Bốn hạng người

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Do hoàn cảnh sống mà hành giả đã huân tập trong đời này và những đời trước, mà sự chú niệm có thể tốt hay không tốt. Căn cứ vào đó có 4 hạng người.
1. Hạng người khi hành thiền phải trải qua nhiều khó khăn và đau đớn, mà quá trình đắc pháp cũng chậm (Dukkhapatipadà - dandha - abhinnà)
2. Hạng người khi hành thiền phải trải qua nhiều khó khăn và đau đớn, nhưng đắc pháp nhanh (Dukkha -patipadà - khippa - abhinnà)

3. Hạng người khi hành thiền, quán niệm rất dễ dàng thoải mái và quá trình đắc pháp chậm (Sukha -patipadà-khippa - abhinnà)

4. Hạng người khi hành thiền, quán niệm rất dễ dàng thoải mái và đắc pháp cũng nhanh (Sukha - patipadà-khippa - abhinnà)

1- Hạng người thứ nhất là người trong kiếp hiện tại cũng như trong các quá khứ chưa hề hành thiền chỉ cũng như thiền quán. Bây giờ khi thực hành thiền quán, người ấy phải trãi qua khó khăn và đau đớn, và việc đắc pháp cũng hết sức chậm chạp.

2- Hạng người thứ hai là hạng người kiếp này cũng như kiếp trước, có hành thiền quán mà không thiền chỉ. Bây giờ khi hành thiền chỉ, thiền quán, người ấy phải trãi qua khó khăn và đau đớn, tuy nhiên việc đắc pháp lại nhanh chóng.

3- Hạng người thứ hai là hạng người kiếp này cũng như những kiếp trước có hành thiền chỉ mà không hành thiền quán . Bây giờ khi hành thiền chỉ, thiền quán, người ấy hành rất dễ dàng thoải mái nhưng quá trình đắc pháp thì chậm chạp.

4- Hạng người thứ tư hạng người kiếp này cũng như những kiếp trước đã có hành cả thiền chỉ lẫn thiền quán. Bây giờ khi hành thiền quán, việc đắc pháp của người ấy rất nhanh chóng.

Các hành giả có thể tự mình xem xét mình thuộc hạng người nào. Quý vị có thể xác định được mình thuộc một trong bốn hạng người nói trên.

Lẽ dĩ nhiên ai cũng muốn thuộc hạng người thứ tư - quán niệm dễ dàng thoải mái và đắc pháp nhanh. Tuy nhiên không phải mọi thứ đều như mình muốn, mà nó tùy thuộc vào những gì mình đã tạo tác trong quá khứ.

Hai hạng người đắc pháp chậm

1. Khó hành đắc chậm với hạng người khi hành thiền phải trải qua nhiều khó khăn và đau đớn, và đắc pháp chậm, thì phải tinh tấn chú niệm hơn nữa để vượt qua thọ khổ. Chỉ khi đó mới diệt được sân tùy miên và thấy được pháp.

Sân tùy miên sẽ khởi lên nếu với cảm giác đau như ngứa ngáy, tâm hành giả liền cảm thấy khó chịu, bực bội. "Thật là đau đớn! Thật là khủng khiếp! Sự đau đớn này có chịu biến mất không? Tôi sợ là nó sẽ không bao giờ biến mất cho!" Trạng thái khổ sở đó gọi là sân tùy miên đi kèm với khổ thọ. Xin hãy đọc 3 lần.

Yếu Pháp:

Ði liền với khổ thọ
Chính là sân tùy miên
Là pháp cần đoạn diệt.



Chỉ khi diệt tận sân tùy miên hành giả mới có thể thấy pháp và tiến bộ trong pháp. Phải làm như thế nào? Ðức Phật dạy:

"Dukkhà vedanà sallato dathabbà".
"Khi khổ thọ phát sinh trong ngũ uẩn, hành giả phải chú niệm cho đến khi thấy khổ thọ như một cái gai."


Chẳng hạn có người đang làm việc trong một khu rừng bị gai đâm vào tay hay vào chân, người đó chỉ có thể tiếp tục hay làm việc sau khi đã lấy cái gai ra. Nếu người đó thấy công việc quan trọng hơn nên cứ tiếp tục làm mà không nhổ cái gai ra.

Cũng vậy, khi khổ thọ phát sinh trong ngũ uẩn , hành giả phải chú niệm để vượt qua khổ thọ, tương tự như vậy phải lấy cái gai ra trước tiên. Một khi hành giả đã vượt qua cảm thọ, cũng như khi đã lấy được cái gai ra, hành giả đã hoàn thành phận sự đoạn diệt sân tùy miên nương náu nơi khổ thọ. Nhờ vậy hành giả sẽ thấy pháp và tiến bộ trong pháp. Xin hãy đọc 3 lần:

Yếu Pháp:

Khi khổ thọ phát sinh
Phải chú niệm tức thì
Như việc nhổ gai đâm.


Tôi đã nói nhiều về phương pháp vượt qua khổ thọ bằng sự chú niệm. Nhưng vì lợi ích của những hành giả mới, tôi sẽ nhắc lại lần nữa. khi những cảm giác đau nhức, buồn nôn phát sinh, đầu tiên và trên hết, hành giả phải biết được rằng mình sẽ chịu đựng. Phương châm "Nhẫn nại dẫn đến Niết-bàn" rất lợi ích cho việc hành thiền . Hành giả không nên chán nản nghĩ rằng mình phải đương đầu với khổ thọ này suốt cả buổi ngồi thiền. Hành giả nên tự nhắc nhở rằng "cảm thọ sẽ gây đau đớn theo cách riêng của nó, tuy nhiên phận sự của ta là phải chú niệm".

Và hành giả để cho tâm buông xả. Khi khổ thọ càng bức bách khó chịu, hành giả thường bị căng thẳng lẫn tâm và thân một cách vô ý thức. Hành giả phải cẩn thận đừng để cho điều đó xảy ra.

Khi khổ thọ quá mãnh liệt, hành giả nên buông xả tâm và thư giản thêm một ít. Sau đó hành giả đặt tâm ngay trên cảm thọ. Hành giả nên quan sát thêm hiện giờ cơn đau nhức như thế nào, nó đang ở trên da, trong gân, trong xương hay thậm chí trong tủy?

Hành giả quán niệm một cách thấu suốt và chú tâm bất cứ cảm thọ nào phát sinh lên Sau bốn hoặc năm chú niệm liên tục , hành giả thấy khổ ngày càng gia tăng . Nhưng khi đạt đến cao điểm thì nó bắt đầu giảm cường độ. Tuy vậy hành giả không nên lời bớt sự quán niệm mà phải duy trì sự tinh tấn như trước đây.

Thấy rõ sự tăng và giảm của cảm thọ tức là thấy được thực tánh của cảm thọ.

Sau đó, khi định tâm vững vàng hơn, hành giả thấy rõ rằng:

- Trong một niệm, cảm thọ gia tăng.
- Trong một niệm khác, cảm thọ giảm xuống.
- Trong một niệm khác nữa, cảm thọ chuyển sang nơi khác.

Như vậy là hành giả đã thấy rõ hơn nữa thực tánh của cảm thọ. Hành giả nghiệm ra rằng cảm thọ không phải luôn luôn là đau nhức mà nó thay đổi hoài.

Khi định tâm mạnh mẽ hơn nữa, niệm một cảm giác đau, hành giả thấy rằng cảm giác đau sanh lên rồi diệt, sau đó lại sanh lên rồi diệt.

Thấy được sinh diệt thì đau không còn là vấn đề quan trọng, mà hành giả cố gắng hết sức để bắt kịp tất cả sự sinh và sự diệt. Và chú niệm một cách thấu suốt là mối quan tâm chính yếu của hành giả . Sự chú niệm bắt đầu lấn áp khổ thọ.
Tiếp tục chú niệm, nếu hành giả đạt đến Diệt trí , khi niệm "đau... đau..." sự sinh khởi của cơn đau không rõ ràng mà chỉ có sự diệt, mới nổi bật. Ngay khi vừa chú niệm cảm giác đau thì nó liền diệt mất. Do tâm mãi lo bắt kịp sự diệt nên cảm giác đau không còn quan trọng nữa mà nhận biết cảm giác là quan trọng hơn. Như vậy khổ thọ đã bị áp đảo bởi tâm chú niệm.

Ðịnh tâm phát triển hơn, hành giả thấy rằng khi chú niệm cơn đau, không chỉ cơn đau diệt mà tâm chú niệm cơn đau đó cũng diệt.

Với những hành giả thông tuệ, khi chú niệm cơn đau, họ thấy 3 loại diệt:

- cơn đau diệt.
- tâm nhận biết cảm giác đau diệt.
- tâm quán niệm cảm giác đau diệt.

Do thấy được sự diệt, hành giả nghiệm ra rằng:

- cơn đau là vô thường.
- tâm nhận biết là vô thường.
- tâm chú niệm cũng là vô thường.

Vô thường tiếng Pàli gọi là Anicca.

Do sự chú niệm đã áp đảo khổ thọ nên hành giả đã hoàn thành phận sự đoạn diệt sân tùy miên nương náu trong khổ thọ. Nhờ vậy hành giả sớm đắc pháp và tiến bộ trong pháp.Xin hãy đọc 3 lần:

Yếu Pháp:

"Tất cả các khổ thọ
Phát sinh lúc quán niệm
Ðều cần phải vượt qua"


Nếu hành giả đã vượt qua được khổ thọ phát sinh trong lúc quán niệm, thì những cảm thọ cũ đã có trước lúc hành thiền cũng sẽ được khắc phục, và những bệnh tật trước đây của hành giả sẽ được chữa lành.

Hướng dẫn cách quán niệm khổ thọ như vậy rõ ràng.

2. Hạng người khi hành thiền quán niệm rất dễ dàng thoải mái nhưng đắc pháp chậm.

Lý do là vì hành giả dính mắc với thọ lạc khiến cho quá trình đắc pháp bị chậm đi. Do đó hành giả phải đoạn diệt tham tùy miên nương náu trong thọ lạc. Xin hãy đọc 3 lần:

Yếu Pháp:

Tham trú trong thọ lạc
Cầụn phải trì tận gốc
"Khi quán niệm dễ dàng
Tham ái thường sinh khởi
Biết cách dừng lại ngay
Là hành có tiến bộ
"

Khi sự chú niệm tốt đẹp, thọ lạc sẽ phát sinh. Nếu hành giả vô tình đề cho tham ái (dính mắc) sinh khởi do bởi thọ lạc đó, thì việc đắc pháp sẽ dừng lại mà không tiến triển thêm. Vì vậy hành giả phải đoạn trừ tham tùy miên mới có thể đắc pháp.

Làm thế nào để vượt qua thọ lạc?

Ðức Phật dạy rằng:

"Sukhà bhikkhave vedanà dukkhàto dathabbà".
"Khi thọ lạc phát sinh, hành giả phải chú niệm cho đến khi thấy nó như là thọ khổ".


Chú niệm như thế nào? Hành giả chỉ chú niệm thọ lạc nổi bật nhất. Nếu thọ lạc của thân nổi bật, hành giả niệm "an lạc..., an lạc..., an lạc...". Nếu thọ lạc của tâm nổi bật, hạnh giả niệm "an lạc..., an lạc...".

Tiếp tục chú niệm cho đến khi đạt Diệt trí, khi niệm "an lạc... an lạc..." trạng thái an lạc sau khi sinh lên liền diệt mất. Tốc độ sanh diệt quá nhanh đến nỗi hành giả cảm thấy bức bách . Hành giả nhận ra rằng đó là Khổ. Do thấy khổ mà hành giả đã hoàn thành phận sự đoạn diệt tùy miên nương náu trong thọ lạc. Xin hãy đọc 3 lần:

Yếu Pháp:

Tham trú trong thọ lạc
Cần phải được đoạn diệt
Khi an lạc phát sinh
Thấy nó như đau khổ
Là chú niệm đúng cách


Khi thọ lạc được xem như thọ khổ, phận sự đoạn diệt tùy miên dính mắc với thọ lạc đã hoàn thành hành giả sẽ thấy pháp và tiến bộ trong pháp.

Theo: Chín yếu tố phát triển Thiền Quán
Tác giả: Thiền sư Kundalàbhivamsa
Dịch Việt: Tỳ kheo Thiện Minh
Nguồn: buddhanet.net
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên