- Tham gia
- 6/2/07
- Bài viết
- 3,869
- Điểm tương tác
- 920
- Điểm
- 113
* Cảm ngộ Tây Du (Kỳ 6): Bí ẩn về thân thế thực sự của Đường Tăng
“Văn dĩ tải Đạo”, người xưa viết văn là để gửi vào đó những đạo lý cao thâm. Tây Du Ký kể về quá trình tu luyện của một người trên con đường viên mãn đắc Đạo, do đó cũng mang tầng tầng ý nghĩa, lớp lớp nội hàm. Thậm chí một cái tên, một địa danh, hay một tình tiết nhỏ trong truyện đều là ngụ ý của tác giả. Về nội hàm và ý nghĩa của “Tây Du Ký” luôn có nhiều cách nói khác nhau, không đồng nhất. Vậy nên trong loạt bài cảm ngộ này, người viết chỉ mạn phép đưa ra một số lý giải về Tây Du Ký từ góc độ tu luyện, mong được cùng độc giả gần xa góp ý, thảo luận.
Nhưng trong lịch sử, đệ tử thứ hai của Đức Phật Thích Ca lại là Mục Kiền Liên, hơn nữa trong số các đệ tử còn lại cũng không có ai tên là Kim Thiền Tử. Vậy dám hỏi Kim Thiền Tử là ai?
Nếu Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển sinh, vậy Kim Thiền Tử là ai?
Chúng ta biết, Tây Du Ký bao gồm cả các nhân vật huyền thoại (như Lão Quân, Ngọc Hoàng, Tây Vương Mẫu, các chư Phật và Bồ Tát) và các nhân vật lịch sử (như Đường Thái Tông và các danh tướng nhà Đường). Dẫu là nhân vật huyền thoại hay lịch sử, thì câu chuyện về họ đều hết sức rõ ràng, ít nhiều có thể tra lại trong các thư tịch cổ.
Ngay cả Ngộ Không, Bát Giới, và Sa Tăng cũng không phải hoàn toàn là hư cấu của tác giả, mà đều bắt nguồn từ các truyền thuyết trong dân gian. Nhưng riêng câu chuyện về tiền kiếp của Đường Tăng lại là hư cấu, thậm chí còn mâu thuẫn với lịch sử — Phải chăng Ngô Thừa Ân muốn nói với chúng ta rằng: Cái tên “Kim Thiền Tử” (金蟬子) chỉ là một ngụ ý của tác giả?
Trong tiếng Hán, “Kim Thiền” nghĩa là con ve sầu, mượn ý trong “Kim thiền thoát xác” (ve sầu lột xác). Không ít lần Ngô Thừa Ân mượn lời thơ để tiết lộ ý nghĩa của cái tên này:
Hồi thứ 12:
“Rằng năm Trinh Quán mười ba,
Nhà vua hội họp sư về giảng kinh (…)
Chùa xây ơn sắc chỉ vua,
Kim Thiền lột xác tìm về Tây phương. [1]
Hồi thứ 15:
“Phật thuyết Tam Tạng chân kinh,
Bồ Tát khuyến thiện dân sinh khắp vùng (…)
Kim Thiền thoát xác muốn xong,
Thì Huyền Trang phải dốc công tu hành”. [2]
Vậy thì, Ngô Thừa Ân muốn nói với chúng ta điều gì qua hình ảnh “kim thiền thoát xác” này?
Nhục thân chỉ là chiếc áo, nguyên thần mới là sinh mệnh chân chính của con người
Phật gia giảng rằng, bản mệnh chân chính của con người là nguyên thần, sinh ra trong không gian vũ trụ. Bởi sinh mệnh lúc ban sơ là thánh khiết, họ phù hợp với đặc tính của vũ trụ nên mới có thể ở trên tầng cao kia. Nhưng rồi qua tháng năm đằng đẵng, một số mang theo những thứ chấp trước và dục vọng khiến thân thể trở nên nặng nề, cuối cùng rớt xuống nơi thế gian ô trọc này. Cũng tại đây nguyên thần bị phong tỏa vào thứ thân xác thịt thấp kém.
Vì có nhục thân, họ không thể phiêu đãng bay lên, cũng không thể hiển thị những thần thông lớn. Vì có nhục thân, họ mới biết thế nào là sinh-lão-bệnh-tử, thế nào là khổ, thế nào là đói bụng, khát nước, nóng lạnh, tê buốt, đau đớn, mệt mỏi, rã rời… Cũng vì có nhục thân, họ mới bị kìm hãm trong các thứ dục vọng và truy cầu về danh, tình, lợi, truy cầu địa vị, quyền thế, truy cầu được sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già. Và cũng vì có nhục thân, họ mới có thể làm “người”, mới được gọi là “con người”.
Lại nói, nhục thân chỉ giống như một chiếc áo, nhưng lại có thể ức chế và giam hãm nguyên thần. Ví như mặc chiếc áo “động vật” sẽ phải làm kiếp con vật, mặc chiếc áo “con người” sẽ được làm người… Trong truyện kể rằng, Bát Giới vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở Thiên Hà. Một vị thần oai phong lẫm liệt như thế, nhưng khi đày xuống hạ giới, vì lầm đường rơi vào chuồng heo mà phải mang thân lợn.
Còn Sa Tăng là Quyển Liêm đại tướng trông coi xe loan ở điện Linh Tiêu, cũng vô cùng thần thánh, đến khi bị đày xuống sông Lưu Sa mới mang thân hình gớm ghiếc của yêu quái. Không thể nói rằng Bát Giới là “lợn” hay Sa Tăng là “yêu quái”, bởi vì nhục thân của họ chỉ là chiếc áo ấy thôi, còn nguyên thần mới là bản mệnh chân chính của mỗi người.
Không thể nói rằng Bát Giới là “lợn” hay Sa Tăng là “yêu quái”, bởi vì nhục thân của họ chỉ là chiếc áo ấy thôi, còn nguyên thần mới là bản mệnh chân chính của mỗi người. (Ảnh: youtube.com)
Nhục thân thấp kém, nhưng có nhục thân mới có thể tu hành
Trong Bát Tiên truyền kỳ, vị tiên đứng đầu là Lý Thiết Quải, có thân hình của một ông lão già nua xấu xí với một bên chân khập khiễng. Đã là tiên, vì sao lại có vẻ ngoài khổ sở như vậy? Kể rằng, ông tên thật là Lý Huyền, vốn là một đạo sĩ khôi ngô tuấn tú. Khi chưa hoàn toàn viên mãn, ông đã có thể nguyên thần ly thể, ngao du sơn thủy.
Một ngày, Lý Huyền muốn cùng Thái Thượng Lão Quân đến Hóa Sơn, trước khi đi ông căn dặn đệ tử phải canh giữ xác ông trong 7 ngày, nếu sau 7 ngày mà nguyên thần không về thì hãy thiêu xác. Đến trưa ngày thứ 7, mặc dù nguyên thần của sư phụ chưa về, nhưng người đệ tử vì gấp gáp về nhà lo việc hiếu nên đã mang xác đi thiêu.
Khi Lý Huyền trở về không tìm thấy xác, ông đành phải bay đi tìm một thân xác mới, thấy trong rừng có người ăn mày vừa chết vì đói, ông bèn nhập vào và hoàn dương. Bởi người ăn mày xấu xí, lại thêm cái chân khập khiễng phải chống gậy, nên từ đó Lý Huyền mới có tên là “Thiết Quải”, nghĩa là ‘gậy sắt’.
Câu chuyện trên đã nói rõ một vấn đề: Nguyên thần nếu muốn thăng hoa tầng thứ, thì phải ở nơi cõi người, mang cái nhục thân này mà tu luyện. Nếu hỏi: Kim Thiền Tử vì sao không thể tu luyện ở nơi Phật quốc, mà cứ phải xuống trần làm chi? Đó là bởi có thân người mới có thể tu hành.
“Kim Thiền” thoát xác thăng thiên, ấy là lúc viên mãn trở về
Có thể ví von rằng, nguyên thần bị kìm hãm trong nhục thân cũng giống như viên kim cương mắc kẹt trong bùn lầy. Dẫu rơi vào bùn lầy thì kim cương vẫn mãi là kim cương, nó vẫn thánh khiết như thế, vẫn quý giá như thế, nhưng lại không thể lấp lánh sáng ngời được nữa, vì đã bị bùn kia che lấp mất rồi. Cho nên nói, con người là trân quý, là anh linh của vạn vật, bởi chỉ con người mới có thể tu luyện, tẩy sạch bùn nhơ, như viên kim cương sáng lòa thần thánh.
Người bình thường sau trăm tuổi lâm chung, nguyên thần của họ vẫn tiếp tục trầm luân trong bể khổ luân hồi. Tùy theo nghiệp lực và các loại duyên nợ, họ sẽ phải chuyển sinh, vừa rời khỏi chiếc áo này lại phải khoác lên mình chiếc áo nhục thân mới. Nói một cách hình tượng thì, viên kim cương kia chỉ đang di chuyển từ vũng bùn này sang một vũng bùn khác, chứ chưa thể siêu xuất ra ngoài.
Như trên đã nói, thân nhẹ thì thăng lên, thân nặng nề thì rớt xuống dưới. Nguyên thần của người thường vì trĩu nặng nghiệp lực và các loại dục vọng nên cứ mãi trầm luân nơi trần thế. Nhưng một người tu luyện thì khác, họ sẽ không ngừng tẩy tịnh thân tâm, đề cao tầng thứ, khi đạt đến cảnh giới viên mãn đắc Đạo thì cũng là lúc trút khỏi xác phàm mà thăng hoa. Phải chăng đây chính là ý nghĩa của “Kim thiền thoát xác”, cũng chính là ngụ ý của cái tên “Kim Thiền Tử” của Đường Tăng?
Đường Tăng phải đạt đến cảnh giới viên mãn đắc Đạo, trút khỏi xác phàm mới có thể đi mây về gió, đại hiển thần thông
Đoạn cuối Tây Du Ký kể rằng, khi đến Linh Sơn, Đường Tăng phải tắm gội ở am Ngọc Chân để tẩy sạch bụi trần, rồi qua bến đò Lăng Vân lại phải thoát thai hoán cốt, rũ bỏ xác phàm mới có thể mang cái thân thuần tịnh mà đi gặp Như Lai Phật Tổ. Trong truyện viết:
Cũng là nói, nhục thân chỉ là chiếc áo tạm bợ để nguyên thần có thể tu hành ở nơi trần thế. Trút bỏ xác phàm, đắc Đạo thăng thiên, ấy mới là mục đích chân chính để làm người…
Hồng Liên
Chú thích:
“Văn dĩ tải Đạo”, người xưa viết văn là để gửi vào đó những đạo lý cao thâm. Tây Du Ký kể về quá trình tu luyện của một người trên con đường viên mãn đắc Đạo, do đó cũng mang tầng tầng ý nghĩa, lớp lớp nội hàm. Thậm chí một cái tên, một địa danh, hay một tình tiết nhỏ trong truyện đều là ngụ ý của tác giả. Về nội hàm và ý nghĩa của “Tây Du Ký” luôn có nhiều cách nói khác nhau, không đồng nhất. Vậy nên trong loạt bài cảm ngộ này, người viết chỉ mạn phép đưa ra một số lý giải về Tây Du Ký từ góc độ tu luyện, mong được cùng độc giả gần xa góp ý, thảo luận.
- Trọn bộ Cảm Ngộ Tây Du
Nhưng trong lịch sử, đệ tử thứ hai của Đức Phật Thích Ca lại là Mục Kiền Liên, hơn nữa trong số các đệ tử còn lại cũng không có ai tên là Kim Thiền Tử. Vậy dám hỏi Kim Thiền Tử là ai?
Nếu Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển sinh, vậy Kim Thiền Tử là ai?
Chúng ta biết, Tây Du Ký bao gồm cả các nhân vật huyền thoại (như Lão Quân, Ngọc Hoàng, Tây Vương Mẫu, các chư Phật và Bồ Tát) và các nhân vật lịch sử (như Đường Thái Tông và các danh tướng nhà Đường). Dẫu là nhân vật huyền thoại hay lịch sử, thì câu chuyện về họ đều hết sức rõ ràng, ít nhiều có thể tra lại trong các thư tịch cổ.
Ngay cả Ngộ Không, Bát Giới, và Sa Tăng cũng không phải hoàn toàn là hư cấu của tác giả, mà đều bắt nguồn từ các truyền thuyết trong dân gian. Nhưng riêng câu chuyện về tiền kiếp của Đường Tăng lại là hư cấu, thậm chí còn mâu thuẫn với lịch sử — Phải chăng Ngô Thừa Ân muốn nói với chúng ta rằng: Cái tên “Kim Thiền Tử” (金蟬子) chỉ là một ngụ ý của tác giả?
Trong tiếng Hán, “Kim Thiền” nghĩa là con ve sầu, mượn ý trong “Kim thiền thoát xác” (ve sầu lột xác). Không ít lần Ngô Thừa Ân mượn lời thơ để tiết lộ ý nghĩa của cái tên này:
Hồi thứ 12:
“Rằng năm Trinh Quán mười ba,
Nhà vua hội họp sư về giảng kinh (…)
Chùa xây ơn sắc chỉ vua,
Kim Thiền lột xác tìm về Tây phương. [1]
Hồi thứ 15:
“Phật thuyết Tam Tạng chân kinh,
Bồ Tát khuyến thiện dân sinh khắp vùng (…)
Kim Thiền thoát xác muốn xong,
Thì Huyền Trang phải dốc công tu hành”. [2]
Vậy thì, Ngô Thừa Ân muốn nói với chúng ta điều gì qua hình ảnh “kim thiền thoát xác” này?
Nhục thân chỉ là chiếc áo, nguyên thần mới là sinh mệnh chân chính của con người
Phật gia giảng rằng, bản mệnh chân chính của con người là nguyên thần, sinh ra trong không gian vũ trụ. Bởi sinh mệnh lúc ban sơ là thánh khiết, họ phù hợp với đặc tính của vũ trụ nên mới có thể ở trên tầng cao kia. Nhưng rồi qua tháng năm đằng đẵng, một số mang theo những thứ chấp trước và dục vọng khiến thân thể trở nên nặng nề, cuối cùng rớt xuống nơi thế gian ô trọc này. Cũng tại đây nguyên thần bị phong tỏa vào thứ thân xác thịt thấp kém.
Vì có nhục thân, họ không thể phiêu đãng bay lên, cũng không thể hiển thị những thần thông lớn. Vì có nhục thân, họ mới biết thế nào là sinh-lão-bệnh-tử, thế nào là khổ, thế nào là đói bụng, khát nước, nóng lạnh, tê buốt, đau đớn, mệt mỏi, rã rời… Cũng vì có nhục thân, họ mới bị kìm hãm trong các thứ dục vọng và truy cầu về danh, tình, lợi, truy cầu địa vị, quyền thế, truy cầu được sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già. Và cũng vì có nhục thân, họ mới có thể làm “người”, mới được gọi là “con người”.
Lại nói, nhục thân chỉ giống như một chiếc áo, nhưng lại có thể ức chế và giam hãm nguyên thần. Ví như mặc chiếc áo “động vật” sẽ phải làm kiếp con vật, mặc chiếc áo “con người” sẽ được làm người… Trong truyện kể rằng, Bát Giới vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở Thiên Hà. Một vị thần oai phong lẫm liệt như thế, nhưng khi đày xuống hạ giới, vì lầm đường rơi vào chuồng heo mà phải mang thân lợn.
Còn Sa Tăng là Quyển Liêm đại tướng trông coi xe loan ở điện Linh Tiêu, cũng vô cùng thần thánh, đến khi bị đày xuống sông Lưu Sa mới mang thân hình gớm ghiếc của yêu quái. Không thể nói rằng Bát Giới là “lợn” hay Sa Tăng là “yêu quái”, bởi vì nhục thân của họ chỉ là chiếc áo ấy thôi, còn nguyên thần mới là bản mệnh chân chính của mỗi người.
Không thể nói rằng Bát Giới là “lợn” hay Sa Tăng là “yêu quái”, bởi vì nhục thân của họ chỉ là chiếc áo ấy thôi, còn nguyên thần mới là bản mệnh chân chính của mỗi người. (Ảnh: youtube.com)
Nhục thân thấp kém, nhưng có nhục thân mới có thể tu hành
Trong Bát Tiên truyền kỳ, vị tiên đứng đầu là Lý Thiết Quải, có thân hình của một ông lão già nua xấu xí với một bên chân khập khiễng. Đã là tiên, vì sao lại có vẻ ngoài khổ sở như vậy? Kể rằng, ông tên thật là Lý Huyền, vốn là một đạo sĩ khôi ngô tuấn tú. Khi chưa hoàn toàn viên mãn, ông đã có thể nguyên thần ly thể, ngao du sơn thủy.
Một ngày, Lý Huyền muốn cùng Thái Thượng Lão Quân đến Hóa Sơn, trước khi đi ông căn dặn đệ tử phải canh giữ xác ông trong 7 ngày, nếu sau 7 ngày mà nguyên thần không về thì hãy thiêu xác. Đến trưa ngày thứ 7, mặc dù nguyên thần của sư phụ chưa về, nhưng người đệ tử vì gấp gáp về nhà lo việc hiếu nên đã mang xác đi thiêu.
Khi Lý Huyền trở về không tìm thấy xác, ông đành phải bay đi tìm một thân xác mới, thấy trong rừng có người ăn mày vừa chết vì đói, ông bèn nhập vào và hoàn dương. Bởi người ăn mày xấu xí, lại thêm cái chân khập khiễng phải chống gậy, nên từ đó Lý Huyền mới có tên là “Thiết Quải”, nghĩa là ‘gậy sắt’.
Câu chuyện trên đã nói rõ một vấn đề: Nguyên thần nếu muốn thăng hoa tầng thứ, thì phải ở nơi cõi người, mang cái nhục thân này mà tu luyện. Nếu hỏi: Kim Thiền Tử vì sao không thể tu luyện ở nơi Phật quốc, mà cứ phải xuống trần làm chi? Đó là bởi có thân người mới có thể tu hành.
“Kim Thiền” thoát xác thăng thiên, ấy là lúc viên mãn trở về
Có thể ví von rằng, nguyên thần bị kìm hãm trong nhục thân cũng giống như viên kim cương mắc kẹt trong bùn lầy. Dẫu rơi vào bùn lầy thì kim cương vẫn mãi là kim cương, nó vẫn thánh khiết như thế, vẫn quý giá như thế, nhưng lại không thể lấp lánh sáng ngời được nữa, vì đã bị bùn kia che lấp mất rồi. Cho nên nói, con người là trân quý, là anh linh của vạn vật, bởi chỉ con người mới có thể tu luyện, tẩy sạch bùn nhơ, như viên kim cương sáng lòa thần thánh.
Người bình thường sau trăm tuổi lâm chung, nguyên thần của họ vẫn tiếp tục trầm luân trong bể khổ luân hồi. Tùy theo nghiệp lực và các loại duyên nợ, họ sẽ phải chuyển sinh, vừa rời khỏi chiếc áo này lại phải khoác lên mình chiếc áo nhục thân mới. Nói một cách hình tượng thì, viên kim cương kia chỉ đang di chuyển từ vũng bùn này sang một vũng bùn khác, chứ chưa thể siêu xuất ra ngoài.
Như trên đã nói, thân nhẹ thì thăng lên, thân nặng nề thì rớt xuống dưới. Nguyên thần của người thường vì trĩu nặng nghiệp lực và các loại dục vọng nên cứ mãi trầm luân nơi trần thế. Nhưng một người tu luyện thì khác, họ sẽ không ngừng tẩy tịnh thân tâm, đề cao tầng thứ, khi đạt đến cảnh giới viên mãn đắc Đạo thì cũng là lúc trút khỏi xác phàm mà thăng hoa. Phải chăng đây chính là ý nghĩa của “Kim thiền thoát xác”, cũng chính là ngụ ý của cái tên “Kim Thiền Tử” của Đường Tăng?
Đường Tăng phải đạt đến cảnh giới viên mãn đắc Đạo, trút khỏi xác phàm mới có thể đi mây về gió, đại hiển thần thông
Đoạn cuối Tây Du Ký kể rằng, khi đến Linh Sơn, Đường Tăng phải tắm gội ở am Ngọc Chân để tẩy sạch bụi trần, rồi qua bến đò Lăng Vân lại phải thoát thai hoán cốt, rũ bỏ xác phàm mới có thể mang cái thân thuần tịnh mà đi gặp Như Lai Phật Tổ. Trong truyện viết:
“Tôn Đại Thánh chắp tay đa tạ, nói: ‘Xin cảm ơn tấm lòng tốt đón tiếp sư phụ tôi. Xin mời sư phụ lên đò nào. Chiếc thuyền này tuy không đáy nhưng vững vàng lắm, nhỡ có sóng to gió cả cũng chẳng lật được’.
Tam Tạng bấy giờ vẫn chưa yên tâm, Hành Giả đứng khoanh tay trước ngực, bất ngờ ẩy mạnh một cái, Tam Tạng đứng không vững, rơi đánh ào một cái xuống nước. Tiếp Dẫn Phật Tổ nhanh tay đỡ lấy, dắt xuống đò. Tam Tạng vừa phủi quần áo, vừa giậm chân oán trách Hành Giả. Hành Giả dắt luôn cả Sa Tăng, Bát Giới dắt ngựa gánh đồ xuống đò. Thầy trò đứng cả ở đằng mũi đò. Phật Tổ nhẹ nhàng ẩy con đò ra. Bỗng thấy phía thượng lưu một xác người trôi xuống. Tam Tạng sợ hãi luống cuống.
Hành Giả cười nói: ‘Sư phụ đừng sợ. Xác đó là sư phụ đấy’.
Bát Giới cũng nói: ‘Đúng sư phụ rồi! Đúng sư phụ rồi!’.
Sa Tăng vỗ tay nói: ‘Đúng sư phụ rồi! Đúng sư phụ rồi!’.
Tiếp Dẫn Phật Tổ giơ tay làm hiệu nói: ‘Đúng là ngài! Xin chúc mừng! Xin chúc mừng!’.
Ba người cùng đồng thanh họa theo lời Phật tổ. Con đò được chèo đi, trong chớp mắt đã vững vàng rời khỏi bến tiên Lăng Vân sang tới bờ bên kia. Tam Tạng quay người nhẹ nhàng bước lên bờ.
Có bài thơ làm chứng rằng:
“Thoát rồi xương cốt trần gian,
Tương thân tương ái vượt sang Niết Bàn.
Viên mãn thành Phật thỏa lòng,
Từ nay rửa sạch bụi trần lâng lâng”.
Cũng là nói, nhục thân chỉ là chiếc áo tạm bợ để nguyên thần có thể tu hành ở nơi trần thế. Trút bỏ xác phàm, đắc Đạo thăng thiên, ấy mới là mục đích chân chính để làm người…
Hồng Liên
Chú thích:
- [1] Câu này trong nguyên tác viết: “金蟬脫殼化西涵” (Kim Thiền thoát xác hóa tây hàm).
- [2] Hai câu cuối trong nguyên tác viết: “致使金蟬重脫殼,故令玄奘再修行” (Trí sử Kim Thiền trọng thoát xác, Cố lệnh Huyền Trang tái tu hành).