Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 7 _ Tứ Diệu Đế

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thưa các bạn !
Hôm nay chúng ta cùng ôn lại Tứ Diệu Đế (四妙諦 _ còn có tên khác là Tứ Thánh Đế _ 四聖諦) các bạn nhá !

Theo sử sách thì Tứ Diệu Đế là bài giảng đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo (không kể thời Hoa Nghiêm), Phật đã giảng cho 5 anh em Kiều Trần Như (5 người đệ tử đầu tiên của đức Phật Thích Ca).

Tứ Diệu Đế gồm 4 giáo lý căn bản của Phật pháp : Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Trước tiên chúng ta cùng ôn lại KHỔ ĐẾ :

Có những người nhiều phước báo, sanh ra trong nhung lụa, chúng ta thấy những người này hình như cả đời không hề biết Khổ là gì ?! Đó là chúng ta chưa học hiểu rõ về Khổ đế trong Giáo Lý đạo Phật.
Khổ đế của đạo Phật rất bao quát nhiều dạng Khổ, chứ không chỉ riêng nói về đau đớn, bệnh hoạn, đói nghèo, .....

1. Sanh khổ
2. Lão khổ
3. Bệnh khổ
4. Tử khổ
5. Thương yêu nhau mà bị chia lìa rất khổ (Ái biệt ly)
6. Người mình không ưa, kẻ thù địch mà cứ phải sống chung đụng với họ, khổ vô cùng (Oán tăng hội)
7. Thất vọng, tuyệt vọng, điều ta mong muốn không được thỏa mãn (Cầu bất đắc)
8. Ngũ uẩn mất cân bằng làm ta khổ (Ngũ uẩn xí thạnh).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
......

1. Sanh khổ
2. Lão khổ
3. Bệnh khổ
4. Tử khổ
5. Thương yêu nhau mà bị chia lìa rất khổ (Ái biệt ly)
6. Người mình không ưa, kẻ thù địch mà cứ phải sống chung đụng với họ, khổ vô cùng (Oán tăng hội)
7. Thất vọng, tuyệt vọng, điều ta mong muốn không được thỏa mãn (Cầu bất đắc)
8. Ngũ uẩn mất cân bằng làm ta khổ (Ngũ uẩn xí thạnh).

Kính bác Ngọc Quế !
7 điều khổ trên thì con hơi hiểu chút chút, nhưng điều thứ 8:
"8. Ngũ uẩn mất cân bằng làm ta khổ (Ngũ uẩn xí thạnh)."

thì con không hiểu gì cả, xin bác giải thích.
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
7 điều khổ trên thì con hơi hiểu chút chút, nhưng điều thứ 8:
"8. Ngũ uẩn mất cân bằng làm ta khổ (Ngũ uẩn xí thạnh)."

thì con không hiểu gì cả, xin bác giải thích.
Kính !

Chào Ngọc Tuấn và các bạn !

Nhũ uẩn còn được gọi là ngũ ấm, là năm thứ ngăn che SỰ THẬT _ BẢN THỂ TÂM _ gồm : Sắc uẩn (vật chất _ thân xác), Thọ uẩn (ghi nhận cảm giác), Tưởng uẩn (sự thêu dệt, vẽ vời trong tâm trí), Hành uẩn (sự nhúc nhích cục cựa, tạo tác thi vi trong cuộc sống), Thức uẩn (sự ghi nhận hiểu biết, so lường tính toán trong cuộc đời).

Sắc uẩn xí thạnh là sao ?

_ Thân xác của ta phát triễn không bình thường, gây nên tật bệnh :

qua-beo.jpg


taychanrecay.jpg


treeman.jpg


ungbuou.jpg


_ Những tế bào ung thư phát triễn tiềm ẫn bên trong cơ thể :

tuyen-giap.jpg


_ Trong người chúng ta "nhiệt" hay nóng sốt hoặc sốt rét cũng là sự mất cân bằng Sắc uẩn mà nhà Phật gọi là "Sắc ấm xí thạnh".

.........
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thọ ấm xí thạnh là sao ?

"Thọ" cũng là "thụ", "ấm" cũng là "uẩn".

Nhìn một bức tranh đẹp ta thấy thích, nghe lời êm ái du dương ta thấy thích, thoảng nghe một mùi hương thơm độc đáo ta thấy thích, ăn một món ngon ta thấy thích, .........đó là THỌ ẤM đó.

Đây là lý do Phật cấm chư Tăng Ni nằm giường rộng chiếu lớn (bây giờ là "gối êm nệm ấm") cấm thọ dụng vật thực nhiều, trước khi ăn phải quán "mình chỉ tạm dùng thực phẫm như là thuốc trị bệnh đói, chứ không phải ăn để thỏa mãn khẩu vị"

Cái thích những cảm giác "tuyệt vời" này nó làm cho ta nhớ nhung muốn tìm lại những cảm giác lâng lâng ấy; khi nó "xí thạnh" thì ta không còn làm chủ được hành động của mình, ta sẽ bằng mọi giá tìm cách để hưởng thụ cảm giác ấy; nhẹ thì chỉ phạm giới, làm ta xao xuyến bất an, nặng thì dẫn đến phạm tội hay những hình thái tiêu cực khác.

Vào thời đức Phật, có một vị Tăng cứ mãi ray rức, bất an vì có nhu cầu cảm thọ cao, đã xuống tay với "cậu nh" của mình _ giải quyết tiêu cực _ và đã bị Phật quở.

N/Q đọc trên mạng thấy có trường hợp một cô gái có nhu cầu "tự sướng" rất cao, mỗi ngày trên dưới 50 lần. Cô ấy rất khổ tâm vì không thể chú ý làm việc gì khác được _ chỉ trong những thời khắc ấy cô mới "sống", khi không có "chuyện ấy" cô chỉ dật dờ không hồn _ và biện pháp tiêu cực mà cô chọn để thoát ra là tự tử. Đây là đỉnh điểm của "Thọ ấm xí thạnh" đó !

Chúng ta có như vậy hay không ? Thưa có hết, nhưng nhẹ hơn mà thôi, cho nên lý trí còn kềm giữ lại được, hành động còn kiểm soát được, đây là trường hợp bình thường.

Thọ ấm chưa "xí thạnh", là những xung cảm giác dao động trong biên độ "cho phép".

"Thọ ấm xí thạnh" là những xung cảm giác dao động "kịch trần", "vượt trần" làm ta khổ sở.

...........
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

......
Thọ ấm chưa "xí thạnh", là những xung cảm giác dao động trong biên độ "cho phép".

"Thọ ấm xí thạnh" là những xung cảm giác dao động "kịch trần", "vượt trần" làm ta khổ sở.

...........
Kính bác Ngọc Quế !
Con xin phép minh họa như vầy, bác xem có được không ?, có cần sửa gì không ?

Thoamxithanh_zpsd556642f.jpg


Kính !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Hay quá ! con tưởng Phật pháp "khô cứng" khó hiểu, ai dè với sự cắt nghĩa của bác Ngọc Quế lại trở nên rõ ràng như thế.
Con tưởng Phật pháp không tương thích với thời đại nguyên tử này, ai dè đã được Phật thấy "rõ như lòng bàn tay".
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Hay quá ! con tưởng Phật pháp "khô cứng" khó hiểu, ai dè với sự cắt nghĩa của bác Ngọc Quế lại trở nên rõ ràng như thế.
Con tưởng Phật pháp không tương thích với thời đại nguyên tử này, ai dè đã được Phật thấy "rõ như lòng bàn tay".
Kính !

Cám ơn Ngọc Tuấn !

Ngọc Quế rất vui khi thấy các bạn trẻ chân thành quan tâm và lắng lòng tìm hiểu Phật pháp.
Hôm nay chúng ta tiếp tục đến phần Tưởng ấm xí thạnh nhá !

Tưởng là gì ?

Theo N/Q, TƯỞNG là sự phát triễn (sinh sôi) dòng suy tư của Ý Thức có định hướng hay "vô tổ chức" (dựa trên những dữ liệu mà ta đã biết).

Sự phát triễn dòng suy tư của Ý Thức có định hướng là những pháp Quán _ quán thân Phật, quán ánh sáng, quán lửa, quán nước, quán tử thi, ....v...v....Ngoài ra những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế, .......cũng nhờ trí tưởng tượng mà làm nên những tuyệt tác.

Sự phát triễn (sinh sôi) dòng suy tư của Ý Thức "Vô tổ chức" là sự nghi ngờ phi lý, tính đa nghi, tính hoang tưởng, nặng thì điên loạn.

Đây là điều khốn khổ mà chúng ta không mong muốn, nên tránh; chắc các bạn còn nhớ chuyện chàng Diễn Nhã Đạt Đa chạy Đông, chạy Tây tìm cái đầu của mình chớ, đạo Phật gọi những trường hợp này là "Tưởng ấm xí thạnh".



timdau2_zpsc61e9578.jpg

(Cám ơn hình minh họa của hoatihon)
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Hành ấm xí thạnh.

"Hành" là gì ?

_ Là sự nhúc nhích cục cựa, là biểu hiện của sự sống, "hành" cũng là LÀM _ sự tạo tác thi vi, nhịp tim đập cũng là Hành, hơi thở cũng là Hành, sự luân lưu của máu huyết cũng là Hành.

"Hành ấm xí thạnh" là sao ?

_ Tim đập nhanh, gấp gáp, ngắt khoảng là "Hành ấm xí thạnh".

_ Máu huyết tắc nghẻn là "Hành ấm xí thạnh".

_ Con khỉ không bao giờ ngồi yên, luôn có chuyện để làm là chuyện bình thường của "nghiệp Khỉ khọt", nhưng nếu loài người mà cứ lóc-chóc không yên như thế thì là "Hành ấm xí thạnh" đó.

_ Một đứa trẻ đến lớp mà luôn nghĩ cách ghẹo phá bạn này bạn khác, về nhà thì chỉ khi nào đến giờ cơm mới có mặt ở nhà, lớn lên một chút thì "tụm năm tụm ba" phá làng phá xóm, xìke, ma túy, đập đá, trộm cướp là cái sống "Hành ấm xí thạnh" đó.


quaycuong.jpg
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thức ấm xí thạnh

Thức là gì ?

Thức là sự hiểu biết.

Một bé sơ sinh thì không biết gì, nhưng bé mở mắt ghi nhận mọi hình ảnh, lắng nghe mọi âm thanh, rồi lần phân biệt này cha này mẹ, người thân người lạ, thân thương người này, không thích người kia, ....v....v....những kỷ năng sống cũng lần lần phát triển tạo thành sự hiểu biết cá nhân, nhà Phật gọi là THỨC _ Ý thức _ chúng ta gọi là sự hiểu biết, trí khôn.

Những giống loài có trí khôn, sự hiểu biết thì đạo Phật gọi là hữu tình _ 6 giống chúng sinh : Trời, Thần, Người, Tu La, Súc sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục.

Những giống loài KHÔNG CÓ trí khôn, KHÔNG CÓ sự hiểu biết thì đạo Phật gọi là VÔ TÌNH : cây cỏ, gạch đá, ......v....v.....

Nói chung nhờ có Ý Thức các loài hữu tình mới tiến hóa được, mới tạo nên cuộc sống đa dạng, phong phú, không có Ý Thức thì cuộc đời này thật là vô vị.

Người không có Ý thức là "người thực vật" (bệnh nhân chết não), người "thiểu năng trí" là người Ý Thức không phát triển bình thường mà ngu ngơ như trẻ sơ sinh. Cho nên Ý thức phát triển bình thường là điều rất quý, cần khuyến khích.

"Thức ấm xí thạnh" là sao ?

_ Có những người tham vọng quá lớn, che mờ trí khôn _ con cóc mà muốn to bằng con bò _ thì sẽ tự hại mình, còn hại thêm bao người chung quanh khác. Điển hình là Hitler, Tần Thủy Hoàng,.....v...v...; những người này không phải là không có trí khôn, nhưng họ đã bị cái trí khôn của họ gạt; đây gọi là "Thức ấm xí thạnh".

"Thức ấm xí thạnh" làm cho ta có tham vọng quá lớn. Tham vọng quá lớn làm cho ta khổ, đời này khổ, đời sau khổ. Khốn nạn thay cho những kẻ có tham vọng quá lớn.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
_ Có những người tham vọng quá lớn, che mờ trí khôn _ con cóc mà muốn to bằng con bò _ thì sẽ tự hại mình, còn hại thêm bao người chung quanh khác. Điển hình là Hitler, Tần Thủy Hoàng,.....v...v...; những người này không phải là không có trí khôn, nhưng họ đã bị cái trí khôn của họ gạt; đây gọi là "Thức ấm xí thạnh".

cow4_zpsa00a7dc7.jpg


con cóc mà muốn to bằng con bò
 

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Tháng 5 2009
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Thưa các bạn !
Hôm nay chúng ta cùng ôn lại Tứ Diệu Đế (四妙諦 _ còn có tên khác là Tứ Thánh Đế _ 四聖諦) các bạn nhá !

Theo sử sách thì Tứ Diệu Đế là bài giảng đầu tiên của Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo (không kể thời Hoa Nghiêm), Phật đã giảng cho 5 anh em Kiều Trần Như (5 người đệ tử đầu tiên của đức Phật Thích Ca).

Tứ Diệu Đế gồm 4 giáo lý căn bản của Phật pháp : Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Trước tiên chúng ta cùng ôn lại KHỔ ĐẾ :

Có những người nhiều phước báo, sanh ra trong nhung lụa, chúng ta thấy những người này hình như cả đời không hề biết Khổ là gì ?! Đó là chúng ta chưa học hiểu rõ về Khổ đế trong Giáo Lý đạo Phật.
Khổ đế của đạo Phật rất bao quát nhiều dạng Khổ, chứ không chỉ riêng nói về đau đớn, bệnh hoạn, đói nghèo, .....

1. Sanh khổ
2. Lão khổ
3. Bệnh khổ
4. Tử khổ
5. Thương yêu nhau mà bị chia lìa rất khổ (Ái biệt ly)
6. Người mình không ưa, kẻ thù địch mà cứ phải sống chung đụng với họ, khổ vô cùng (Oán tăng hội)
7. Thất vọng, tuyệt vọng, điều ta mong muốn không được thỏa mãn (Cầu bất đắc)
8. Ngũ uẩn mất cân bằng làm ta khổ (Ngũ uẩn xí thạnh).
Kính bác Ngọc Quế !
Con thấy ở cõi người này, không hẳn ai cũng khổ. Có những người cả đời chín phần sướng chỉ có một phần khổ mà thôi, có những người cả đời tám phần sướng chỉ có hai phần khổ mà thôi, có những người cả đời bảy phần sướng chỉ có ba phần khổ mà thôi, có những người cả đời sáu phần sướng chỉ có bốn phần khổ mà thôi, có những người cả đời năm phần sướng năm phần khổ.

Vậy, Khi dạy Khổ đế phải chăng đức Phật không trung thực ?
Khi dạy Khổ đế phải chăng đức Phật có cái nhìn ảm đạm ?
Phải chăng Đạo Phật là đạo bi quan yếm thế ?

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con thấy ở cõi người này, không hẳn ai cũng khổ. Có những người cả đời chín phần sướng chỉ có một phần khổ mà thôi, có những người cả đời tám phần sướng chỉ có hai phần khổ mà thôi, có những người cả đời bảy phần sướng chỉ có ba phần khổ mà thôi, có những người cả đời sáu phần sướng chỉ có bốn phần khổ mà thôi, có những người cả đời năm phần sướng năm phần khổ.

Vậy, Khi dạy Khổ đế phải chăng đức Phật không trung thực ?
Khi dạy Khổ đế phải chăng đức Phật có cái nhìn ảm đạm ?
Phải chăng Đạo Phật là đạo bi quan yếm thế ?

Kính !
Cám ơn cunconmocoi đã hỏi !

Một thầy thuốc giỏi thì phải thấy bệnh ở giai đoạn 1 _ lúc mới nhuốm bệnh _ huống chi là đức Phật _ bậc Đại Lương Y.

Phật nói KHỔ ĐẾ là để chỉ dạy cách thoát khổ vĩnh viễn cho chúng ta, chớ không phải để làm cho ta bi quan.

Phật còn có hiệu CHÁNH BIẾN TRI _ BIẾT chính xác tất cả mọi sự việc, chứ không phải BIÊN KIẾN chỉ nhìn một khía cạnh KHỔ mà thôi.

Mến !
 

Học Phật

Registered
Phật tử
Tham gia
19 Thg 11 2012
Bài viết
19
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Nếu thành tựu được tứ diệu đế có thể chấm dứt khổ đau ra khỏi luân hồi,vậy muốn thành Phật cứu cánh viên mãn thì sao.Vì việc ra khỏi luân hồi vẫn chỉ là 1 quá trình tu hành nhất định của Bồ Tát.Tôi xem thấy đạt được trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật phải mất vô lượng kiếp(tức là sơ trụ viên giáo Bồ Tát),từ đây ra khỏi tam hiền vị(thập trụ,thập hạnh,thập hồi hướng)lại mất 1 đại A Tăng Kì Kiếp.Như vậy mới đến sơ địa(hoan hỷ địa),nếu tiếp tục như vậy phải mất 2 đại A Tăng Kì Kiếp mới đến Diệu Giác(A Lậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề).Chẳng lẽ phải lâu như vậy sao.Tiền bối thấy có cách nào nhanh hơn không.A Di Đà Phật
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Nếu thành tựu được tứ diệu đế có thể chấm dứt khổ đau ra khỏi luân hồi,vậy muốn thành Phật cứu cánh viên mãn thì sao.Vì việc ra khỏi luân hồi vẫn chỉ là 1 quá trình tu hành nhất định của Bồ Tát.Tôi xem thấy đạt được trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật phải mất vô lượng kiếp(tức là sơ trụ viên giáo Bồ Tát),từ đây ra khỏi tam hiền vị(thập trụ,thập hạnh,thập hồi hướng)lại mất 1 đại A Tăng Kì Kiếp.Như vậy mới đến sơ địa(hoan hỷ địa),nếu tiếp tục như vậy phải mất 2 đại A Tăng Kì Kiếp mới đến Diệu Giác(A Lậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề).Chẳng lẽ phải lâu như vậy sao.Tiền bối thấy có cách nào nhanh hơn không.A Di Đà Phật
Xin chào Học Phật !

Đây là "Thức ấm xí thạnh" đó !

Cám ơn vì đã "cụ thể hóa" THỨC ẤM XÍ THẠNH, Thức là CÁI BIẾT LẦM, đã mang cái biết lầm, ấu trỉ mà muốn thành Phật mau, đó là dục vọng của kẻ phàm phu, của con cóc mà muốn thành con bò, nếu chỉ muốn mà thôi thì đã là "mang mầm bệnh", còn cố hiện thực hóa điều mong muốn ấy thì sẽ tự "nổ banh xác".

Đạo Phật khuyến khích mọi người "Hãy THAM TU", chứ không khuyến khích THAM VỌNG.

Mến !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Xin chào Học Phật !

Đây là "Thức ấm xí thạnh" đó !

Cám ơn vì đã "cụ thể hóa" THỨC ẤM XÍ THẠNH, Thức là CÁI BIẾT LẦM, đã mang cái biết lầm, ấu trỉ mà muốn thành Phật mau, đó là dục vọng của kẻ phàm phu, của con cóc mà muốn thành con bò, nếu chỉ muốn mà thôi thì đã là "mang mầm bệnh", còn cố hiện thực hóa điều mong muốn ấy thì sẽ tự "nổ banh xác".

Đạo Phật khuyến khích mọi người "Hãy THAM TU", chứ không khuyến khích THAM VỌNG.

Mến !

bomhoi_zps260dea64.jpg




nobanhxac_zps406cbd57.jpg

 

Đính kèm

  • nobanhxac_zps406cbd57.jpg
    nobanhxac_zps406cbd57.jpg
    160.6 KB · Xem: 218

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thưa các bạn !

Trong bát khổ thì 7 khổ trước tương đối dễ hiểu, chỉ có Ngũ ấm xí thạnh là khó hiểu mà thôi, nhưng chúng ta cũng đã phân tích tìm hiểu rồi, vậy bây giờ chúng ta ôn tới TẬP ĐẾ, các bạn nhé !

Thế nào là TẬP ĐẾ ?

_ Chữ TẬP nói cho đủ thì phải nói là "TẬP KHÍ PHIỀN NÃO"

"TẬP KHÍ PHIỀN NÃO" là sao ?

Cái máy tính của chúng ta sau một thời gian sử dụng, thì có nhiều LỖI phát sinh, có những RÁC RẾN phát sinh, đó là chuyện phải có.

Chiếc xe chúng ta sử dụng, mỗi ngày trôi qua thì dần xuống cấp, tích lủy những nguy cơ "ban" dọc đường.

"TẬP KHÍ PHIỀN NÃO" là những tích lủy không tốt phát sinh trong quá trình chung đụng với cuộc sống nhiễu nhương, là NGUYÊN NHÂN của mọi KHỔ trong cuộc sống.

Cơ thể chúng ta phát BỆNH là do trước đó đã nhiệm bệnh, đã "ủ" bệnh, những TẬT ÁCH mà chúng ta phải chịu là do quá khứ đã huân tập những điều xấu mà nhà Phật gọi là NGHIỆP, NGHIỆP CHƯỚNG.

Những điều này Đức Phật thấy rất rõ, và đức Phật muốn chúng ta cũng phải nhận ra nguyên nhân của KHỔ là do TẬP KHÍ PHIỀN NÃO.

Thế gian không hiểu điều này cho nên ta thường nghe những tiếng oán than : "Trời, Phật ơi ! Con có làm gì nên tội mà phải chịu khổ sở như thế này, mà phải chịu hết nạn này đến tai ách khác như thế ?"

Mến !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thưa các bạn !

Hôm nay chúng ta ôn đến DIỆT ĐẾ nhé !

DIỆT ĐẾ nói gì ?

_ DIỆT ĐẾ nói : "Có một chỗ đến không có Khổ, không có tất cả phiền não trần lao, chỗ đó KHÔNG TẤT CẢ, ngoại trừ một niềm an lạc mà những người còn mê chưa bao giờ biết đến".

_ DIỆT ĐẾ nói : "Có một cái SỐNG không có khổ, vượt ra ngoài mọi khái niệm suy tưởng, cái SỐNG vĩnh viễn BẤT KHẢ XÂM PHẠM, vì không phải là sản phẫm của Vô Minh, không hệ thuộc chi với thời gian và không gian, cho nên không chịu luật Thành Trụ Hoại Không, Sanh Trụ Dị Diệt.

Cái SỐNG vượt ngoài mọi đối đải ấy là cái mà mọi người nên tìm đến để vĩnh viễn thoát khổ, là cái mà Đạo Phật sẽ chỉ cho ta cách để đến, để được hạnh phúc miên viễn.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thưa các bạn !

Hôm nay chúng ta ôn đến ĐẠO ĐẾ nhé !

ĐẠO ĐẾ là gì ?

Chữ ĐẠO nghĩa nguyên sơ của nó là "Con đường", nhưng Con đường này không phải là con đường đi lòng vòng trong Khổ cảnh, mà là con đường thoát khổ vĩnh viễn.

Con đường này thực chất là "quy trình hằng hữu" _ mà Chư Phật quá khứ hay vị lai đều phải kinh qua, đều tuyên thuyết _ chứ không riêng do Đức Thích Ca Mâu Ni mới khám phá ra non 3 thiên niên kỷ nay đâu.

Trong Kinh Tạng Pali ghi chép thì "con đường" này chỉ đơn giản mấy điều Tứ diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Ba mươi bảy Phẫm Trợ đạo, .....v....v.....
Nhưng thực chất thì có "Vô Lượng Pháp Môn" _ không thể kể xiết _ tất cả Giáo lý Đại Thừa hay Tiểu thừa, Mật Tông gì cũng chỉ diễn thuyết một phần nhỏ, thật nhỏ của "Hành trình Chân Lý" mà thôi.

Nếu có một nhà Sư nào nói "Giáo Lý Đạo Phật chỉ có Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo" thì nhà Sư ấy quá biên kiến, điều này gọi là "lấy ngao lường biển".

Không đâu, ĐẠO ĐẾ là Vô Lượng Pháp Môn, tâm ý chúng ta tùy thời tùy lúc mà sinh sinh hóa hóa, thiên hình vạn trạng thì Phật pháp cũng "sinh sinh hóa hóa" vô lượng pháp môn để đối trị.

Xin đừng hạn hẹp ĐẠO ĐẾ trong một vài pháp môn.

Mến !

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên