- Tham gia
- 21/8/20
- Bài viết
- 90
- Điểm tương tác
- 10
- Điểm
- 8
Tư duy thế nào khi thấy tội nghiệp trước cảnh khó khan, khổ sở của người khác
Cái tâm trạng không thoải mái, khiến mình nhớ lại cảnh khổ của người khác cần được tư duy đúng để loại bỏ.
Sự thật là mỗi cá nhân đều phải tự phấn đấu cho cuộc đời mình và chưa chắc mình đã cứu được bản thân nên cảm giác bức rức,áy náy trước cảnh thương tâm đến nỗi gây dằn vặt trong lòng là điều không nên.
Khi khởi lòng nhân từ trước hoàn cảnh khó khăn của người khác thì sẽ tăng trưởng lòng từ để thấy tất cả sự sống đều bình đẳng như nhau, đều có những nghịch cảnh riêng biệt. Có thể ngay hiện tại mình khỏe mạnh, mình thấy người khác đang lâm vào cảnh khốn khổ,bần cùng,túng quẫn mình cảm thấy tội nghiệp dành cho họ nhưng biết đâu được trong tương lai mình lại lâm vào cảnh khổ hơn như vậy nữa (bệnh hiểm nghèo) chẳng hạn. Chính vì không biết trước hoàn cảnh khắc nghiệt nào sẽ xảy đến với mỗi sự sống nên sẽ nuôi lớn được tính khiêm nhường, góp phần phá cái tánh tự cao và tự ti của chính mình.
Ví dụ hoàn cảnh thực tế: kkhi thấy 1 người bán vé số, trông họ già yếu vẫn phải mưu sinh, khi cảm thấy đồng cảm thì sẽ hành động trong khả năng, hiện tại nếu ủng hộ 1,2 tờ thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới ngân sách mà mình lo cho gia đình. Còn nếu bản thân mình còn chạy kiếm cơm từng bữa, vợ ốm con đau chẳng hạn thì tự mình không cần ủng hộ mà vẫn cảm thấy trút bỏ áy náy được.
Sự đời không hề đơn giản, càng hiểu sâu thì càng kiệm lời. Càng cẩn trọng khi đưa ra lời khuyên.
Mỗi người đều có hoàn cảnh riêng họ và nhiều lúc lời khuyên mà không đúng người thì chính lời khuyên đó gây hại cho cả hai. Cái lòng tự ái của cá nhân nó phức tạp vô cùng. Do đó, hãy cẩn thận khi đưa ra lời khuyên, an ủi bất cứ ai.
Khi mình biết chuyện của người khác thì mình đặt bản thân vào hoàn cảnh đó xem mình giải quyết như thế nào, làm vậy sẽ tăng kỹ năng tư duy theo lẽ thật.
VD 1: nhìn thấy trời mưa, đường ướt, trơn trợt, thấy người khác họ lái xe với tốc độ cao thì tự mình biết đây là hành động nguy hiểm vì khi cần giảm tốc độ hoặc bẻ cua sẽ dễ lật xe gây tai nạn. Mình hiểu như vậy và giữ trong đầu nhận thức đó, đừng nói ra vì tâm lý chung, khi mình đưa ra lời khuyên thì người khác sẽ dễ hiểu nhầm rằng mình chi li, nhỏ nhặt, khó tính, chấp nhặt tiểu tiết,….
VD 2: nhìn thấy các tỳ kheo đang thực hành pháp môn đi ba bước và lạy 1 lần, họ đi trong mưa gió. Khi thấy họ làm như vậy mà tâm khởi lên tội nghiệp là sai, cần hiểu rằng những người này họ có đức tin rất lớn, nhờ đức tin đó giúp họ cảm thấy việc làm này không có khổ (và có khi mang lại lợi ích như giúp xả bản ngã chẳng hạn), thế nên dù nắng mưa cỡ nào cũng không hề thấy khổ. Mặt khác, tự thân mình nhận định việc làm này là khổ hạnh, tự làm khổ thân thêm. Khi suy nghĩ như vậy thì tự mình biết như vậy mà thôi, không nên nói ra mà nên đặt vấn đề nếu chẳng may thiên tai ập đến nơi mình sống, hoàn cảnh ngặt nghèo bắt buộc phải bỏ của cải vật chất hiện tại để di cư, phải sống trong điều kiện thiếu thốn thì mình chắc chắn không được để tâm khởi lên những suy nghĩ tiêu cực như oán trách định mệnh mà phải MỪNG, mừng vì làm chủ được tâm. Khi đó, mình sẽ sống thiếu thốn nhưng tâm trạng vẫn an ổn nhờ luyện tập cai cái tánh them ăn , them tiện nghi,…. Bình thường đang ổn định nhưng vẫn tập luyện lìa những tiện nghi, thoải mái để tập sống bần nhằm chủ động chuẩn bị tâm lý trước ( giống lính cửu hỏa luyện tập trước để tâm không hoảng loạn khi đám cháy xảy ra.)
Do đó, mình biết để mình ngăn ngừa tối đa các tình huống nguy hại cho chính mình và việc mình không nói ra vì mình hiểu lời nói sẽ gây hại là một việc toàn thiện. ( Vừa tốt cho bản thân vừa không gây ra sự khó chịu cho người khác.)
Hơn nữa, mỗi người tự họ có cách thích nghi với hoàn cảnh sống theo chọn lựa của họ. Phần lớn sẽ không hề có khái niệm “khổ”, cho dù họ có đang bị thế nào đi nữa nhưng đối với họ thì đó không phải là khổ. Nếu ai lập đi lập lại và cố gắng chỉ cho họ thấy đó là một cái khổ hay tỏ ra thương hại họ thì kiểu đối xử đó rất có nguy cơ gây khó xử cho cả hai. Người khác họ cảm nhận thế nào thì đó là quyền của họ.
Tóm lại, khi thấy hoàn cảnh khó khan, khổ ải của người khác mà khiến tâm mình không được an ổn thì nhận thức như sau:
Đặt mình vào hoàn cảnh khó khan của người khác để tìm cách đối phó cho riêng mình, để xả cái tôi. Chẳng hạn mình đang đủ ăn đủ mặc thì cái tôi rất lớn, mình thấy người khác sống lam lũ trong dòng nước lũ thì mình không được nghĩ thương hại cho họ mà hãy hòa nhập vào cái chướng ngại đó để mình tìm cách vượt qua giai đoạn khó khan do thiên tai này ra sao. Khi mình đặt vào cảnh khổ thì mình sẽ học cách thích nghi với cái khổ đó để sau này chẳng may lâm vào hoàn cảnh khó khan thì không bị sốc và nhanh chóng thích nghi ngay.
Cẩn thận xem xét đối tượng này có nên đưa ra lời khuyên hay không. Nếu nhắm chừng người này có cái tôi lớn (biểu hiện qua các hành động như mình chưa nói xong mà họ cắt lời, giành nói nhưng không đúng điều mình nghĩ) thì tuyệt đối không nên đưa ra lời khuyên nào cả, chỉ cần nói vài lời tử tế để giữ hòa khí, an ổn cho bản thân và không làm khó chịu đến người xung quanh. Còn người nào tha thiết muốn nghe ý kiến và bản thân mình biết chắc chắn mình làm được (không phải suy diễn, suy luận) thì mới nói.