CÂY SEN CẠN LÀM THUỐC
Cây sen cạn có tên khoa học Tropaeolum majus L., thuộc họ Sen cạn (Tropaeolaceae), là một loại cây thảo mọc leo hoặc không leo, sống hàng năm. Sở dĩ có tên sen cạn là vì lá của nó hơi giống lá sen, có cuống dài đính ở giữa phiến lá tròn, mép nguyên, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới trắng mốc. Hoa mọc ở nách lá, màu vàng, vàng cam hay đỏ, 5 cánh hoa không bằng nhau. Quả lớn, cỡ 1cm, có 3 mảnh vỏ, có vách dày và xốp, chứa 3 hạt.
Sen cạn có nguồn gốc ở Peru, vào thế kỷ XVI người ta mô tả nó đầu tiên và gọi là hoa màu máu của Peru. Ngày nay, sen cạn (nasturtium) còn được gọi là cải soong Mỹ hoặc cải soong Mexico.
Ở Việt Nam, sen cạn được trồng nhiều nơi để làm cảnh, làm rau ăn và làm thuốc. Tuy mang tên sen nhưng loại cây này mọc trên cạn, không sống dưới nước. Có thể trồng ở vườn, dọc hàng rào, ở ban-công. Vào tháng 5 - 9, hoa nở rất đẹp.
Các bộ phận của sen cạn như lá, hoa, quả, hạt đều được dùng làm thuốc. Có thể thu hái toàn cây quanh năm. Thường người ta hái những nụ hoa đầu tiên, các cành hoa mới nở và một số lá để làm thuốc, phần cây còn lại được giữ gìn chăm sóc cho sinh trưởng, phát triển bình thường. Để lấy hạt, đợi đến khi quả thật chín, thu hái và giữ lại một phần để gieo, còn phần nhiều đem dự trữ để dùng dần khi cây không có hoa và nụ hoa.
Từ thế kỷ XVI, người ta đã sử dụng sen cạn làm rau ăn: Lá non được dùng ăn sống như rau xà-lách, hoặc nấu xúp với khoai tây. Nụ hoa và quả xanh dùng ngâm giấm làm gia vị, có mùi vị như rau cải soong, ăn rất ngon miệng. Hoa sen cạn cũng được dùng như rau, trang điểm màu sắc cho đĩa rau sống để làm tăng vẻ hấp dẫn của đĩa rau.
Trong 100g lá sen cạn tươi có chứa 265mg vitamin C (cao hơn hầu hết các loại rau khác: rau ngót 185mg, rau dền đỏ 89mg, cải bông 70mg, cải soong 40mg). Các tế bào lá chứa myrosin và một glucosid chứa sulfur gọi là glucotropaeolosid. Ngoài ra, người ta còn chiết được chất tromalit có tác dụng kháng khuẩn gram dương và gram âm nhưng lại giữ nguyên vẹn hệ vi khuẩn đường ruột. Chất kháng khuẩn tập trung nhiều ở hạt, đó là một chất có mùi thơm, màu hơi vàng, đông đặc ở 40C, tan ở trong nhiều dung môi hữu cơ, nhất là ether ethylic.
Hạt sen cạn đã được người dân Peru sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời, chữa trị một số bệnh viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm bàng quang. Hoa sen cạn cũng chứa một lượng vitamin C khá cao (130mg trong 100g hoa tươi).
Theo Đông y, sen cạn có vị cay, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết (làm mát máu) cầm máu, điều kinh, lợi tiểu, nhuận trường, trị ho và chữa được bệnh hoại huyết (scorbut).
Ngày dùng 15 - 30g lá tươi hoặc 2 - 3g hạt, sắc uống.
Sen cạn còn được dùng để tăng cường sự hoạt động của thận, chữa các vết thương nhiễm khuẩn, khí thũng, tăng tiết bã nhờn. Do chứa nhiều acid phosphoric, tinh dầu có S và nhiều vitamin C nên sen cạn được sử dụng để tái tạo sức khỏe, chống tình trạng già trước tuổi và cho những người đang điều dưỡng sau khi ốm dậy. Nó còn được dùng làm thuốc điều kinh và chống rụng tóc.
Sau đây là một số cách dùng sen cạn để chữa bệnh:
- Chữa ho, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi: Lá sen cạn tươi 20 - 30g hoặc hạt sen cạn 2 - 3g, giã nhỏ, hãm với 100ml nước sôi trong 5 - 10 phút. Chia 2 - 3 lần uống sau bữa ăn. Có thể thêm ít đường hoặc chất thơm cho dễ uống.
- Chữa viêm bàng quang, tiểu tiện khó: Lá sen cạn 20 - 30g, sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, sau khi ăn từ 2 - 3 giờ. Có thể dùng nước sắc này để súc miệng giúp bảo vệ chân răng được chắc hơn.
- Chữa đại tiện táo, đại tiện ra máu: Quả sen cạn đã chín, phơi khô hoặc hạt sen cạn 0,6 - 1g nghiền thành bột, trộn với đường hoặc mật ong, uống trước khi đi ngủ. Có thể dùng quả tươi nghiền nát, lấy 1 - 3 muỗng cà-phê nước quả hòa với đường (3 - 9 muỗng cà-phê) để uống.
- Chống rụng tóc, kích thích sức sống của da đầu: Hoa sen cạn 100g hoặc cả hoa, lá, hạt tươi 100g, cho vào nồi đất, siêu đất, đun với 1 lít nước, sắc còn 300 - 400ml, có thể thêm ít tinh dầu thơm tùy theo sở thích. Dùng xoa vào tóc và chà mạnh vào da đầu vào buổi sáng, chiều, hoặc xoa nhiều lần trong ngày.
-Chữa phổi yếu, thận yếu, tiểu tiện khó: Nụ hoa sen cạn hoặc hạt sen cạn 2 - 3g, nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, thêm ít chất thơm, chia 2 - 3 lần uống sau bữa ăn. Có thể dùng lá sen cạn tươi 20 - 30g sắc uống.
(Lương y Đinh Công Bảy)
Cây sen cạn có tên khoa học Tropaeolum majus L., thuộc họ Sen cạn (Tropaeolaceae), là một loại cây thảo mọc leo hoặc không leo, sống hàng năm. Sở dĩ có tên sen cạn là vì lá của nó hơi giống lá sen, có cuống dài đính ở giữa phiến lá tròn, mép nguyên, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới trắng mốc. Hoa mọc ở nách lá, màu vàng, vàng cam hay đỏ, 5 cánh hoa không bằng nhau. Quả lớn, cỡ 1cm, có 3 mảnh vỏ, có vách dày và xốp, chứa 3 hạt.
Sen cạn có nguồn gốc ở Peru, vào thế kỷ XVI người ta mô tả nó đầu tiên và gọi là hoa màu máu của Peru. Ngày nay, sen cạn (nasturtium) còn được gọi là cải soong Mỹ hoặc cải soong Mexico.
Ở Việt Nam, sen cạn được trồng nhiều nơi để làm cảnh, làm rau ăn và làm thuốc. Tuy mang tên sen nhưng loại cây này mọc trên cạn, không sống dưới nước. Có thể trồng ở vườn, dọc hàng rào, ở ban-công. Vào tháng 5 - 9, hoa nở rất đẹp.
Các bộ phận của sen cạn như lá, hoa, quả, hạt đều được dùng làm thuốc. Có thể thu hái toàn cây quanh năm. Thường người ta hái những nụ hoa đầu tiên, các cành hoa mới nở và một số lá để làm thuốc, phần cây còn lại được giữ gìn chăm sóc cho sinh trưởng, phát triển bình thường. Để lấy hạt, đợi đến khi quả thật chín, thu hái và giữ lại một phần để gieo, còn phần nhiều đem dự trữ để dùng dần khi cây không có hoa và nụ hoa.
Từ thế kỷ XVI, người ta đã sử dụng sen cạn làm rau ăn: Lá non được dùng ăn sống như rau xà-lách, hoặc nấu xúp với khoai tây. Nụ hoa và quả xanh dùng ngâm giấm làm gia vị, có mùi vị như rau cải soong, ăn rất ngon miệng. Hoa sen cạn cũng được dùng như rau, trang điểm màu sắc cho đĩa rau sống để làm tăng vẻ hấp dẫn của đĩa rau.
Trong 100g lá sen cạn tươi có chứa 265mg vitamin C (cao hơn hầu hết các loại rau khác: rau ngót 185mg, rau dền đỏ 89mg, cải bông 70mg, cải soong 40mg). Các tế bào lá chứa myrosin và một glucosid chứa sulfur gọi là glucotropaeolosid. Ngoài ra, người ta còn chiết được chất tromalit có tác dụng kháng khuẩn gram dương và gram âm nhưng lại giữ nguyên vẹn hệ vi khuẩn đường ruột. Chất kháng khuẩn tập trung nhiều ở hạt, đó là một chất có mùi thơm, màu hơi vàng, đông đặc ở 40C, tan ở trong nhiều dung môi hữu cơ, nhất là ether ethylic.
Hạt sen cạn đã được người dân Peru sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời, chữa trị một số bệnh viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm bàng quang. Hoa sen cạn cũng chứa một lượng vitamin C khá cao (130mg trong 100g hoa tươi).
Theo Đông y, sen cạn có vị cay, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết (làm mát máu) cầm máu, điều kinh, lợi tiểu, nhuận trường, trị ho và chữa được bệnh hoại huyết (scorbut).
Ngày dùng 15 - 30g lá tươi hoặc 2 - 3g hạt, sắc uống.
Sen cạn còn được dùng để tăng cường sự hoạt động của thận, chữa các vết thương nhiễm khuẩn, khí thũng, tăng tiết bã nhờn. Do chứa nhiều acid phosphoric, tinh dầu có S và nhiều vitamin C nên sen cạn được sử dụng để tái tạo sức khỏe, chống tình trạng già trước tuổi và cho những người đang điều dưỡng sau khi ốm dậy. Nó còn được dùng làm thuốc điều kinh và chống rụng tóc.
Sau đây là một số cách dùng sen cạn để chữa bệnh:
- Chữa ho, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi: Lá sen cạn tươi 20 - 30g hoặc hạt sen cạn 2 - 3g, giã nhỏ, hãm với 100ml nước sôi trong 5 - 10 phút. Chia 2 - 3 lần uống sau bữa ăn. Có thể thêm ít đường hoặc chất thơm cho dễ uống.
- Chữa viêm bàng quang, tiểu tiện khó: Lá sen cạn 20 - 30g, sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, sau khi ăn từ 2 - 3 giờ. Có thể dùng nước sắc này để súc miệng giúp bảo vệ chân răng được chắc hơn.
- Chữa đại tiện táo, đại tiện ra máu: Quả sen cạn đã chín, phơi khô hoặc hạt sen cạn 0,6 - 1g nghiền thành bột, trộn với đường hoặc mật ong, uống trước khi đi ngủ. Có thể dùng quả tươi nghiền nát, lấy 1 - 3 muỗng cà-phê nước quả hòa với đường (3 - 9 muỗng cà-phê) để uống.
- Chống rụng tóc, kích thích sức sống của da đầu: Hoa sen cạn 100g hoặc cả hoa, lá, hạt tươi 100g, cho vào nồi đất, siêu đất, đun với 1 lít nước, sắc còn 300 - 400ml, có thể thêm ít tinh dầu thơm tùy theo sở thích. Dùng xoa vào tóc và chà mạnh vào da đầu vào buổi sáng, chiều, hoặc xoa nhiều lần trong ngày.
-Chữa phổi yếu, thận yếu, tiểu tiện khó: Nụ hoa sen cạn hoặc hạt sen cạn 2 - 3g, nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, thêm ít chất thơm, chia 2 - 3 lần uống sau bữa ăn. Có thể dùng lá sen cạn tươi 20 - 30g sắc uống.
(Lương y Đinh Công Bảy)