có lần tôi trốn ra biển lội thẳng xuống nước nhưng sóng lại đẩy tôi vào bờ, làm như thế đến 3 lần… sóng cũng đẩy tôi vào bờ; tôi quay lưng lại đi theo bờ cát một quảng rồi lên đường… đi tiếp đến một ngã tư… đến một gốc cây to bên cạnh một quán hớt tóc, tôi nằm ngủ một giấc, sau đó thức dậy tiếp tục lang thang; em trai tôi đi tìm gặp tôi chở tôi đến nhà cậu tôi chơi một lúc rồi chở tôi trở về bệnh viện. Từ đó Cha tôi lúc nào cũng bám sát tôi, có lần tôi tính trốn viện, Cha tôi ngăn lại, tôi dùng gạch thẻ đánh Cha tôi chảy máu đầu, rõ thật quá điên khùng!
Nằm viện gần 1 tháng tôi được chạy điện và chích thuốc ngủ dần dần tôi có phần tỉnh hơn. Xuất viện về nhà tôi mặc pháp phục… tiếp tục hành đạo nhưng nhiễu âm và nhiễu ảnh vẫn khuấy động… mạnh nhất là trong những giấc thiền. Tôi đi khắp nơi nhưng vẫn không thể nào ổn định được, tôi đành phải xả y bát lại một lần nữa.
Trở về nhà, đóng cửa thiền thất tĩnh tọa luôn 3 ngày đêm, đến đêm thứ 3 tôi nghe tiếng thuyết pháp, tôi liền chất vấn, cuối cùng không trả lời được câu hỏi của tôi, nhiễu âm nhiễu ảnh liền ẩn và tôi liền thực hành pháp “Liên Hoa Quán”…
Tôi quán tưởng khắp mặt đất mọc đầy những hoa sen lớn dần lớn dần bằng bánh xe rồi quán tưởng đưa những hoa sen ấy lên trời, đến lưng chừng hư không tự nhiên những đóa sen rơi xuống rất nhanh như có ai cột dây kéo xuống, tôi thầm nghĩ: Bị phá nữa rồi! Tôi liền xả thiền và từ đó không dụng công quán tưởng nữa.
Nhờ ăn ngủ bình thường nên tôi tỉnh táo dần, tôi mở lớp kèm học sinh với mục đích không để cho đầu óc ở không. Năm 1993 tôi dỡ tịnh thất, trả lại mặt bằng cho cha má tôi, tôi đến ở hẳn với cô tôi (cô là giáo viên cấp 2 và đã ăn chay trường), phụ giúp cô tôi dạy kèm học sinh cho đến ngày nay.
2. Chiến tranh giới (cảnh giới chiến tranh):
Một đêm trời đất sáng bừng, tôi nghe tiếng giục ra đi, lúc ấy tôi thấy khắp nhà, sân chật ních người. Tôi bước ra sân đứng nhìn về hướng đông, tôi thấy ánh sáng nhấp nháy quanh đầu tôi. Tôi hỏi: Ánh sáng gì vậy? Có tiếng trả lời: Đó là đèn sáng của máy chụp hình trước khi ra trận. Tôi bắt đầu ra đi, đi mãi, đi mãi… tôi thấy hai bên đường lửa cháy hừng hực, nhìn kỹ tôi thấy những chiếc GMC bị đốt cháy. Tôi hỏi: Sao xe bị cháy vậy? Có tiếng đáp: Đây là khu vực mới đánh nhau.
Tôi tiếp tục đi thêm… đến một trường tiểu học, tôi rẽ vào nằm dưới gốc cây to trước trường, nghe tiếng nói chuyện lao xao, tôi hỏi: Tiếng người nói ở đâu vậy? Có tiếng trả lời: Đó là tiếng nói chuyện ở trong các phòng học. Tôi đứng lên, đi vào các phòng học xem thử, chẳng thấy một bóng người nên tôi quay ra. Có tiếng giục tôi tiếp tục đi về phương Nam nhưng tôi không nghe theo và quay gót trở về.
Trên đường về từng loạt ánh sáng nối đuôi nhau không dứt, tôi hỏi: Ánh sáng gì vậy? Có tiếng trả lời: Đó là ánh sáng của đoàn xe về Bắc. Tôi hỏi tiếp: Xe chạy sao không nghe tiếng động cơ? Có tiếng trả lời: Xe bây giờ tối tân lắm, không dùng nhiên liệu xăng nên không có tiếng nổ. Lúc đó chân tôi cảm thấy hơi mỏi, tôi nghĩ rằng: Mình đón xe đi thử xem sao, liền khi ấy có tiếng bảo rằng: Ông nên quăng cây gậy đi, nó mới chịu ngừng. Tôi hỏi vì sao vậy? Có tiếng trả lời: Nó sợ ông đánh nên chẳng dám ngừng đâu! Vừa lúc đó tôi bước lên cầu, tôi liền quăng cây gậy xuống dòng nước rồi tiếp tục đi. Đến cuối cầu, tôi thấy sát lề phải, có một chiếc xe Jeep đứng sẵn ở đó. Tôi lấy tay rờ thử, không thấy gì nên tôi lại tiếp tục đi. Tôi thầm nghĩ: Nếu vội vàng bước lên xe chắc là phải té xuống vực, không chết cũng phải gãy chân, gãy tay chớ chẳng phải chơi…
3. Tình cảm giới (cảnh giới tình cảm):
Trưa ngày 24 tháng 10 năm Canh Ngọ (1990) tôi đến nhà một người nữ và có bảo cô ấy chờ tôi khoảng một thời gian ngắn (tôi tính diễn vai Ngọc Lâm trong tác phẩm “Thoát vòng tục lụy”), nhưng sợ bị sa lầy và xét thấy tuổi đã lớn, sự nghiệp và sức khỏe đều không có, nên một tối nọ khi tôi đến nhà cô, cô ấy đề cập đến… tôi nói lãng đi, không chịu trả lời thẳng vấn đề; vì thế cô và gia đình đều tỏ ra bất mãn, cho tôi là người không đàng hoàng. Thấy cô và gia đình đều không thích tôi nữa, tôi có phần yên tâm và tiếp tục con đường tu của mình, nhưng chướng ngại liền theo sau đó, mỗi khi tôi tĩnh tọa liền nghe tiếng nói rằng: Đầu voi đuôi chuột, hứa với người ta rồi sợ khổ, tìm cách trốn, nó mà chết… nó theo báo suốt kiếp, ở đó mà tính chuyện tu hành! Nhiễu âm xúi giục tôi mãi, cuối cùng tôi cũng phải đến nhà cô ấy.
Hôm đó tôi đi xe đạp đến nhà cô, đến cổng, tôi xuống xe, dắt xe vào nhà, vừa lúc đó chị của cô ấy có mặt trước sân, chị bảo: Ông mà lấy em tôi, tôi đi đầu xuống đất đó! Tôi liền quay xe dắt ra cổng, nhiễu âm lại giục: Cứ vào sợ gì! Tôi lại dắt xe vào, chị ấy lặp lại câu nói vừa rồi một lần nữa. Tôi dắt xe ra cổng và đi luôn, từ đó nhiễu âm thúc giục thế nào tôi cũng không nghe theo nữa.
Một ngày nọ, khi tập thể dục, tôi đưa tay phải lên trời, tôi thấy từ 5 ngón tay xẹt ra những tia sáng bắn thẳng lên trời, vừa lúc đó tôi thấy tro bụi bay ra khắp trời, tôi hỏi: Bụi tro ở đâu vậy? Nhiễu âm đáp: Ông bắn lủng trời nên trời cháy phun ra tro đó! Ngay lúc đó nhiễu âm giục: Đã có thần thông rồi, sợ gì, hãy đến nhà cô ấy xem thử giờ này cô ấy ra sao! Tôi liền nghe theo và đến nhà cô ấy, lúc đó tôi điên lắm rồi, mặc bộ đồ bảo hộ lao động màu xanh dương, ống quần chân phải đã bị cháy một vùng ở phía trước, tôi đi chân đất, tay chống một cây thước tre; đến nhà cô ấy, tôi thấy không có ai, chỉ thấy một mình cô ấy ngồi trên chiếc chõng bành lớn nhìn tôi, tôi bước một chân vào nghạch cửa hông, thoạt nghe tiếng trẻ con khóc thét lên, tôi hỏi: Tiếng con nít ở đâu khóc vậy? Nhiễu âm đáp: Ở trong bụng cô ấy. Tôi nghĩ rằng mình có đụng vào người cô ấy đâu, sao lại có trẻ con trong bụng? Tôi sợ quá, quày quã ra đi… theo quốc lộ thẳng về hướng đông… từ ấy tôi không còn bén mãng đến nhà cô ấy nữa.
Một ngày kia, thấy một chiếc xe lam chở một số người mặc đồng phục màu đen chạy trên đường trước nhà tôi, trong số đó có cô ấy, cô vẫy tay chào tôi và bảo rằng: Em đi công tác… sáng hôm sau nhiễu âm bảo rằng: Hãy ghé qua nhà cô ấy để đưa tang cô, cô ấy đi công tác và bị chết trên dòng sông… tôi liền sang nhà cô ấy, nhà chẳng có ai, chỉ thấy chị của cô ấy ngồi trước hiên nhà, đưa mắt buồn nhìn về hướng tây. Tôi đến trước nhà xem thử coi có quan tài, bài vị… gì không, nhưng tuyệt nhiên không có gì hết. Tôi bảo: Láo toét, đừng hòng gạt tao nữa! Nhiễu âm bảo: Cô ấy lấy chồng ở xóm sau, tang lễ tiến hành ở nhà chồng cô ấy. Tôi ra khỏi nhà cô, vừa đến quốc lộ đã thấy trong con đường nhỏ, có đám đưa tang từ từ đi ra, đi trước quan tài là bà nội cô ấy. Tôi thầm bảo: Cô ấy đã chết thật rồi! Tôi bỏ về nhà, từ đó cứ mỗi tối, tôi thấy trời đất rực sáng và nghe tiếng cô ấy dục tôi đi hành đạo.
Một sáng nọ, tôi nghe tiếng cô ấy bảo rằng: Hãy ra đến số 8 Lý Thường kiệt, Huế ở để hành đạo. Tôi tìm quyển đường thi bỏ vào tay nãi, khoát lên vai rồi đi ra. Đi gần đến đèo, chân thấy hơi mỏi, tôi đón xe nhưng không có một chiếc xe nào chịu ngừng. Tôi bảo: Dẹp, tao không đi nữa! Tôi quay trở về, leo lên một ngọn núi, ngồi xếp bằng dưới cội Bồ đề mà trước kia tôi thường ngồi tĩnh tọa, tôi lấy tập đường thi ra, tay mới vừa lật đã nghe tiếng cô ấy đọc thơ, tôi nhìn vào sách kiểm tra thì đúng y bài thơ ấy. Tôi bảo: Người thuộc hết tập thơ này à? Cô ấy đáp: Dạ, em thuộc hết tập thơ ấy rồi. Tôi bảo: Để ta thử lại lần nữa. Tôi lấy tay lật hờ tập thơ, liền lúc đó tôi nghe tiếng cô ấy đọc. Tôi kiểm tra lại thì y bài thơ tôi đã lật. Tôi bảo: Người chết thật rồi à? Cô ấy trả lời: Dạ, em chết thật rồi. Tôi bảo: Ta thương người lắm nhưng khi đi tu ta đã xác định rồi, ta quay về vì gặp quá nhiều chướng nạn, không vượt qua được, ta tính hỏa thiêu nhưng nghĩ lại đạo nghiệp chưa thành, đốt xác thân này nào có ích gì, hiện tại ta đã lớn tuổi, sự nghiệp không có, sức khỏe thì yếu, nếu lao vào làm sao hạnh phúc được, người thông cảm cho ta, đừng phá ta nữa nhé!
Nhiễu âm giả tiếng cô ấy mãi khuấy động tôi, đến khi xuất viện trở về nhà cũng vẫn còn, nhưng nhờ ăn được ngủ được nên tôi có phần tỉnh hơn. Trực nhận được ý chỉ của thiền học: “Vướng mắc ở nơi nào, phải được tháo gỡ từ nơi ấy” nên tôi tự vạch kế hoạch để thoát ly… tôi viết thư nhờ người gởi cho cô ấy, một hôm Mẹ và chị cô ấy cùng hai người nam đi xe lam đến nhà tôi, 3 người vào nhà, 1 người nam ở ngoài giữ xe. Mẹ và chị cô ấy lấy thư ra đưa cho người nam cùng đi theo đọc cho Cha má tôi nghe, nghe xong không biết Cha tôi nói thế nào mà Mẹ và chị cô ấy nổi trận lôi đình… rồi bỏ ra sau tịnh thất tìm tôi, nhưng lúc đó tôi không có ở nhà. Sau đó tôi có gặp cô ấy mấy lần, lúc nào cô cũng có thái độ khinh ghét tôi, tôi nghĩ: Thế là yên tâm rồi, người như thế làm sao vì tôi mà chết được… lũ ma đừng hòng gạt ta nữa!
Từ đó nhiễu âm không khiến tôi được nữa nên hăm dọa tôi: Ông không thể nào ra khỏi thế lực của ta đâu. Tôi bảo: Đối với ta sống lâu thì khổ nhiều, chết sớm là điều may mắn vì đã thoát ly được cõi đời đau khổ này, còn nghiệp thì còn phải sống để trả nợ, hết nghiệp mới có thể ra đi được. Làm gì cứ thử làm coi! Nhiễu âm dọa: Được, ta sẽ phá gia đình ông để ông phiền não. Tôi bảo: nếu gia đình tôi có nợ với các ông, các ông cứ đòi! Nếu gia đình tôi không có nợ với các ông, các ông tác nghiệp ắt phải thọ báo. Gia đình tôi bị khuấy động liên tục nhưng tôi cố gắng khách quan để không sa bẩy lũ ma. Cuối cùng chúng xuống nước năn nỉ tôi, bảo rằng: Tu lại đi! Ta sẽ hộ cho ông nổi tiếng trở lại. Tôi bảo: Người nào cần giúp thì cứ đến giúp họ, đối với tôi: Không lên cao để khỏi phải xuống thấp vì:
Danh tiếng lẫy lừng, danh tiếng hại.
Tuổi tên lộng lạc, tuổi tên trù.
Bao nhiêu bay nhảy, bao nhiêu dại.
Mấy trận tày khôn, mấy trận ngu.
(Pháp môn tọa thiền - Pháp sư Giác Nhiên)
Nhiễu âm, nhiễu ảnh đến nay thỉnh thoảng vẫn còn nhưng không đáng kể. Hiện tại tôi hành lại “Mật thiền” nhưng “Mật thiền” hiện tại không giống như “Mật thiền” mà trước kia tôi đã hành (năm 1990 về trước).
Mật thiền hiện tại là “Mật thiền xứng tánh niệm trụ”:
- Không liên tục trụ niệm.
- Chỉ trụ Đàlani khi bị khuấy động.
- Không có đàn pháp.
- Không cầu chứng hoặc đắc một cái gì.
- Không cầu trở thành một nhân vật nào khác.
- Chỉ dùng Đàlani để đối phó nhiễu âm, nhiễu ảnh và tạp niệm.
- Không sở đắc trong pháp hành.
- Không so bì với bất cứ một ai dù tăng hay tục.
- Chỉ so bì với Chư Phật, lấy hạnh đức của Chư Phật làm gương soi.
- Không thân thiết với ai và cố gắng không gây hiềm khích với ai.
- Thiền cảnh dù tốt hay xấu, dù đúng hay sai cũng là ma cảnh nên không quá bận tâm với thiền cảnh.
- Cố gắng khách quan và phát hiện “niệm khởi” đúng lúc để hóa giải nó.
Từ ngày hành pháp Mật thiền này, tôi thấy yên ổn và ít lẫn quẫn hơn trước nên mạo muội viết lên trang này với mong mỏi giúp những ai đồng cảnh ngộ… có cơ hội bình thường hóa nội tâm, không còn phải lang thang vô định.
4. Linh tinh giới:
4.1/ Một hôm tôi thấy mình đi đến một hành tinh đất đỏ, dạo một vòng không thấy ai, tôi liền đi đến hành tinh có đất màu xanh lá cây, hành tinh này cũng không có một bóng người, tôi liền đi đến một hành tinh có đất màu đen, cũng không thấy một bóng người nào, tôi lại tiếp tục đi đến hành tinh có đất màu vàng rực như màu vàng y, tôi đi đến nơi cao nhất nhìn thấy tổ sư Minh Đăng Quang đang ngồi tĩnh tọa, sau lưng có một người còn đủ râu tóc cũng đang ngồi tĩnh tọa, tôi liền đến xếp bằng ngồi sau vị ấy. Sau này khi đến mua thuốc ở nhà thuốc bắc, nhìn hình các tổ sư đông y, tôi mới biết người ngồi sau lưng tổ sư Minh Đăng Quang trên kim tinh chính là Hải Thượng Lãn Ông.
4.2/ Có lần tôi ôm chiếu đến ở dưới một gầm cầu, thấy rất nhiều khoen mở nắp bia lon, nhiễu âm bảo tôi nhặt tất cả để dành làm nhẫn trừ tà. Tôi nhặt tất cả các khoen bia ấy, dùng răng cắn làm nhẫn đeo vào cả hai tay, còn lại đem về tôi bắt các em tôi đeo và đeo cho một thương binh (cụt 1 chân) bán cà rem.
4.3/ Một ngày kia tôi đi lạc vào một xứ toàn giống người man rợ chuyên ăn thịt người. Thấy tôi bọn chúng reo hò đứng chặn đường chờ bắt tôi, tôi liền tưởng tượng trên tay tôi cầm một xác người và ném về phía họ, họ giành nhau xé “xác người hóa thân ấy” và ăn, không còn chú ý đến tôi nữa, nhờ vậy mà tôi thoát được nạn.
4.4/ Trước năm 1990 tôi thường cúng cô hồn, từ khi bị bệnh tôi không cúng nữa, bọn cô hồn đến đòi tôi cúng, tôi bảo: Cúng cho tụi mày ăn, tụi mày xúm lại phá tao có ích gì đâu! Chúng nói: Bảo là Đại thừa Bồ tát thương xót chúng sinh vậy mà người ta đói khát xin ăn lại không chịu bố thí. Tôi bảo: Trước kia vật thực tao cúng phần lớn đều do tao tưởng tượng ra thôi, không có thật, bây giờ muốn ăn gì thì cứ tưởng tượng ra rồi ăn, không phải mất công đòi ai cúng cho ăn nữa. Tao thấy bản thân tao trong giấc ngủ cảm thấy đói, sau đó tao thấy được ăn, ăn xong liền no, ăn trong giấc ngủ không có thật mà cũng no, tụi mày không có hình hài cũng có thể ăn như vậy, từ nay muốn ăn gì cứ tưởng tượng ra rồi ăn, đừng kiếm ăn bằng cách quậy phá người khác mà mắc phải tội. Từ đó trở đi chúng cô hồn không đến đòi ăn nữa.
4.5/Một hôm tôi đi bộ trong sân tịnh thất, tôi thấy hai đứa nhỏ đứng trên hoa sen bay theo hai bên hông tôi. Tôi hỏi: Tụi mày con ai mà cứ đi theo tao như thế. Chúng nói: Ba quên con rồi à, con là con của ba, má… Ba nên đến thăm má, má đang bệnh nặng lắm! Tôi nói: Láo toét, tao có đụng đến cô nào đâu… mà có con! Nói xong bọn ấy liền biến mất.
4.6/ Một ngày sau khi xuất viện về nhà, nhiễu âm (giọng nữ) lên tiếng ba hoa chích chòe đủ thứ. Tôi nói: Sao không chịu đi đầu thai, theo tao mãi làm gì? Nhiễu âm nói: Theo ông để sau này làm con ông để ông nuôi dạy cho nên người. Tôi bảo: Tao chẳng lấy vợ đâu! Nhiễu âm nói: Sớm muộn gì ông cũng phải lấy vợ, ông nên đến thăm cô ấy đi, đừng để cô ấy buồn tội nghiệp. Tôi bảo: Đừng có nhảm nhí, chẳng bao giờ đâu!
4.7/ Hôm nọ nhiễu âm (giọng đàn ông trung niên) xuất hiện hỏi đạo. Tôi bảo: Sao phá tao dữ vậy, tao có đạo gì đâu mà hỏi. Nhiễu âm đáp: Thấy ông bay xuyên trái đất rồi bay vòng quanh trái đất nên thử ông, xem đã đắc đạo chưa. Tôi nói: Đó là huyễn pháp gọi là “Du hí thần thông”, ta chỉ tưởng tượng bay xuyên trái đất và vòng quanh trái đất, thật sự ta có bay bao giờ đâu? Nhiễu âm hỏi: Bây giờ phải tu như thế nào? Tôi bảo: Nếu thấy có dính mắc thì nên tháo gỡ, không có dính mắc thì thôi, không có gì là tu và cũng không có gì là không tu vì tự tánh xưa nay vốn rỗng lặng và trong sáng như gương soi, không một vật nào ở ngoài nó và cũng không có một vật nào ở trong nó, tất cả chỉ là ảnh chiếu sinh diệt theo duyên của ngoại vật và nội thức, đó chỉ là khách thể, chẳng phải có cũng chẳng phải không. Cái thật có thường tại không thiên biến là cái rỗng lặng và trong sáng “Chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi” vì thế nó là cái không bị hoại diệt trong dòng sinh diệt, đó là cái chân tâm sẵn có trong tất cả chúng sinh.
4.8/ Một tối theo tiếng giục của nhiễu âm tôi đi về hương tây trên tỉnh lộ, tôi đi mãi đi mãi… nhìn phía sau tôi thấy đoàn người rất đông đi theo tôi; đến gần đèo tôi thấy một khối đen to lăn xuống ruộng. Tôi hỏi: Cái gì vậy? Nhiễu âm đáp: Họ tránh đường cho ông đi đó, tiếp tục đi thôi! Tôi quay gót trở về không đi thêm nữa. Khi về đến “mỏ đá”, tôi thấy bên đường (phía bờ sông) nhà cửa chìm trong bóng tối, một đàn chó Becgiê đứng sủa tôi. Đến gần mương nước tôi thấy có một ngọn đèn điện đang sáng, tôi đứng lại nghỉ một lúc rồi tiếp tục trở về nhà…
Đi lạc vào ma cảnh nặng nhất khoảng 3 năm (tổng cộng 10 năm), cảnh giới chứng kiến khá phong phú và đa dạng không sao kể hết.

IV. Kết luận:
Thiền học là môn học giúp ta bình ổn nội tâm để có được cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống. Khát vọng thường làm tâm ta chao đảo, không bình thường vì thế khát vọng có thể là nguyên nhân đẩy nội thức duyên sinh ảo giới hình thành ma cảnh.
Ma cảnh là cảnh giới “không thật có” như là chiêm bao, mộng mị… trong khoảng khắc nó có thể vẽ nên sinh hoạt của cả một đời người…
Chiêm bao là “tiểu mộng” đời người là “đại mộng”, vì thế khi sinh hoạt đời thường không duy trì được bởi cuồng tín hoặc thất chí thì tiểu mộng và đại mộng nhập một, biến thành “đại đại mộng”, hình thành ma cảnh không chỉ một đời mà có khi vĩnh kiếp.
Ma cảnh thiền là loại thiền lạc vào ma cảnh, nếu khát vọng quá lớn, không gian khách quan sẽ quá nhỏ, khó có thể thoát ly ma cảnh.
Ma cảnh là cảnh giới của những sinh hoạt thiếu khách quan, vì thế những sinh hoạt Phật pháp thiếu khách quan cũng có thể đưa ta vào ma cảnh. Ma cảnh không chỉ duyên sinh lục phàm mà có khi duyên sinh cả tứ thánh nếu thiếu khách quan (Đại Bồ tát còn 10 thứ ma nghiệp… / Kinh Hoa Nghiêm).
Người khách quan thường ở trong Phật cảnh, người không khách quan thường không ra khỏi được ma cảnh.
Người tu thiền rơi vào ma cảnh thường vì thiếu khách quan, thiếu khách quan nên dễ sinh cuồng tín, thiếu khách quan nên thường bị chướng ngại, chướng ngại không vượt qua được thường sinh thất chí, vì thế cuồng tín và thất chí dễ dàng dẫn ta vào ma cảnh.
Ngày 01 tháng 08 năm Tân Tỵ (17/09/2001)

Ghi Chú :
* Nội giới: Thế giới nội tâm.
* Ngoại giới: Cảnh giới cụ thể bên ngoài.
* Nhị thừa: Thinh văn thừa và Duyên giác thừa.
- Thinh văn thừa: Giác ngộ từ âm thanh lấy khổ làm đối tượng để tư duy.
- Duyên giác thừa: Giác ngộ từ sắc tướng lấy vô thường làm đối tượng để tư duy
* Nội thức: Ý thức tiềm tàng lưu trú và ý thức phân biệt duyên sinh…
* Lục phàm: Địa ngục, Ngạ quỷ, Cầm thú, Atula, Người, Trời.
* Tứ thánh: Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật khái niệm (Tứ thánh: Ý nghiệp chưa sạch… vì thế là thánh khi kiềm chế được tam nghiệp, là phàm khi không kiềm chế được tam nghiệp; vì lý do này cho nên “thánh, phàm…” là cặp song sinh, không độc lập tồn tại; chỉ có Như Lai Phật Thế Tôn mới vĩnh hẵng bất hoại, mới có thể thị hiện sinh tử mà không sinh tử; chúng ta vì ý nghiệp chưa sạch, vì thế cần phải cảnh giác khi thị hiện sinh tử, phải biết dừng lại đúng lúc… đừng để bị sa lầy!).

Liễu tận Bồ đề chẳng giác, mê…
Thiên chân hạo hạo chẳng đi, về…
Lâm trần nghiệp trói nào hoảng sợ,
Giác tánh thường minh…tọa pháp tòa.
Kiến lập liên đài Tịnh độ tâm,
Dìu dắt muôn linh vượt biển trầm,
Cư trần hòa nhập siêu trần giác,
Luân chuyển ươm mầm giải thoát nhân.

Chân Như Không Tánh cẩn chí!.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Dục tốc bất đạt ...

Đọc ma ảnh Thiền của bác làm tôi kinh ngạc,tâm trí con người có thể huyễn hóa ra mọi chuyện,thật là phong phú ... tôi ngạc nhiên nhất là bác vẫn nhớ rõ mồn một những chuyện như vậy.Quả là kỳ lạ.

Còn việc rơi vào ma ảnh thiền thì tôi không lấy làm lạ.Xây nhà mà móng không vững thì khi xây lên cao sẽ rung rinh thôi,gặp cơn gió mạnh là chao đảo.Tâm cảnh con người mà không có Phật Pháp làm rường cột thì khi hành Thiền dễ rơi vào mê huyễn.Chính vì thế có câu : Phật cao một thước Ma cao một trượng là để nhắc nhở chúng ta.

Và qua câu chuyện của bác làm tôi chợt hiểu rõ thêm câu nói : Các Pháp chỉ là phương tiện,như ngón tay chỉ mặt trăng vậy ... Dù ta có đọc,có hiểu nhiều về giáo lý nhưng khi thực hành mà không ứng dụng được thì vẫn chỉ là không,vô dụng.
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Xin được hỏi chân thành

Cám ơn Thầy đã chia sẻ nhưng kinh nghiệm xương máu.- Học trò muốn được thầy chỉ dạy cụ thể nhiều hơn về Pháp hành của thầy để đạt được những gì mà thầy truyền dạy.
Học trò xin đa tạ nhiều nhiều
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Cám ơn Minh định đã chỉ giáo, vì háo danh háo thắng... nên tôi đã phải trả giá quá đắc như thế, mong rằng đây không chỉ là bài học của riêng tôi, mà nó sẽ là bài học chung cho những ai đồng cảnh ngộ, chỉ có những người điên như tôi mới cảm nhận được, người tỉnh táo (không bị ảo giác) chắc sẽ không thể nào cảm nhận được!
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Cám ơn Mùa Thu Lá rụng đã quan tâm, trước kia, khi sức khỏe còn tốt...cũng có tụng niệm, từ khi sức khỏe yếu kém... tôi chỉ 2 thời (sớm tối) điều khí, ngoài ra chỉ an trú Đà la ni như đã nói ở "Ma ảnh thiền". mỗi khi có niệm thì dụng lực (đi, đứng, ngồi, nằm), khi không có niệm thì xả (khi cần hành động thì vạch kế hoạch để hành động, nhưng phải biết dừng lại đúng lúc). Cẩn chí!
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Kính Thầy

Cám ơn Mùa Thu Lá rụng đã quan tâm, trước kia, khi sức khỏe còn tốt...cũng có tụng niệm, từ khi sức khỏe yếu kém... tôi chỉ 2 thời (sớm tối) điều khí, ngoài ra chỉ an trú Đà la ni như đã nói ở "Ma ảnh thiền". mỗi khi có niệm thì dụng lực (đi, đứng, ngồi, nằm), khi không có niệm thì xả (khi cần hành động thì vạch kế hoạch để hành động, nhưng phải biết dừng lại đúng lúc). Cẩn chí!

Kính Thầy! Mauthularung xin được chúc thầy mạnh khỏe. Một lần nữa xin được có ân huệ của Thầy là được Thầy giúp đỡ và chỉ bày theo lối riêng vào Email. vì có nhiều điều muốn thưa hỏi và cần được có lời chỉ dẫn riêng, mong thầy chấp nhận học trò thì không có ước muốn nào hơn.Xin Thầy cho môt lời về thực tại của học trò mà qua diễn đàn Thầy đã đọc những gì học rò chia sẻ ở đây vào Email hoặc blogs. Học trò tin là Thầy hiểu những gì học trò muốn nói. còn ở đây chắc thầy đã rõ, đến Ngài Viên Quang 6 cũng còn phải Lực bất tòng tâm mà
http://phamvandung57.blogspot.com/2013/02/loi-noi-au.html
phamvandung57@gmail.com
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Hoài niệm!

Kính Thầy! Mauthularung xin được chúc thầy mạnh khỏe. Một lần nữa xin được có ân huệ của Thầy là được Thầy giúp đỡ và chỉ bày theo lối riêng vào Email. vì có nhiều điều muốn thưa hỏi và cần được có lời chỉ dẫn riêng, mong thầy chấp nhận học trò thì không có ước muốn nào hơn.Xin Thầy cho môt lời về thực tại của học trò mà qua diễn đàn Thầy đã đọc những gì học rò chia sẻ ở đây vào Email hoặc blogs. Học trò tin là Thầy hiểu những gì học trò muốn nói. còn ở đây chắc thầy đã rõ, đến Ngài Viên Quang 6 cũng còn phải Lực bất tòng tâm mà
http://phamvandung57.blogspot.com/2013/02/loi-noi-au.html
phamvandung57@gmail.com

Lăng Kính Phân Quang…
***
Mây đến, mây đi… mây chẳng đi!
Trời, mây… không hiệp cũng không ly…
Mây trắng, mây đen, mây ngũ sắc…
Lăng kính phân quang… có khác gì!
29/08/2014 (05/08 Giáp Ngọ)

Bao Giờ Mây Bay Đi?
***
Mây chẳng là mây… tạm gọi mây!
Mây mang tên tuổi tự bao giờ?
Trắng mây, mây trắng vờn trong gió…
Hỏi có bao giờ mây bay đi?
29/08/2014 (05/08 Giáp Ngọ)

Hữu Sắc Làm Chi…?
***
Mây luyến lưu gì… mây trắng mây?
Có phải mây trời đã liễu tri?
Trời mây bởi không đồng nhất xứ…
Nên phải muôn đời mây chẳng mây!
29/08/ 2014 (05/08 Giáp Ngọ).

Ghi chú: Mây ở đây không phải Bạch Vân Nhi mà là... Mây thơ, mây đạo, mây thiền... Mây trong khối óc, mây miền hoang vu... Cẩn chí!
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Sám hối!

Lăng Kính Phân Quang…
***
Mây đến, mây đi… mây chẳng đi!
Trời, mây… không hiệp cũng không ly…
Mây trắng, mây đen, mây ngũ sắc…
Lăng kính phân quang… có khác gì!
29/08/2014 (05/08 Giáp Ngọ)

Bao Giờ Mây Bay Đi?
***
Mây chẳng là mây… tạm gọi mây!
Mây mang tên tuổi tự bao giờ?
Trắng mây, mây trắng vờn trong gió…
Hỏi có bao giờ mây bay đi?
29/08/2014 (05/08 Giáp Ngọ)

Hữu Sắc Làm Chi…?
***
Mây luyến lưu gì… mây trắng mây?
Có phải mây trời đã liễu tri?
Trời mây bởi không đồng nhất xứ…
Nên phải muôn đời mây chẳng mây!
29/08/ 2014 (05/08 Giáp Ngọ).

Ghi chú: Mây ở đây không phải Bạch Vân Nhi mà là... Mây thơ, mây đạo, mây thiền... Mây trong khối óc, mây miền hoang vu... Cẩn chí!

Kính bạch đại chúng!
Diễn đàn Phật pháp online là diễn đàn mở rộng (có nhiều căn cơ) vì thế không nên giảng nói Bát nhã! Tôi đã cưỡng lý... nên đã phạm giới Tăng Tàng (điều thứ 13: Cưỡng lý... không chịu nghe lời khuyên giải). Vì thế tôi phải chịu hình thức kỷ luật: Giáng cấp! Từ nay tôi xin rút khỏi diễn đàn "tự sáng tác". Tôi thành tâm được sám hối trước đại chúng!
Nam mô cầu sám hối Bồ tát Ma ha tát.
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Kính Thầy

Kính bạch đại chúng!
Diễn đàn Phật pháp online là diễn đàn mở rộng (có nhiều căn cơ) vì thế không nên giảng nói Bát nhã! Tôi đã cưỡng lý... nên đã phạm giới Tăng Tàng (điều thứ 13: Cưỡng lý... không chịu nghe lời khuyên giải). Vì thế tôi phải chịu hình thức kỷ luật: Giáng cấp! Từ nay tôi xin rút khỏi diễn đàn "tự sáng tác". Tôi thành tâm được sám hối trước đại chúng!
Nam mô cầu sám hối Bồ tát Ma ha tát.

Học trò thấy Thầy không có lỗi nào cả. mà ngược lại, mọi người mong muốn Thầy tiếp tục những gì Thầy đã làm. lợi ích mà Thầy đem lại cho diễn đàn quả là ngoài sự mong đợi của nhiều người. Muathularung luôn ủng hộ và sát cánh cùng Thầy. Kính chúc Thầy mạnh khỏe
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Học trò thấy Thầy không có lỗi nào cả. mà ngược lại, mọi người mong muốn Thầy tiếp tục những gì Thầy đã làm. lợi ích mà Thầy đem lại cho diễn đàn quả là ngoài sự mong đợi của nhiều người. Muathularung luôn ủng hộ và sát cánh cùng Thầy. Kính chúc Thầy mạnh khỏe

- Cám ơn MTLR đã hiểu cho tôi! MTLR à, ở góc độ nào cũng tồn tại ít nhất 3 thành phần, tốt hơn hết là ta không nên xúc phạm... Đạo quả chưa thành, cần phải giữ thân để tu tập, nếu lãng phí sẽ luống uổng một đời! Thân người khó được, Phật pháp khó gặp, ngộ được chánh pháp càng thêm khó, ngộ rồi... hạ thủ công phu lại càng khó hơn, hạ thủ công phu đạt được kết quả viên mãn... thì chỉ có chư Phật, thật là "thiên nan vạn nan"; trong 5 cái khó... ta đã được 4 cái rồi, còn cái khó thứ 5... ta phải kiên trì... nếu không chán nãn thì sớm muộn gì chúng ta cũng đến được "Bửu thành"... nhưng chúng ta phải thực hành hạnh "Thường bất khinh": Không khinh thường cái Phật của chính mình, không khinh thường cái Phật của chúng sinh, lúc nào cũng phải tạo điều kiện để cho cái Phật của mình và cái Phật của chúng sinh phát huy tác dụng... như thế mới được gọi là đáp đền "4 ơn nặng"!
- Lũy kiếp ở trong sinh tử, chúng ta có nhiều hình hài... vì thế, tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của chúng ta, chúng ta từ nay trở đi... cùng nhau cố gắng: Đừng làm tổn thương bất kỳ một đối tượng chúng sinh nào nữa nghe các bạn!
- Mình đã chịu đựng quá nhiều đau khổ nên đã quá ủy mị yếu đuối, mong MTLR và các bạn thông cảm! Vi trần cẩn chí! Nam mô Thường bất khinh Bồ tát Ma ha tát!
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Cám ơn Hoàng Mai và Mùa Thu Lá Rụng!

- Cám ơn MTLR đã hiểu cho tôi! MTLR à, ở góc độ nào cũng tồn tại ít nhất 3 thành phần, tốt hơn hết là ta không nên xúc phạm... Đạo quả chưa thành, cần phải giữ thân để tu tập, nếu lãng phí sẽ luống uổng một đời! Thân người khó được, Phật pháp khó gặp, ngộ được chánh pháp càng thêm khó, ngộ rồi... hạ thủ công phu lại càng khó hơn, hạ thủ công phu đạt được kết quả viên mãn... thì chỉ có chư Phật, thật là "thiên nan vạn nan"; trong 5 cái khó... ta đã được 4 cái rồi, còn cái khó thứ 5... ta phải kiên trì... nếu không chán nãn thì sớm muộn gì chúng ta cũng đến được "Bửu thành"... nhưng chúng ta phải thực hành hạnh "Thường bất khinh": Không khinh thường cái Phật của chính mình, không khinh thường cái Phật của chúng sinh, lúc nào cũng phải tạo điều kiện để cho cái Phật của mình và cái Phật của chúng sinh phát huy tác dụng... như thế mới được gọi là đáp đền "4 ơn nặng"!
- Lũy kiếp ở trong sinh tử, chúng ta có nhiều hình hài... vì thế, tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của chúng ta, chúng ta từ nay trở đi... cùng nhau cố gắng: Đừng làm tổn thương bất kỳ một đối tượng chúng sinh nào nữa nghe các bạn!
- Mình đã chịu đựng quá nhiều đau khổ nên đã quá ủy mị yếu đuối, mong MTLR và các bạn thông cảm! Vi trần cẩn chí! Nam mô Thường bất khinh Bồ tát Ma ha tát!

Chúng ta dù thế nào đi nữa "cái Phật của chúng ta chưa xuất hiện liên tục"; vì thế, chúng ta sẽ không sao tránh khỏi lỗi lầm... nhưng có 2 loại người đáng được khen ngợi là: Loại người không lỗi và loại người biết lỗi... (lời Phật dạy) ! Chúng ta cùng nhau rút kinh nghiệm và cố gắng thực hành... để bớt đi phần nào khổ đau và bất hạnh!
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
Kính chào Thầy UUDAMHOAHOI! không biết lâu nay Thầy có khỏe? sao không thấy Thầy vào chỉ bảo để trò còn học hỏi thêm nhiều.
lời ít mà nghĩa tình sâu nặng. kính Thầy mạnh khỏe an vui cùng gia quyến an khang
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên