Con Đường Vào Đạo

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Con Đường Vào Đạo

thumbnail.php
Giờ đây, mỗi lần tụng đến những câu kinh này, luôn gợi cho tôi nhớ về những nghịch cảnh và thuận duyên mà bản thân đã từng nếm trải qua những giai đoạn trong cuộc đời. Cũng từ những thuận nghịch ấy đã giúp tôi nắm bắt được vài phần trong muôn ngàn giá trị tuyệt vời của giáo lý Phật đà qua những câu kinh xưng tán trước mỗi lần công phu ấy.
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm màu
Muôn ngàn ức kiếp rất khó gặp

Giờ đây, mỗi lần tụng đến những câu kinh này, luôn gợi cho tôi nhớ về những nghịch cảnh và thuận duyên mà bản thân đã từng nếm trải qua những giai đoạn trong cuộc đời. Cũng từ những thuận nghịch ấy đã giúp tôi nắm bắt được vài phần trong muôn ngàn giá trị tuyệt vời của giáo lý Phật đà qua những câu kinh xưng tán trước mỗi lần công phu ấy. Đành rằng tôi đã đánh đổi cái giá của nước mắt và đau thương. Nói vậy, các bạn không nên hiểu, Phật đã khắt khe với tôi, mà tại bản thân tôi biết mình dày nghiệp chướng.
Có nhân duyên gặp Phật đã khó. Tin Phật lại càng khó hơn. Mà hiểu được Phật lại càng khó hơn nữa.
Có những lúc tôi tưỡng mình đã ở bên Phật, nhưng hóa ra lại cách Phật rất xa. Có những cơ hội để đến gần Phật, nhưng lại coi thường, chẳng quan tâm, bỏ qua cơ hội ấy. Để rồi khi bị song dồi, gió dập, dòng xoáy cuộc đời nhấn chìm không biết bám víu vào đâu. Bây giờ … tôi mới nghĩ đến Phật. Và chân thật tìm Phật cũng từ đó.
Cao siêu – nhiệm màu, và tại sao lại khó gặp , khó tìm cầu?
Để tôi trả lời những vấn đền trên. Không ai khác hơn, tự than mỗi chúng ta phải tư duy, nghiêm tầm giáo điển, đồng thời hạ thủ công phu mới cảm nhận được.
Tôi biết đến Phật giáo lúc 6-7 tuổi. Do mỗi lần đi lễ chùa, cha mẹ thường dẫn tôi theo. Buổi ban đầu với tôi mọi điều đều mới lạ. Tuy nhiên, khi đối diện với tượng Phật, Bồ Tát. Thấy sắc tướng của quý Ngài đầy vẻ từ bi, nhưng không kém phần oai nghiêm, trong lòng tôi đã dâng lên niềm tôn kính vô hạn.
Có điều… ham thích của tôi lúc bấy giờ là được sinh hoạt gia đình Phật tử. Những ngày chủ nhật được vui chơi ca hát, các ngày lễ lớn được đi cắm trại. Đó là những điều đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất.
Hơn một năm sau. Năm 1958. Tôi cùng các bạn được ghi danh thọ giới Quy y Tam Bảo do Chùa Tỉnh hội tổ chức cho Phật tử toàn tỉnh. Chúng tôi vô cùng nôn nao, mong sớm đến ngày để đi dự lễ. Và rồi đã qua thời gian thời gian chờ đợi, ngày đó đã đến.
Tham dự lễ Quy Y hôm đó vô cùng đông đảo. Mới 7 giờ sang mà Phật tử nườm nươp kéo về đầy cả sân chùa, từ trong chánh điện ra tận cổng Tam quan. Tiếng ồn ào huyên náo rộn cả một vùng. Khi tiếng loa phóng thanh cất lên thông báo buổi lễ sắp được cử hành, tiếng ồn ào mới lắng xuống, trả lại bầu không khí thanh tĩnh, trang nghiêm cho buổi lễ.
Khi các bài Kinh, Sám được thầy xướng lên, Phật tử cùng hòa theo nhịp điệu đều đều nghe rất êm tai nhưng trầm hùng và vang dội. Sau phần nghi lễ lại đến phần thuyết giảng. Giọng của thần được phòng ra từ loa phóng thanh nghe ấm áp từ hòa như lời cha mẹ nhắc nhở dàn con rất tha thiết và rõ ràng.
Thầy giảng về ý nghĩa Tam quy và ngũ giới. Mọi người ai cũng chăm chú lắng nghe, riêng tôi cùng nhiều bạn trẻ cứ dõi mắt theo những cảnh tượng rộn ràng, mới lạ của buổi lễ nên chẳng tiếp thu được gì, nghe điều được điều mất.
Buổi lễ kéo dài tới 11 giờ mới kết thúc. Lúc quầng mặt trời đã lên cao, ánh nắng tỏa xuống vàng chói cả sân chùa. Phật tử được nghỉ ngơi, để chuẩn bị dùng cơm trưa. Hai giờ chiều thầy triệu tập Phật tử lại và phát cho mỗi người một Phái Quy y. Nhìn tấm chứng điệp trên tay, khuôn mặt của mợi người ai cũng vô cùng rạng rỡ. Người lớn vui rất nhiều, trẻ em vui cũng không kém, riêng tôi ngoài niềm vui đã dược Quy y, lại còn vui vì nghĩ đã có được lá cờ hộ mạng.
Đức Phật dạy: Tin ta mà không hiểu ta là bán ta.
Thật đúng vậy. Tin ta mà không hiểu chỉ là mê tín. Tin để mà cầu hạnh thì rất tai hại. Khi không được như ý mong cầu hay gặp nghịch cảnh thì bỏ đạo, bán Phật là điều tự nhiên. Tin mà không hiểu nhân quả nghiệp báo, thì đâu e dè chi ác nghiệp. Nhất là giới sát, giới thứ nhất được Phật chế ra trong năm trọng giới.
Quê tôi ở Quảng Trị. Một tỉnh thuộc địa đầu giới tuyến khi đất nước còn chia cắt. Nhà tôi ở nông thôn nên cơ hội được nghe thuyết pháp lại càng hiếm hoi. Hình như cho đến khi lớn tuổi, tôi vẫn chưa được nghe giảng pháp thêm lần nào. Một phần bởi chiến tranh, phần nữa do Kinh sách băng đĩa hồi đó không phải được phong phú như bây giờ.
Do đó, dù đã được Quy y nhưng cuộc sống đời thường của mọi người vẫn y như cũ, chẳng có gì thay đổi khi họ chưa thọ Lãnh giới Pháp. Sát sinh loài vật để nuôi sự sống vẫn coi là chuyện thường tình, nói gì đến các giới kia. Dòng đời vần thế cứ lặng lẽ trôi.
Năm 1972, chiến tranh ở quê tôi diễn ra ác liệt. Gia đình tôi đã cùng mọi người phải tạm lánh vào Đà Nẵng. Vào đây gần 2 năm sống ở trại tạm cư, nên chẳng có điều kiện để đến chùa, nhưng hình như trong sâu thẳm của tiểm thức, hình bóng Phật vẫn còn ngự trị, nên có nhiều lúc những vị mục sư của đạo Tin lành đến khuyến hóa đi theo, sẽ giúp đỡ cho mọi mặt, nhưng tôi đã thẳng thắn từ chối.
Lúc này tôi đã có một cháu trai đầu lòng vừa tròn môt tuổi. Nhối lại ngày cháu chào đời, tôi không thể tả hết niềm vui của mọi người trong gia đình. Nhất là cha mẹ tôi. Bởi tại ông bà chỉ có tôi là con trai một. Thời buổi chiến tranh đâu biết điều gì sẽ xảy ra, có được cháu nội sớm thì tăng thêm phần yên tâm cho vấn đề: "Bảo tồn nòi giống, Nối dõi tông đường.”
Từ quan niệm đó nên cha mẹ tôi cho mở tiệc linh đình mời bà con đến chung vui, uống rượi, ăn thịt dể mừng có cháu đích tôn.
Năm 1975, đất nước thống nhất, gia đình tôi trở lại quê nhà. Sau chiến tranh, quê hương thật hoang tàn, xơ xác. Nhà cửa tan nát. Ngôi chùa cũ đã bị sập. Đời sống vô cùng đói kém. Lúc này mọi người chỉ nghĩ đến cái dạ dày, chẳng ai buồn nhớ đến chuyện bồi dưỡng tâm linh.
Sống ở quê nhà hơn 2 năm. Kinh tế ngày càng khó khăn trầm trọng. Gia đình tôi cùng một số người lại lần nữa rời bỏ quê hương để đi tìm cuộc sống mới. Chuyến tàu định mệnh đã đưa chúng tôi dừng chân tại một huyện vùng xa thuộc tỉnh Đồng Nai. Vùng này là xã kinh tế mới được thành lập năm 1972 quy tụ nhiều sắc tộc như: Chăm, Sa Tiên, Việt kiều Campuchia và dân Quảng Trị.
Lúc này ở đây chưa có tập đoàn, hợp tác. Mọi người tự do lao động theo sở thích và khả năng của mình. Kinh tế làm ra tự mình quản lí. Từ chỗ đó, tôi đã đem hết sức ra làm việc như từ lâu chưa bao giờ được làm. Kinh tế ngày càng khá giả, được cải thiện rõ rệt.
Ở vùng này có một ngôi chùa bằng gỗ đơn sơ, được làm từ năm 1972, khi mới thành lập xã, giờ đây vẫn còn sinh hoạt, nhưng…èo uột như một cụ già đang hấp hối. Do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính bởi cơ chế lúc bấy giờ. Tuy vậy vẫn có một số Phật tử nhiều tín tâm, chẳng bỏ công phu lễ bái trong các ngày tứ trai, nhưng có khi không biết lí do gì, có thể do “lệnh ít, lạc nhiều” du kích cản ngăn không cho hành lễ, mọi người đành phải ra về mặt buồn buồn thất vọng.
Vậy mà lúc đó tôi không có chút ủng hộ, thông cảm, lại còn thầm nghĩ: như thế lại hay, khỏi lãng phí thời gian lao động một cách vô ích.
Giờ đây mỗi lần nghĩ lại, tôi hay tự trách và cảm thấy bứt rứt trong lòng. Không hiểu sao lúc đó mình lại thế? Có phải do hơn 2 năm sống đưới môi trường xã hội mới hay nguyên nhân nào khác mà không còn chút niềm tin ở Phật pháp. Nguồn suối tâm linh hình như đã cạn kiệt. Và cơ hội của tôi đến với Phật đã bị bỏ qua.
Năm 1980 tôi bị đau toàn thân. Bác sĩ cho biết tôi đang mắc phải các bệnh: suy nhược thần kinh, đau thần kinh tọa, viêm đa xoang… Bao nhiêu bệnh viện tây cũng như Đông y đều chạy chữa nhưng vô hiệu. Tiền mất tật mang. Có người bày, làm các loài vật để ăn và rượu để uống sẽ khỏi bệnh, tôi cũng làm theo nhưng vẫn chứng nào tật nấy, không có thuyên giảm. Tinh thần của tôi vô cùng suy sụp.
Làng kinh tế mới của tôi lúc này đã có ngôi niệm Phật đường, do một số Phật tử muốn có nơi công phu, lễ bài, bồi dưỡng Tâm linh, nên đã cùng nhau góp công xây dựng, tuy buổi ban đầu chỉ mái tranh vách lá nhưng gặp không ít khó khăn về mặt chính quyền. Phật tử được công an xã mời lên mời xuống kiểm điểm, kiểm thảo luôn, nhưng với lòng kiên trung và bền chí, cuối cùng cũng được chính quyền cho sinh hoạt.
Ở Niệm Phật Đường có mấy bác Phật tử biết được bệnh tình của tôi, thương tình đến khuyên nên cố gắng đến chùa công phu lễ bái, sám hối nghiếp chướng để may ra bệnh tình nhẹ bớt, nhưng tôi chẳng chút quan tâm, cứ để bệnh tật dày vò thân xác, và hi vọng tìm được những phương thuốc hay khác.
Nhưng sự đời không ai biết được chữ ngờ. Người xưa nói: "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Thật đúng với tình cảnh của tôi lúc này. Tháng 7 năm 1981, đứa con đầu lòng của tôi đã học lớp 3, rất thông minh, ham học, là niềm tự hào của gia đình, tự nhiên bị bệnh nóng, lạnh và nôn mửa chưa kịp chạy chữa đã bị tử thần cướp mất.
Tôi như sét đánh ngang tai. Gia đình tôi rất đỗi bàng hoàng. Không ai ngờ chuyện thương tâm ập đến gia đình. Tôi dù nằm mơ cững không bao giờ nghĩ đời mình lại gặp cảnh tang thương như thế. Một sự đau thương mất mất không có gì bù đắp. Không làm sao tả hết nỗi đau thương cả nhà đang gánh chịu.
Quá tuyệt vọng. Những ngày đó tôi như người mất trí. Sau mấy ngày tang sự của con do cha mẹ tôi sắp đặt, lo liệu cũng đã hoãn tất. Tôi như lấy lại được chút tinh thần… Cha tôi bàn cùng gia đình nên nhờ người tụng kinh cần nguyện cho cháu. Niềm thương nhớ con của tôi lúc nấy không sao tả xiết. làm được việc gì thỏa mãn cho con, dù khó khăn mấy cững chẳng từ nan.
Khi nghe cha nói vậy tôi chẳng chút chần chờ. Như người sắp chết đuối vớ được chiếc phao. Chỉ còn cách này may ra an ủi được kinh hồn con. Tôi liều đi mời các bác trong Niệm Phật Đường đế góp phần cầu nguyện.
Không biết tại sao lời kinh tiếng kệ lúc nầy với tôi sao mà tha thiết quá. Càng nghe, càng thấy tâm hồn thanh thản lạ lùng. Những lời Phật dạy trong kinh Địa tạng và Thủy Sám như đã khai mở tâm trí cho tôi, mà từ lâu nay đã bị nghiệp lực bưng bít.
Càng nghe, tôi càng hoan hỉ, và còn muốn được thấu hiểu nhiều thêm, nên trong thời gian này tôi tranh thủ mươn thêm nhiều Kinh sách để tham cứu, học hỏi. Tôi còn ngộ ra được nhiều điều từ bộ sách Phật Học Phổ Thông của hòa thương Thích Thiện Hoa biên soạn, nên lòng tin Phật của tôi càng được củng cố và tăng trưởng.
Sau 49 ngày để tâm cầu nguyện, thể trạng của tôi có phần gầy yếu. Nhưng lúc nầy tôi không mấy quan ngại đên bệnh tình như lúc trước, và không biết có phải như vậy không mà thân, tâm tôi thây rất nhẹ nhàng, thanh thản.
Giờ đây nếu có ai hỏi. Tôi sẽ trả lời: Người thầy dẫn tôi và đạo là 3 bộ kinh sách: Địa Tạng, Thủy Sám và Phật học phổ thông.
Một lần nữa tôi khẳng định với lòng: Tu thì phải học. Tin thì phải hiểu, nếu không rất khó để giữ vững niềm tin.
Khi ngồi ghi lại mấy dòng này, tôi chợt nghĩ: Nguyên nhân và con đường đến với Phật của mọi người có phần khác biệt. Những người đời này gặp được duyên lành, liền hoan hỉ phát khởi tín tâm, quy hướng Tam Bảo. Phải biết đây là hạng người đã từng gieo duyên Phật Pháp, đồng thời cũng nhiều đời vun bồi thiện căn nên hôm nay nhẹ nhàng thuận dòng chánh Pháp.
Còn những người dù đời này có duyên hội ngộ với Phật, nhưng chẳng mấy quan tâm. Dòng đời phải trải qua gian nan thử thử thách, lên thác xuống gềnh mối được xuôi dòng chánh pháp, thì đây là hạng người tuy cũng có gieo duyên với Phật, nhưng đồng thời cũng tao nhiều nghiệp chướng, nên hôm nay có sự ngăn ngại lúc ban đầu.
Không biết tôi ngĩ như vậy có đúng không. Mong các bạn cùng suy ngẫm
http://www.phattuvietnam.net/tuhoc/16765.html

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên