- Tham gia
- 9/4/18
- Bài viết
- 731
- Điểm tương tác
- 262
- Điểm
- 63
ha ha hah a... [smile]
Tâm --> Khát Vọng, Mong Cầu --> Sự Kiếm Tìm --> Hiện Tượng Ly Tâm --> Đánh Mất Bổn Tâm --> Tìm Thấy Tâm và Sự Thật Nơi Bổn Tâm [smile]
trong nhà có báu .... thôi tìm kiếm
đối cảnh .. vô tâm chớ hỏi thiền
Thiền Giả ... lấy tâm là nền tảng tu học ... ở nơi tâm luôn có 1 cái gì đó luôn đồng tồn tại với nó ... chúng ta có thể gọi đó là: ước vọng, khao khát ---> và tâm luôn luôn đứng ở 1 tâm thế đặc biệt với ước vọng và khao khát của nó
--> đó chính là SỰ KIẾM TÌM CỦA TÂM [smile]
Khi tâm khởi lên ... là tìm kiếm 1 cái gì đó của người khác theo ý mình muốn .... thì đúng là tâm đó --> khó mà thành sự thật ...
khi tâm khởi lên ... là sự tìm kiếm ở nơi người khác ... mà lại là cái họ cũng kiếm tìm .... thì đó là chỉ đường mách lối --> cho người ta --> đó là GIÚP HỌ --> TÌM THẤY BÁU TẠI NHÀ CỦA MÌNH [smile] .... đó là 1 loại CÔNG ĐỨC... bởi vì TỰ HỌ ĐÃ "GẦN VỚI BỔN TÂM" của chính họ hơn ...
Thiền Sư Trí Huyền viết:
ngọc lý ... bí thanh ... diễn DIỆU ÂM
CÁ TRUNG --> mãn mục --> lộ THIỀN TÂM
hà sa cảnh thị bồ đề đạo
nghĩ hướng Như Lai ... cách vạn tâm
Có lẽ .. Ý CỦA THIỀN SƯ --> là nói ... ý nghĩa của "THIỀN TÂM" ... là nhìn thấy rõ nơi bản thân mình --> CÓ BÁU, nơi NHÀ MÌNH CÓ BÁU VẬT [smile]
như vậy:
- biết tự kiếm nơi bổn tâm mình ... là điều tốt
- biết lắng nghe lời chỉ dạy của người khác ... để dẫn tới hiệu quả là tìm kiếm nơi bản thân mình cũng là điều tốt
- biết học hỏi từ những điều lợi ích ... đối với tìm kiếm lãnh hội nơi bổn tâm mình .. cũng là điều tốt hơn ...
trong TAM BẢO ... đi đúng hướng nào .. cũng đều là xích lại gần với bổn tâm hơn .. nương nơi tâm chân thật của mình mà lãnh hội hơn ..
và đường nào ... cũng là ĐƯỜNG CÔNG ĐỨC --> bởi vì XÍCH LẠI GẦN --> VỚI "SỰ THẬT" TUYỆT ĐỐI hơn [smile]
ờ mà đúng không ? [smile]
:lol: :lol:
Hi hi..
Chào @khuclunglinh huynh!
Tiểu đệ thường tư duy cái nghĩa duy tâm nên cũng có vài nhận xét thô thiển về thực tướng rất vui được thảo luận cùng huynh!
Bát nhã thì vô tri mà chiếu khắp, 2 mặt của thực tại Tâm Pháp. Một mặt thì bất động và thanh tịnh, một mặt thì biến chuyển, biến mà chẳng lìa 1 thể, có thể nói tùy duyên bất biến là chân Lý của Tâm Pháp.
Tiểu đệ vừa đọc bản Tăng Triệu luận Trung Đạo cảm thấy ông ấy thật là bậc bác học uyên thâm khi luận Tâm Thể này. Trong đó có chia ra 2 nghĩa Thật trí và quyền trí. Quyền trí không lìa thật trí mà quyền trí biết được thật trí. Giống nghĩa duy tức chuyển thức thành trí vậy
Vậy thì bát nhã thật trí luôn sẵn sàng nhưng quyền trí mới có thể nhận ra tức là trong động thì định mới hiện, quyền trí biết thật trí mới gọi là Tuệ căn, đây là hành nghiệp thù thắng chỉ có những hành giả quán bát nhã thật trí mới hiện cũng không nằm ngoài nhân duyên. Đây là con đường đưa đến giác ngộ.
Vì phải nhờ quyền trí mới lộ nên nói minh tâm, kiến tánh vậy.
Các hành nghiệp khác đều vô minh trói buộc, chỉ có tuệ nghiệp là thù thắng vì vậy khi xưa Đức Phật luôn khuyên hàng đệ tử cần siêng năng tinh tấn vì tuệ nghiệp xuất thì vô minh lìa, như sáng hiện thì tối ẩn. Vì bát nhã chẳng thêm bớt nên thực tánh vô minh tức Phật tánh, mê cũng chẳng mất mà ngộ cũng chẳng thêm. Khi ngộ thì thấy bình đẳng nên nói ngộ cũng đồng chưa ngộ.
Khi hành giả thấy tất cả chỉ là 1 Tâm Pháp thì trước hết họ hóa giải những nhận thức sai lầm khi ứng duyên. Vì chỉ là một tâm nên thấy tâm người nếu sanh chướng ngại bèn cảm hóa, bởi vì tự chuyển nên không dính đến tưởng có ta có người là 2 chướng ngại vì tất cả chướng ngại đều dùng một tâm siêu độ. Chỉ một tâm mà vạn pháp đều có thể hiện bày không chướng ngại, Tâm Pháp quả là thần diệu vậy
Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm
Ha ha... Câu này hay!