Bốn Thánh đế và các vấn đề xung quanh

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Qua topic này;Cavoi muốn chúng ta cùng thảo luận;chia sẻ với nhau những hiểu biết về bốn Thánh đế.Cavoi cũng xin chia sẻ những hiểu biết nông cạn của mình về bốn Thánh đế và mong các bạn cũng vậy trên tinh thần kiến hòa đồng giải;mong được bổ túc chánh tri kiến;tuệ uẩn.Mặc dù như cổ đức nói: Thánh đế;kiết sanh;vô ngã và cơ cấu các duyên là những vấn đề rất khó giải thích. Nhưng với sự tinh tấn và như lý tác ý;hy vọng chúng ta sẽ dần dần tới được với tri kiến như thực.

Lành thay!Lành thay!



Đức Phật dạy rằng:

26.VI. Thân Hữu (S.v,434)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn, những ai mà các Ông nghĩ cần nghe theo như bạn bè, hay thân hữu, hay bà con, hay huyết thống, thì này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải khích lệ những người ấy, huấn luyện, an trú các người ấy trong sự chứng ngộ như thật bốn Thánh đế. Thế nào là bốn?

3) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt.

4) Này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn... như thật bốn Thánh đế.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt".
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Bốn Thánh đế là chủ đề nên được nói về.

10. X. Lời Nói (S.v,419)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, chớ có nói những câu chuyện của loài súc sanh, như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, câu chuyện về hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, các câu chuyện biến trạng của thế giới, câu chuyện về biến trạng của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu. Vì sao?

3) Những câu chuyện này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến mục đích, không phải căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

4) Có nói chuyện, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy nói chuyện: "Ðây là Khổ"... hãy nói chuyện: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt"... Vì sao?

5) Các câu chuyện này, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến mục đích, là căn bản cho Phạm hạnh, đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt".
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
là chủ đề nên được nói về;nhưng không nên tranh luận về;tranh cãi về;vì sao? Vì với mỗi Thánh đế chúng ta có một phận sự riêng:

29.IX. Cần Phải Liễu Tri Hay Thắng Tri (S.v,436)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn Thánh đế này. Thế nào là bốn?

3) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt.

4) Trong bốn Thánh đế này, này các Tỷ-kheo, có Thánh đế cần phải liễu tri, có Thánh đế cần phải đoạn tận, có Thánh đế cần phải chứng ngộ, có Thánh đế cần phải tu tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế cần phải liễu tri?

5) Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, cần phải liễu tri. Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận. Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ. Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập.

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo... (như đoạn số 5, kinh trên) ...

*Qua bài kinh trích trên chúng ta thấy rằng:

-Khổ Đế cần được liễu tri;không cần được tranh luận;không cần được tranh cãi.
-Tập Đế cần được đoạn tận;không cần được tranh luận;không cần được tranh cãi.
-Diệt Đế cần được chứng ngộ;không cần được tranh luận;không cần được tranh cãi.
-Đạo Đế cần được tu tập;không cần được tranh luận;không cần được tranh cãi.


Vậy khi chưa rõ điều gì về bốn Thánh đế;chúng ta nên tham vấn các vị giáo thọ sư;các vị am hiểu hoặc các vị đồng Phạm hạnh hiền trí để cho rõ rồi cố gắng thực hiện phận sự của mỗi Thánh đế theo lời Đức Thế Tôn đã dạy.Nếu chẳng hạn chúng ta tranh cãi tranh luận về Niết Bàn(diệt đế) là chúng ta đã thực hiện sai phận sự của Diệt Đế;bởi Diệt Đế là để chứng ngộ;không phải để tranh luận về;và khi thực hiện sai tức là chúng ta đã không thực hành tùy pháp;không như lý tác ý và như vậy vô minh lậu tăng trưởng.Tuy nhiên thảo luận ở mức độ vừa phải về bốn Thánh đế đều là điều nên làm và điều đó sẽ góp phần vào tăng trưởng trí tuệ.
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Bệnh khổ?

Chúng ta thường quen miệng nói tới 8 cái khổ(bát khổ) trong Khổ Đế là:

sanh khổ;lão khổ;bệnh khổ;tử khổ;oán tăng hội khổ;ái biệt ly khổ;cầu bất đắc khổ;ngũ thủ uẩn là khổ.

Nhưng ở những bài kinh khác lại không nói bệnh khổ (byādhipi dukkho) mà lại dùng cụm từ sầu-bi-khổ-ưu-não;thực chất theo cách hiểu của tôi thì "bệnh khổ" chính là sầu bi khổ ưu não;vì nếu không có sầu bi khổ ưu não thì người ta đã chẳng gọi là "bệnh";do đó hai cụm từ này có thể thay đổi cho nhau.Nói bệnh khổ chính là nói "sầu bi khổ ưu não" là khổ và ngược lại/


Trong bản dịch của hòa thượng Thích Minh Châu;kinh Chuyển Pháp Luân;phẩm Tương Ưng sự thực;hòa thượng đã dịch cả hai cách diễn đạt:

5) Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.


Thực chất trong bản Pali Roman chỉ nêu lên "bệnh khổ";tóm tắt của sầu bi khổ ưu não:

2209Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ— jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, byādhipi dukkho, maraṇampi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ— saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.

Bản dịch của tỳ kheo Bodhi và bản dịch của hòa thượng Thích Thiện Châu đều chỉ dịch "bệnh khổ" theo sát bản Pali Roman;các bạn có thể đối chiếu tại đây
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbkin015.htm[/quote]
 

Cavoi

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2009
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
Điểm
18
Người nào đã như thật biết rõ bốn Thánh đế;người đó không thể bị cuốn vào một cuộc tranh luận nào nữa

40.X. Tranh Luận (S.v,445)

1) ...

2) -- Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết: "Ðây là Khổ"... như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến khổ diệt". Nếu từ phương Ðông có Sa-môn hay Bà-la-môn nào đến, ưa thích tranh luận, tầm cầu tranh luận, nói rằng : "Ta sẽ tranh luận", người này không thể làm cho rung chuyển, làm lay chuyển, làm động chuyển Tỷ-kheo ấy một cách đúng pháp; sự kiện này không xảy ra. Nếu từ phương Tây... nếu từ phương Bắc... nếu từ phương Nam có Sa-môn hay Bà-la-môn nào đến, ưa thích tranh luận, tầm cầu tranh luận, nói rằng: "Ta sẽ tranh luận"; người này không thể làm rung chuyển, làm lay chuyển, làm động chuyển Tỷ-kheo ấy một cách đúng pháp; sự kiện này không xảy ra.

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một cột đá dài đến mười sáu khuỷu tay, và tám khuỷu tay được chôn dưới đất từ bàn tọa và tám khuỷu tay ở phía trên. Nếu từ phương Ðông có gió và mưa lớn đến, không thể làm cột đá ấy rung chuyển, lay chuyển, động chuyển, nếu từ phương Tây... nếu từ phương Bắc... nếu từ phương Nam có gió và mưa lớn đến, không thể làm cho cột đá ấy rung chuyển, lay chuyển, động chuyển. Vì sao? Vì bàn tọa cột trụ được đóng sâu, khéo chôn sâu, này các Tỷ-kheo.

Và người nào đang hướng tới thắng tri Bốn Thánh đế;người đó cũng có xu hướng viễn ly các cuộc tranh luận;người đó học hạnh không tranh luận với đời như Thế Tôn

"Như Lai không có tranh luận với bất kỳ ai trên đời.Chỉ có đời tìm cách tranh luận với Như Lai
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên